SKKN Phương pháp dạy kịch nói Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông

SKKN Phương pháp dạy kịch nói Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông

 Trong các mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay thì mục tiêu bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản (một cách thức phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ) là một trong những mục tiêu hết sức quan trọng.

 Để nâng cao kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh , chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về tiếng việt và lí luận văn học. Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc ,nhưng mỗi thời kì, mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thể loại ,những tác phẩm văn học tiêu biểu để tiến hành đọc - hiểu, trong đó có thể loại kịch nói.

 Xác định rõ vai trò của đọc- hiểu như vậy, nhưng trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ bản chất của đọc- hiểu và có những biện pháp đọc- hiểu phù hợp với từng thời kì ,từng thể loại nhất là dạy đọc –hiểu kịch nói còn tồn tại rất nhiều hạn chế.

Kịch nói Việt Nam là một thể loại văn học ra đời tương đối muộn so với các thể loại văn học khác , đội ngũ sáng tác không có nhiều cây bút tài năng và thành tựu lớn lao, thêm việc phải luôn gắn liền với sân khấu, diễn viên , đạo cụ, xu thế thẩm mĩ xã hội thay đổi mà kịch nói ít được phổ biến trong đời sống nhân dân. Từ những lí do đó mà việc tiếp nhận văn bản Kịch của các em học sinh thường gặp nhiều khó khăn.

Từ những lí do trên, tôi thấy rằng việc tìm hiểu phương pháp dạy đọc-hiểu Kịch nói Việt Nam là việc làm cần thiết, có ý nghĩa góp phần làm thay đổi phần nào thực trạng dạy và học hiện nay.

 

docx 28 trang thuychi01 5912
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy kịch nói Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY KỊCH NÓI VIỆT NAM 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.Lí do chọn đề tài
 Trong các mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay thì mục tiêu bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản (một cách thức phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ) là một trong những mục tiêu hết sức quan trọng. 
 Để nâng cao kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh , chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn bên cạnh việc cung cấp những kiến thức về tiếng việt và lí luận văn học. Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc ,nhưng mỗi thời kì, mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thể loại ,những tác phẩm văn học tiêu biểu để tiến hành đọc - hiểu, trong đó có thể loại kịch nói.
 Xác định rõ vai trò của đọc- hiểu như vậy, nhưng trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ bản chất của đọc- hiểu và có những biện pháp đọc- hiểu phù hợp với từng thời kì ,từng thể loại nhất là dạy đọc –hiểu kịch nói còn tồn tại rất nhiều hạn chế.
Kịch nói Việt Nam là một thể loại văn học ra đời tương đối muộn so với các thể loại văn học khác , đội ngũ sáng tác không có nhiều cây bút tài năng và thành tựu lớn lao, thêm việc phải luôn gắn liền với sân khấu, diễn viên , đạo cụ, xu thế thẩm mĩ xã hội thay đổi mà kịch nói ít được phổ biến trong đời sống nhân dân. Từ những lí do đó mà việc tiếp nhận văn bản Kịch của các em học sinh thường gặp nhiều khó khăn.
Từ những lí do trên, tôi thấy rằng việc tìm hiểu phương pháp dạy đọc-hiểu Kịch nói Việt Nam là việc làm cần thiết, có ý nghĩa góp phần làm thay đổi phần nào thực trạng dạy và học hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề đọc - hiểu, vấn đề dạy văn bản kịch nhằm đề xuất cách thức, biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đọc - hiểu văn bản kịch Việt Nam trong đó có trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ trong chương trình Ngữ văn lớp 12 .
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những đặc trưng cơ bản của kịch.
- Những yêu cầu về đọc kịch, đọc - hiểu kịch , dạy học kịch.
- Hoạt động dạy và học kịch nói ở lớp 11,12 trường THPT Cẩm Thủy 1.
4- - Phạm vi nghiên cứu: 
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lí luận kịch và cách dạy kịch.
- Nghiên cứu các mô hình đọc - hiểu văn bản kịch trong trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận .
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp thể nghiệm.
Phương pháp so sánh đối chiếu
II-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Cơ sở lí luận
“Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc - hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ. Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh” (1) 
Dạy đọc - hiểu là vừa dạy cách thức tiếp xúc với văn bản, thông hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết, các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật và cả ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó, vừa tập trung hình thành cách đọc văn, phương pháp đọc hiểu theo thể loại, để dần dần các em có thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn.
Tuy nhiên mỗi thể loại văn học có phương pháp đọc- hiểu riêng mà nhất là đọc- hiểu văn bản kịch sẽ không thể như đọc hiểu các tác phẩm tự sự hay trữ trình. Vì vậy việc hình thành cho học sinh phương pháp đọc – hiểu văn bản kịch là hết sức cần thiết .
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.1. Đối với giáo viên dạy môn ngữ văn. 
 Văn bản kịch được tổ chức dựa trên các mâu thuẫn xung đột cao .Tổ chức dẫn dắt cho học sinh tự chiếm lĩnh được tiếng nói tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm là việc làm không mấy dễ dàng. Đây là khó khăn mà hầu hết giáo viên nói chung và giáo viên trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng.
 Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh theo phương pháp cũ: giáo viên thuyết giảng học sinh ghi chép cũng là một trở ngại không nhỏ đối với việc đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
________________________________________________________
(1) Đọc - hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học hiện nay - GS.TS Trần Đình Sử .Phebinhvanhoc.com.vn Số ra ngày 01/09/2013.
2.2. Đối với học sinh
Do cơ hội việc làm của những ngành học có xét tuyển môn ngữ văn còn hạn chế , do nhận thức về vai trò, ý nghĩa của môn ngữ văn chưa sâu sắc, nên đa phần các em thiên về lựa chọn các môn học tự nhiên và thờ ơ với việc học môn ngữ văn nói chung trong đó có kịch. Hơn nữa trong kịch với những cảnh huống , những lời thoại ,những hành động hay đổi vai  đã khiến nhiều học sinh khó theo dõi, khó nắm bắt. Từ đó học sinh không có hứng thú khi học và kéo theo chất lượng học văn nói chung ngày càng giảm sút.
Trong năm học 2017-2018 ,tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy và học văn bản Hồn Trương Ba da hàng thịt ở 3 lớp 12 cơ bản , kết quả như sau.
Đối tượng khảo sát : Giáo viên, học sinh lớp 12 Trường THPT Cẩm Thủy 1
Hình thức khảo sát: Dự giờ đối với giáo viên, kiểm tra vở soạn, vở ghi, kiểm tra sau khi học. 
Kết quả khảo sát : 
 Về phía giáo viên : Giáo viên vẫn chuẩn bị giáo án và truyền thụ theo lối cũ, chưa nắm vững chưa bám sát đặc trưng thể loại để khai thác.
 Về phía học sinh : Học sinh ít được hoạt động, tiếp thu một cách thụ động và ghi chép nhiều . Qua bài kiểm tra cho thấy khả năng ghi nhớ và nắm bắt kiến thức chưa cao. Số liệu cụ thể như sau :
Lớp 
SS 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%
S.L
%%
12A3
42
2
4,76 %
7
16,66 %
28
66,66 %
5
11,9 %
12A4
43
4
9,3 %
9
20,93 %
23
53,48 %
7
16,27 %
12a9
41
3
7,31 %
8
19,51 %
22
53,65 %
8
19,51 %
 3. Các giải pháp đã sử dụng để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản kịch nói Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông.
 3.1. Đặc trưng của Kịch .
 Để hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản kịch, giáo viên cần bám sát những đặc trưng cơ bản của kịch, bởi lẽ mỗi thể loại đều có các nguyên tắc, phương pháp sáng tác riêng từ đó làm nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm, tác giả hay trào lưu, trường phái... Thi pháp kịch được khái quát như sau:
 Trước hết “ Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp trong đó phần văn bản của kịch chính là văn bản văn học ”(1)
 Về đối tượng phản ánh: “ do được viết ra để diễn nên tác phẩm kịch không thể chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn như truyện , cũng không thể lắng đọng trong những mạch cảm xúc như thơ ca mà kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả ”(2 )
______________________________________________________
 (1) Sách giáo khoa ngữ văn 11- tập 2 -NXBGD 2009-trang 109.
