SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 1 thông qua dạy học phần este – lipit

SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 1 thông qua dạy học phần este – lipit

Cùng với xu thế phát triển tất yếu của xã hội hiện nay, giáo dục nước ta đang từng bước thay đổi căn bản toàn diện. Đặc biệt đó là quan điểm dạy học chú trọng phát triển năng lực của người học. Theo đó, người học không chỉ có nắm được các kiến thức và kĩ năng cơ bản mà còn phải biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Một trong những năng lực cốt lõi đó chính là năng lực tự học (NLTH). Mục đích của tự học là giúp cho học sinh (HS) hiểu sâu sắc hơn các vấn đề, để sau này ra ngoài cuộc sống, các em có thể chủ động hơn. Tuy nhiên đối với mỗi môn học, cần phải có những biện pháp bồi dưỡng NLTH đặc trưng. Vì thế, việc hình thành và phát triển năng lực này cho HS cần phải gắn liền với đặc trưng của từng môn học. Chẳng hạn, đối với bộ môn Hóa học việc sử dụng hệ thống bài tập là một phương pháp tốt để hình thành và phát triển NLTH cho HS.

Hiện nay trong trường THPT, hoạt động hướng dẫn cho HS tự học chưa được nhiều giáo viên (GV) quan tâm và tổ chức hiệu quả. Lượng kiến thức môn Hóa học lại lớn mà thời gian lên lớp của GV rất ngắn. Nếu HS không tích cực tự học và có kế hoạch, phương pháp tự học đúng đắn thì rất khó có thể nắm bắt được chương trình. Trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn HS tự học chưa có nhiều, đòi hỏi GV phải tự sưu tầm tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ cho công việc giảng dạy của mình.

Xác định vấn đề hình thành và phát triển NLTH của HS là cả một quá trình lâu dài. Đối với HS lớp 12 tôi lựa chọn biện pháp phát triển NLTH của HS khi học sinh mới bước vào đầu năm học và trong suốt quá trình học tập cả năm tôi sẽ cố gắng giúp HS phát huy năng lực tự học của bản thân một cách hiệu quả nhất có thể.

Hiện nay có rất nhiều tài liệu về phát triển năng lực tự học cho học sinh nhưng chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần este – lipit.

 

doc 23 trang thuychi01 25322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 1 thông qua dạy học phần este – lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế phát triển tất yếu của xã hội hiện nay, giáo dục nước ta đang từng bước thay đổi căn bản toàn diện. Đặc biệt đó là quan điểm dạy học chú trọng phát triển năng lực của người học. Theo đó, người học không chỉ có nắm được các kiến thức và kĩ năng cơ bản mà còn phải biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Một trong những năng lực cốt lõi đó chính là năng lực tự học (NLTH). Mục đích của tự học là giúp cho học sinh (HS) hiểu sâu sắc hơn các vấn đề, để sau này ra ngoài cuộc sống, các em có thể chủ động hơn. Tuy nhiên đối với mỗi môn học, cần phải có những biện pháp bồi dưỡng NLTH đặc trưng. Vì thế, việc hình thành và phát triển năng lực này cho HS cần phải gắn liền với đặc trưng của từng môn học. Chẳng hạn, đối với bộ môn Hóa học việc sử dụng hệ thống bài tập là một phương pháp tốt để hình thành và phát triển NLTH cho HS.
Hiện nay trong trường THPT, hoạt động hướng dẫn cho HS tự học chưa được nhiều giáo viên (GV) quan tâm và tổ chức hiệu quả. Lượng kiến thức môn Hóa học lại lớn mà thời gian lên lớp của GV rất ngắn. Nếu HS không tích cực tự học và có kế hoạch, phương pháp tự học đúng đắn thì rất khó có thể nắm bắt được chương trình. Trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn HS tự học chưa có nhiều, đòi hỏi GV phải tự sưu tầm tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp  để xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ cho công việc giảng dạy của mình. 
