Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học

Cơ sở lý luận:

1.1 Vị trí của tổ chuyên môn:

 Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD ĐT, tổ chuyên môn được tổ chức theo môn học,nhóm môn học .Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy hoạt động của trường THPT chịu sự tổ chức và quản lý của Hiệu trưởng. Trong trường các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể nhằm thực hiện chương trình giáo dục trong năm học,chiến lược phát triển giáo dục từng giai đoạn và lâu dài của nhà trường.

 1.2. Chức năng tổ chuyên môn

 Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học. Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.

 Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

 1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn

 Điều 16 ,điều lệ trường THPT quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau

 a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

 b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần

 

doc 16 trang cuonglanz2a 5872
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI	2
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI	3
1. Cơ sở lý luận:	....3
 1.1. Vị trí của tổ chuyên môn:	3
 1.2. Chức năng tổ chuyên môn	3
 1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn	4
 1.4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn 	4
 1.5. Sinh hoạt tổ chuyên môn	5
 1.6. Mối quan hệ 	5
 2. