SKKN Phát triển tư duy học sinh khá giỏi qua bài toán thực hành Vật lí

SKKN Phát triển tư duy học sinh khá giỏi qua bài toán thực hành Vật lí

Trong bối cảnh hiện nay, chất lượng giáo dục đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh, tạo nên những thế hệ con người có khả năng hiểu biết sâu sắc về lí luận và từ đó vận dụng linh hoạt lí luận vào thực tế. Để đạt được mục tiêu trên thì ở cấp T.H.P.T, Vật lí là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống của ngành, nó còn rèn luyện cho học sinh những kỹ năng như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng dự đoán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng ứng dụng Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những hạn chế về dạy và học trong nhà trường, đó là mới chỉ dừng lại ở chỗThầy cô làm sao cho học sinh thuộc công thức để làm được một số bài tập dạng phổ biến trong các sách và đề thi kiểu lí thuyết xuông mà thiếu tư duy sáng tạo, kinh nghiệm để phân tích, giải quyết, các bài toán thực hành. Không chiều lòng Thầy trò các đề thi từ THPT Quốc gia đến thi học sinh giỏi các cấp hiện nay lại có xu hướng quan tâm đến bài toán thực hành dẫn chứng là luôn dành 20% điểm số cho câu thực hành, tài liệu viết riêng về thực hành trong trường phổ thông lại không có nhiều. Đây là khó khăn mà đội ngũ thầy cô trực tiếp giảng dạy và học sinh khá giỏi đang gặp phải. Nhận thức được tầm quan trọng của phần kiến thức này, xuất phát từ thực tế học, thi môn Vật lí, qua quá trình giảng dạy, luyện thi đại học, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lí tại trường T.H.P.T Bỉm Sơn, tôi đã đúc kết được một vài kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm về việc: “Phát triển tư duy học sinh khá giỏi qua bài toán thực hành Vật lí” nhằm giúp các em học sinh và một số đồng nghiệp có thêm tài liệu tham khảo để học và phục vụ công tác giảng dạy.Với ý thức cầu thị, tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

doc 22 trang thuychi01 5810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển tư duy học sinh khá giỏi qua bài toán thực hành Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hiện nay, chất lượng giáo dục đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh, tạo nên những thế hệ con người có khả năng hiểu biết sâu sắc về lí luận và từ đó vận dụng linh hoạt lí luận vào thực tế. Để đạt được mục tiêu trên thì ở cấp T.H.P.T, Vật lí là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống của ngành, nó còn rèn luyện cho học sinh những kỹ năng như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng dự đoán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng ứng dụng Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại những hạn chế về dạy và học trong nhà trường, đó là mới chỉ dừng lại ở chỗThầy cô làm sao cho học sinh thuộc công thức để làm được một số bài tập dạng phổ biến trong các sách và đề thi kiểu lí thuyết xuông mà thiếu tư duy sáng tạo, kinh nghiệm để phân tích, giải quyết, các bài toán thực hành. Không chiều lòng Thầy trò các đề thi từ THPT Quốc gia đến thi học sinh giỏi các cấp hiện nay lại có xu hướng quan tâm đến bài toán thực hành dẫn chứng là luôn dành 20% điểm số cho câu thực hành, tài liệu viết riêng về thực hành trong trường phổ thông lại không có nhiều... Đây là khó khăn mà đội ngũ thầy cô trực tiếp giảng dạy và học sinh khá giỏi đang gặp phải. Nhận thức được tầm quan trọng của phần kiến thức này, xuất phát từ thực tế học, thi môn Vật lí, qua quá trình giảng dạy, luyện thi đại học, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lí tại trường T.H.P.T Bỉm Sơn, tôi đã đúc kết được một vài kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm về việc: “Phát triển tư duy học sinh khá giỏi qua bài toán thực hành Vật lí” nhằm giúp các em học sinh và một số đồng nghiệp có thêm tài liệu tham khảo để học và phục vụ công tác giảng dạy.Với ý thức cầu thị, tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm giúp các đồng nghiệp và học sinh khá giỏi có thêm tài liệu tham khảo giúp giải quyết câu liên quan đến thực hành để kết quả bài thi học sinh giỏi , thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 1.3. 1. Đối tượng nghiên cứu:
 Bài toán tìm tọa độ trọng tâm và mô men quán tính của vật rắn
 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các lớp khối A, khối A1 gồm 10C4; 10C6; 10C8; 12A2; 12A4; 12A7 năm học 2015 - 2016; học sinh lớp 11B4; 11B6; 11B8 năm học 2016 - 2017, học sinh lớp 12A4; 12A5; 12A6 năm học 2017 - 2018 trường THPT Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Trình bày được các khái niệm, định nghĩa, công thức các vấn đề liên quan một cách ngắn gọn, dễ hiểu và có ví dụ minh họa.