 (2 )sách giáo khoa ngữ văn 11-tập 2 -NXBGD 2009-trang 109.
 Về phân loại: “ Dựa vào nội dung thể hiện, dựa vào xung đột người ta chia thành bi kịch, hài kịch, chính kịch. Dựa vào hình thức thể hiện người ta chia thành Ca kịch, nhạc kịch,vũ kịch, kịch thơ ,kịch nói”(1)
Về xung đột kịch : Đặc trưng nổi bật nhất của kịch là xung đột còn gọi là tính kịch. Vậy “tính kịch “ là gì ? Theo Bêlinxki “ tính kịch được bộc lộ bằng sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có tính chống đối và thù địch nhau “ ( 2). “Theo Arixtôt nếu thiếu xung đột thì sẽ mất đi đặc trưng đầu tiên và tác phẩm kịch trở thành vô nghĩa.” (3) Từ xung đột , tác giả phản ánh được hiện thực đời sống. Từ xung đột sẽ thúc đẩy đến ngôn ngữ và hành động kịch và tính cách nhân vật được bộc lộ. Nhiệm vụ của thầy cô là phải chỉ ra được cái mâu thuẫn xung đột kịch ở trong tác phẩm hay đoạn trích đó là gì. Từ đó chúng ta mới tiếp tục đi khai thác đến ngôn ngữ kịch ,hành động kịch.
 Về ngôn ngữ kịch : “Nếu ngôn ngữ của nhân vật trong các tác phẩm tự sự là ngôn ngữ do tác giả kể lại, do tác giả giải thích thì ngôn ngữ của nhân vật trong kịch là tự thân của chính nhân vật đó , tác giả không phải là người trung gian. Nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải ngôn ngữ miêu tả ( Gooki) (4) Ngôn ngữ kịch rất gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Thông qua ngôn ngữ nhân vật bộc lô tính cách và từ đó mà hiện thực đời sống và tư tưởng của tác phẩm được thể hiện. Như vậy thêm một nhiệm vụ của thầy cô chính là hướng dẫn học sinh phát hiện ra và phân tích những ngôn ngữ đó.
 Về hành động kịch : Từ thời cổ đại Arixtốt đã khẳng định : “hành động kịch là đặc trưng của kịch ” sau này Hêghen khi đề cập đến các phương diện của các phương thức phản ánh cũng cho rằng : “ nội dung chủ yếu của tự sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng của kịch là hành động” . Hành động là yếu tố duy trì tác phẩm, là yêu tố giải tỏa xung đột. Hành động thường phát triển theo chiều hướng của xung đột.Xung đột cái gì và như thế nào thì sẽ dẫn đến hành động tương ứng. “Hành động chính là cốt truyện được tổ chức một cách thống nhất chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật “”( 5) . Khi tiến hành khai thác văn bản kịch ,thầy cô phải chỉ ra được những hành động kịch và ý nghĩa của những hành động đó. 
3.2 . Nắm vững cách đọc kịch.
 Để thấy được xung đột , ngôn ngữ và hành động kịch dứt khoát giáo viên phải nắm vững cách đọc kịch . 
 Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm thời đại mà tác phẩm ra đời, vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.Đây là cơ sở để đi phân tích nội dung của tác phẩm hay đoạn trích. Tránh được lối suy diễn tùy tiện(6). 
________________________________________________________
(1) Sách giáo khoa ngữ văn 11-tập 2 -NXBGD 2009-trang 109.
( 2) Lí luận văn học – nhà xuất bản GD 2000- Hà Minh Đức chủ biên – trang 201 
(3) Lí luận văn học – nhà xuất bản GD 2000- Hà Minh Đức chủ biên – trang 208. 
