SKKN Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại

SKKN Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại

Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ trung đại chiếm một vị trí rất quan trọng. Bởi vì các tác phẩm văn học nói chung, thơ trung đại nói riêng là một bộ phận gắn liền với giai đoạn lịch sử phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam.

Chúng ta có thể tìm thấy trong thơ trung đại những quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với cấp THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ. cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.

Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm. của người Việt Nam một cách sâu sắc.

Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc ở: ngôn ngữ hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Hiểu được các bài thơ này một cách thấu đáo đã là khó, song việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều. Thiết nghĩ, đó là vấn đề mà rất nhiều giáo viên dạy môn Ngữ văn rất trăn trở.

 

doc 20 trang thuychi01 25611
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN
TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC TÁC PHẨM 
THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LỚP 7 
THÔNG QUA ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Người thực hiện: Mai Thị Hồng Minh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Ba Đình
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
BỈM SƠN NĂM 2018
 MỤC LỤC
Nội dung
 Trang
1. Mở đầu
1
1. 1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3. Kết luận, kiến nghị
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
13
* Tài liệu tham khảo
15
* Phụ lục
16
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ trung đại chiếm một vị trí rất quan trọng. Bởi vì các tác phẩm văn học nói chung, thơ trung đại nói riêng là một bộ phận gắn liền với giai đoạn lịch sử phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Chúng ta  có thể tìm thấy trong thơ trung đại những quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với cấp THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ... cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại có nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm... của người Việt Nam một cách sâu sắc.
Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc ở: ngôn ngữ hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Hiểu được các bài thơ này một cách thấu đáo đã là khó, song việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều. Thiết nghĩ, đó là vấn đề mà rất nhiều giáo viên dạy môn Ngữ văn rất trăn trở.
Chương trình Ngữ văn THCS được biên soạn theo thể loại và phương thức biểu đạt nên thơ trung đại được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7. Với đối tượng học sinh vừa chuyển lên cấp học mới được một năm, trong khi chương trình Ngữ văn không có một bài nào giới thiệu về tiến trình lịch sử văn học, mặt khác vốn sống, vốn hiểu biết về văn học của các em còn hạn chế thì việc tiếp nhận các tác phẩm thơ trung đại sẽ gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy dẫn đến hiện tượng học sinh ngại học các tác phẩm thơ trung đại. Đây là một cản trở trong quá trình truyền thụ cho các em học sinh vẻ đẹp của các bài thơ thuộc giai đoạn này.
Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từ các sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn trên và dễ dàng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các bài thơ trung đại. 
 Sách Ngữ văn 7 có chú trọng bồi dưỡng cho học sinh lý thuyết về thể loại và rèn kỹ năng nhận diện thể loại của tác phẩm dù còn rất sơ lược, nhưng hơn ai hết giáo viên phải là người nắm vững đặc trưng kết cấu của từng thể loại cụ thể cùng đặc điểm hệ thống thi pháp của chúng (lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, tứ tuyệt, bát cú, ca, cổ phong mỗi thể loại có những yêu cầu riêng), đồng thời nắm chắc niêm, luật, vần, đối mà từng thể loại yêu cầu, thì mới có thể định hướng cho học sinh nhận diện thể loại một cách dễ dàng, chỉ cho các em biết cách vận dụng những yêu cầu đặc trưng của chúng để tập làm thơ theo từng thể loại.
	Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nhưng bản thân tôi chưa thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc trưng thể thơ để qua đó giúp học sinh tiếp cận các tác phẩm thơ trung đại. Các đồng nghiệp của tôi trong tổ Ngữ văn cũng luôn trăn trở tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh trong từng lớp, từng khóa học cụ thể, nhưng cũng chưa có đồng chí nào đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, trăn trở để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả nhất cho các em học sinh khi dạy các bài thơ trung đại. Đây là một vấn đề bản thân tôi cho là rất quan trọng trong việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung, và trong chương trình Ngữ văn lớp 7 nói riêng, đặc biệt là phần thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
