SKKN Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các Đề tài nghiên cứu khoa học - Sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa

SKKN Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các Đề tài nghiên cứu khoa học - Sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa

Ngày nay, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin phát triển, con

người ứng dụng hệ thống Internet vào đời sống sản xuất trong tất các ngành

nghề và lĩnh vực của xã hội. Hệ thống Internet giúp truyền tải thông tin nhanh

nhất đến tất cả mọi người mọi lúc, mọi nơi. Website là một công cụ hỗ trợ

hiệu quả, nhanh chóng cho tất cả các hoạt động đời sống đặc biệt là công tác

quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục.

Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin, các hệ thống phần mềm, các

hệ thống website đã được ứng dụng rộng dãi như: hệ thống quản lý học sinh,

hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhà

trường, nhằm làm cho hiệu quả giáo dục được nâng cao trong cả công tác

quản lý và công tác chuyên môn.

Với mục đích xây dựng một hệ thống quản lý các đề tài nghiên cứu khoa

học, sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục Thanh Hóa từ cấp trường

đến cấp Sở, nhằm tạo một môi trường với các công cụ hỗ trợ thuận lợi cho

việc quản lý, khai thác, ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học, các sáng kiến

kinh nghiệm trong ngành giáo dục, tôi đã xây dựng thành công website: “Hệ

thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng

kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa”

