SKKN Phát triển năng lực quan sát và vận dụng thực tiến cho học sinh THPT thông qua việc giải bài tập trắc nghiệm bằng hình vẽ mô phỏng

SKKN Phát triển năng lực quan sát và vận dụng thực tiến cho học sinh THPT thông qua việc giải bài tập trắc nghiệm bằng hình vẽ mô phỏng

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp giáo dục là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông.

 Trong chương trình THPT, có thể nói Hóa Học là một trong số các môn khoa học thực nghiệm, là môn khoa học tự nhiên nhưng lượng lí thuyết nhiều và bài tập cả dạng lí thuyết và thực nghiệm. Bài tập trong sách giáo khoa chỉ đề cập đến lí thuyết mà ít dạng bài tập thí nghiệm. Nên việc phát triển năng lực cho học sinh là một việc làm rất khó khăn với giáo viên. Mặt khác trong những năm gần đây, xu thế đề thi môn Hóa trong kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng nhiều các dạng bài tập liên quan đến hình vẽ mô phỏng thí nghiệm. Trong đề thi THPT Quốc Gia phần câu hỏi về hình vẽ mô phỏng thí nghiệm là tương đối rộng, nhưng kiến thức lại không ở các phần trọng tâm nên học cũng ít chú ý hơn, mặc dù đây không phải là dạng bài tập khó.

 

doc 20 trang thuychi01 6050
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển năng lực quan sát và vận dụng thực tiến cho học sinh THPT thông qua việc giải bài tập trắc nghiệm bằng hình vẽ mô phỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUAN SÁT VÀ VẬN DỤNG THỰC TIẾN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA VIỆC GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BẰNG HÌNH VẼ MÔ PHỎNG
Người thực hiện: Nguyễn Đình Thuận
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU
1. 2. Lí do chọn đề tài
	Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp giáo dục là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp giáo dục ở nhà trường phổ thông.
	Trong chương trình THPT, có thể nói Hóa Học là một trong số các môn khoa học thực nghiệm, là môn khoa học tự nhiên nhưng lượng lí thuyết nhiều và bài tập cả dạng lí thuyết và thực nghiệm. Bài tập trong sách giáo khoa chỉ đề cập đến lí thuyết mà ít dạng bài tập thí nghiệm. Nên việc phát triển năng lực cho học sinh là một việc làm rất khó khăn với giáo viên. Mặt khác trong những năm gần đây, xu thế đề thi môn Hóa trong kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng nhiều các dạng bài tập liên quan đến hình vẽ mô phỏng thí nghiệm. Trong đề thi THPT Quốc Gia phần câu hỏi về hình vẽ mô phỏng thí nghiệm là tương đối rộng, nhưng kiến thức lại không ở các phần trọng tâm nên học cũng ít chú ý hơn, mặc dù đây không phải là dạng bài tập khó.
Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc giải nhanh các bài toán Hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học; yêu cầu tìm ra được câu trả lời một cách nhanh nhất, đi bằng con đường ngắn nhất không những giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện được tư duy và phát triển năng lực sáng tạo, phát hiện vấn đề của người học
Trong thực tế tài liệu viết về thực nghiệm có tính chất mô phỏng còn ít và chưa có sự phân tích hình vẽ thí nghiệm một cách cụ thể nên nguồn tư liệu để giáo viên nghiên cứu còn hạn chế do đó nội dung kiến thức và kĩ năng trả lời các câu hỏi xung quanh các thí nghiệm cung cấp cho học sinh chưa được nhiều. Vì vậy, khi gặp các câu hỏi về thí nghiệm các em thường lúng túng trong việc tìm ra câu trả lời phù hợp. 
Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều năm tôi đã hệ thống hóa các dạng câu hỏi về thí nghiệm và trình bày cơ sở lí thuyết, hướng dẫn cho học sinh một cách dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh được những lúng túng, sai lầm và nâng cao kết quả trong các kỳ thi. 
 Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “phát triển năng lực quan sát và vận dụng thực tiễn cho học sinh THPT, thông qua việc giải bài tập trắc nghiệm bằng hình vẽ mô phỏng” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng bài tập thí nghiệm mô phỏng bằng hình vẽ trong chương trình hóa học THPT nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh như: Năng lực quan sát thí nghiệm, năng lự làm việc nhóm, năng lục giao tiếp, năng lực thục hành thí nghiệm 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Các bài tập thí nghiệm mô phỏng bằng hình vẽ trong hóa học THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu về các thí nghiệm, tài liệu về hình vẽ mô phỏng thí nghiệm. 
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung thí nghiệm trong chương trình Hóa Học THPT(đặc biệt các thí nghiệm có hình mô phỏng).
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tính chất của các chất trong thí nghiệm điều chế, cách thức tiến hành thí nghiệm, hiện tượng xảy ra nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
	- Tiến hành các thí nghiệm thực hành có hình vẽ mô phỏng để kiểm chứng bằng thực tiễn.
	- Quan sát các video thí nghiệm được thực hiện sẵn về các mô hình trong bài tập.
1.4.3. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
1.4.4. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
1.4.5. Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Một số khái niệm chung
2.1.1. Hình vẽ mô phỏng thí nghiệm
	- Hình vẽ thí nghiệm mô phỏng lại các thí nghiệm trong thực tiễn.
2.1.2. Bài tập sử dụng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm
- Bài tập thực nghiệm là những bài tập gắn liền với các phương pháp và kĩ năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Bao gồm các bài tập tổng hợp và điều chế các chất, giải thích và mô tả hiện tượng..
→ Bài tập thực nghiệm có tính chất mô phỏng mang ý nghĩa củng cố kiến thức, là công tác chuẩn bị cho thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên biệt của học sinh.
2.1.3. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm
+ Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyên tư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhậ những thao tác kĩ năng thực hành hợp lí.
+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng hóa chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm.
+ Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: giải thích hiện tượng hóa học trong tự nhiên, sự ảnh hưởng của hóa học đến nền kinh tế, sức khỏe.
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong, tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo..
2.1.4. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học
- Nội dung kiến thức hóa học phải gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng.
- Nội dung kiến thức hóa học phải gắn liền với thực hành, thí nghiệm và tăng cường thí nghiệm hóa học trong nội dung học tập.
- Bài tập hóa học phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực.
2.1.5. Năng lực quan sát và vận dụng thực tiễn
- Năng lực quan sát: là khả năng tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài, nhằm phản ánh nhanh chóng, đầy đủ, rõ rệt và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu, đặc sắc của sự vật hiện tượng và những biến đổi của chúng.
- Nẵng lực quan sát thí nghiệm và vận dụng thực tiễn trong hóa học: Là sử dụng tri giác có chủ định để quan sát các hiện tượng của thí nghiệm hóa học, từ đó giải thích được thí nghiệm và vận dụng giải thích được các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến thí nghiệm.
2.1.6. Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc phát triển năng lực của học sinh
Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển năng lực cho học sinh là hoạt động giải bài tập, thí nghiệm thực hành. Vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các năng lực tư duy của học sinh được phát triển, học sinh sẽ có những phẩm chất tư duy mới:
Năng lực phát hiện vấn đề mới
Tìm ra hướng mới
Tạo ra kết quả học tập tốt hơn
→ Thông qua hoạt động giải bài tập sẽ giúp học sinh rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị của lao động, nâng cao khả năng hiểu biết thế giới lên tầm cao mới góp phần cho quá trình hình thành nhân cách toàn diện của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Bài tập thực nghiệm có tính chất mô phỏng là nội dung trong tổng thể chương trình hóa học và luôn là một trong những nội dung trong các kỳ thi hiện nay.