- Phân loại được dạng toán thực hành, cách giải.
- Cung cấp hệ thống ví dụ phong phú đầy đủ các phần tạo nên nguồn tài liệu quan trọng khi thầy cô làm đề và ôn luyện chuẩn bị cho các kì thi .
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng một hệ thống kiến thức lý thuyết đầy đủ, gọn gàng, sâu sắc.
- Các bài toán mang tính phổ biến, tổng quát , có tính khả thi được sắp xếp từ dễ đến khó.
- Trong quá trình giảng dạy nên luôn coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh từ vấn đề đơn giản đến vấn đề phức tạp để tập kĩ năng khái quát, phân tích, tổng hợp các vấn đề. 
- Chỉ ra sự liên hệ và ứng dụng lí thuyết vào thực tế cuộc sống. 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
* Đặc điểm tình hình của nhà trường: 
Trường THPT Bỉm Sơn là trường có bề dày kinh nghiệm, thành tích trong công tác giảng dạy các đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia cũng như ôn thi đại học với thế mạnh là các môn tự nhiên. Trường có đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình, tâm huyết với công tác chuyên môn, các em học sinh đa phần là ngoan, chịu khó, thông minh với khả năng tư duy tốt.
* Thực trạng của vấn đề: “Phát triển tư duy học sinh khá giỏi qua bài toán thực hành Vật lí” tại trường THPT Bỉm Sơn là: 
- Về kiến thức: Học sinh chưa nắm vững định nghĩa phép đo, chữ số có nghĩa, sai số, cách viết kết quả... mà mới dừng lại ở mức độ thuộc vẹt một số công thức đơn giản.
- Về kỹ năng: Học sinh chưa biết cách phân tích để đưa ra cơ sở lí thuyết cho bài thực hành sao cho có tính khả thi , phù hợp với dụng cụ đưa ra để giải quyết vấn đề.
- Trong một đơn vị lớp có nhiều đối tượng học sinh với các khả năng nhận thức, tư duy khác nhau nên không thể cho học sinh thảo luận để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong học tập của mỗi em nhằm phát triển tư duy cho các em.
- Thực tế, kết quả khảo sát chất lượng vật lí 12 đầu năm của 3 lớp khối A; A1 của trường T.H.P.T Bỉm sơn năm 2015 về phần thực hành 
Lớp
Số bài kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A3
42
0
0
10
23,8
20
47,7
8
19
4
9,5
12A4
44
1
2,3
13
29,5
18
38,7
10
22,7
3
6,8
12A7
45
4
8,9
18
40
20
44,4
3
6,7
0
0
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Trình bày cơ sở lí thuyết của vấn đề nghiên cứu
 2.3.1.1 Phép đo các đại lượng Vật Lý 
 a. Định nghĩa:
 - Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
 b. Phân loại:
 	- Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là phép đo trực tiếp.
 	- Phép xác định một đại lượng vật lý thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp.
 2.3.1.2. Sai số phép đo:
 a. Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên: 
 	- Sai số hệ thống là loại sai số có tính quy luật ổn định. VD: dùng thước có độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì sẽ có sai số dụng cụ là 0,5 mm (vì nếu đo một vật có độ dài thực là 12,7 mm chẳn hạn thì sẽ không thể đọc được phần lẻ trên thước đo).
	- Sai số ngẫu nhiên là loại sai số do các tác động ngẫu nhiên gây nên.
 VD: người bấm đồng hồ để đo thời gian sớm hay muộn một tí sẽ gây nên sai số.
 b. Giá trị trung bình:
 	- Giá trị TB khi đo nhiều lần một đại lượng A cho bởi công thức: 
 được coi là giá trị gần nhất với giá trị thực của đại lượng A.
 c. Cách xác định sai số của phép đo:
 * Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo:
 ΔA1 = ‌| – A1| ; ΔA2 = ‌| – A2| ; ΔAn = ‌| – An| 
 * Sai số ngẫu nhiên (cũng là sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo):
 * Sai số dụng cụ ΔA’:
 	- Có thể lấy bằng một nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. 