Xuất phát từ những trăn trở như trên nên tôi đã nghiên cứu tìm tòi, tích lũy để đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tiếp cận và cảm thụ tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại của thơ trữ tình trung đại Việt Nam để giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7 trường THCS Ba Đình - Bỉm Sơn - Thanh Hóa
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau: 
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
Phương pháp này giúp chúng ta đi tìm hiểu sâu hơn từng thể loại thơ để từ đó chúng ta tìm ra được những phương pháp phù hợp khi giảng dạy các bài thơ trữ tình trung đại.
b. Phương pháp điều tra, quan sát: 
Phương pháp này giúp chúng ta tìm ra được những phương pháp phù hợp nhất để giáo viên áp dụng vào quá trình giảng dạy cho từng bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7. 
c. Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm:
Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu được thực trạng của việc dạy của từng giáo viên, việc học ở học sinh từng lớp qua các bài thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS. 
d. Phương pháp đàm thoại: 
Phương pháp này giúp chúng ta tìm ra được phương pháp dạy phù hợp cho từng bài thơ thông qua việc trao đổi, thảo luận với giáo viên trong tổ xã hội về vấn đề dạy Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại 7 nói riêng.
e. Phương pháp thực nghiệm: 
Phương pháp này giúp chúng ta kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các ý kiến đóng góp về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình trung đại để từ đó điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam nói chung và tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 nói riêng thì cho đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn cho người dạy lẫn người học. Để hiểu được sâu sắc những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng gì; dạy những tác phẩm đó cho người học hiểu được cái hay, cái đẹp của nó lại càng khó khăn gấp bội. Vấn đề có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản ngôn ngữ bởi những tác phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán cổ và ngôn ngữ Việt cổ có phần khó hiểu với tiếng Việt hiện đại. Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hóa trung đại, tư tưởng ý thức hệ tư tưởng thời trung đại, điển cố điển tích, thể loại văn học Chỉ bấy nhiêu thứ cũng đủ làm cho người dạy lẫn người học đau đầu, mệt trí thì thử hỏi làm sao mà lắng lòng, mà bình tâm để cảm nhận cho được cái hay cùng vẻ đẹp của nó qua cách biểu đạt rất kiệm lời của các bậc tiền bối đã gởi gắm trong từng câu chữ. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế...
 Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THCS tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 	Chúng ta đều biết rằng văn học trung đại là bộ phận  văn học đồng hành với sự phát triển của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại ngày nay. Vì vậy tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học Trung đại là việc làm không đơn giản. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên dạy văn nói riêng đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thực sự mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế trong cách vận dụng phương pháp từ đội ngũ. Bản thân những người dạy văn về cơ bản đã tận tâm tận lực với nghề, tích cực nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức. Tuy nhiên với sự đa dạng và phức tạp của văn học Trung đại thì hiệu quả dạy phần văn học này vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Các điển tích, điển cố của văn học trung đại là phức tạp và đa nghĩa. Vì vậy đòi hỏi phải có một tư duy hết sức khoa học, hết sức sáng tạo đối với đội ngũ giáo viên khi thực hiện phần vănhọc quan trọng này.
Thể loại, thi pháp văn học cổ có nhiều xa lạ với thi pháp văn học đương đại nên đó là điều khó khăn cho học sinh tiếp nhận.Vốn sống kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh xã hội, hiểu các điển tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm văn học cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đi lên của đât nước, chúng ta có những thành tựu quan trong về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối với đời sống con người, nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc trung học cơ sở. Một bộ phận lớn học sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của XH chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu tự giác. Trong khi đó, phần văn học trung đại là phần văn học khó nhất. Vì thế, chất lượng học sinh thuyên giảm. Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh là sính học các môn Khoa học tự nhiên cũng có những ảnh hưởng không tích cực đến việc nỗ lực phấn đấu của học sinh đối với môn Ngữ văn. Điều đó càng đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng học bộ môn ngữ văn của học sinh, trong đó có phần văn học trung đại Việt Nam.