- Do các bài tập dạng này thường liên quan đến thực nghiệm nên không được các em chú ý nhiều, vì vậy ảnh hưởng tới năng lực quan sát, khả năng làm thí nghiệm thực tế hạn chế.
- Đây là nội dung không đòi hỏi kiến thức khó đối với học sinh THPT, tuy nhiên do chủ quan nên học sinh thường ít chú ý đến và với tâm lí chỉ là phần nhỏ, xen kẽ của chương trình học và thi nên khi gặp các bài tập này các em thường bị mất điểm, trong khi đó đây là nội dung “ghi điểm”. Đặc biệt đối với học sinh thuộc nhóm không chuyên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Cơ sở sắp xếp các dạng bài tập thực nghiệm có tính chất mô phỏng
Bảng 2.1: Phân loại bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy
Dạng bài
Năng lực nhận thức
Năng lực tư duy
Kĩ năng
1
Biết(nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại)
Tư duy cụ thể
Bắt chước theo mẫu
2
Hiểu(tái hiện, diễn giải, mô tả kiến thức)
Tư duy logic(suy luận, phân tích, so sánh)
Phát huy kiến thức(hoàn thành kĩ năng theo chỉ dẫn, hạn chế bắt chước máy móc)
3
Vận dụng(vận dụng kiến thức để xử lí tình huống hóa học..)
Tư duy hệ thống(suy luận tương tự, tổng hợp, so sánh)
Đổi mới(lặp lại kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, không phải hướng dẫn)
4
Vận dụng sáng tạo(phân tích, tổng hợp, đánh giá)
Tư duy trừu tượng
Sáng tạo(hoàn thành kĩ năng một cách sáng tạo, đạt tới trình độ cao)
2.3.2. Phân loại và phương pháp giải bài tập
2.3.2.1. Các bước thông thường giải một bài tập 
Bước 1: Xác định giả thiết và các yêu cầu của một thí nghiệm.
Bước 2: Phân tích các đại lượng theo thí nghiệm mô phỏng.
Bước 3: Trả lời theo yêu cầu của bài toán
2.3.2.2. Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải
Dạng 1. Xác định thí nghiệm
Phương pháp chung: Quan sát hình vẽ mô phỏng thật kĩ để xác định thí nghiệm này được dùng để
	- Điều chế: chất lỏng, chất khí hay chất rắn.
	- Kiểm tra tính chất vật lí hay hóa học.
Kết quả:Qua bài tập 
- Nắm được hình vẽ mô phỏng đó được dùng điều chế, thử tính chất của loại chất nào.
- Biết được ứng dụng của thí nghiệm đó.
Câu 1. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm nào? 
A. Điều chế NH4Cl.	B. Điều chế NH3.
C. Nhiệt phân NH4Cl.	D. Chứng minh khả năng bay hơi của NH4Cl.
HD: Đây là thí nghiệm nhiệt phân NH4Cl đồng thời còn là thí nghiệm chứng minh khả năng thăng hoa của NH4Cl. → Đáp án: C
Câu 2. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm nào?
A. Thử tính tan của NH3.	B. Thử tính tan của khí HCl
C. Thử tính tan của CO2.	D. Thử tính tan của khí H2S.
HD: 	- Đây là thí nghiệm thử tính tan của khí
- Biết được sự biến đổi màu sắc của phenolphtalein theo môi trường
→ Đáp án: A
Câu 3. Khi điều chế lượng nhỏ các khí trong phòng thí nghiệm có thể thu khí bằng cách: dời không khí để xuôi bình (1), dời không khí úp ngược bình (2) hoặc dời nước (3). 