(4) Lí luận văn học – nhà xuất bản GD 2000- Hà Minh Đức chủ biên – trang 204 -205 .
(5) Lí luận văn học – nhà xuất bản GD 2000- Hà Minh Đức chủ biên – trang 204 -205 .
(6) Sách giáo khoa ngữ văn 11-tập 2 -NXBGD 2009-trang 110. 
 Trước khi hướng dẫn học sinh đọc –hiểu trên lớp , giáo viên nên đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được hệ thống và mối quan hệ giữa các nhân vật . Nắm vững giới tính, lứa tuổi ,nghề nghiệp,ngôn ngữ , hành động, và các xung đột giữa các nhân vật đó . 
 Khi hướng dẫn học sinh đọc-hiểu trên lớp, giáo viên tiến hành tóm tắt được những diễn biến ,xung đột chính của tác phẩm, giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện ,logic về tác phẩm, tiếp cận tốt hơn với đoạn trích đang tìm hiểu . Ngoài ra ,trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc- hiểu giáo viên sẽ có những liên hệ với những phần không có trong đoạn trích , điều này giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập.
 Ở trên lớp giáo viên cho học sinh đọc tác phẩm, đoạn trích với cách đọc phân vai sẽ giúp học sinh – cả người đọc và người nghe , hóa thân vào nhân vậtthể hiện được một phần xung đột, ngôn ngữ, hành động và tính cách nhân vật ,hình dung được diễn biến và nội dung tác phẩm hay đoạn trích cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả.(1)
 Ngoài ra khi đọc kịch ,cần tập trung chú ý vào lời thoại của nhân vật , bởi lẽ ngôn ngữ kịch ngoài chức năng bộc lộ tư tưởng , tình cảm như lời nói thông thường thì ngôn ngữ kịch còn mang tính hành động. Đó là những tranh luận, biện bác làm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn, thúc đẩy sự tiến triển của xung đột. Cũng qua lời thoại , ta xác định được các mối quan hệ của các nhân vật, tìm hiểu được đặc điểm tính cách của từng nhân vật. ”(2 )
 3.3 Tiến hành cho học sinh đọc - hiểu đoạn trích .
 Có những đoạn trích nếu đa phần là độc thoại thì chúng ta có thể đi phân tích nhân vật như phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự. Tuy nhiên nếu đi theo hướng này sẽ có nhiều hạn chế vì nhân vật kịch là nhân vật hành động gắn liền với xung đột ,trong xung đột sẽ có ít nhất hai nhân vật, do đó nếu chỉ phân tích một nhân vật tách rời với nhân vật khác sẽ khó thấy hết được tính cách nhân vật và dễ bị trùng lặp khi phân tích nhân vật sau đó.Vì vậy khi cho học sinh tiến hành đọc hiểu kịch chúng ta nên tiến hành phân tích theo xung đột kịch.
 Phân tích theo xung đột kịch : Xác định rõ đâu là mâu thuẫn xung đột chủ yếu, đâu là xung đột thứ yếu, phân tích diễn tiến (các tình tiết, sự kiện, biến cố lời thoại ) và kết quả xung đột đó” ( 3 ).Phân tích theo xung đột , diễn biến xung đột , nghĩa là đồng thời tiến hành phân tích cả các đối tượng trong xung đột đó. Với cách phân tích này học sinh dễ theo dõi, dễ nhận ra tính cách của từng nhân vật trong sự so sánh, tránh được sự trùng lặp sau đó. Đồng thời mới cảm nhận được những đặc trưng của kịch trong đó xung đột kịch là đặc trưng tiêu biểu nhất.
 “Qua diễn tiến căng thẳng của xung đột ,qua thái độ, hành động, số phận của các nhân vật trong xung đột , cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.” ( 4 )
_______________________________________________________
 (1)(2)(3)(4) Sách giáo khoa ngữ văn 11-tập 2 -NXBGD 2009-trang 110. 
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM.