- Trường hợp công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp và dụng cụ đo có độ chính xác cao (đồng hồ thời gian, ampe kế hiện số) thì có thể bỏ qua sai số dụng cụ.
 d. Sai số tỉ đối:
- Là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị TB. Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác. Công thức: 
 e. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp:
	- Giả sử A là đại lượng đo gián tiếp thông qua các đại lượng X, Y ,Z được đo trực tiếp thì:	
▪ A = X + Y – Z → ΔA = ΔX + ΔY +ΔZ
▪ A = → δA = δX + δY + δZ hoặc 
▪ A = Xn → δA = n.δX 
▪ → δA = 
2.3.1.3. Chữ số có nghĩa:
Định nghĩa: Chữ số có nghĩa là những chữ số (kể cả chữ số 0) tính từ trái sang phải kể từ chữ số khác không đầu tiên. 
 Ví dụ : Giả sử sai số tuyệt đối hoặc tương đối của một đại lượng A nào đó nhận một trong các giá trị sau: 
+ 2,015: tức có 4 chữ số có nghĩa (phải tính cả chữ số 0 đằng sau)
+ 0,0669: tức có 3 chữ số có nghĩa (chữ số lặp lại cũng phải tính)	
2.3.1.4. Cách viết kết quả đo:
 - Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng: 
 Trong đó: gọi là sai số tuyệt đối của phép đo A và được lấy tối đa đến hai chữ số có nghĩa.
 - được viết đến bậc thập phân tương ứng với ΔA.
 Ví dụ: Một phép đo độ dài quãng đường s cho giá trị trung bình với sai số phép đo tính được là thì kết quả đo được viết (vớilấy đến một chữ số có nghĩa) là: s = 1,368 ± 0,003 (m)
2.3.2. Các dạng bài toán thực hành 
 2.3.2.1. Dạng 1: Bài toán về sai số và cách tính sai số.
Phương pháp : 
- Sử dụng các công thức tính: Giá trị trung bình, sai số truyệt đối, sai số tỉ đối, sai số ngẫu nhiên...
- Viết kết quả 
Ví dụ 1:
1. Dùng một đồng hồ đo thời gian có độ chia nhỏ nhất là 0,001s để đo n lần thời gian rơi tự do của một vật bắt đầu rơi từ A đến B, ta được bảng kết quả bên:
n
t
1
0,398
2
0,400
3
0,408
4
0,410
5
0,406
Trung bình
Hãy tính thời gian rơi TB, sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số phép đo thời gian? Viết kết quả đo thời gian? Phép đo này là trực tiếp hay gián tiếp? Nếu chỉ đo 3 lần thì kết quả đo là bao nhiêu?
2. Dùng một thước đo có độ chia nhỏ nhất là 1 mm để đo 5 lần khoảng cách giữa hai điểm A và B nói trên thì đều cho một kết quả như nhau là s = 789 mm. Tính sai số phép đo này và viết kết quả đo?
3. Biết CT tính vận tốc tại B và CT tính gia tốc rơi tự do là: và . Dựa vào các kết quả đo ở trên và các quy tắc tính sai số đại lượng đo gián tiếp, hãy tính và viết kết quả cuối cùng của v, g?
Hướng dẫn :
Ý nghĩa các kí hiệu:
▪ n: lần đo	
▪ t: thời gian đo được
▪ Δti: sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo	
n
t (s)
Δti
Δt’
1
0,398
0,003
2
0,400
0,005
3
0,408
0,004
4
0,410
0,006
5
0,406
0,002
TB
0,404
0,004
0,0005
▪ Δt’: sai số dụng cụ
Ta có:	▪ Thời gian rơi TB: 
	▪ Sai số ngẫu nhiên: 
	▪ Sai số dụng cụ: Δt’ = 0,0005 s
	▪ Sai số phép đo thời gian: 
	▪ KQ đo thời gian: 
	▪ Đây là phép đo trực tiếp từ dụng cụ (đồng hồ).
*Chú ý : Nếu chỉ đo 3 lần (n = 1 → 3) thì kết quả đo phải lấy sai số cực đại (của n = 1 → 3): 	t = 0,404 ± 0,006
2. Cả 5 lần đo (lớn hơn 3 nên có thể coi là tương đối chính xác) đều có cùng một kết quả thì sai số của phép đo được đánh giá bằng sai số của dụng cụ (Δs= 0,5 mm). Do đó, kết quả đo là: s = 789 ± 0,5 mm
3. Từ CT: suy ra:	▪ δv = δs + δt 
 ó 	▪ m/s
	Mặt khác, từ CT: suy ra: m/s
 Vậy: m/s
Tương tự, từ CT: suy ra:	▪ δg = δs + 2δt 
 ó 	▪ m/s2
	Mặt khác, từ CT: suy ra: 
Vậy: m/s2
Ví dụ 2:
Dùng đồng hồ bấm giây có thang chia nhỏ nhất là 0,01s để đo chu kỳ (T) dao động của một con lắc. Kết quả 5 lần đo thời gian của một dao động toàn phần như sau: 3,00s; 3,20s; 3,00s; 3,20s; 3,00s (Ta có bảng sau).
