SKKN Khai thác phần tiểu dẫn trong dạy học tích hợp đọc – viết cho học sinh trung học phổ thông

SKKN Khai thác phần tiểu dẫn trong dạy học tích hợp đọc – viết cho học sinh trung học phổ thông

Nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn nói chung, trong đó có Ngữ văn THPT nói riêng là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, tránh tình trạng học vẹt, học chay, học tủ. Muốn vậy, đội ngũ giáo viên ngoài việc không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức thì cần phải có những phương pháp tốt để khai thác triệt để nội dung bài học và tạo được hứng thú cho học sinh, hơn nữa là rèn các kĩ năng cơ bản cho các em. Phương pháp dạy học tích hợp đang là một vấn đề có tính thời sự trong dạy học nói chung, dạy học môn ngữ văn nói riêng.

Hiện nay, “tích hợp” vẫn là một khái niệm còn nhiều ý kiến trao đổi. Những vấn đề tích hợp cũng khá đa dạng: tích hợp nội dung tri thức, tích hợp kĩ năng Do vậy, giáo viên khi vận dụng phương pháp tích hợp vào dạy học còn lung túng.

Chọn đề tài: “KHAI THÁC PHẦN TIỂU DẪN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP ĐỌC – VIẾT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”, người viết muốn chứng minh tính ưu việt cũng như khả năng vận dụng cao của phương pháp tích hợp trong dạy học văn, nhất là trong tiết dạy Đọc hiểu văn bản nhằm rèn luyện hai kĩ năng cơ bản là đọc và viết của học sinh.

 

docx 18 trang thuychi01 4930
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác phần tiểu dẫn trong dạy học tích hợp đọc – viết cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC PHẦN TIỂU DẪN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP ĐỌC – VIẾT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Đỗ Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM HỌC 2017 - 2018
1.MỞ ĐẦU
. Lí do chọn đề tài. 
Nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn nói chung, trong đó có Ngữ văn THPT nói riêng là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, tránh tình trạng học vẹt, học chay, học tủ. Muốn vậy, đội ngũ giáo viên ngoài việc không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức thì cần phải có những phương pháp tốt để khai thác triệt để nội dung bài học và tạo được hứng thú cho học sinh, hơn nữa là rèn các kĩ năng cơ bản cho các em. Phương pháp dạy học tích hợp đang là một vấn đề có tính thời sự trong dạy học nói chung, dạy học môn ngữ văn nói riêng. 
Hiện nay, “tích hợp” vẫn là một khái niệm còn nhiều ý kiến trao đổi. Những vấn đề tích hợp cũng khá đa dạng: tích hợp nội dung tri thức, tích hợp kĩ năngDo vậy, giáo viên khi vận dụng phương pháp tích hợp vào dạy học còn lung túng.
Chọn đề tài: “KHAI THÁC PHẦN TIỂU DẪN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP ĐỌC – VIẾT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”, người viết muốn chứng minh tính ưu việt cũng như khả năng vận dụng cao của phương pháp tích hợp trong dạy học văn, nhất là trong tiết dạy Đọc hiểu văn bản nhằm rèn luyện hai kĩ năng cơ bản là đọc và viết của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Nếu như đọc giúp học sinh thu nhận kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao văn hóa, bồi đắp tâm hồn thì viết trở thành hoạt động hỗ trợ đắc lực cho việc học sinh trở thành người đọc tích cực bởi nó thúc đẩy học sinh đọc và đọc lại những văn bản cung cấp nội dung và những hình thức cho hoạt động viết. Ngoài ra viết còn giúp duy trì những nội dung mà học sinh đã đọc được. Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy; hoạt động viết không những giúp cho học sinh hiểu được bài học một cách rõ ràng mà còn tạo cơ hội cho giáo viên đánh giá kiến thức cũng như kĩ năng của học sinh, kịp thời phát hiện những suy nghĩ, quan niệm sai lầm, khoanh vùng những vấn đề học sinh dễ mơ hồ, nhầm lẫn.
