SKKN Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn Sinh học 10 cơ bản ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương

SKKN Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn Sinh học 10 cơ bản ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương

- Với nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay thì Ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp bậc học đó là “học phải đi đôi với hành”. Phong trào này đã và đang trở nên phổ biến mà tất cả những người làm công tác giáo dục và được hưởng ứng một cách tích cực.

 - Bản thân tôi cũng là một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư tâm hồn”, cũng ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đạo tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, biết cách vận dụng kiến thức học tập được vào thực tiễn sản xuất.

 - Với lượng kiến thức phong phú như môn Sinh học, và rất nhiều phần học có thể áp dụng thực tiễn sản xuất thì tôi mạnh rạn đề xuất sáng kiến của mình là “Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn sinh học 10 cơ bản ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương” để dạy cho học sinh. Và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình đã thực hiện để quý đồng nghiệp

doc 20 trang thuychi01 10412
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn Sinh học 10 cơ bản ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 - Với nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay thì Ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp bậc học đó là “học phải đi đôi với hành”. Phong trào này đã và đang trở nên phổ biến mà tất cả những người làm công tác giáo dục và được hưởng ứng một cách tích cực.
 - Bản thân tôi cũng là một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư tâm hồn”, cũng ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đạo tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, biết cách vận dụng kiến thức học tập được vào thực tiễn sản xuất. 
 - Với lượng kiến thức phong phú như môn Sinh học, và rất nhiều phần học có thể áp dụng thực tiễn sản xuất thì tôi mạnh rạn đề xuất sáng kiến của mình là “Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn sinh học 10 cơ bản ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở địa phương” để dạy cho học sinh. Và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình đã thực hiện để quý đồng nghiệp tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn sản xuất tạo điều kiện cho các em bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú đối với một ngành nghề, một công việc nào đó. Thông qua đó giáo viên truyền cảm hứng cho học sinh con đường phát triển sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương
 - Cùng đó thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn sản xuất, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, kích thích hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Nội dung chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật – Sinh học 10 cơ bản
 - Một cơ sở sản xuất nước mắm ở địa phương
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu tài liệu.
 - Hoạt động nhóm
 - Quan sát trực quan
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 
 - Các câu hỏi liên quan đến sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật được sử dụng trong bài học gắn liền với đời sống hàng ngày, thực tiễn sản xuất.
 - Học sinh được tiếp cận thực tế với cơ sở sản xuất ở địa phương
 - Tạo sự hứng thú cho cả người dạy và người học
 - Học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được để giải thích các giai đoạn trong quy trình sản xuất nước mắm mà các em trực tiếp quan sát tại cơ sở sản xuất
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 - Trước đây thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, đã có một số mô hình trường vừa học vừa làm, tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao.
 - Gần đây mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tiễn sản xuất ở địa phương. 
 - Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất ở địa phương là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các nhà trường biết đến và tận dụng. Do đó hiện nay học đi đôi với hành và gắn với thực tiễn sản xuất là việc đổi mới cần thiết trong phương pháp dạy và học ở các trường THPT.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 - Trong những năm qua hoạt động đổi mới hình thức và phương pháp dạy học ở cấp THPT đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên việc truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế.
 - Do Sinh học là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực tiễn vì thế trong quá trình dạy và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn nếu chỉ dạy lí thuyết trên lớp. 
 - Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
 - Từ việc giao quyền chủ động cho cơ sở, giáo viên điều chỉnh khung phân phối chương trình, thời gian giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nên giáo viên có điều kiện áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tiến tiến, một trong những phương pháp đó là vận dụng tổng hợp kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sản xuất. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 2.3.1. Bảng kế hoạch giảng dạy: 
 Phương pháp dạy học phần sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật môn sinh học 10 gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương được chia thành 5 tiết
Tiết
Tên bài dạy
Địa điểm
1
Sinh trưởng của vi sinh vật
Lớp học 10A2,6
2
Sinh sản của vi sinh vật
Lớp học 10A2,6
3
Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật
Lớp học 10A2,6
4
Tìm hiểu thực tế một đơn vị sản xuất nước mắm tại Sầm Sơn
Số 60 - Phường Trường Sơn - Sầm Sơn – Thanh Hóa
5
Tìm hiểu thực tế một đơn vị sản xuất nước mắm tại Sầm Sơn
Số 60 - Phường Trường Sơn - Sầm Sơn – Thanh Hóa
 2.3.2. Nội dung giảng dạy từng tiết:
Tiết 1+2: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
 SINH SẢN 	CỦA VI SINH VẬT
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh (HS) có khả năng:
Kiến thức:
Định nghĩa được sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Phát biểu khái niệm thời gian thế hệ và tính được thời gian thế hệ.
Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục. 
Trình bày được đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. 
