SKKN Sử dụng hiệu quả các ứng dụng trong phần mềm “vnedu - Mạng giáo dục Việt Nam” vào đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đinh Chương Dương

SKKN Sử dụng hiệu quả các ứng dụng trong phần mềm “vnedu - Mạng giáo dục Việt Nam” vào đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đinh Chương Dương

Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên có thể coi là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học của thầy và trò. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đối với bậc trung học phổ thông, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng, còn bao gồm cả công tác phân luồng lao động, định hướng ngành nghề và hội nhập cuộc sống cho các em trong tương lai. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên hơn nữa; bởi trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường có tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh, bên cạnh đó để mưu sinh nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì vậy, thầy cô giáo chủ nhiệm giống như người cha, người mẹ thứ hai của các em. Chính vì thế mà công tác chủ nhiệm đòi hỏi ở các thầy, cô phải có nhiều kinh nghiệm và sự hy sinh cao cả.

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi đã liên tục trao đổi với phụ huynh học sinh thông qua phần mềm vn.edu - mạng giáo dục Việt Nam và thấy có kết quả tốt . Tôi nhận thấy phần mềm vnedu là một công cụ tốt giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý và chủ nhiệm lớp tốt hơn. Thực tế cho thấy đa phần các giáo viên mới chỉ nhập điểm, hạnh kiểm và điểm danh vào phần mềm theo tháng và cuối tháng phần mềm sẽ tự động gửi điểm và điểm danh về cho phụ huynh học sinh, chứ chưa sử dụng triệt để các ứng dụng của phần mềm. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Sử dụng hiệu quả các ứng dụng trong phần mềm “vnedu- mạng giáo dục Việt Nam” vào đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đinh Chương Dương.” Với mong muốn sáng kiến được hoàn thiện hơn và có thể nhân rộng, ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao hơn.

 