Lần đo
1
2
3
4
5
T (s)
3,00
3,20
3,00
3,20
3,00
Tìm chu kì T ?
Hướng dẫn : 
 Giá trị trung bình: 
Sai số tuyệt đối: 
 Kết quả: T = 3,08 ± 0,101(s)
*Chú ý: Lỗi các em hay mắc phải là quên cộng sai số dụng cụ 
Ví dụ 3:
 Một học sinh đo gia tốc trọng trường tại vị trí địa lí nơi trường đặt địa điểm bằng thực nghiệm theo công thức Trong thí nghiệm của mình học sinh này đã dùng con lắc có độ dài l = ( và đo được chu kì . Hãy tính gia tốc trọng trường .
Hướng dẫn :
Từ công thức Và 
Thay số ta được: 
 ;
Vậy 
2.3.2.2 Dạng 2: Bài toán thiết kế phương án thí nghiệm 
Phương pháp:
- Tìm hiểu tác dụng của từng dụng cụ từ đấy đưa ra cơ sở lí thuyết phù hợp.
- Thiết kế thí nghiệm mang tính thực tế.
- Nêu các bước tiến hành thí nghiệm và làm 5 lần( nếu làm thật)
- Xử lí số liệu .
- Tính sai số và viết kết quả
 Ví dụ 1 : 
Cho các dụng cụ sau:Một mặt phẳng nghiêng, một mẫu gỗ có khối lượng m đã biết, một thước đo có độ chia tới mm, một động hồ bấm giây.
Hãy đề xuất một phương án để có thể xác định được nhiệt lượng tỏa ra khi khối gỗ trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng.
Yêu cầu:
 - Nêu cơ sở lí thuyết và xây dựng các công thức cần thiết.
- Vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm, trình bày các bước tiến hành, đo đac và tính toán
Hướng dẫn :
Cơ sở lí thuyết để tiến hành :
Nhiệt lượng tỏa ra đúng bằng phần cơ năng đã mất khi vật trượt đến chân mặt nghiêng.
Gọi h là chiều cao của mặt nghiêng, l là chiều dài của mặt nghiêng.
Chọn mốc thế năng tại chân mặt nghiêng.
h
l
Vận tốc ban đầu bằng 0.
Vận tốc tại chân mặt nghiêng là v
Với 
Cách tiến hành:
- Thả cho vật trượt xuống không vận tốc đầu từ đỉnh mặt nghiêng đến chân mặt nghiêng. Đồng thời bấm đồng hồ đo thời gian t vật chuyển động từ đỉnh tới chân mặt phẳng nghiêng.
- Đo chiều cao h của mặt phẳng nghiêng.
- Đo chiều dài l của mặt phẳng nghiêng.
Thay vào công thức trên xác định được Q.
Ví dụ 2:
Thiết kế phương án thí nghiệm để xác định khối lượng của viên bi. Cho các dụng cụ sau đây: Hai viên bi( một trong hai viên đã biết khối lượng), bột dẻo, giá thí nghiệm, thước đo độ, hai sợi dây cùng chiều dài.
Hướng dẫn:
- Buộc một viên bi có khối lượng m1 vào một sợi dây dài l , kéo lệch nó đi một góc đo bằng thước đo góc và buông ra. Tại điểm thấp nhất của quỹ đạo chuyển động của viên bi m1 chúng ta treo viên bi chưa biết khối lượng m2 có gắn một mẩu bột dẻo khối lượng rất nhỏ.
- Khi chuyển động của viên bi khối lượng m1 va chạm vào viên bi khối lượng m2 do có bột dẻo nên va cham của các viên bi là va chạm mềm, sau đó chúng dính vào nhau nghiêng đi một góc bằng theo định luật bảo toàn động lượng: (1)
- Ta tìm được vận tốc của viên bi đã biết khối lượng vào lúc va chạm từ định luật bảo toàn cơ năng 
- Vì khối lượng rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Tương tự ta tìm được 
Thay vàvào (1) ta tìm được: 
Ví dụ 3:
Cho các dụng cụ sau: Một ống thủy tinh hình chữ U, một thước có độ chia nhỏ nhất đến mm, một lọ nước. (Đã biết trước khối lượng riêng của nước), một lọ dầu. Hãy trình bày và giải thích một phương án thí nghiệm để xác định gần đúng khối lượng riêng của dầu
Hướng dẫn:
- Để ống chữ U thẳng đứng. Đổ nước vào ống chữ U.