Xác định vấn đề hình thành và phát triển NLTH của HS là cả một quá trình lâu dài. Đối với HS lớp 12 tôi lựa chọn biện pháp phát triển NLTH của HS khi học sinh mới bước vào đầu năm học và trong suốt quá trình học tập cả năm tôi sẽ cố gắng giúp HS phát huy năng lực tự học của bản thân một cách hiệu quả nhất có thể. 
Hiện nay có rất nhiều tài liệu về phát triển năng lực tự học cho học sinh nhưng chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần este – lipit.
Vì những nguyên nhân trên tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 1 thông qua dạy học phần este – lipit” (Hóa học 12 – chương trình chuẩn) với hi vọng đây là tài liệu tham khảo có ích cho bản thân và đồng nghiệp, cho các em HS lớp 12, giúp các em phát huy được NLTH cho bản thân ngay từ khi mới bước vào đầu năm học để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc Gia.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để phát triển năng lực tự học của HS. 
- Đề xuất một số biện pháp góp phần phát triển NLTH của HS thông qua dạy học phần este – lipit nhằm nâng cao chất lượng HS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, phương pháp hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS.
- Hệ thống lý thuyết và bài tập phần este – lipit và phương pháp sử dụng nhằm phát triển NLTH cho HS.
- Đối tượng sử dụng đề tài: Học sinh lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học đặc biệt là các tài liệu về NLTH.
+ Truy cập thông tin trên Internet có liên quan đến đề tài. 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
+ Khảo sát học sinh lớp 12A1, 12A2 trường THPT Tĩnh Gia 1 trước và sau khi áp dụng đề tài.
+ Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
+ Phân tích các khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh.
+ Tổ chức dạy học có sự tham gia, góp ý của các giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn để tổng kết kinh nghiệm.
+ Đánh giá hiệu quả của sáng kiến. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.1.1. Khái niệm về năng lực 
Khái niệm năng lực (NL) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”, có nghĩa là “gặp gỡ”. Ngày nay khái niệm NL được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. 
Theo cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi – behaviouralapproach) thì NL là khả năng đơn lẻ của cá nhân, được hình thành dựa trên sự lắp ghép các mảng kiến thức và kỹ năng cụ thể. 
Trong thập kỷ gần đây, NL đang được nhìn nhận bằng tiếp cận tích hợp:
- Theo Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn (1998): “NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [11].
- F.E.Weinert (2001) cho rằng: “NL là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hộivà khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [12].
- Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2011): “NL là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [7].
2.1.2. Năng lực tự học 
2.1.2.1. Năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực tự học được xếp số 1 trong 3 năng lực chung cần đạt. Năng lực tự học có vai trò quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập. Năng lực tự học là khả năng tự mình sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả năng lực cơ bắp, động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao [3].
2.1.2.2. Các hình thức tự học 
Tự học có 3 hình thức: 
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. 
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. 
	Việc tự học có thể diễn ra theo 2 cách sau:
* Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV 
- Tự học hoàn toàn (không có GV) thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác. 
- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập, thí dụ như học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ thông. 
- Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. 
- Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung. 
- Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV ở lớp. 
* Tự học có hướng dẫn 
HS nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: từ tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ GV. Đối với tự học có hướng dẫn từ tài liệu, HS không dùng SGK phổ thông mà sử dụng tài liệu viết riêng cho HS tự học. Tài liệu tự học có hướng dẫn cung cấp cho HS nội dung kiến thức và phương pháp học nội dung kiến thức đó. 
Từ những quan điểm về các hình thức tự học nêu trên, đi đến phân loại các hình thức tự học như sau: Tự học hoàn toàn (không có thầy hướng dẫn), tự học có hướng dẫn thì chia thành 2 dạng: 
- Có hướng dẫn nhưng không giáp mặt: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. 
- Có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. 
2.1.2.3. Chu trình tự học của học sinh 
Chu trình tự học của HS là một chu trình 3 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu 
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. 
Giai đoạn 2: Tự thể hiện 
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính xã hội của cộng đồng lớp học. 
Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. 
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). 