pdf 19 trang thuychi01 9900
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các Đề tài nghiên cứu khoa học - Sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC 
-------------------------- 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HỆ THỐNG QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ VÀ KHAI THÁC 
CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC- SÁNG KIẾN 
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC THANH HÓA 
Người thực hiện: Dương Đình Sĩ 
Chức vụ: Chuyên viên 
Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục Trung học 
Lĩnh vực: Ứng dụng CNTT trong quản lý 
THANH HOÁ NĂM 2017 
1 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC .................................................................................................... 1 
I- MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3 
1.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................... 3 
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................... 3 
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4 
1.5. Những điểm mới của SKKN ........................................................ 5 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .......................................... 5 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .............................................. 5 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ............ 6 
2.3. Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa 
học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa ........................... 7 
2.3.1. Hệ thống quản lý, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến 
kinh nghiệm ............................................................................................... 8 
2.3.1.1. Nhóm các chức năng hệ thống ................................................... 8 
2.3.1.2. Nhóm các chức năng danh mục ................................................. 9 
2.3.1.3. Nhóm các chức năng hồ sơ viết sáng kiến kinh nghiệm ........... 10 
2.3.1.4. Nhóm các chức năng hồ sơ kết quả .......................................... 10 
2.3.1.5. Nhóm các chức năng quản trị ................................................... 11 
2.3.1.6. Nhóm các chức năng khác ....................................................... 11 
2.3.2 Hệ thống khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh 
nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa .......................................................... 12 
2.3.2.1. Chức năng tra cứu theo đơn vị ................................................. 13 
2.3.2.2. Chức năng tra cứu theo lĩnh vực .............................................. 13 
2.3.2.3. Chức năng tra cứu theo số hiệu công chức ............................... 13 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. ...................................................... 14 
2.4.1. Đối với công tác quản lý ................................................................. 14 
2 
2.4.2. Đối với công tác khai thác .............................................................. 15 
III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................... 15 
1. Kết luận ................................................................................................ 15 
2. Kiến nghị .............................................................................................. 15 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 17 
CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 18 
3 
I- MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Ngày nay, khoa học công nghệ và công nghệ thông tin phát triển, con 
người ứng dụng hệ thống Internet vào đời sống sản xuất trong tất các ngành 
nghề và lĩnh vực của xã hội. Hệ thống Internet giúp truyền tải thông tin nhanh 
nhất đến tất cả mọi người mọi lúc, mọi nơi. Website là một công cụ hỗ trợ 
hiệu quả, nhanh chóng cho tất cả các hoạt động đời sống đặc biệt là công tác 
quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục. 
Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin, các hệ thống phần mềm, các 
hệ thống website đã được ứng dụng rộng dãi như: hệ thống quản lý học sinh, 
hệ thống quản lý tài sản, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhà 
trường, nhằm làm cho hiệu quả giáo dục được nâng cao trong cả công tác 
quản lý và công tác chuyên môn. 
Với mục đích xây dựng một hệ thống quản lý các đề tài nghiên cứu khoa 
học, sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục Thanh Hóa từ cấp trường 
đến cấp Sở, nhằm tạo một môi trường với các công cụ hỗ trợ thuận lợi cho 
việc quản lý, khai thác, ứng dụng hiệu quả các đề tài khoa học, các sáng kiến 
kinh nghiệm trong ngành giáo dục, tôi đã xây dựng thành công website: “Hệ 
thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng 
kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Hiện nay, trong thực tế có rất nhiều hệ thống quản lý và khai thác các đề 
tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm được sử dụng. Tuy nhiên 
các hệ thống này thường chỉ giải quyết các vấn đề riêng lẻ như chỉ quản lý 
được các đề tài, hoặc chỉ hỗ trợ khai thác đề tài, không hỗ trợ các công cụ 
đánh giá xếp loại các đề tài, chỉ quản lý các đề tài thuộc các cấp học Mầm 
non, Tiểu học, THCS, THPT, cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo, cấp Sở Giáo 
dục và Đào tạo riêng lẻ, giá thành triển khai hệ thống đắt, chưa đồng nhất các 
công cụ quản lý, đánh giá và khai thác trong cùng một hệ thống,... Để khắc 
phục các vấn đề này tôi đã xây dựng thành công website “Hệ thống quản lý và 
khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo 
dục tỉnh Thanh Hóa”. 
4 
Hệ thống đã và đang được triển khai giúp giải quyết các vấn đề mà một số 
hệ thống khác, hiện hành chưa đáp ứng được hoặc đáp ứng chưa đầy đủ, 
không thống nhất trong cùng một hệ thống, như: 
- Là hệ thống quản lý và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học và sáng 
kiến kinh nghiệm thuộc ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa từ các cơ sở giáo dục 
Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các bộ 
phận trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. 
- Cho phép quản lý với các công cụ cập nhật, sửa, xóa thông tin đề tài, 
quản lý nội dung đề tài. 
- Cho phép quản lý với các công cụ đánh giá xếp loại nội dung đề tài. Hỗ 
trợ cán bộ quản lý thực hiện các đầy đủ các nghiệm vụ quản lý nghiên cứu 
khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành, đánh giá và xếp loại các 
đề tài đúng theo quy định. 
- Cho phép cán bộ giáo viên có thể học tập, nghiên cứu và khai thác các đề 
tài trong hệ thống mọi lục, mọi nơi. 
- Các cấp quản lý dễ dàng quản lí, theo dõi việc nghiên cứu khoa học, viết 
SKKN tại cơ sở. 
- Tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ, 
- Xây dựng được kho đề tài khoa học, SKNN cấp ngành giúp cán bộ, giáo 
viên và học sinh khai thác học hỏi, ứng dụng và phát triển. 
- 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Công tác quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học, 
các sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thanh hóa từ các 
cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đến phòng giáo dục và đào 
tạo, sở giáo dục và dào tạo. 
Hệ thống website với các công cụ quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài 
nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Phân tích hệ thống, tổng hợp các hoạt động quản lý, đánh giá và khai thác 
các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm thuộc ngành giáo dục 
Thanh Hóa. 
5 
1.5. Những điểm mới của SKKN 
Trong thực tế có nhiều hệ thống quản lý, khai thác các đề tài khoa học- 
sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực khác nói chung 
đã được triển khai, tuy nhiên các hệ thống này chỉ mới thực hiện được các 
thao tác quản lý, hoặc các thao tác khai thác đề tài một cách riêng lẻ, chưa đáp 
ứng được yêu cầu thực tế đặc biệt là sự kết hợp đầy đủ các thao tác quản lý 
cùng với thao tác khai thác đề tài để triển khai ứng dụng trong thực tế, cũng 
như là các thao tác quản lý, đánh giá đề tài của ngành giáo dục nói riêng. 
Hệ thống website “Hệ thống quản lý và khai thác đề tài- sáng kiến kinh 
nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa” có những điểm mới như sau: 
- Kết hợp được đầy đủ các chức năng, module quản lý, đánh giá và khai 
thác trong cùng một hệ thống. 
- Có đầy đủ các công cụ hỗ trợ cán bộ phụ trách của ngành thực hiện các 
thao tác quản lý, thống kê- tổng hợp, báo cáo, bắt đầu từ bước đăng ký viết 
đề tài đến việc tổ chức đánh giá xếp loại đề tài, các công cụ cho phép người 
dùng khai thác phục vụ việc học tập, nghiên cứu khai thác và triển khai đề tài 
áp dụng vào thực tiễn. 
- Có giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng với người dùng. 
- Là hệ thống được phát triển trên ngôn ngữ C#, dưới nền webform hiện 
đại, dễ nâng cấp và phát triển tiếp. 
- Có thể áp dụng triển khai cho các hệ thống quản lý và khai thác đề tài 
khoa học, sáng kiến kinh nghiệm nói chung không riêng gì ngành giáo dục 
Thanh Hóa. 
- Hệ thống cho phép phân quyền theo cấp quản lí cũng như là người dùng 
đảm bảo ổn định, có tính bảo mật và độ an toàn đáp ứng yêu cầu của một hệ 
thống công nghệ thông tin. 
- 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX và 
đầu thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh 
6 
tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu 
chuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia 
đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công 
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để phát triển và hội nhập. Đối với giáo 
dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội 
dung, phương pháp, phương thức dạy và học, phong cách quản lý,... Công 
nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo 
dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 
thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. 