	Với sáng kiến kinh nghiệm: “Khai thác phần Tiểu dẫn trong dạy học tích hợp đọc - viết cho học sinh THPT”, người viết muốn đem đến một cái nhìn tích cực hơn trong việc dạy học văn, đặc biệt là dạy học văn bản văn học. Dạy học tốt phần tiểu dẫn sẽ tạo được hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu văn bản văn học và đặc biệt sẽ rèn được kĩ năng viết văn cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Dạy học theo hướng tích hợp đọc – viết ở phần Tiểu dẫn nằm trong hệ thống dạy học đọc hiểu văn bản văn học. Trong sách giáo khoa, ở mỗi bài đọc hiểu văn bản văn học, phần Tiểu dẫn được đặt ngay sau tên tác phẩm và tác giả. Phần này thường có hai nội dung chính: về tác giả và tác phẩm với bố cục là những đoạn văn ngắn hàm chứa lượng thông tin ngắn gọn, dồn nén, nhằm cung cấp cho người đọc những tri thức cơ bản nhất về tác giả tác phẩm. Với đặc điểm và vị trí về nội dung như vậy, phần Tiểu dẫn giữ vai trò như một cánh cửa mở vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Bởi thế, để hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu sáng tạo một tác phẩm văn học, không thể tìm hiểu phần Tiểu dẫn một cách sơ sài, qua loa và ngược lại, cần có một sự đầu tư có chủ đích với những chiến thuật hiệu quả.
	Trong tiến trình dạy học, bao giờ phần Tiểu dẫn cũng được xem là nội dung cần tìm hiểu đầu tiên. Ngay cả chương trình THCS, dù trong Sách giáo khoa, phần Tiểu dẫn được trình bày sau phần văn bản văn học nhưng trong tiến trình dạy học, việc tìm hiểu phần này cũng được tiến hành trước khi tìm hiểu chi tiết về văn bản. Điều này chứng tỏ những tri thức được cung cấp trong phần Tiểu dẫn là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa nền tảng cho việc đọc hiểu văn bản, và do đó có quan hệ mật thiết với việc viết văn của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp phân tích – tổng hợp
	- Phương pháp đối chiếu so sánh
	- Phương pháp sơ đồ hóa 
	- Phương pháp thống kê và lập phiếu điều tra
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo logic nhận thức của nhân loại, kĩ năng đọc được hình thành trước, sau đó mới đến kĩ năng viết. Nói như vậy không có nghĩa là đọc và viết tách rời nhau. Ngược lại, hai kĩ năng này có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: giữa người đọc và người viết có một vùng kiến thức giao nhau. Chính vùng giao nhau này khiến người viết tạo lập được văn bản và người đọc lĩnh hội được văn bản. Những kiến thức này bao gồm: những hiểu biết về các chức năng của văn bản và mục đích của việc đọc, viết nói chung; kiến thức phổ thông và kiến thức nền về bản chất và nội dung văn bản của người viết và người đọc; những hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp, tu từ giúp nhận diện, phân tích văn bản; kiến thức, kĩ năng gắn với tiến trình đọc, viết ( bao gồm các hoạt động như dự đoán, đặt câu hỏi, gợi nhớ, hồi tưởng và tìm ra những điểm khác biệt, tương đồng với nhau). Từ đó có thể thấy mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa đọc và viết. Bởi vậy, việc dạy học theo hướng tích hợp đọc - viết là rất quan trọng và cần thiết.
Cần hiểu đúng vai trò của phần tiểu dẫn trong dạy học tích hợp đọc viết
Phần tiểu dẫn tiềm tàng một nguồn tri thức phong phú. Những đơn vị kiến thức trong phần này được trình bày một cách ngắn gọn, cô đọng. Đó là những tri thức về tác giả (tên, tuổi, quê quán, những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác) và tác phẩm (nhan đề, hoàn cảnh ra đời, vị trí, xuất xứ, giá trị) Tuy nhiên, sau những dữ kiện ngắn gọn ấy là những thông tin phong phú, những câu chuyện thú vị. Biết cách khai thác những nội dung này, không những người đọc có cơ hội mở rộng tri thức mà môi trường học tập chung cũng được cải thiện theo hướng tích cực và hứng thú.