Chu trình tự nghiên cứu-tự thể hiện-tự kiểm tra, tự điều chỉnh “thực chất cũng là con đường phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề của nghiên cứu khoa học. 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
Để hiểu hơn về những khó khăn gặp phải của HS trong việc tự học của HS, trước khi áp dụng đề tài này, tôi đã tiến hành kiểm tra tại 2 lớp là lớp 12A1 (sĩ số: 44 HS) làm lớp thực nghiệm (TN), lớp 12A2 (sĩ số: 47 HS) làm lớp đối chứng (ĐC) sau khi cho HS ôn tập kiến thức đầu năm về ancol, axit cacboxylic. Đề gồm có 3 bài tập từ dễ đến khó như sau:
Bài 1 (3 điểm): Chỉ sử dụng 1 thuốc thử hãy phân biệt ancol etylic, phenol lỏng, dung dịch axit metacrylic.
Hướng dẫn giải:
Thuốc thử
ancol etylic
phenol lỏng
axit metacrylic
Dung dịch Br2
Không hiện tượng
trắng
Mất màu
Bài 2 (3 điểm): Cho 12 g axit axetic tác dụng với 9,2 g ancol etylic với hiệu suất phản ứng là 60%. Tính khối lượng este thu được?
Hướng dẫn giải:
Bài 3 (4 điểm): Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Tìm công thức phân tử của X?
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức phân tử của axitcacboxylic no,đơn chức X là: CnH2nO2 (n1).
BTKL: mX + mROH = mchất rắn + 
 3,6 + 0,06 .(56 + 40) = 8,28 + 18. = 0,06 mol = 
 CTPT của este là C2H4O2
Kết quả bài kiểm tra như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
12A1 (TN)
(%)
44
100%
12
(27,27%)
20
(45,45%)
10
(22,73%)
2
(4,55%)
12A2 (ĐC)
(%)
47
100%
13
(27,66%)
21
(44,68%)
11
(23,40%)
2
(4,26%)
Với kết quả trên cho thấy hai lớp này có học lực tương đương nhau.
Mặc dù đây là 2 lớp có số lượng học sinh đăng ký thi tổ hợp các môn tự nhiên Lý – Hóa – Sinh khá nhiều (khoảng 80% ) nhưng kĩ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng giải bài tập của phần lớn học sinh còn yếu. 
Sau bài kiểm tra, tôi đã tiến hành phỏng vấn học sinh về những khó khăn trong quá trình giải bài tập. Phần lớn các em cho rằng các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập chưa có sự phân loại rõ ràng, cụ thể. Thường sau mỗi bài, mỗi chương là có một số bài tập nhưng số lượng rất hạn chế. Thời gian học trên lớp lại ít, số lượng bài tập HS được vận dụng trên lớp không nhiều. Do đó các em có nắm được lý thuyết nhưng lại rất nhanh quên, chưa biết cách phân dạng và định hướng phương pháp giải. Chẳng hạn như trong bài kiểm tra trên: 
+ Ở bài 1: phần lớn các em đã biết sử dụng dung dịch Br2 để nhận biết 3 chất nhưng lại chưa viết được phản ứng của axit metacrylic do không nhớ CTCT.
+ Ở bài 2 đa số các em đã viết được phương trình và biết cách tính toán.
+ Còn với bài 3 các em còn lúng túng vì: 
 Một số em thấy X thì nghĩ ngay bài này chắc khó, nên lười suy nghĩ và không làm nữa.
 Một số em viết được phương trình, biết tính toán nhưng tính sai do hiểu nhầm số mol axit bằng tổng số mol bazơ.
 Một số em còn đi đường vòng nhưng chưa ra được đáp án; các em chưa biết sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng.
 Trao đổi với các đồng nghiệp, nhiều giáo viên cho rằng do thời lượng chương trình chính khóa ít nên giáo viên chỉ có thể truyền đạt đầy đủ kiến thức lý thuyết, một số giáo viên có hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập nhưng rất khó để hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học.