- Đổ thêm dầu vào một nhánh chữ U. Mặt thoáng của hai nhánh sẽ chênh lệch, bên dầu sẽ có mặt thoáng cao hơn.
- Lập biểu thức tính áp suất thủy tĩnh:
	+ Tại điểm A(mặt phân cách giữa dầu và nước): 
	+ Tại điểm B (cùng độ cao ở nhánh bên kia ): 
- Vì suy ra Đo biết sẽ tính được khối lượng riêng của dầu
2.3.2.3 Các bài toán thí nghiệm minh họa
Bài 1: 
Cho một số dụng cụ: Bộ dụng cụ điện phân, nguồn điện, cân có bộ quả cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây, các dây nối có điện trở không đáng kể. Hãy thiết lập cách bố trí thí nghiệm, trình bày phương án tiến hành thí nghiệm và tìm công thức để xác định độ lớn của điện tích nguyên tố.
Hướng dẫn:
1. Thiết lập mạch điện, phương án tiến hành thí nghiệm: 
 	- Mắc mạch điện theo sơ đồ thông thường một mạch kín bao gồm:
 Nguồn điện - Ampe kế - Bình điện phân. 	
 - Dùng Ampe kế xác định dòng điện I chạy qua dung dịch điện phân. 
 - Dùng đồng hồ đếm thời gian để xác định thời gian Δt mà dòng điện đi qua.
 - Xác định khối lượng m của chất bám vào điện cực:
 Bằng cách dùng cân để đo khối lượng m1 điện cực trước khi mắc vào mạch, sau đó đo khối lượng m2 của điện cực đó sau khi cho dòng điện đi qua chất điện phân và tính được khối lượng: m = m2 - m1 (1)	
2. Lập công thức xác định độ lớn e của điện tích nguyên tố: 
- Gọi n là hóa trị của chất. Số các nguyên tử xuất hiện ở điện cực:
 	 	(2)	
- Mặt khác: Gọi NA là số Avogadro, A là khối lượng mol của chất ta có:
 Số các nguyên tử đó là: 	(3)	
Từ (2) và (3) ta tìm được: (4)	
Bài 2: 
Để xác định chiết suất của một lăng kính P có tiết diện thẳng là tam giác ABC người ta chiếu vào mặt bên AB một tia sáng đơn sắc nằm trong mặt phẳng tiết diện thẳng của lăng kính sao cho tia khúc xạ tới mặt bên AC và ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên AC. Người ta đo góc chiết quang A và góc lệch cực tiểu Dm của tia sáng đơn sắc đó, kết quả đo như sau: và .
Tính chiết suất n của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc trên và sai số tương đối của phép đo chiết suất này.
Hướng dẫn Khi có góc lệch cực tiểu thì : 
+ Với 
+ Lấy vi phân (1) ta có:
+ Lấy (2) chia (1) ta được: 
+ Sai số tương đối: 
Thay số ta được: .Vậy 
Bài 3:
Để đo gia tốc trọng trường tại một vị trí trên mặt đất với các dụng cụ gồm: một lò xo nhẹ, thước đo chiều dài, đồng hồ bấm giây, một số vật nhỏ.
a. Trình bày cơ sở lý thuyết của cách đo;
b. Nêu sơ lược các bước thực hiện.
Hướng dẫn:
a. Cơ sở lý thuyết :
- Ở con lắc lò xo treo thẳng đứng (1)
- Khi cân bằng lò xo dãn (2)
- Từ (1) và (2) suy ra (3)
b. Đo chiều dài tự nhiên của lò xo bằng thước mét
- Treo lò xo thẳng đứng vào một điểm cố định, vật m ở dưới, khi m cân bằng dùng thước mét đo độ dài lò xo, tính độ dãn 
- Kích thích cho vật m dao động theo phương thẳng đứng, dùng đồng hồ bấm giây đo chu kì dao động T (đo thời gian thực hiện số nguyên lần dao động rồi tính ra T)
- Lặp lại các bước trên nhiều lần với nhiều vật rồi lấy các giá trị trung bình của vàT. Thay vào công thức (3) tính g
- Tính sai số và viết kết quả của phép đo.