Phần Tiểu dẫn còn là một nguồn văn ý tiềm ẩn. Những đơn vị kiến thức mà phần Tiểu dẫn cung cấp không chỉ phục vụ cho hoạt động đọc hiểu mà còn rất hữu dụng cho việc tìm ý, viết văn của học sinh. Trên cơ sở kiến thức mà sách giáo khoa trình bày, học sinh sẽ nảy sinh những câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? Những điều này có mối quan hệ gì với nhau?... Những câu hỏi này đóng vai trò kích hoạt các hoạt động tư duy, hình thành cảm hứng, tạo ra môi trường học tập tích cực. Thực hiện quá trình hỏi đáp này, học sinh đã đồng thời tiến hành việc tìm ý cho những bài văn sau này. Như vậy, phần Tiểu dẫn chính là mạch ngầm mà học sinh có thể khai thác để làm giàu hơn, sâu hơn ý văn của mình.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Phần Tiểu dẫn có ý nghĩa nền tảng cho việc đọc hiểu văn bản. Do đó, có ý quan hệ mật thiết với việc viết văn của học sinh. Tuy nhiên, lâu nay, dường như người dạy (và kéo theo cả người học) thường chỉ chú trọng phần đọc hiểu văn bản mà quên mất vai trò quan trọng của phần Tiểu dẫn. Trong thực tế dạy học đọc hiểu văn bản văn học, những học sinh tinh ý thường dễ nhận thấy những câu hỏi quen thuộc của giáo viên: “Sách giáo khoa cho em biết những nét cơ bản nào về tác giả?”, “Phần Tiểu dẫn trình bày những nét khái quát nào về tác phẩm?” Ngược lại, giáo viên cũng đã biết trước câu trả lời và cách trả lời của học sinh: đọc to lên tất cả những gì giáo khoa đã viết, không hề chắt lọc thông tin, khiến lượng thông tin trình bày trở nên rườm rà, thiếu tính lựa chọn, không ấn tượng, khó lưu lại trong trí nhớThực trạng này cho thấy, ở bước tìm hiểu Tiểu dẫn, tồn tại một dạng tâm lí song trùng là người dạy thì dạy cho có, người học thì học cho xong, không khí học tập miễn cưỡng, gò ép, thiếu hẳn sự hào hứng.
	Với cách dạy – học như vậy, chúng ta đã lãng phí nhiều cơ hội trong khoảng 10 - 15 phút đầu tiên của bài học: Cơ hội sử dụng chất xám, cơ hội liên kết các nơ ron thần kinh, cơ hội tương tác với nguồn tài liệu phong phú ngoài sách giáo khoa, cơ hội khởi động hoạt động hình thành kiến thức
	Dẫn đến thực trạng trên trước hết do giáo viên sợ thiếu thời gian, sợ “cháy” giáo án, muốn tập trung cho nội dung và nghệ thuật của văn bản văn học. Nhưng thiết nghĩ, nguyên nhân quan trọng hơn là sự nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của Tiểu dẫn. 
Giải quyết được vấn đề nhận thức, cả người dạy cà người học sẽ có chiến thuật khai thác phần Tiểu dẫn một cách có hiệu quả.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
	Qúa trình tích hợp đọc – viết là một quá trình phức hợp gồm ba giai đoạn: lên kế hoạch (trước khi đọc/viết), phác họa, đưa ra ý kiến(viết hay đọc có hướng dẫn) và xem lại (điều chỉnh và mở rộng những hoạt động sau khi đọc). Căn cứ vào quan điểm này, người viết xây dựng các giải pháp, xin gọi là các chiến thuật phù hợp với các giai đoạn trước, trong và sau khi đọc (ở đây là đọc phần Tiểu dẫn):
2.3.1. Hồi cố và liên tưởng.
	Chiến thuật này được thực hiện trước khi đọc, áp dụng với những tác phẩm của những tác giả học sinh đã được làm quen trong chương trình lớp dưới. Mục đích của chiến thuật này là kích hoạt miền tri thức mà học sinh đã có, từ đó bắc nhịp cầu đến với bài học mới thông qua việc viết ra theo trí nhớ kiến thức cũ, từ đó liên tưởng tới bài mới.
	Cách tiến hành: Sau khi giới thiệu bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo trí nhớ những kiến thức đã có liên quan đến tới tác giả sẽ tìm hiểu, đồng thời cũng thể hiện những liên tưởng của mình về tác giả, tác phẩm sẽ học. Nội dung suy nghĩ của học sinh sẽ được trình bày ở dạng viết.
	Chẳng hạn, sau khi giới thiệu tác phẩm Tràng giang của Huy Cận, giáo viên yêu cầu học sinh viết khoảng 5 – 7 dòng để trả lời những câu hỏi sau: Trong chương trình lớp 9, qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, em đã được làm quen với tác giả Huy Cận, trong em đọng lại những ấn tượng gì về hồn thơ của tác giả này? Theo em, tác phẩm mà chúng ta học hôm nay sẽ thể hiện thêm điều gì về tác giả?