2.3. Một số biện pháp
	Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số biện pháp cụ thể như sau: 
2.3.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
Mục đích là để HS định hướng được nhiệm vụ của mình trước khi học bài mới. Trước khi đến lớp, HS cần đọc và nghiên cứu trước bài học trong SGK, tìm kiếm thêm thông tin trong các tài liệu tham khảo. Để chuẩn bị cho bài este và bài lipit– chất béo tôi giao cho HS phiếu chuẩn bị bài như sau:
PHIẾU CHUẨN BỊ BÀI ESTE
Câu 1. Este là......
Câu 2. CTPT dạng tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở.......
CTCT của este đơn chức.................................................................................
CTPT dạng tổng quát của este no, 2 chức, mạch hở..
CTPT dạng tổng quát của este có 1 liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở
Câu 3. CTCT của este có mùi chuối chín.......................................
Tên gọi................................................................................................
Câu 4. CTCT và tên gọi của este chế tạo thủy tinh hữu cơ poli(metyl metacrylat)..........
Câu 5. CTPT CnH2nO2 đơn chức, có thể có đồng phân thuộc loại chứcvà....
Phân biệt 2 loại hợp chất đó thì thuốc thử là.......
Các chất thường gặp:
CTPT
M
Số đồng phân este
Số đồng phân axit
C2H4O2
C3H6O2
C4H8O2
C5H10O2
Câu 6. TCHH đặc trưng của este là...
Viết PTHH dạng tổng quát và gọi tên sản phẩm của:
Phản ứng thủy phân este trong MT axit..
Phản ứng thủy phân este trong MT kiềm
Câu 7. Cho ancol, este, axit cacboxylic. Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi: .......
Câu 8. Phản ứng điều chế este từ axit và ancol gọi là phản ứng:..
Đặc điểm của phản ứng này là...
Chất xúc tác thường dùng trong phản ứng là.....
Câu 9. Phản ứng đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở.....
So sánh mol CO2 và H2O:..
Câu 10. CTCT của Este có thể tham gia phản ứng tráng bạc
Hãy lấy 2 ví dụ: .
Câu 11. CTCT của Este khi thủy phân tạo sản phẩm có thể tráng bạc.
Hãy lấy 2 ví dụ:...
Câu 12. CTCT của Este khi thủy phân tạo 2 sản phẩm đều tráng bạc...
Hãy lấy 2 ví dụ:..
PHIẾU CHUẨN BỊ BÀI LIPIT – CHẤT BÉO
Câu 1. Lipit là.
Lipit có phải là chất béo không?.............................................................................
Câu 2. Lipit bao gồm
Câu 3. Chất béo là..
Các chất béo thường gặp:
Tên
CTCT thu gọn
M
Trạng thái
Tripanmitin
Tristearin
Triolein
Trilinolein
Câu 4. PTHH thủy phân trong môi trường kiềm và môi trường axit của tristearin
Câu 5. Để chuyển chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn ta dùng phản ứng ..
Câu 6. Đun nóng glixerol với hỗn hợp 2 loại axit béo thì thu được tổng số các loại chất béo là... Trong đó cóloại chỉ chứa 1 loại axit béo và . loại chứa cả 2 loại axit béo.
Câu 7. Khi xà phòng hóa este bằng NaOH dư rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, chất rắn thu được gồm.
2.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để khắc sâu các kiến thức trọng tâm:
Sau khi học xong một bài hoặc một chương, tôi hướng dẫn HS tổng hợp những kiến thức trọng tâm của bài, chương đó theo các cách mà HS muốn, ví dụ như xây dựng sơ đồ tư duy. Tôi thường phân nhóm HS trong lớp (mỗi nhóm khoảng 5-6 em), yêu cầu các nhóm xây dựng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức về tính chất hóa học của este một cách cơ bản nhất. Khuyến khích HS bằng cách nhóm HS nào vẽ đẹp, có sáng tạo sẽ được thưởng bằng điểm số. Sau đó tổng hợp các sản phẩm của HS tôi đưa ra một sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức este – lipit đầy đủ nhất. HS kiểm tra sơ đồ tư duy của nhóm mình và hoàn thành nốt nếu còn thiếu.