Thu khí bằng cách dời nước có thể được dùng tốt nhất với khí nào sau đây:
 A. N2.	B. HCl.	C. NH3.	D. SO2.
HD: HS phải biết nguyên tắc thu khí trong mỗi bình
bình (1) thu bằng phương pháp đẩy khí, tuy nhiên chỉ thu các khí nặng hơn không khí
bình (2) thu bằng phương pháp đẩy khí, tuy nhiên chỉ thu các khí nhẹ hơn không khí
bình (3) thu bằng phương pháp đẩy nước. Chỉ thu được các khí không tan, không tác dụng với nước.
→ Chọn đáp án A
Câu 4: Hình vẽ thí nghiệm sau dùng để:
	A. điều chế este trong phòng thí nghiệm.	B. điều chế C2H5OH.
	C. điều chế HNO3.	D. thử tính chất vật lí của NH3.
Hd: Qua hình vẽ hs thấy được rằng đây không thể là hình mô phỏng tính chất vật lí được, mà phải là điều chế.
	- Điều ancol etylic không phải từ chất lỏng.
	- Điều chế HNO3 phải ngâm trong nước đá.
	- vậy đây phải điều chế este. Đáp án A
Dạng 2. Xác định các chất trong thí nghiệm
Phương pháp chung: Vận dụng tính chất vật lí, hóa học của các chất trong mô hình thí nghiệm, để tìm ra hóa chất phù hợp.
Kết quả đạt được:
- Biết loại thí nghiệm đó được dùng cho loại chất hoặc nhóm chất nào?
- Hiểu được ứng dụng của từng loại thiết bị và hóa chất cần sử dụng cho thí nghiệm
Câu 1. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X
Hình vẽ bên minh họa phản ứng nào sau đây?
A. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O.
B. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl.
C. C2H5OH C2H4 + H2O.
D. CH3COONa (r) + NaOH (r) Na2CO3 + CH4.
HD: 	- phân tích hình vẽ về loại phản ứng, phương pháp để thu được khí
phân tích đáp án và lựa chọn chất khí là sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
→ Đáp án: C
Câu 2. Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:
Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với mô hình thu khí trên?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑. 	B. NH4Cl+NaOH→ NaCl + NH3↑ +H2O.
C. CaC2+2H2O→ Ca(OH)2 + C2H2↑.	D. 2H2O2 2H2O + O2↑.
HD:
Phân tích hình vẽ: khí sinh ra được dẫn qua bình đựng dung dịch NaOH là một dung dịch kiềm, do đó khí không thể tác dụng với kiềm. Sau đó được thu bằng phương pháp đẩy nước do đó khí sinh ra phải không tác dụng với nước và không tan trong nước.
phân tích đáp án thì thấy NH3 mặc dù rất khó tan trong kiềm nhưng tan rất nhiều trong nước.
→ Đáp án: B
Câu 3. Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ.Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là:
A. CuSO4.5H2O và dd H2SO4.	B. Cu(OH)2 và dd Ca(OH)2.
C. CuSO4 và dd Ca(OH)2.	D. P2O5 và dd NaOH
HD:- HS nắm được phương pháp phân tích định tính nguyên tố
	- Để phát hiện nước thì phải dùng CuSO4 khan(có màu trắng) khi hấp thụ nước thì chuyển màu xannh
	- Để nhận biết CO2 thì sử dụng nước vôi
→ Chất X là CuSO4 khan và dung dịch Y là dung dịch Ca(OH)2 → chọn đáp án C
Câu 4. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: 
Hình vẽ sau minh họa cho phản ứng nào dưới đây ?
Dung dịch X
 Khí Z
 Dung dịch X
Chất rắn Y
 Khí Z
 H2O
A. CuO (rắn) + CO (khí) Cu + CO2­. 
B. NaOH + NH4Cl (rắn) NH3­ + NaCl + H2O.
C. Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2­. 
 D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 K2SO4 + SO2­ + H2O.
HD:- Biết vai trò của mỗi loại thiết bị
	- Chất khí được thu trong ống nghiệm: không tan, không tác dụng với nước...