Trình bày được khái niệm sinh sản của vi sinh vật.
Trình bày được các hình thức sinh sản của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Lấy được các ví dụ về sự sinh trưởng của các quần thể sinh vật ngoài thực tế.
Phân biệt được giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. 
Phân biệt được điểm khác nhau ở sinh sản ở sinh vật nhân sơ và sinh sản ở sinh vật nhân thực.
Vận dụng phương pháp nuôi cấy liên tục vào trong sản xuất và đời sống tạo sản phẩm hữu ích.
Kỹ năng: 
Quan sát, nhận xét
Tư duy và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe, tiếp nhận và hệ thống hóa lại kiến thức kiến thức.
Làm việc nhóm, tự học.
Áp dụng công thức để làm bài tập.
Thái độ:
Phát huy tính tích cực trong giờ học.
Ý thức được những lợi ích của vi khuẩn đối với con người.
Hình thành ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa.
Năng lực hướng tới:
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học.
Giao tiếp và hợp tác.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực riêng:
Tính toán.
Tìm hiểu tự nhiên, xã hội và khoa học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
*Chuẩn bị của GV: Phiếu học tập: Đặc điểm của các pha sinh trưởng.
Pha tiềm phát
Pha lũy thừa
Pha cân bằng
Pha suy vong
*Chuẩn bị của học sinh: SGK 10 Cơ bản
 III. Phương pháp kỹ thuật dạy học chủ yếu 
Vấn đáp, Trực quan, Diễn giảng, Hoạt động nhóm
Hình 25, hình 26.2, hình 26.3 SGK và hình phân đôi ở vi khuẩn (GV vẽ)
IV. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc.
1. Ổn định lớp (1p) : kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Tiến trình bài mới :
3.1. Hoạt động tình huống xuất phát  ( 4 phút khởi động) : 
GV: Từ 1 cá thể ban đầu có thể tạo ra cá thể mới, quá trình đó được gọi là gì?
HS: Quá trình sinh sản?
GV: Ở THCS ta đã học thực vật động vật đều có quá trình sinh sản để duy trì nòi giống. Vậy ở vi sinh vật (VSV) quá trình sinh sản cũng để duy trì nòi giống. Vậy sinh sản của VSV là gì? Muốn VSV sinh sản thì chúng phải trải qua quá trình sinh trưởng rồi mới sinh sản được. Vậy thì ở đây chúng ta có 2 vấn đề là sinh trưởng VSV là gì? Và VSV sinh sản như thế nào?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức :
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật (15 phút)
* Mục tiêu:	
Định nghĩa được sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Phát biểu khái niệm thời gian thế hệ và tính được thời gian thế hệ.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Vấn đáp- gợi mở; nêu và giải quyết vấn đề. 
Nội dung
Hoạt động của GV và học sinh
I. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng của vi sinh vật là sự gia tăng số lượng tế bào vi sinh vật của quần thể.
Định nghĩa: Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra từ một tế bào VSV cho đến khi tế bào đó phân chia xong hoặc thời gian cần thiết để cả quần thể tăng gấp đôi.
Công thức 
+ Thời gian thế hệ: 
g=t/n
n: số lần phân chia của 1 tế bào
t: thời gian phân chia
g: thời gian thế hệ
+ Số lượng tế bào của quần thể sau thời gian t:
Nt = N0 * 2n
Nt: số lượng cá thể trong quần thể sau phân chia
N0: số lượng cá thể trong quần thể lúc ban đầu
Lưu ý: t và g phải cùng đơn vị thời gian.
GV: yêu cầu học sinh nhận xét về tốc độ phân chia của VSV? và có ý nghĩa gì trong đời sống
HS: nhanh, ý nghĩa 2 mặt
Lợi: sử dụng trong sản xuất
Hại: gây bệnh nhanh cho con người 
GV: vd sản xuất axit amin, lên men...
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ cho biết thế nào là sinh trưởng của quần thể VSV?
HS: TL
VK E.Coli bảng và diễn giảng: Ban đầu VK E. Coli có 1 tế bào, sau 20’ phân chia thành 2 tế bào, thêm nữa 20’ phân chia thành 4 tế bào VK E. Coli. Như vậy, các em thấy, cứ sau 20’ VK E. Coli sẽ phân chia 1 lần. Khoảng thời gian 20’ đó gọi là thời gian thế hệ. Vậy em nào khái niệm lại cho cô Thời gian thế hệ là gì?
- Vậy ở đây tổng thời gian để tạo ra 4 tế bào E. coli là 40 phút (t) và số lần phân chia (n) 2 lần nên có thời gian thế hệ (g) là 20 phút. 
- Nêu cho cô công thức tính thời gian thế hệ?
- Lưu bảng.
- Từ sơ đồ sinh sản của E. coli ở trên ta có thể viết ngắn gọn: 
1 TB n lần phân chia 2n
N0 n lần phân chia Nt?