Tiết 85-86 : Đọc văn: 
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
 Lưu Quang Vũ
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS nắm được:
1- Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ .Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và bị tha hóa bởi sự lấn át của thể xác phàm tục..
+. Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo , dung tục , bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
+.Nét đặc sắc trong kịch Lưu Quang Vũ: Truyền thống và hiện đại. Triết lí và trữ tình.
- Kĩ năng : Kĩ năng đọc kịch, kĩ năng phát hiện khám phá,kĩ năng đọc hiểu ,phân tích, bình luận , suy luận v.v.
- Thái độ : Nghiêm túc trong quá trình học tập khám phá tác phẩm, đoạn trích, giáo dục tình yêu đối với văn học nói chung và kịch nói nói riêng. 
2- Định hướng phát triển năng lực:	
- Năng lực đọc kịch và xác định ý chính, nội dung chính
- Năng lực suy luận, tư duy logic
- Năng lực tự học
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực phân tích,phát biểu
- Năng lực vận dụng vào cuộc sống
B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về kịch và cách đọc kịch
- Tiến hành cho học sinh đọc phân vai, tóm tắt đoạn trích
- Hướng dẫn học sinh phân tích mâu thuẫn xung đột qua hành động ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. 
- Vận dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, diễn giảng giúp học sinh tiếp cận những thông điệp quan trọng của văn bản.
C- Chuẩn bị giáo cụ:
1- Giáo viên: 
- Giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo
- Máy trình chiếu trích đoạn vở kịch.
2- Học sinh:
- Sách vở, đồ dùng
D. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định lớp : ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
Kiểm tra vở soạn bài ,chuẩn bị bài Hồn Trương Ba da hàng thịt của học sinh.
3. Khởi động : 
Giáo viên cho trình chiếu một trích đoạn cảnh VII của vở kịch .
Giáo viên : Em có nhận ra đây là loại hình nghệ thuật gì không? 
Học sinh : Trả lời.
Giáo viên : Kịch là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhân loại. Nói đến nền kịch nói Việt Nam những năm tám mươi của thế kỉ trước chúng ta không thể không nhắc đến Lưu Quang Vũ với tác phẩm gây chấn đo dư luận như nàng Xi-ta, lời nói dối cuối cùng ,đặc biệt là Hồn Trương Ba da hàng thịt. Từ một cốt truyện dân gian,Lưu Quang Vũ viết nên vở kịch và thổi vào đó nhiều vấn đề mang tính xã hội ,triết lí ,nhân văn sâu sắc. Vậy điều đó được thể hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu điều đó .
 Hoạt động của GV
Và học sinh
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ( 20 phút)
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản về tác giả tác phẩm, đoạn trích.
Phương pháp: Nêu vấn đề , vấn đáp..
GV: Điều gì góp phần làm nên tài năng và sức sáng tạo cho tác giả ?
HS: Trả lời
Gv: Nêu những đóng góp về phương diện nghệ thuật của Lưu Quang Vũ?
HS: Trả lời
GV: Nêu hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm?
HS: Trả lời.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948-1988) ,quê gốc Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình tri thức , cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. 
- Cuộc đời Lưu Quang Vũ có nhiều thăng trầm: Hạnh phúc gia đình tan vỡ với diễn viên điện ảnh Tố Uyên, khi thất nghiệp ông phải “ Làm việc để chiến thắng thời gian và bóng tối”. 
- Bối cảnh xã hôi lúc này cũng có nhiều biến chuyển đổi thay ,cộng với tình yêu bao la rộng lớn mà bình dị sâu sắc của người vợ thứ hai là Xuân Quỳnh đã giúp Lưu Quang Vũ có nguồn năng lượng mới , thổi bùng ngọn lửa sáng tạo với nhiều tác phẩm gây chấn động dư luận. Ông được đánh giá là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Bên cạnh một tài năng kịch , ông còn là một nhà thơ, nhà văn , nhà họa sĩ.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 .
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh ra đời , nguồn gốc , xuất xứ: Tác phẩm được viết 1981 năm công diễn 1984 .Từ một truyện cổ dân gian cùng tên Lưu Quang Vũ đã hư cấu, sáng tạo thành một vở kịch nói hiện đại; đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc
- Tóm tắt tác phẩm .