	- Phân tích các phương án của đề bài
Chọn đáp án: C
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế các chất khí nào trong số các khí sau :
	A. N2O, CO, H2, H2S. 
	B. NO, CO2, C2H6, Cl2. 
	C. NO2, Cl2, CO2, SO2. 
	D. N2, CO2, SO2, NH3. 
HD: 
- Phân tích sơ đồ thiết bị thí nghiệm
- Khí C nặng hơn không khí, có sử dụng cách loại bỏ độc hại
→ chọn đáp án C.
Câu 5: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Oxi ?
A. Cách 2 hoặc Cách 3.	B. Cách 3.	C. Cách 1.	D. Cách 2.
HD: HS phải biết nguyên tắc thu khí trong mỗi bình
bình (1) thu bằng phương pháp đẩy khí, tuy nhiên chỉ thu các khí nặng hơn không khí
bình (2) thu bằng phương pháp đẩy khí, tuy nhiên chỉ thu các khí nhẹ hơn không khí
bình (3) thu bằng phương pháp đẩy nước. Chỉ thu được các khí không tan, không tác dụng với nước.
khí oxi có thể thu bằng cách (2) hoặc (3)
→ Chọn đáp án A
Dạng 3. Mô tả hiện tượng trong thí nghiệm
Phương pháp chung: Vận dụng tính chất vật lí, hóa học để mô tả đúng hiện tượng của thí nghiệm.
Kết quả đạt được:
	- Nắm sâu hơn kiến thức cơ bản tính chất vật lí, hóa học của các chất.
	- Hiểu biết về hiện tượng thực tiễn của các chất.
dd H2SO4 đặc
Na2SO3 tt
dd Br2
Câu 1. Cho hình vẽ như sau:
Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa ddBr2 là
A. Có kết tủa xuất hiện.
B. Dung dịch Br2 bị mất màu.
C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2.
D. Không có phản ứng xảy ra.
HD: Vận dụng lí thuyết của phản ứng điều chế SO2 
và phản ứng làm mất màu nước brom của SO2.
→ Chọn đáp án B
Câu 2. Lần lượt tiến hành thí nghiệm với phenol theo thứ tự các hình (A), (B), (C) như hình bên. Kết thúc thí nghiệm C, hiện tượng xảy ra là :
	A. có hiện tượng tách lớp dung dịch
	B. xuất hiện kết tủa trắng
	C. có khí không màu thoát ra
D. dung dịch đổi màu thành vàng nâu
HD:
- Vận dụng hiểu biết về tính chất vật lí, hóa học của phenol
- Phân tích hiện tượng
→ Chọn đáp án A
Câu 3.Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt (a) Đóng khóa K,(b) Mở khóa K?
A. Mất màu, Không mất màu.
B. Không mất màu, Mất màu.
C. Mất màu, Mất màu. 
D. Không mất màu, Không mất màu.	
HD: 
- Clo mới điều chế có tính oxi hóa mạnh nên khi
+ Khóa K đóng thì sục vào dung dịch H2SO4 loãng, sẽ oxi hóa nước nên không làm mất màu mẩu giấy màu.
+ Khóa K mở clo sẽ oxi hóa mẩu giấy làm mất màu. 
 Chọn đáp án: B
Câu 4. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên dưới:
Hiện tượng xảy ra là
	A. Thanh Zn bị tan dần, khí thoát ra ở thanh Cu.
	B. Thanh Zn bị tan dần, khí thoát ra ở thanh Zn.
	C. Thanh Cu bị ăn mòn, khí thoát ra ở thanh Zn.
	D. Thanh Cu tan dần, khí thoát ra ở thanh Cu.
HD:
- Thí nghiệm trên là sự ăn mòn điện hóa: Cực âm (Zn)bị ăn mòn, cực dương(Cu)có khí thoát ra.