Theo phương thức tăng suất em sẽ có Nt là gì?
à Nt = N0 * 2n
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn (30 phút)
* Mục tiêu:
Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục. 
Trình bày được đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. 
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1.Nuôi cấy không liên tục.
- Môi trường nuôi cấy không liên tục : Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy.
- Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong
 a. Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.
 b. Pha luỹ thừa: Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại. 
 c. Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
 d. Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều)
2. Nuôi cấy liên tục: 
Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.
Trong thực tế đời sống, con người đã vận dụng đặc điểm sinh trưởng của chúng để nuôi cấy và thu sinh khối mang lại nhiều lợi ích. Đặc điểm các hình thức nuôi cấy đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời ở mục II.
- Có mấy kiểu nuôi cấy VSV?
HS: TL
GV: Ví dụ: làm cải ngâm giấm để khoảng 1 -2 ngày cải không chua, và độ chua tăng nhanh dần đến rất chua. Một thời gian lâu không sử dụng thì có mùi hôi và cải bị hư.
=> Đây là ví dụ cho môi trường nuôi cấy không liên tục.
- Qua ví dụ hãy cho biết môi trường nuôi cấy không liên tục là gì?
- Nhận xét và lưu bảng.
- Các em quan sát hình 25/tr.100 đường cong tăng trưởng của quần thể vi khuẩn. Hoàn thành phiếu học tập trong vòng 2 phút.
- Chia lớp 2 bàn thành 1 nhóm và phát phiếu học tập.
- Sửa phiếu học tập và rút ra đặc điểm của các pha sinh trưởng.
- Lấy ví dụ về sinh trưởng không liên tục mà em biết?
HS: TL
GV: Làm sữa chua, ngâm rượu nho...
Là ví dụ về nuôi cấy ko liên tục được ứng dụng trong sản xuất
- Chuyển ý: Giấm là 1 gia vị thường được sử dụng. Để nuôi được giấm thì khi lấy đi nước giấm chua người ta sẽ bỏ thêm rượu hoặc nước dừa vô. Quá trình này sẽ được lập đi lập lại.
- Đó là ví dụ điển hình của môi trường nuôi cấy liên tục. 
- Vậy môi trường nuôi cấy không liên tục là gì?
- Môi trường Nuôi cấy không liên tục có mấy pha? Kể tên?
- Vậy tại sao môi trường nuôi cấy không liên tục không có pha suy vong?
- VK E.Coli có nhiều trong đường ruột người, đó là môi trường nào? Vì sao? 
- GV nhận xét, bổ sung (mở rộng): Dạ dày luôn được cung cấp thức ăn từ miệng và lấy đi sản phẩm (đưa thức ăn xuống ruột) nên nó được xem là nơi nuôi cấy liên tục đối với VSV ở dạ dày. Cũng chính vậy, chúng ta phải rèn luyện thói quen ăn chín uống sôi, thực phẩm thì phải rửa sạch, nấu chín trước khi ăn, nếu không khi ăn VSV vào gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhanh chóng gây ra bệnh đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, dịch tả,...
 Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh sản của vi sinh vật ( 30 phút)
* Mục tiêu:
Phân biệt được điểm khác nhau ở sinh sản ở sinh vật nhân sơ và sinh sản ở sinh vật nhân thực.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm.
Nội dung 
Hoạt động của GV và HS
1. sinh sản ở VSV nhân sơ
- Phân đôi
- Nảy chồi
- Sinh sản bằng bào tử
2. Sinh sản ở VSV nhân thực
- Phân đôi : Nấm men rượu rum
- Nảy chồi: Nấm men rượu
 - Sinh sản bằng bào tử: 
 + vô tính bằng bào tử kín hay bằng bào tử trần
 + hữu tính bằng cách tiếp hợp như nấm sợi
-GV: Thế nào là sinh sản ở VSV 
HS: TL
GV: Nhắc lại kiến thức cũ: Có mấy loại tế bào VSV?
- Do sự khác biệt về cấu tạo tế bào nên sinh sản ở nhân sơ và nhân thực cũng có những nét khác nhau.
- Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ.
- Dựa vào SGK cho cô biết có mấy hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ?
- Cho HS quan sát hình ảnh vi khuần phân đôi. Giáo viên và HS cùng phân tích hình.
- Quan sát SGK và trả lời cho cô có mấy kiểu sinh sản bằng bào tử?
- Lắng nghe và lưu bảng
- Nội bào tử có phải là một hình thức sinh sản không? Vì sao?
- Nhận xét: đây không phải là hình thức sinh sản. mà Khi gặp điều kiện bất lợi tế bào sinh dưỡng bên trong hình thành nội bào tử
- Chuyển ý: Vậy sinh sản của VSV nhân thực như thế nào?