Kết quả cụ thể thi khảo sát chất lượng học kì I năm học 2016 – 2017 khi tôi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : “ Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại” như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Tb
7B
40
SL
%
SL
%
SL
%
3
10,7
19
53,6
18
35,7
Đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “ Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học môn ngữ văn ở trường THCS Ba Đình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: “Phương pháp giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 7 thông qua đặc trưng thể loại”:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng thi pháp của thơ trung đại
Văn học Trung đại Việt Nam nói chung và Thơ trữ tình trung đại nói riêng được ra đời trong bối cảnh xã hội phong kiến phát triển. Nó phản ánh thực tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đặc biệt là những biến động của xã hội và thân phận con người. Chủ đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ của thơ Trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Các tác giả thơ Trung đại Việt Nam chủ yếu là những người có địa vị xã hội, có những ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của xã hộiChính vì thế khi giảng dạy hoặc phân tích, bình giảng cần phải chú ý đến các đặc điểm cơ bản sau :
* Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” : Văn chương phải chuyên chở đạo lý.
*Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn thơ Trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố, điển tích lấy từ sách vở thánh hiền và kinh sách của các tôn giáo. Chẳng hạn nói đến cây và hoa thì tùng, trúc, cúc, mai, senbởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậctrượng phu; nói đến con vật thì phải long, ly, quy, phượng ; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; nói đến hoa bốn mùa thì phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen,đông sen; tả mỹ nhân thì làn thu thủy, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết 
* Tính giáo huấn, bác học,cao quý, trang nhã: Đối tượng, mục đích của văn thơ chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền mang tính giáo hóa, giáo huấn con người với khuôn phép định sẵn. Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng
* Cảm thức về thế giới con người thời Trung đại Việt Nam: Con người thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ trụ Vì thế khi nói về trời đất, về không gian, thời gian với nhiều cách thể hiện bằng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau như thời gian chu kỳ tuần hoàn,thời gian tuyến tính, thời gian vĩnh cửu, thời gian không gian được cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhauCho nên con người khi bất đắc chí tìm về thiên nhiên, vũ trụ như tìm về cội nguồn. Khi ngắm cảnh trời mây, họ cũng như mơ về nguồn cội. Người Trung Quốc ý thức gia tộc, gia hương rất mạnh mẽ như Lý Bạch nhìn trăng mà nhớ đến quê nhà (Tĩnh dạ tứ), cũng như trong thơ Đường luật của Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan nhìn cảnh đèo Ngang mà nhớ về quê cũ; với Bác Hồ trong bài : “Tức cảnh Pác Bó” thì đó là không gian bờ suối, hang đá  
 * Cách biểu hiện: Cái tôi trữ tình hoà lẫn vào trong thiên nhiên ngoại cảnh, nó tỉnh lượt chủ ngữ, nó tan trong cảm xúc, cái tôi nó đạt tính phổ quát .
 * Cách diễn đạt: Gợi mà không tả, hoà quyện giữa thi, nhạc và hoạ.
 * Ngôn ngữ: Từ ngữ sử dụng ở thơ Đường là những từ ngữ quen thuộc nhưng lại có khả năng diễn đạt vô cùng tinh tế, phong phú. Sở dĩ đạt được như thế là vì công phu tinh luyện của các nhà thơ. Vì thế, học thơ Đường là học tinh thần lao động và sáng tạo của nhà thơ với vốn từ hữu hạn.
* Đề tài: Đề tài trong thơ Đường không lấy gì làm phong phú nhưng không hề trùng lặp vì những mối quan hệ từ ngữ. Vì thế phải hướng dẫn học sinh chú ý những từ ngữ đắc giá (nhãn tự) vì đó là những từ có tính khái quát cao.