Giáo viên phát bản tóm tắt, cho học sinh đọc và theo dõi.
Bản tóm tắt vở kịch 
Cảnh 1: Nam Tào , Bắc Đẩu , Đế Thích trên thiên đình: Nam Tào Bắc Đẩu ngồi làm công việc điểm tên những người phải chết trong một ngày. Đế thích là ông vua cờ trên thiên đình tỏ ý muốn xuống hạ giới đi tìm người đánh cờ cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở dinh Thái thượng Lão Quân, Nam tào vội gạch bừa một người có tên là Trương Ba.
Cảnh 2: Cuộc gặp gỡ giữa Trưởng Hoạt,Trương Ba , Đế Thích: Trương Ba ( Vốn là người giỏi đánh cờ) đang chăm vườn , trò chuyện với vợ ,con trai, con dâu, cháu gái thì Trưởng Hoạt đến chơi cờ. Lúc trưởng Hoạt bị dồn vào thế bí, Trương Ba nói “ thế cờ này họa có Đế Thích mới gỡ nổi” . Đế Thích nghe có người nhắc tên mình liền xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế bí. Đế Thích cho Trương Ba mấy nén hương và bảo nếu cần thì thắp một nén là Đế Thích xuống, thắp ba nén thì có thể lên thiên đình gặp Đế Thích. Sau đó, Trương Ba thấy trong người khó chịu và chết. 
Cảnh 3 : Cảnh Thiên đình : Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà ta vô tình thắp ba nén hương cho chồng). Khi biết chuyện Nam tào , Bắc Đẩu gạch ẩu tên chồng bà thì bà đòi trả mạng sống cho chồng. Nhân có anh Hàng thịt mới chết, thân xác chưa tan rữa, Đế thích khuyên Nam Tào, Bắc Đẩu cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh Hàng thịt để sống lại.
Cảnh 4: Tại nhà người hàng thịt : Gia đình người Hàng thịt đang ngồi bên quan tài thì người Hàng thịt đội nắp quan tài lên, đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà Hàng thịt. Vợ Trương Ba đến xem phép mầu nghiệm ứng để đón chồng. Lúc đầu, mọi người đều ngỡ ngàng nhưng hồn Trương Ba đã nói được những điều chỉ có Trương Ba xưa mới biết, nên vợ Trương Ba nhận chồng, Trưởng Hoạt nhận bạn. Hồn Trương Ba (trong xác anh Hàng thịt) về nhà Trương Ba. 
Cảnh 5: Nhưng bà vợ băn khoăn vì thân xác chồng khác xưa nhiều quá. Bà cũng thắc mắc về việc chồng phải sang giúp chị Hàng thịt mổ lợn mặc dù vụng về. Anh con trai thì hy vọng với sức vóc mới, bố có thể cùng đi buôn lậu với mình. Hồn Trương Ba đã tát con với sức mạnh của cánh tay anh Hàng thịt. Chị hàng thịt khéo léo đút lót cho Lí Trưởng ,Lý trưởng vào bắt hồn Trương Ba phải về nhà Hàng thịt. Anh con trai Trương ba lại hối lộ, Lý trưởng xử: ban ngày ở nhà Trương Ba, đêm về nhà Hàng thịt, xong Anh con trai lại có lời, Lý trưởng cho phép Trương Ba chỉ phải ở nhà Hàng thịt đến nửa đêm thì được về. 
Cảnh 6: ở nhà người hàng thịt : Trời đã khuya, hồn Trương Ba giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_day_kich_noi_viet_nam_trong_chuong_trinh_tr.docx
  • docBÌA SKKN NGỮ VĂN 2019.doc
  • docxDANH MỤC SKKN ĐẠT GIẢI.docx
  • docxMỤC LỤC SKKN NGỮ VĂN 2019.DOC.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO VIẾT SKKN NGỮ VĂN 2018.DOC.docx