Học sinh viết ngắn gọn và trình bày trước lớp. Dưới đây là hai doạn văn ví dụ:
Đoạn 1:
Qua “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận đã để lại cho người đọc ấn tượng về một hồn thơ say sưa yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước, yêu công cuộc lao động của quần chúng nhân dân. Người đọc yêu giọng thơ mê say phơi phới, đắm đuối với chất men trữ tình đầy chất thơ và hòa nhịp đập cùng trái tim đầy nhiệt thành với cuộc sống mới của thi sĩ. Còn Tràng giang, một thi phẩm nổi tiếng của phong trào Thơ mới – nơi chứa cất nỗi buồn thế hệ của bao thanh niên thời bấy giờ, liệu có cho thấy một khía cạnh khác trong hồn thơ Huy Cận? Nhưng dù có thế nào, dù viết về biển lớn hay sông dài, Huy Cận vẫn luôn là một kình ngư không ngừng vẫy vùng trong sóng nước thi ca.
Đoạn 2:
Đoàn thuyền đánh cá ra đời trong chuyến đi thực tế của Huy Cận nơi vùng biển Hòn Gai, trong không khí sục sôi của đất nước trong thời kí đổi mới, bởi thế, giọng thơ sôi nổi, tràn đầy hứng khởi, say mê, người đọc vui cùng tác giả, lạc quan, tin tưởng cùng tác giả. Nhưng Tràng giang ra đời trong hoàn cảnh khác: Thời kì Thơ mới, những năm trước cách mạng. Đã có người từng nói rằng: Thơ Huy Cận nói hộ nỗi lòng của bao lớp thanh niên. Nỗi buồn ấy mang hình hài ra sao? Những người thanh niên ấy sống tuổi thanh xuân của họ trong trang sử nào của đất nước? Phải chăng là lúc Huy Cận viết Tràng giang?Giọng thơ thấm đẫm nỗi buồn? Con sông dài cuốn nỗi buồn đó hay là nhân nó lên?Đọc Tràng giang, tôi thấy một Huy Cận khác với một Huy Cận tôi đã từng “quen”.
Học đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động sau: Ở nhà, trước khi soạn bài hãy viết một đoạn văn trình bày những suy nghĩ, cảm nhận, liên tưởng của em được gợi lên từ những cái tên: Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Dưới đây là đoạn văn ví dụ: 
	Lưu Quang Vũ là cái tên đã quá quen thuộc và nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX, nhất là thể loại kịch. Những vở kịch của ông gây chấn động dư luận bởi tính thời sự, tính chiến đấu trực diện, gay gắt của nó cùng với những bài học làm người, những triết lý vô cùng sâu sắc được truyền tải bằng lời đối thoại hết sức tự nhiên, không hề khiên cưỡng, cũng chẳng hề lên gân. Tôi đã được biết đến một Lưu Quang Vũ như thế qua trích đoạn của văn bản kịch: “Tôi và chúng ta”, và giờ lại biết thêm một văn bản nữa: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Thoạt nghe cái tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tôi đã nghĩ ngay đến một truyện cổ tích dân gian mà mình đã được đọc từ hồi còn bé. Vì thế khi biết đến nó cũng là tên một vở kịch của nhà viết kịch đại tài Lưu Quang Vũ, tôi không khỏi ngạc nhiên. Vì sao nhà văn lại lấy tên một câu chuyện cổ để đặt tên cho tác phẩm của mình? Phải chăng đây là một tác phẩm viết về một thời cổ tích? Nếu vậy, tính thời sự - yếu tố thường thấy trong kịch của Lưu Quang Vũ, sẽ được hiểu như thế nào? Chỉ cái tên thôi cũng đủ khiến cho vở kịch đầy tính gọi mời.
2.3.2. Kết nối và suy luận.
	Chiến thuật này được thực hiện trong khi đọc. Mục đích của chiến thuật này là phát triển khả năng tư duy của học sinh.
- Khả năng kết nối: Dựa trên cơ sở những kiến thức mà mà phần Tiểu dẫn cung cấp, học sinh sẽ tiến hành chắt lọc lấy những tri thức cơ bản nhất, từ đó kết nối với những miền tri thức học sinh đã có từ trước tạo nên một mạng lưới thông tin hữu ích.