2.3.3. Sử dụng hệ thống bài tập để phát huy năng lực tự học cho HS:
	 Việc sử dụng hệ thống bài tập rất đa dạng và có nhiều mục đích như sử dụng bài tập khi nghiên cứu kiến thức mới; sử dụng bài tập khi củng cố kiến thức, kĩ năng; sử dụng bài tập cho HS tự học ở nhà; sử dụng bài tập để tự kiểm tra, đánh giá kết quả. 
Bám sát với chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi đã xây dựng một hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (TNKQ) để tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự học. Bao gồm có bài tập lý thuyết và bài tập tính toán có phân dạng, hướng dẫn giải và bài tập cho HS tự luyện. Các bài tập đều có đáp án để HS đối chiếu kết quả. 
	Phần 1. Lý thuyết: 
Dạng 1. Xác định công thức, tên gọi của este, chất béo:
Câu 1: Chất nào sau đây không phải là este.
A. CH3COOC2H5.	 B. CH3COOH. C. HCOOC6H5.	 D. HCOOCH=CH2.
Câu 2: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
A. CH3COOCH2C6H5.	B. C2H5COOCH2C6H5.	
C. C2H5COOC6H5.	D. CH3COOC6H5.
Câu 3: Trilinolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức của trilinolein là
A. (C17H33COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.	
C. (C15H31COO)3C3H5.	D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 4: Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là: 
A. metyl acrylat. B. etyl axetat. C. propyl fomat. D. metyl axetat.
(Đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Tiên Du - Bắc Ninh - Năm 2016) [2]
Câu 5: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5.	B. C15H31COOCH3.	
C. (C17H33COO)2C2H4.	D. (C17H35COO)3C3H5.
(Đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD & ĐT năm 2017) [2]
Câu 6: Este nào sau đây có công thức phân tử ? 
A. Propyl axetat.	B. Vinyl axetat.	C. Phenyl axetat.	D. Etyl axetat.
Câu 7: Este nào sau đây có phản ứng trùng hợp
A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. CH3COOCH3.
Câu 8: Thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là
A. xà phòng hóa.	B. Hiđro hóa.	C. Tráng bạc.	D. Hiđrat hoá.
(Đề thi thử THPT Quốc gia trường chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa – 2019) [2]
Câu 9: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là
A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. Axyl etylat. D. Axetyl etylat.
Câu 10: Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình vẽ sau đây: 
Thí nghiệm trên được dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?
A. Anilin và HCl.	B. Etyl axetat và nước cất.
C. Natri axetat và etanol.	D. Axit axetic và etanol.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
D
A
D
D
C
A
B
B
Dạng 2. Xác định số đồng phân este, chất béo
- Công thức tính nhanh số đồng phân của este no, đơn chức, mạch hở CnH2nO2 là (với ).
- Công thức tính nhanh số đồng phân triglixerit tối đa tạo ra từ n axit cacboxylic béo khác nhau 
Câu 1: Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là: 
A. 2. 	 B. 3. 	 C. 4. 	 D. 5. 
(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2014) [2]
Câu 2: Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Este X có công thức phân tử C5H10O2 và X tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
(Trích đề thi thử THPT Quốc gia Sở GDĐT Thanh Hóa năm 2019) [2]
Câu 4: Hợp chất hữu cơ X, mạch hở (C7H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối (C4H2O4Na2) và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 5: Khi đun nóng một chất béo X thu được glixerol và hỗn hợp 3 axit béo là oleic, panmitic và stearic. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 6: Chất X có công thức C8H8O2 có chứa vòng benzen, X phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng theo tỉ lệ số mol 1:2, X không tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức của X thỏa mãn điều kiện của X là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 6.
Câu 7: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là
A. 9.	B. 4.	C. 6.	D. 2.
Câu 8: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 9: Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: (COONa)2, CH3CHO và C2H5OH. Công thức phân tử của X là 
A. C6H10O4.	B. C6H8O4.	C. C5H8O4.	D. C5H6O4.
Câu 10: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_lop_12_truong_t.doc