Chọn đáp án A
Dạng 4. Xác định điều kiện tiến hành thí nghiệm
- Phương pháp chung: Nắm vững tính chất của các chất trong thí nghiệm, đặc điểm của thí nghiệm với các chất tương ứng
- Kết quả đạt được:
+ Hiểu sâu sắc về phản ứng hóa học: điều kiện tiến hành phản ứng....
+ Ứng dụng của các thiết bị thí nghiệm.
Câu 1: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:
Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc là
 A. giữ lại khí clo.	B. giữ lại khí HCl.	C. giữ lại hơi nước.	D. loại bỏ tạp chất.
HD: dd H2SO4 đặc có nhiệm vụ loại bỏ hơi nước khỏi hỗn hợp
→ Chọn đáp án C
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ như hình vẽ dưới đây có thể dùng điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2. 
A. Cl2, O2, NO, NH3, H2.	B. NO, NH3, SO2, CO2, H2.
C. Cl2, O2, SO2, CO2.	D. Cl2, O2, NO, CO2, H2.
HD: Với bộ dụng cụ này, chỉ có thể dùng để điều chế những khí không tác dụng với không khí, nặng hơn không khí → Chọn đáp án C
Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, một học sinh lắp bộ dụng cụ điều chế khí clo sạch như hình vẽ sau:
Những chỗ sai khi lắp bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ trên?
A. Hóa chất dùng phải là KMnO4.	
B. Không cần dùng kẹp tại ống dẫn khí.
C. Dung dịch HCl loãng, không dùng nút cao su, phải có bình loại tạp chất của khí thoát ra.
D. Không được đun nóng, dùng dung dịch HCl đặc, không dùng ống cao su để dẫn khí.
HD: Căn cứ điều kiện để có thể thực hiện phản ứng điều chế, quy tắc an toàn khi thu khí và loại bỏ các loại tạp chất kéo theo
- Phải dùng dung dịch HCl đặc
- Phải có hệ thống loại bỏ tạp chất (HCl, H2O)
- Nếu dùng nút cao su sẽ làm tăng áp suất bên trong do đó khí clo độc dễ thoát ra ngoài nên người ta thường dùng bông tẩm dung dịch kiềm.
→ Chọn đáp án C
Câu 4. Để điều chế khí hidroclorua, một học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như sau:
Các chất ở dung dịch P và bình Q lần lượt là:
A. MnO2 và dd HCl	 B. Dung dịch HCl và MnO2.
C. dd H2SO4 đặc và NaCl khan. D. dd H2SO4 đặc và dung dịch NaCl loãng.
HD: Để trả lời câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải rèn luyện năng lực quan sát thí nghiệm, kĩ năng phân tích tình huống, hình vẽ mô phỏng. Nhớ và vận dụng tất cả những kiến thức đã được học về HCl, phương pháp điều chế, tính chất vật lí của HCl
Từ đây, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề
→ Đây là phương pháp Sunfat.....
→ Chọn đáp án C.
Câu 5. Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl như hình vẽ dưới đây.
Thanh sắt bị hòa tan chậm nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với 
	A. Sn.	B. Zn.	C. Cu.	D. Ni.
HD: 
- Đây là thí nghiệm ăn mòn điện hóa, nên Fe bị ăn mòn chậm nhất khi gắn với kim loại có tính khử mạnh hơn.
Chọn đáp án B
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
- Qua quá trình nghiên cứu tôi đã áp sử dụng bài tập mô phỏng bằng hình vẽ thí nghiệm để phát triển năng lực cho học sinh, đạt được hiệu quả tốt hơn khi các em chỉ làm bài tập thông thường.
- Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này cũng nâng cao hơn khả năng vận dụng thí nghiệm vào thực tiễn của các em, giúp các em giải thích được hiện tượng hóa học trong tự nhiên.
- Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm giảng dạy và tiến hành kiểm tra đánh giá tại 4 lớp có lực học tương đươ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_quan_sat_va_van_dung_thuc_tien_cho.doc