Công nghệ quản lý giáo dục: Làm thay đổi cung cách điều hành và quản 
lý giáo dục, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để làm việc hiệu quả hơn 
(về các mặt: kinh tế, thời gian, thông tin, tri thức,...). Vai trò của công nghệ 
thông tin trong quản lý giáo dục có thể là: 
- Một hệ thống trợ giúp: Công nghệ thông tin sẽ làm đơn giản hóa các 
công tác như quản lý, tổ chức đánh giá xếp loại, tổng hợp, thống kê- báo cáo... 
- Một công cụ hỗ trợ để đơn giản hóa và làm giảm khối lượng công việc ... 
những công việc phức tạp như: thống kê, báo cáo, khai thác, ứng dụng vào 
thực tiễn,... trước đây phải mất niều thời gian và công sức thì nay công nghệ 
thông tin cho phép chỉ cần ra lệnh, thông qua các thao tác đơn giản. 
- Việc trao đổi thông tin với các cấp quản lý giáo dục, với xã hội nhanh 
chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí thông qua hệ thống mạng Internet. 
- Công nghệ thông tin có thể trợ giúp quá trình đánh giá, giám sát các hoạt 
động của giáo dục một cánh nhanh chóng, chính xác, định lượng hóa các tiêu 
chí mà truyền thống vẫn là định tính. 
Công nghệ thông tin và truyền thông được phát triển và ứng dụng một 
cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên 
tiến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đánh giá xếp loại, tổng 
hợp số liệu, thống kê- báo cáo số liệu, 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Trong nhiều năm Cơ quan sở cũng như các phòng giáo dục và đào tạo, các 
cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý, đánh giá xếp loai và khai thác các đề 
tài- sáng kiến kinh nghiệm theo phương thức truyền thống; nghĩa là Sở ban 
hành các quy định, hướng dẫn, biểu mẫu, các cơ sở nghiên cứu các quy định, 
7 
hướng dẫn triển khai viết đề tài- sáng kiến kinh nghiệm, thu đề tài- sáng kiến 
kinh nghiệm ở dạng bản giấy (có thể cả bản mềm), điền số liệu biểu mẫu tổng 
hợp, xác nhận và nộp về Sở. Mô hình này có thể dẫn tới một số hiệu quả 
không mong muốn: 
- Các đề tài- sáng kiến kinh nghiệm ở dạng bản giấy (hoặc file mềm) với 
kích thước và số lượng lớn rời rạc không thống nhất, dẫn đến công tác quản 
lý, đánh giá xếp loại, tìm kiếm, tra cứu cực kỳ khó khăn. Việc khai thác, ứng 
dụng đề tài ở các đơn vị khác nhau càng khó khăn do điều kiện nghiên cứu và 
học tập khó khăn. 
- Việc sử dụng bản giấy dẫn đến việc in ấn nhiều, tốn kém, dễ bị sai lệch, 
không đồng nhất quy cách,... với bản mềm thông qua các file rời rạc việc 
quản lý cũng rất khó khăn do không có công cụ tra cứu đi kèm. Các thao tác 
khai thác như tìm kiếm, tra cứu, trích xuất vô cùng khó khăn với số lượng lớn. 
- Việc tổng hợp, thống kê- báo cáo số liệu khó khăn, dễ bị sai lệch (công 
tác tổng hợp, thống kê- báo cáo thường được trích rút từ báo cáo của cơ sở) 
mà không kiểm tra, rà soát được. 
- Hồ sơ, dữ liệu không kịp thời do việc tìm kiếm, tổng hợp số liệu mất 
nhiều thời gian, đặc biệt với số lượng lớn đề tài. 
- Việc lưu trữ, quản lí các đề tài, SKKN gặp nhiều khó khăn, bất cập nhất 
là khi số lượng rất lớn. 
- Công tác phổ biến, áp dụng vào thực tiễn cũng như là học tập, phát triển 
các đề tài, SKKN đã có gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả. 
-... 
2.3. Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa 
học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa 
Hệ thống là tổ hợp các module với các công cụ hỗ trợ việc quản lý, đánh 
giá và khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành 
giáo dục Thanh Hóa đã được triển khai trong ngành tại địa chỉ: 
hoặc http:10.136.70.9:8685/QLSKKN.aspx 
Tổ hợp các module có thể được chia thành các hệ thống con: 
- Hệ thống quản lý, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến 
kinh nghiệm 
8 
- Hệ thống khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh 
nghiệm ngành giáo dục. 
2.3.1. Hệ thống quản lý, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng 
kiến kinh nghiệm 
Hệ thống được xây dựng hỗ trợ việc quản lý và khai thác đề tài nên các 
chức năng xuyên xuốt từ cấp Sở đến cấp trường. Tùy theo tài khoản được cấp 
mà hệ thống sẽ hỗ trợ các chức năng tương ứng với cấp quản lý nhà nước 
cũng như các người dùng tự do (Guest) cần khai thác. 
2.3.1.1. Nhóm các chức năng hệ thống 
Bao gồm các chức năng Đăng nhập, Đổi mật khẩu, Sao lưu dữ liệu. Tùy 
theo tài khoản trường, tài khoản phòng hoặc tài khoản Sở mà hệ thống sẽ cho 
phép thực hiện các chức năng tương ứng với cấp quản lý nhà nước. 
9 
2.3.1.2. Nhóm các chức năng danh mục 
Đây là nhóm chức năng chủ yếu dành cho các cấp quản lý nhà nước như 
cấp Sở, cấp Phòng. Nhóm chức năng này giúp người quản lý chọn hoặc chỉnh 
sửa các danh mục dùng cho hê thống trong quá trình thực hiện quản lý. Nhóm 
chức năng này bao gồm: Chọn năm học, Tra cứu danh mục đơn vị, danh mục 
trường, danh mục môn học, danh mục lĩnh vực đề tài quản lý, danh mục chức 
vụ,. 
10 
2.3.1.3. Nhóm các chức năng hồ sơ viết sáng kiến kinh nghiệm 
Nhóm chức năng này cho phép xác định thời gian thực hiện đăng ký viết 