doc 20 trang thuychi01 12312
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hiệu quả các ứng dụng trong phần mềm “vnedu - Mạng giáo dục Việt Nam” vào đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đinh Chương Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THANH HOÁ NĂM 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC ỨNG DỤNG TRONG PHẦN MỀM “VNEDU - MẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM” VÀO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG	
Người thực hiện: Mai Thị Thuý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Đinh Chương Dương
SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm lớp
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm ...................................................2
2.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc kết hợp 
nhà trường - gia đình - xã hội................................................................................4
2.1.3. Vai trò của phần mềm vnedu - mạng giáo dục Việt Nam...........................5
2.2. Thực trạng
2.2.1.Đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của công tác chủ nhiệm lớp 
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.............................................................5 
2.2.2. Tình hình thực tế ở lớp, ở học sinh..............................................................5
2.3. Giải pháp và quá trình thực hiện
2.3.1. Phân loại học sinh cá biệt và tìm hiểu nguyên nhân....................................6
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện nhằm giáo dục học 
sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt............................................................................6
2.4. Kết quả trong quá trình triển khai.................................................................11
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận........................................................................................................14
3.2. Kiến nghị......................................................................................................15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên có thể coi là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học của thầy và trò. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đối với bậc trung học phổ thông, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng, còn bao gồm cả công tác phân luồng lao động, định hướng ngành nghề và hội nhập cuộc sống cho các em trong tương lai. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên hơn nữa; bởi trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường có tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh, bên cạnh đó để mưu sinh nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì vậy, thầy cô giáo chủ nhiệm giống như người cha, người mẹ thứ hai của các em. Chính vì thế mà công tác chủ nhiệm đòi hỏi ở các thầy, cô phải có nhiều kinh nghiệm và sự hy sinh cao cả.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi đã liên tục trao đổi với phụ huynh học sinh thông qua phần mềm vn.edu - mạng giáo dục Việt Nam và thấy có kết quả tốt . Tôi nhận thấy phần mềm vnedu là một công cụ tốt giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý và chủ nhiệm lớp tốt hơn. Thực tế cho thấy đa phần các giáo viên mới chỉ nhập điểm, hạnh kiểm và điểm danh vào phần mềm theo tháng và cuối tháng phần mềm sẽ tự động gửi điểm và điểm danh về cho phụ huynh học sinh, chứ chưa sử dụng triệt để các ứng dụng của phần mềm. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Sử dụng hiệu quả các ứng dụng trong phần mềm “vnedu- mạng giáo dục Việt Nam” vào đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đinh Chương Dương.” Với mong muốn sáng kiến được hoàn thiện hơn và có thể nhân rộng, ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tôi viết đề tài này với mong muốn sử dụng các ứng dụng trong phần mềm vnedu để làm kênh liên lạc giữa giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh, đồng thời quản lý học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt dễ dàng và tốt hơn. Ngoài ra thông qua đề tài tôi còn muốn giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ về hiệu quả của các ứng dụng trong phần mềm để công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả tốt hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
-Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là đối tượng là học sinh cấp THPT 
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Vì điều kiện và thời gian có giới hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế ở học sinh của trường THPT Đinh Chương Dương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm 
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm vững hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh; hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè). Cần nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác). Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh. 
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Với tư cách là nhà sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. 
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thểTuy nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút
Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung học là rất cần thiết. Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục. Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay các em trong mọi hoạt động. Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh. Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếpdiễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệt đối với các lớp cuối cấp. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm 
Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với phụ huynh học sinh, với các lực lượng xã hội, địa phương nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm. Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào khả năng liên kết các lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội, của địa phương về mọi mặt đối với công tác giáo dục. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia đình học sinh giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng. Liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để thực hiện tốt chức năng phối hợp lực lượng xã hội không ai thực hiện bằng giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực lượng xã hội không chỉ dừng ở nhận thức, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được chương trình kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, không gian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ nhiệm. 
2.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, học sinh nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội càng cân đối. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông phải kết hợp chặt chẽ với gia đình. 
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như đánh đề, cờ bạc, nghiện hút v.v  cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của học sinh. Nhà trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía ngoài. Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động dồn dập. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực... len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân đã rất dễ gây ấn tượng và phản ảnh sâu đậm đối với trẻ.
Giáo viên chủ nhiệm biết kết hợp và phát huy nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụ của đất nước, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế giới (có định hướng chính trị rõ ràng); giáo dục về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân; bồi dưỡng một số kỹ năng sinh hoạt chính trị - xã hội cần thiết. 
