SKKN Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần giáo dục đạo đức lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục
Trong thời đại thông tin bùng nổ, phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đời sống tâm lý của con người cũng không ngừng thay đổi và ngày càng diễn biến phức tạp. Do đó việc học tập và rèn luyện của học sinh phổ thông hiện nay cũng trở nên phong phú và đa dạng, đòi hỏi sự đầu tư của các cấp, các ngành và sự kết hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Ở trường học hiện nay, mỗi trường đều tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường, nhằm mục đích kết nối giữa nhà trường và gia đình, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Ban đại diện cha mẹ học sinh có vai trò trong việc đại diện tiếng nói, đảm bảo quyền lợi cho học sinh và phụ huynh, là “cầu nối” để thống nhất các hoạt động giáo dục giữa nhà trường và gia đình đồng thời còn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo tốt đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, ở nhiều trường ban đại diện cha mẹ học sinh còn thực hiện rất tốt việc phối hợp với nhà trường, tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh.
Là những người làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của lớp. Tuy nhiên sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh phần lớn còn chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả. Sự phối hợp giữa phụ huynh chủ yếu mang tính giải quyết hậu quả chứ chưa mang lại được tính chủ động, dự phòng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy, giáo viên chủ nhiệm lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải có sự kết hợp đồng bộ, chủ động trong công việcmà mình đảm nhận.
MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4 6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................5 1. CƠ SỞ KHOA HỌC...............................................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................8 2. CÁC BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH LỚP....................................................................14 2.1. Biện pháp 1. Giáo viên chủ nhiệm định hướng, xây dựng đội ngũ ban đại diện cha mẹ học sinh; Lập kế hoạch hỗ trợ cho ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động xuyên suốt cả năm học.................................................................................14 2.2. Biện pháp 2. Chủ động làm tốt chức năng, vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh; Là cầu nối giữa cha mẹ học sinh và thầy cô giáo..................................18 2.3. Biện pháp 3. Xây dựng kế hoạch hoạt động và truyền tải thông điệp đến phụ huynh và học sinh. Các hoạt động cần hướng đến mục tiêu chính là “học tập, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống” cho học sinh. ........................................................32 3. SỰ KẾT HỢP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH LỚP TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM.................................39 3.1. Công tác chuẩn bị...........................................................................................39 3.2. Minh họa một hoạt động cụ thể có sự phối hợp của cha mẹ học sinh 40 4. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC....................................................................................44 4.1. Mục đích khảo sát ..........................................................................................44 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ...............................................................44 4.3. Đối tượng khảo sát .........................................................................................44 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại thông tin bùng nổ, phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đời sống tâm lý của con người cũng không ngừng thay đổi và ngày càng diễn biến phức tạp. Do đó việc học tập và rèn luyện của học sinh phổ thông hiện nay cũng trở nên phong phú và đa dạng, đòi hỏi sự đầu tư của các cấp, các ngành và sự kết hợp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Ở trường học hiện nay, mỗi trường đều tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường, nhằm mục đích kết nối giữa nhà trường và gia đình, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Ban đại diện cha mẹ học sinh có vai trò trong việc đại diện tiếng nói, đảm bảo quyền lợi cho học sinh và phụ huynh, là “cầu nối” để thống nhất các hoạt động giáo dục giữa nhà trường và gia đình đồng thời còn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo tốt đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, ở nhiều trường ban đại diện cha mẹ học sinh còn thực hiện rất tốt việc phối hợp với nhà trường, tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh. Là những người làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của lớp. Tuy nhiên sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh phần lớn còn chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả. Sự phối hợp giữa phụ huynh chủ yếu mang tính giải quyết hậu quả chứ chưa mang lại được tính chủ động, dự phòng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy, giáo viên chủ nhiệm lớp và ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải có sự kết hợp đồng bộ, chủ động trong công việc mà mình đảm nhận. Rút kinh nghiệm trên 20 năm dạy học và làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi có rất nhiều trăn trở về công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và xin được chia sẻ qua bản sáng kiến với tên đề tài là: “Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần giáo dục đạo đức lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được một số biện pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần giáo dục đạo đức lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục. 3 PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lý luận Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội. Ở trung học phổ thông, về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý của trẻ có những biến đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh thiếu niên. Ở giai đoạn này, các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của cá nhân mình vào thực tiễn cuộc sống. Trong khi vốn sống còn nghèo nàn, khả năng suy xét nông cạn nên thường dẫn đến những va vấp, gây những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhiều em ở độ tuổi này đã sa đà vào các trò giải trí quá mức như nghiện chơi game online,.. thậm chí có em sa vào tệ nạn xã hội như cá cược, trộm cắp, chấn lột,.. Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh của lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, trong đó quan 5 quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường. Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh. Quyền của cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục 2019, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện; Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp; Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện. Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo con người có nhân cách, có kỹ luật lao động. Để có được những con người đảm bảo yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Nhà trường sẽ là vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ thầy cô giáo có trình độ, năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và yêu nghề mến trẻ, đã được đào tạo có hệ thống. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ cho học sinh. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà nhân cách của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng. Trong quan hệ phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, sự thống nhất về mục đích giáo dục đối với thế hệ trẻ là cơ sở để tăng cường nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục, đồng thời cũng chính là tạo điều kiện để cho sự phát triển của cá nhân hài hòa với những yêu cầu phát triển của đất nước. Cụ thể: Thống nhất về nội dung giáo dục, bao gồm việc thống nhất về nuôi dưỡng, chăm sóc ở gia đình và ở trường; kết hợp việc dạy văn hóa, kiến thức khoa học với việc giáo dục lý tưởng, niềm tin, đạo đức, lao động nghề nghiệp, thẩm mỹ, sức khỏe, giới tính và các hoạt động văn hóa thể thao... 7
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phoi_hop_giua_giao_vien_chu_nhiem_va_ban_dai_dien_cha_m.docx
- Bìa1 SK Vinh Nam.pdf
- Bìa2SK Vinh Nam.pdf
- SK Nam-Vinh PH GVCN lớp và BĐD CM HS(chuẩn).pdf