 * Tứ thơ: Cái quan trọng nhất trong thơ Đường là tứ thơ. Tư duy thơ Đường là kiểu tư duy quan hệ, học sinh phải cảm nhận mối quan hệ giữa các sự vật trong không gian, quan hệ giữa con người với vũ trụ và quan hệ giữa con người với con người. Thơ ca nói chung cũng như thơ Đường nói riêng, nó không nói hết, không nói trực tiếp ý mình muốn nói mà để cho người đọc cùng suy nghĩ, cùng sáng tạo. Chính đặc điểm này đã tạo nên cái gọi là “ý tại ngôn ngoại”, “ngôn tận ý bất tận”. Nói gọn lại: chính đặc điểm này mà thơ Đường cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. Nó gợi mà không tả để tạo nên một môi trường liên tưởng rộng. Vậy, ta giúp học sinh tham gia đồng sáng tạo cùng tác giả, học sinh cảm nhận được cái mạch ngầm của những tác 
2.3.2. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận. Cho nên, trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các văn bản thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng cho từng cụm bài, từng bài. Có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung đại lớp 7 qua bảng hệ thống sau: 
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
1
Sông núi nước Nam
Lý Thường Kiệt 
( tương truyền)
Thất ngôn tứ tuyệt
2
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt
3
Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Lục bát
4
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Trần Nhân Tông
Thất ngôn tứ tuyệt
5
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Tứ tuyệt
6
Sau phút chia li
Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch)
Song thất lục bát
7
Qua đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú Đường luật
8
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thất ngôn bát cú Đường luật
 Phần lớn các bài thơ Trung Đại Việt Nam thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phong cách thơ Đường của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong quá trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật (chủ yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, ước lệ, cách sử dụng từ ngữ) để trên cơ sở đó, dẫn dắt HS đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. 
2.3.3.Khâu chuẩn bị phải chu đáo:
- Về phía giáo viên: tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mức thuộc thơ, sống với bài thơ, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu được thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn HS soạn kĩ ở nhà, kiểm tra kĩ bài soạn của HS, có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay báo với giáo viên chủ nhiệm nếu HS có biểu hiện soạn chống đối như: soạn sơ sài, soạn nhưng chỉ là chép lại mà không hiểu, không nhớ.
- Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên. Với HS học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầm các câu thơ, bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định về tác phẩm.
2.3.4. Dạy học trên lớp phải theo từng bước cụ thể:
Bước 1: Giáo viên nên hết sức coi trọng khâu kiểm tra sự chuẩn bị của HS, bởi đây chính là tiền đề quan trọng để HS cảm thụ được tác phẩm ngay trên lớp.
Bước 2: Giáo viên cần chú ý khâu vào bài để tạo không khí phù hợp với
 bài học. Có thể là một bài hát, một bản nhạc, một  bức  tranh, một câu chuyện... mang nội dung tư tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học.
Bước 3: Với phần đọc văn bản:
- Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng chính là bước đầu tiếp cận hình tượng thơ. Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa (nếu có), dịch thơ.
- Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động theo âm- vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật trữ tình, cái mà đọc bằng mắt nhiều khi không đạt được. Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả.
Bước 4: Đối chiếu giữa phiên âm và dịch thơ
- So sánh đối chiếu giữa phiên âm  và dịch thơ để phát hiện những chữ dịch hay, thoát ý, sát ý và những chữ chưa dịch hay, thoát ý, sát ý.
- Từ đó lưu ý học sinh để trong quá trình phân tích cần phát hiện để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản.
Bước 5: Với phần phân tích:
* Cho học sinh tìm hiểu kĩ về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Dạy thơ trung đại, cần lưu ý xác lập một cái nhìn biện chứng và lịch sử. Các tác phẩm văn học trung đại được sáng tạo và truyền bá trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Tựu chung những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa của cuộc sống văn hoá, tinh thần của dân tộc đã in đậm dấu ấn trên những tác phẩm này. Nếu không đặt tác phẩm trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, bản thân tác giả.... nhiều khi chúng ta không thể hiểu, lí giải chính xác và thấu đáo những vấn đề trong tác phẩm.
2.3.5. Chú ý đến đặc trưng thể loại:
 Như tôi đã nói trên, một trong những cách chuyển tải tư tưởng, tình cảm của nhà thơ là lựa chọn thể thơ phù hợp với nhu cầu sáng tác của mình. Để

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giang_day_cac_tac_pham_tho_tru_tinh_trung_d.doc