- Khả năng suy luận: Với những tri thức đã chắt lọc ở phần Tiểu dẫn, học sinh suy luận để rút ra những phán đoán, những kết luận liên quan đến bài học.
Toàn bộ kết quả của quá trình trên được học sinh viết vào phiếu học tập nhằm nâng cao kĩ năng viết của học sinh. 
Mẫu phiếu học tập:
Thông tin tiểu dẫn cung cấp
Kết nối/ Suy luận của học sinh
Tác giả:
Tên tuổi
Quê quán
Gia cảnh
Sở trường
văn phong
Tác phẩm: 
Nhan đề
Hoàn cảnh ra đời
- 
-.
Chẳng hạn, khi dạy phần Tiểu dẫn của bài Vợ nhặt (Kim Lân), giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn, chắt lọc những kiến thức hạt nhân và ghi vào cột bên trái của phiếu học tập. Ở cột bên phải, học sinh ghi lại những kết nối hoặc suy luận của mình từ những nội dung đã ghi lại ở cột bên trái. 
Kết quả: 
Thông tin Tiểu dẫn cung cấp
Kết nối/ suy luận của học sinh
-Tên tuổi: Kim lân(1920- 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài
- Quê quán: Từ Sơn, Bắc Ninh
- Gia cảnh: Khó khăn, dang dở học hành, mưu sinh bằng nhiều nghề
- Sở trường: Viết truyện ngắn về nông thôn và người nông dân.
2. Tác phẩm:
- Nhan đề: Vợ nhặt
- Hoàn cảnh ra đời:Tiền thân của truyện Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau cách mạng tháng 8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại(1954), nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ này để viết truyện ngắn Vợ nhặt
 Phải chăng vì thế mà nhà văn am hiểu sâu sắc cuộc sống và tâm lí của người nông dân nghèo
 Có nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng ở mảng đề tài này: Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) 
 Tên truyện thật lạ, gợi trí tò mò, thôi thúc độc giả tìm hiểu.
 Được thai nghén hai lần, khi nhà văn ngày càng chín muồi hơn về tư tưởng và nghệ thuật, khi ông đã có dịp hai lần chứng kiến sự vĩ đại của cách mạng, của Đảng. Có lẽ, tác phẩm của ông sẽ khác so với những tác phẩm viết cùng đề tài.
2.3.3. Khoanh vùng và đặt câu hỏi.	
 Chiến thuật này được thực hiện trong hoặc sau khi đọc. Mục đích của chiến thuật này là rèn kĩ năng tự phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh. 
	Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc toàn bộ phần Tiểu dẫn, khoanh vùng những phần mà mình cho là “tiềm ẩn vấn đề”, đặt câu hỏi vì sao? như thế nào?...về phần khoanh vùng ấy, sau đó tiến hành tìm câu trả lời. Tất cả những phần được khoanh vùng, câu hỏi và câu trả lời cho phần khoanh vùng đều được ghi lại trong phiếu học tập. 
Mẫu phiếu như sau:
Câu hỏi 2
Mẫu 1:
Câu hỏi 1
Câu trả lời 1
Trả lời câu hỏi 1
Mẫu 2: 
Câu trả lời
Vấn đề khoanh vùng
Câu hỏi
Lưu ý: Câu trả lời có thể tìm thấy ngay trong giờ học, cũng có thể cần có thời gian tìm hiểu thêm các tài liệu khác mới có thể trả lời được. Tuy nhiên, dù như vậy cũng vẫn đáng khuyến khích học sinh tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. Vì mỗi lần phát hiện vấn đề, có thắc mắc về vấn đề ấy là một lầm tư duy học sinh phát triển. Đây là một hoạt động đòi hỏi sự tư duy cao, do đó giáo viên có thể hỗ trợ học sinh bằng cách gợi mở để học sinh tiếp tục suy nghĩ nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề.
