SKKN Phương pháp khác khi giảng dạy bài: định luật ôm đối với các loại mạch điện. mắc các nguồn điện thành bộ
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà phải hướng dẫn học sinh tự học và tự chiếm lĩnh kiến thức.
Vật lý được đánh giá là môn học khó đối với học sinh, đòi hỏi học sinh phải nhớ nhiều công thức và giải thích được các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, học sinh thấy khó khăn trong việc ghi nhớ công thức một cách máy móc và nhầm lẫn giữa công thức này và công thức khác. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp khác khi giảng dạy bài: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ” trong chương trình Vật lý 11 nâng cao làm đề tài nghiên cứu.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LAM KINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP KHÁC KHI GIẢNG DẠY BÀI: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN. MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ Người thực hiện: Hà Kim Quy Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lý THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Mục lục .. 1 2. Lí do chọn đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu... 2 4. Đối tượng nghiên cứu. 2 5. Phương pháp nghiên cứu.. 2 6. Cơ sở lí luận của sáng kiến 2 7. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.. 3 8. Giải pháp cụ thể ......................................................... 4 9. Giáo án thực nghiệm................. 4 10. Hoạt động 1................................. 4 11. Hoạt động 2................................ 5 12. Hoạt động 3............................... 5 13. Hoạt động4............................... 6 14. Hiệu quả của sáng kiến ..... 6 15. Kết luận và kiến nghị.. 6 16. Tài liệu tham khảo 8 1.Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà phải hướng dẫn học sinh tự học và tự chiếm lĩnh kiến thức. Vật lý được đánh giá là môn học khó đối với học sinh, đòi hỏi học sinh phải nhớ nhiều công thức và giải thích được các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, học sinh thấy khó khăn trong việc ghi nhớ công thức một cách máy móc và nhầm lẫn giữa công thức này và công thức khác. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp khác khi giảng dạy bài: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ” trong chương trình Vật lý 11 nâng cao làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu Dạy học Vật lý không chỉ đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết, giải thích và ứng dụng được các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống mà còn giúp các em vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập liên quan. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy trên lớp tôi thấy nếu các công thức được tổng quát hóa sau đó cụ thể cho từng trường hợp thì sẽ không phải nhớ nhiều và dễ dàng áp dụng mà không bị nhầm lẫn. Mặt khác để thành lập công thức sách giáo khoa đi từ thực nghiệm, nhưng cách này tôi cho rằng mất khá nhiều thời gian nhưng học sinh không rút ra được công thức và chúng ta không đạt được mục tiêu chính của bài học. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng một công thức tổng quát nhất và từ đó có thể suy ra cho các trường hợp cụ thể một cách dễ dàng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Công thức định luật Ôm tổng quát cho đoạn mạch chứa nguồn điện và máy thu điện. - Công thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện và định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu điện. - Vận dụng linh hoạt công thức vào giải bài tập. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu suy luận logic dựa trên cơ sở xây dựng lí thuyết xuất phát từ bài : Định luật Ôm đối với toàn mạch. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Ở nhà trường phổ thông, bộ môn Vật lý được đưa vào giảng dạy nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông về Vật lý. Tuy nhiên, hệ thống kiến thức này phải cơ bản, toàn diện và phù hợp với Vật lý học hiện đại. Phần Điện học được đánh giá là một trong những phần khó với học sinh. Với nhiều công thức và quy ước dấu nếu không nắm vững kiến thức rất dễ gây nhầm lẫn. Xuất phát từ công thức định luật Ôm đối với toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài có máy thu điện và công thức định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ có điện trở[1] để xây dựng được một công thức định luật Ôm tổng quát nhất cho đoạn mạch chứa nguồn điện và máy thu điện giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội và áp dụng dễ dàng vào giải bài tập. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Có nhiều cách giúp học sinh hình thành kiến thức như phương pháp thuyết giảng, phương pháp trực quan, phương pháp thực nghiệm, phương pháp suy luận logic...[2].Với bài 14 - “Định luật Ôm đối với các loại mạch điện . Mắc các nguồn điện thành bộ” - Vật lý 11 nâng cao, sách giáo khoa hình thành kiến thức từ thực nghiệm nhưng qua quá trình giảng dạy tôi thấy cách này mất khá nhiều thời gian nhưng học sinh không rút ra được công thức tổng quát. Mặt khác, học sinh phải nhớ máy móc công thức cho từng trường hợp và thường nhầm lẫn dấu của các đại lượng cũng như giữa hai công thức với nhau. Thêm vào đó, việc áp dụng công thức cho từng bài tập cụ thể cũng khá khó khăn. Chính vì thế, tôi đã chọn một “ Phương pháp khác khi giảng dạy bài: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ” 2.3. Giải pháp thực hiện Thứ tự sách giáo khoa: 1. Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện. 2. Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện. 3. Công thức tổng quát của định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch. Thay đổi lại: R1 R ξ, r ξp, rp A B 1. Công thức tổng quát của định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch. - Xét mạch điện như hình vẽ - Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch, ta có: - Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần R1 Với quy ước: - Dòng điện đi ra từ cực (+): đó là nguồn điện - Dòng điện đi vào cực (+): đó là máy thu điện. - Dấu của UAB xác định theo chiều dòng điện chạy trong đoạn mạch. 2. Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện. - Xét đoạn mạch như hình vẽ: A B - Từ công thức tổng quát, ta có: và dòng điện chạy trong đoạn mạch từ A đến B nên 3. Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện. - Xét đoạn mạch như hình vẽ: A B - Xuất phát từ công thức tổng quát: và dòng điện chạy trong đoạn mạch có chiều từ A đến B nên: Giáo án thực nghiệm: Tiết 20, BÀI 14: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Thiết lập được các công thức biểu thị định luật Ôm đối với các loại mạch điện. - Ghi nhớ công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn . 2.Kĩ năng - Vận dụng được các công thức định luật Ôm để giải bài tập. - Vận dụng được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn gồm các nguồn ghép nối tiếp hoặc ghép song song, ghép hỗn hợp đối xứng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Kiến thức về định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần R. - Nội dung ghi bảng III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH Ôn tập kiến thức về máy thu điện, định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần R. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch cho trường hợp mạch ngoài có máy thu điện? - Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần? 3. Bài mới Hoạt động 1: Công thức tổng quát của định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch. (15 phút) Mặt khác: - Hướng dẫn học sinh xây dựng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện và máy thu điện . - Viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch - Xét đoạn mạch AR1B, viết biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch - Suy ra biểu thức định luật Ôm đối với đoạn mạch AB chứa nguồn điện và máy thu. - Lấy một số ví dụ, yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Ôm Công thức tổng quát của định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch. R1 R ξ, r ξp, rp A B - Xét mạch điện như hình vẽ Áp dụng định luật Ôm đối với toàn mạch: suy ra biểu thức định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa cả nguồn điện và máy thu: Với quy ước chiều của UAB phụ thuộc vào chiều dòng điện - Nếu dòng điện trong đoạn mạch chạy từ A đến B thì: - Nếu dòng điện trong mạch chạy từ B đến A th Với ξ và r là suất điện động và điện trở trong của nguồn điện ξp và rp là suất phản điện và điện trở của máy thu điện. Hoạt động 2: Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện (8 phút) - Đoạn mạch chứa nguồn điện. Vì dòng điện đi ra từ cực (+) - Dòng điện trong đoạn mạch chạy từ A đến B - Đoạn mạch chứa nguồn điện hay máy thu? Tại sao? - Từ biểu thức tổng quát suy ra biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện - Xét đoạn mạch sau: A B Từ công thức tổng quát - Đây là đoạn mạch chứa nguồn điện nên: Hoạt động 3: Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện ( 8 phút ) - Đoạn mạch chứa máy thu. Vì dòng điện đi vào cực (+) - Chạy từ A đến B - Đoạn mạch chứa nguồn điện hay máy thu? Tại sao? - Viết công thức định luật Ôm tổng quát cho trường hợp chứa nguồn điện và máy thu. - Nêu chiều dòng điện chạy trong đoạn mạch? R - Xét đoạn mạch sau: A B Từ công thức tổng quát - Đây là đoạn mạch chứa máy thu điện nên: Suy ra Hoạt động 4: Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà (9 phút) - Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức định luật Ôm tổng quát cho đoạn mạch chứa nguồn điện và máy thu điện. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 – Trang 173: + Chọn chiều dòng điện chạy trong đoạn mạch. + Áp dụng định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện và máy thu điện để tính cường độ dòng điện I. + Nếu I > 0: chiều dòng điện đúng như giả sử; I < 0 chiều dòng điện trong đoạn mạch theo hướng ngược lại. + Nếu dòng điện đi ra từ cực (+) thì đó là nguồn điện. Nếu dòng điện đi vào cực (+) đó là máy thu điện. + Áp dụng định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn AC và định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện CB để tính UAC và UCB. - Đọc trước phần mắc các nguồn điện thành bộ. 2.4. Kết quả nghiên cứu Sau khi áp dụng “Phương pháp khác khi giảng dạy bài: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc nguồn điện thành bộ ” tôi thấy tỉ lệ học sinh thành lập được công thức định luật Ôm tổng quát cho các loại mạch điện, từ công thức tổng quát đó suy ra được trường hợp định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện và định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện đạt rất cao (gần 90% ). Kết quả thu được khi vận dụng đề tài trên lớp 11B3 được so sánh với lớp 11B4 (năm học 2016 – 2017) khi không áp dụng đề tài như sau: Kết quả Tỉ lệ học sinh nắm được công thức và biết vận dụng vào giải bài tập (% ) Tỉ lệ học sinh không nắm được công thức (%) Lớp 11B3 88,4 11,6 Lớp 11B4 51,2 48,8 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm phần Định luật Ôm đối với các lại mạch điện tôi thiết nghĩ nếu hình thành kiến thức bằng cách đi từ thực nghiệm như sách giáo khoa sẽ gây khó khăn cho học sinh khi thành lập công thức và vận dụng công thức đó cho từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, khi áp dụng cách dạy mới này tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt, học sinh không cần ghi nhớ nhiều công thức mà vẫn không bị nhầm lẫn về dấu của các đại lượng. Trên đây, tôi đã trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình được rút ra qua thực tế giảng dạy. Nhưng do tuổi nghề còn ít cũng như còn hạn chế về kinh nghiệm viết sáng kiến nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô trong hội đồng khoa học, các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn. . Kiến nghị - Đối với tổ chuyên môn: tăng cường thảo luận các cách giảng dạy mới. Góp ý, thảo luận với đồng nghiệp từ đó đưa ra những phương án tối ưu cho các bài giảng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. - Đối với nhà trường: tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng những sáng kiến mới trong giảng dạy giúp học sinh có thể dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Hà Kim Quy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao – NXB Giáo dục – Xuất bản năm 2007 2. Bài giảng: Phương pháp dạy học Vật lý ở trường THPT – Bộ môn PP – CN- Khoa Sư phạm – ĐH Quốc gia Hà Nội – Năm 2006. DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Hà Kim Quy Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ Vật lý – Công nghệ. Trường THPT Lam Kinh TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Một cách tiếp cận mới khi giảng dạy phần công thức cộng vận tốc Tỉnh C 2013
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_khac_khi_giang_day_bai_dinh_luat_om_doi_voi.doc