đề tài- sáng kiến kinh nghiệm; nhập, xem sửa, xóa thông tin đề tài; xem, in 
danh sách đề tài, thống kê số lượng đề tài theo đơn vị hoặc theo lĩnh vực, 
2.3.1.4. Nhóm các chức năng hồ sơ kết quả 
Nhóm chức năng này cho phép xác định thời gian cập nhật kết quả đề tài- 
sáng kiến kinh nghiệm, in danh sách đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm, 
nhập kết quả đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện các thao tác 
thống kê kết quả đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm theo đơn vị, theo lĩnh 
vực, 
11 
2.3.1.5. Nhóm các chức năng quản trị 
Nhóm chức năng hỗ trợ người quản trị quản lý hệ thống, gồm các chức 
năng đổi mật khẩu tài khoản cấp trường, đổi mật khẩu tài khoản cấp đơn vị 
(cấp Phòng và cấp Sở) phân quyền các chức năng của hệ thống. 
2.3.1.6. Nhóm các chức năng khác 
Nhóm chức năng này gồm hai nhóm nhỏ: Thông báo và quy định; Hỗ trợ. 
- Thông báo và quy định: cho nhà quản lý đăng các thông báo và quy định 
pháp lý quy định về việc viết và đánh giá đề tài- sáng kiến kinh nghiệm giúp 
người dùng tra cứu để áp dụng các quy định nhà nước vào việc xây dựng đề 
tài. 
- Hỗ trợ: cho phép nhà quản lý đăng các hướng dẫn, hỗ trợ về việc sử 
dụng và khai thác hệ thống. 
12 
2.3.2 Hệ thống khai thác các đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh 
nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa 
Bao gồm nhóm chức năng tra cứu thông tin về nội dung đề tài nghiên cứu 
khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa, giúp người 
dùng sử dụng nội dung các đề tài nhằm mục đích học tập, khai thác, ứng dụng 
vào thực tiễn,... Nhóm chức năng này hệ thống ngầm định là công khai do đó 
người dùng không cần phần đăng nhập, trong quá trình tra cứu người dùng có 
thể download nội dung đề tài- sáng kiến kinh nghiệm về để tham khảo hoặc 
áp dụng, 
13 
2.3.2.1. Chức năng tra cứu theo đơn vị 
2.3.2.2. Chức năng tra cứu theo lĩnh vực 
2.3.2.3. Chức năng tra cứu theo số hiệu công chức 
14 
Ngoài ra, ở nhóm chức năng này hệ thống còn hỗ trợ người quản lý tra 
cứu tài khoản trường, tra cứu tài khoản đơn vị. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 
Sau khi triển khai, hệ thống đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cụ thể 
như sau: 
2.4.1. Đối với công tác quản lý 
- Việc triển khai hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn viết đề tài- sáng 
kiến kinh nghiệm hằng năm có thể thực hiện việc đăng tải ngay trên hệ thống. 
Dó đó các cơ sở, người dùng có thể tham khảo, nghiên cứu trực tiếp mọi lúc 
mọi nơi, giảm thời lượng, công sức tìm kiếm của cơ sở và người dùng cũng 
như thời gian triển khai, giải thích của cán bộ phụ trách. 
- Việc nộp các đề tài- sáng kiến kinh nghiệm về Sở bằng bản mềm thông 
qua hệ thống giúp cơ sở đỡ tốn công sức, tiền của in ấn, đi lại nộp, vừa tránh 
được sai xót lại đơn giản có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi miễn là đảm bảo 
đúng thời gian quy định. 
- Tổ chức cho các tổ nhóm chấm, thẩm định, đánh giá đề tài được triển 
khai đơn giản với đầy đủ các công cụ hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. Tránh được 
nhiều sai xót, tốn kém trong quá trình photo, in ấn đề tài, 
- Việc tổng hợp số liệu, thống kê báo cáo từ đăng ký viết đến kết quả với 
đầy đủ các công cụ thực hiện đơn giản, nhanh chóng, chính xác, đáp ứng đầy 
đủ các yêu cầu của cán bộ phụ trách như quy định. 
15 
- Các kết quả được công bố công khai, minh bạch, rõ ràng đảm bảo công 
bằng, giúp cơ sở yên tâm, tin tưởng vào công tác đánh giá, xếp loại. 
2.4.2. Đối với công tác khai thác 
Với các công cụ tìm kiếm thuận lợi chính xác giúp người dùng dễ ràng tìm 
kiếm các đề tài theo lĩnh vực, đơn vị, từ đó có thể tiến hành học tập, phát 
triển, triển khai ứng dụng hiệu quả các đề tài- sáng kiến kinh nghiệm vào thực 
tiễn. 
III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận 
Quá quá trình triển khai “Hệ thống quản lý, đánh giá và khai thác các đề 
tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Thanh Hóa” 
vào thực tiễn (tại  hoặc 
http:10.136.70.9:8685/QLSKKN.aspx), hệ thống đã đáp ứng được các yêu 
cầu cơ bản, một số yêu cầu nghiệp vụ cốt lõi trong công tác quản lý, đánh giá 
và khai thác đề tài nghiên cứu khoa học- sáng kiến kinh nghiệm của ngành, hỗ 
trợ người quản lý và người dùng các trích xuất, thống kê báo cáo, tra cứu 
nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, chi phí liên quan, Tuy nhiên hệ 
thống vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được tiếp tục nâng cấp, khắc phục 
và phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu cao hơn, chính xác hơn, thuận tiện 
hơn, như: 
- Giao diện cần được thiết kế bắt mắt, tiện lợi hơn nữa. 
- Cần kiểm soát và bảo mật chặt chẽ hơn nữa quá trình nhập liệu của cán 
bộ quản lý cấp dưới (cấp phòng giáo dục, cấp trường). 
- Hệ thống cần nâng cấp để có thể tự động sao lưu dữ liệu, bảo mật dữ liệu

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_he_thong_quan_ly_danh_gia_va_khai_thac_cac_de_tai_nghie.pdf