	Chẳng hạn, khi dạy học phần Tiểu dẫn văn bản Vợ chồng A Phủ, giáo viên có thể gợi mở: “Nếu như Nguyễn Trung Thành là người Quảng Nam nhưng lại gắn bó sâu sắc với đất và người Tây Nguyên; Nguyễn Thi quê Nam Định nhưng lại được mệnh danh là : “Nhà văn của người nông dân Nam Bộ” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thì Tô Hoài cũng tương tự như vậy, ông sinh ra ở Hà Nội nhưng lại viết rất hay về rẻo cao Tây Bắc” để học sinh đặt vấn đề: Có không ít nhà văn viết nhiều, viết hay về mảnh đất không phải quê hương mình. Điều này có thể lí giải như thế nào? Điều này có ý nghĩa gì? Từ đó học sinh suy ngẫm và tìm câu trả lời: Đúng như Chế Lan Viên đã từng đúc kết trong những câu thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” hay: “ Tình yêu là đất lạ hóa quê hương”, sau những năm tháng sống và gắn bó hết mình với những mảnh đất dù không phải nơi chôn rau cắt rốn, Tô Hoài cũng như nhiều nhà văn nhà thơ khác đã “để thương để nhớ” cho đất và người nơi mình gắn bó, ngược lại những mảnh đất ấy cũng “đã hóa tâm hồn” trong lòng nhà văn. Và với tư cách là một nhà văn, để bày tỏ tình cảm ấy, còn gì sâu sắc hơn việc sáng tác một tác phẩm như một món quà, một sự tri ân? Cũng như Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Vợ chồng A Phủ đã ra đời như thế.
	Hoạt động trên được minh họa bằng phiếu học tập như sau:
Tô Hoài cũng như nhiều nhà văn, nhà thơ khác viết nhiều, viết hay về mảnh đất không phải quê hương mình, điều này có thể lí giải như thế nào?
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên). Dù không phải quê hương mình nhưng nếu đã gắn bó sâu nặng, đất và người nơi nào cũng có thể để thương để nhớ cho mỗi người. Với tư cách là nhà văn, để bày tỏ tình cảm đó, còn gì sâu sắc hơn là sáng tác một tác phẩm như một món quà tri ân với mảnh đất ấy?
Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng phần Tiểu dẫn, đặc biệt là khi áp dụng những chiến thuật trong dạy học tích hợp đọc – viết cho phần này, bản thân người viết cũng như các đồng nghiệp đã có được những thành công bước đầu trong những tiết dạy văn bản văn học. Cụ thể là đã tạo được sự hào hứng cho học sinh, tạo tâm thế chủ động tích cực ở ngay những phút đầu tiên của bài học, tránh được tâm lí đọc Tiểu dẫn cho qua. Hơn nữa, dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, học sinh một mặt đã khai thác được tối đa nguồn văn ý trong phần Tiểu dẫn, mặt khác rèn luyện được khả năng tư duy: liên tưởng, hồi cố; kết nối, suy luận; khoanh vùng, đặt câu hỏi Từ đó kĩ năng viết của các em được rèn giũa song song với kĩ năng đọc. 
Trong năm học 2017 – 2017, kết quả điều tra thăm dò ý kiến và kiểm tra đánh giá các kĩ năng của học sinh đã cho thấy được tính hiệu quả của phương pháp tích hợp đọc - viết trong dạy học phần Tiểu dẫn trong tiết dạy đọc hiểu văn bản văn học. Cụ thể như sau:
Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh trường THPT Trần Phú: (Kết quả thống kê khối lớp 12 ( 8 lớp) năm học 2017 – 2018 về phương pháp dạy học tích hợp đọc viết phần Tiểu dẫn trong tiết dạy học văn.
Đối tượng học sinh
Sĩ số
Rất thích
Thích
Không hứng thú
Lớp 12
308
SL
%
SL
%
SL
%
190
61.7%
103
33.4%
15
4.9%
	Kết quả học tập của học sinh Khối 12 (Cụ thể là 4 lớp người viết sáng kiến trực tiếp dạy: 12A, 12D, 12G, 12I NĂM HỌC 2017 – 2018)
LỚP
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - Kém
12A
38
15
20
3
0
12D
39
18
19
2
0
12G
36
8
24
4
0
12I
30
4
20
6
0
	Kết quả kiểm tra đánh giá đã cho thấy được khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng trong các bài kiểm tra viết của học sinh.
3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Dạy đọc hiểu văn bản văn học, trong đó có dạy học phần Tiểu dẫn, theo định hướng tích hợp đọc – viết là một hướng đi mới, một hoạt động cần thiết trong bối cảnh đổi mới dạy học hiện nay ở nướ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_khai_thac_phan_tieu_dan_trong_day_hoc_tich_hop_doc_viet.docx