2.1.3. Vai trò của phần mềm vnedu - mạng giáo dục Việt Nam
Trong những năm gần đây, các trường học đã rất quen thuộc với phần mềm “vnedu - mạng giáo dục Việt Nam”. Phần mềm này đã mang lại rất nhiều tiện ích trong việc quản lý trường học và đặc biệt là quản lý học sinh. Nhờ có phần mềm này mà phụ huynh học sinh có thể kịp thời nắm bắt được tình hình học tập của con em mình và học sinh cũng có thể cập nhật được điểm của mình. Ngoài ra , phần mềm là một cầu nối cực kì quan trọng giữa nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh. Kịp thời có những biện pháp để giáo dục các em. Đồng thời phần mềm này có nhiều ứng dụng hữu ích giúp giáo viên chủ nhiệm đơn giản hoá công việc chủ nhiệm lớp và quản lý học sinh một cách khoa học và thuận tiện hơn.
2.2. Thực trạng
2.2.1.Đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của công tác chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 
 Đặc điểm. 
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ hội nhập của đất nước, vì gánh nặng về kinh tế gia đình mà phụ huynh hoc sinh trông chờ chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm trong việc nuôi dạy con . 
Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không ít đến tâm sinh lí học sinh. 
Sự rỗng ruột về kiến thức của học sinh trong những năm học cấp dưới 
Sự đua đòi chạy theo mốt sống hiện đại của một bộ phận học sinh. 
Việc xử lý những học sinh vi phạm chưa dứt khoát và đồng bộ. 
 Thuận lợi. 
Được sự động viên, quan tâm và theo dõi kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường. 
Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết phụ huynh học sinh đều có số điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễ dàng hơn. 
 Khó khăn. 
 	Sự thiếu quan tâm của một đại bộ phận phụ huynh học sinh vì lo gánh nặng kinh tế gia đình. 
Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho một bộ phận học sinh sử dụng Internet sai mục đích giáo dục. 
Sự suy đồi đạo đức, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của học sinh. 
Học sinh ở xa . 
Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa tốt, còn ỷ lại. 
2.2.2. Tình hình thực tế ở lớp, ở học sinh.
	Năm học 2015 - 2016, lớp 10A5 ở trường THPT Đinh Chương Dương tỉ lệ học sinh yếu kém về học lực và hạnh kiểm (học sinh cá biệt) học kỳ I khá cao (21 em có học lực yếu, 6 em có hạnh kiểm yếu). Lớp xếp thứ 17/17 lớp trong tổng kết thi đua cuối kỳ I. 
Đa số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện xóa đói giảm nghèo:
Nhiều học sinh ở xa trường học, địa bàn trường đóng có nhiều tệ nạn phức tạp, có nhiều cám dỗ về cờ bạc, ma tuýtrên đường đi học của học sinh.
Nhiều học sinh thiếu thốn tình cảm do chỉ ở với mẹ hoặc bố, nhiều em phải tự lo sắp xếp cuộc sống và quản lý bản thân do cha, mẹ đi làm ăn xa. Vì áp lực tiền bạc, công việc nên nhiều phụ huynh không còn thời gian quan tâm đến con em mình. Nhiều khi các kênh trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh như hẹn gặp không bố trí được vì phụ huynh đi làm ăn xa, điện thoại cũng khó kết nối do làm việc không được phép sử dụng điện thoại, khi có thể liên lạc thì đã khuya nên cũng không tiện liên lạc. 
Trong năm học 2015 – 2016 tôi đã sử dụng hiệu quả các ứng dụng trong phần mềm “vnedu- mạng giáo dục việt Nam” để quản lý lớp chủ nhiệm 10A5.
2.3. Giải pháp và quá trình thực hiện
2.3.1. Phân loại học sinh cá biệt và tìm hiểu nguyên nhân
Hầu như trường nào, lớp học nào cũng có học sinh cá biệt, mà những học sinh này đa số gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, đôi khi họ rất mệt mỏi vì nói nhiều mà các em không nghe, càng phạt thì càng lỳ hơn hoặc các em sẽ co lại và phá phách hay chống đối ngầm. Điều này không những khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm mà còn có thể ảnh hưởng đến chuyện thi đua của cả lớp nữa. Trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm tôi thường chia học sinh cá biệt thành các nhóm:
Nhóm có học lực yếu I: do mải chơi, bỏ giờ, trốn học, trên lớp không chú ý nghe giảng, không ghi chép bài, về nhà không học bài, không làm bài tập
Nhóm có học lực yếu II: do khả năng hạn chế, do hổng kiến thức từ cấp dưới, do không có phương pháp họcnên rất khó tiếp thu được những kiến thức ở cấp trung học phổ thông, dẫn đến học lực đuối dần và không thể theo kịp các bạn trong lớp, không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của giáo viên đưa ra.
Nhóm có hạnh kiểm yếu thường do mải chơi, nhác học, tụ tập theo bạn bè xấu, có nhiều biểu hiện lệch lạc, gây mất trật tự, quậy phá, đánh lộn, trộm cắp, nổi bật vai trò thủ lĩnh, lập băng nhóm...trong trường, trong lớp, có ý thức rèn luyện kém và lặp đi lặp lại khuyết điểm nhiều lần.
Sử dụng các ứng dụng của phần mềm vn.edu – mang giáo dục Việt Nam: Quá trình rèn luyện của học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt, sẽ được tổng hợp theo tuần, theo tháng và sẽ thông qua các ứng dụng để liên hệ kịp thời vè gia đình.
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện nhằm giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt
2.3.2.1. Biện pháp tổ chức thực hiện để quản lý chung cả lớp.
Để quản lý tình hình chung của cả lớp, giáo viên chủ nhiệm nên sử dụng ứng dụng “gửi thông báo chung” của phần mềm vnedu. Ứng dụng này rất hữu ích với giáo viên chủ nhiệm khi muốn thông báo tình hình chung của cả lớp. Chỉ cần một tin nhắn giáo viên chủ nhiệm có thể thông báo các kế hoạch học của từng tuần, từng tháng, lịch nghỉ lễ, kỳ họp phụ huynh, lịch lao động, thời khoá biểu hoặc các khoản đóng góp cho tất cả các phụ huynh học sinh trong lớp. Nhờ có sự thông báo kịp thời này mà gia đình học sinh có thể nắm bắt được thời gian học của con em mình, nắm bắt được các khoản đóng góp, từ đó có thể cùng giáo viên chủ nhiệm và nhà trường quản lý học sinh chặt chẽ hơn để tránh tình trạng các em đi chơi điện tử, nghỉ học vô lý do, nói dối bố mẹ để gian lận trong việc xin tiền học,Ứng dụng “gửi thông báo chung” này không những giúp giáo viên chủ nhiệm tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn tăng hiệu quả trong việc quản lý học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt một cách rõ rệt. Đồng thời tiện ích này còn giúp học sinh chủ động trong kế hoạch học tập của mình. Ví dụ như trong năm học này, tỉnh Thanh Hoá chúng ta đã trải qua một đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ có lúc xuống dưới bảy độ. Tôi đã thông qua ứng dụng này để cập nhật cho các em lịch học của trường để các em chủ động nắm bắt được thông tin.
Đồng thời với việc gửi thông báo chung, giáo viên chủ nhiệm có thể đánh giá tổng kết chung nền nếp của lớp hàng tuần, hàng tháng trong mục ứng dụng “viết nhận xét”. Sau đó gửi đến tất cả các phụ huynh học sinh để gia đình học sinh nắm bắt được nề nếp chung của lớp, biết được nề nếp của lớp có sự tiến bộ hay giảm sút. Đây chính là cầu nối quan trọng giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường trong việc rèn luyện đạo đức cho các em học sinh.
Ngoài ra phụ huynh còn có thể theo dõi tổng thể quá trình học tập của học sinh thông qua ứng dụng “sổ liên lạc điện tử”. “Sổ liên lạc điện tử” là một ứng dụng tiệc ích tổng hợp cả quá trình học tập của học sinh. Nhờ ứng dụng này mà phụ huynh có thể nắm bắt được quá trình học và rèn luyện hạnh kiểm của con mình trong từng học kỳ hoặc cả năm học.
Bên cạnh với việc sử dụng các ứng dụng trên, để quản lý tình hình nề nếp chung của cả lớp, giáo viên chủ nhiệm còn liên tục điểm danh học sinh vắng học từng tuần vào “sổ điểm danh” của phần mềm. Mọi thông tin về số ngày nghỉ của học sinh: có phép hoặc không có phép đều được gửi định kỳ về số điện 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hieu_qua_cac_ung_dung_trong_phan_mem_vnedu_mang.doc