HS: TL
- Cũng tương tự nhân sơ nhân thực cũng có sinh sản bằng bào tử, phân đôi và nảy chồi
- Quan sát hình 26.3. Có mấy loại sinh sản bằng bào tử?
- Nhận xét và lưu bảng.
4.Củng cố:
- Trong quá trình làm sữa chua là kiểu nuôi cấy gì, giai đoạn mang sữa vào tủ lạnh để sử dụng dần là giai đoạn nào của quá trình nuôi cấy? 
- Giáo viên nói về quá trình sản xuât mì chính (nuôi cấy liên tục, nhờ vsv, sản xuất ra axit glutamic là nguyên liệu sản xuất mì chính)
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
Đọc phần em có biết
Về nhà đọc bài và trả lời câu hỏi SGK trang 105.
Tiết 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật
 Mục tiêu bài học.
Học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu một số ứng dụng con người đã sử dụng các chất hóa học và các yếu tố vật lí để khống chế vi sinh vật có hại.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vi sinh vật trong đời sống.
- Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Chuẩn bị.
Chuẩn bị của GV.
Bảng SGK/106.
Phiếu học tập: “Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”.
Các yếu tố vật lý
Ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
Ứng dụng
Nhiệt độ
Độ ẩm
pH
Ánh sáng
Áp suất thẩm thấu
Chuẩn bị của GV: Xem trước bài.
 III. Tiến trình bài học.
Ổn định lớp. ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ. (2 phút)
Hãy nêu đặt điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
3. Tiến trình bài mới :
3.1. Hoạt động tình huống xuất phát  (2 phút khởi động) : 
Trong môi trường thích hợp thì vi sinh vật sinh trưởng tăng theo cấp số nhân. Nhưng thực tế thì sự sinh trưởng của vi sinh vật không tăng theo cấp số nhân vì trong môi trường sống vi sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đó là những yếu tố nào và nó ảnh hưởng đến vi sinh vật như thế nào?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức :
Hoạt động 1. Tìm hiểu các chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (10 phút)
* Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm, vấn đáp gợi mở
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Chất hóa học ảnh hưởng đến VSV theo hai hướng là chất dinh dưỡng và chất ức chế.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, mục 1. Chất dinh dưỡng, trả lời câu hỏi:
+ Để VSV sinh trưởng bình thường thì cần phải có những chất nào?
+ Những chất này có vai trò gì đối với quá trình sinh trưởng của VSV?
+ Những chất này gọi là chất dinh dưỡng.Vậy chất dinh dưỡng là gì?
+ Một số chất hữu cơ (aa, VTM) cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng một số VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ. Những chất hữu cơ đó gọi là gì?
+ Phân biệt VSV nguyên dưỡng và khuyết dưỡng?
+ Những VSV khuyết làm sao chúng có thể sinh trưởng được?
+ Để nuôi cấy VSV khuyết dưỡng thì môi trường nuôi cấy phải đạt yêu cầu gì?
+ Có thể dùng VSV khuyết dưỡng (E.coli tritophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không? Tại sao?
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục 2. Chất ức chế sự sinh trưởng, trả lời câu hỏi:
+ Chất ức chế sinh trưởng là gì?
+ Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình mà em biết?
+ Cơ chế diệt khuẩn của từng chất đó là gì?
+ Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Chất hóa học.
Chất dinh dưỡng.
Chất dinh dưỡng là những chất giúp vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng gồm các hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ.
Nhân tố sinh trưởng là một số chất hữu cơ (aa, VTM) cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng một số VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ.
- Dựa vào khả năng tổng hợp nhân tố sinh trưởng, VSV được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
+ Nhóm VSV khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
Chất ức chế sự sinh trưởng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (20 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu một số ứng dụng con người đã sử dụng các chất hóa học và các yếu tố vật lí để khống chế vi sinh vật có hại.
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức: Thảo luận nhóm, phiếu học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
 Các yếu tố lý học.
Nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng và áp suất thẩm thấu là các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Các yếu tốvật lý
Ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
Ứng dụng
Nhiệt độ
-Ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong TB -> VSV sinh sản nhanh, chậm.
-Nhiệt độ cao: thanh trùng.
-Nhiệt độ thấp: kìm hãm sinh trưởng của VSV.
Độ ẩm
-Nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng.
- Nước là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thuỷ phân các chất.
- Khống chế sự sinh trưởng của VSV.
pH
-Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong TB, hoạt tính enzym, sự hình thành ATP
- Tạo điều kiện môi trường nuôi cấy thích hợp.
Ánh sáng
-Ảnh hưởng đến VK quang hợp.
-Tác động đến sự hình thành bào tử 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_phan_sinh_truong_va_sinh_san_cua_vi.doc
  • doctài liệu tham khao phương.doc
  • docxtài liệu tham khảo phương.docx