Bài 4:
 Cho dụng cụ gồm:Một hình trụ rỗng có khối lượng và bán kính trong chưa biết, mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng thay đổi được, nối tiếp với một mặt phẳng ngang, đồng hồ, thước chia độ,ống thăng bằng, thước kẹp.
Yêu cầu: Xác định 
1) Hệ số ma sát lăn của hình trụ.
2) Bán kính trong của hình trụ bằng cách cho nó lăn trên hai mặt phẳng.
C
A
B
VB
VC = 0
s2
s1
h
VA = 0
a
Hướng dẫn:
Thả cho hình trụ bắt đầu lăn xuống từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng, hình trụ lăn xuống B rồi tiếp tục đi trên mặt ngang và dừng lại ở C. 
Ta có:	WA = mgh; 	WC = 0
WA – WC = Ams= m.mg(s1+s2) ( góc a đủ nhỏ Þ cosa » 1) 
mgh = m.mg(s1+s2) Þ (1)	
Chọn mốc thế năng ở mặt phẳng ngang.
Cơ năng tại B có giá trị bằng công của lực ma sát trên đoạn đường BC:	
Có và .
Với: R: bán kính ngoài của hình trụ 
r: bán kính trong của hình trụ
	(2)	
Mặt khác trên đoạn đường s1 ta có:	 (3)
Từ (1), (2) và (3): 
 Bài 5:
 Cho các dây nối, một bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 12V, một bình acquy có suất điện động 12V và điện trở trong rất bé, một ôm kế, một vôn kế, một ampekế và một nhiệt kế. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để xác định nhiệt độ của dây tóc bóng đèn khi sáng bình thường. Hệ số nhiệt độ điện trở của vônfam làm dây tóc đã biết.
Hướng dẫn:
Cơ sở lí thuyết:
 Điện trở của vật dẫn kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ theo quy luật:
	 (1)
Như vậy nếu xác định được điện trở của dây tóc ở nhiệt độ đèn làm việc bình thường và ở nhiệt độ nào đó thì có thể suy ra nhiệt độ của nó khi sáng bình thường.
Giả sử ở nhiệt độ trong phòng (ứng với nhiệt độ t1) điện trở của dây tóc là:
	 (2)
Khi đèn sáng bình thường, giả sử hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua đèn tương ứng là U và I thì điện trở của bóng đèn khi đó là:
	 (3)
Thay các biểu thức (2) và (3) vào (1), ta nhận được:
	(4)
Từ đó có thể đưa ra phương án thí nghiệm theo trình tự như sau:
+ Đọc trên nhiệt kế để nhận được nhiệt độ trong phòng t1.
+ Dùng ôm kế để đo điện trở của dây tóc bóng đèn khi đèn chưa thắp sáng để nhận được điện trở R1. Khi dùng ôm kế như vậy sẽ có một dòng nhỏ đi qua dây tóc nhưng sự thay đổi nhiệt độ của dây tóc khi đó là không đáng kể.
+ Mắc mạch điện cho đèn sáng bình thường, trong đó ampe kế mắc nối tiếp và vôn kế mắc song song với bóng đèn.
+ Đọc số chỉ của vôn kế ampe kế để nhận được U và I.
+ Thay các số liệu nhận được vào công thức (4) để tính nhiệt độ của dây tóc.
Bài 6:
Cho các dụng cụ: một ăcquy chưa biết suất điện động và điện trở trong của nó, một ampe kế, một điện trở R0 đã biết giá trị, một điện trở Rx chưa biết giá trị, các dây dẫn. Bỏ qua điện trở của ampe kế và của dây dẫn. Trình bày một phương án xác định giá trị của điện trở Rx.
Hướng dẫn:
	- Gọi E, r lần lượt là suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
	- Lần thứ nhất, mắc mạch điện nối tiếp gồm ăcquy, ampe kế và điện trở R0.
 Dòng điện chạy qua mạch là I1: (1)
 - Lần thứ hai, thay điện trở Rx vào vị trí R0 ở mạch điện trên. Dòng điện qua mạch trong trường hợp này là : (2)
 - Để xác định 3 đại lượng E, r, Rx ta cần ít nhất ba phương trình. Do đó cần phải có thêm một phương trình nữa. Lần thứ ba, ta mắc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_tu_duy_hoc_sinh_kha_gioi_qua_bai_toan_thuc_h.doc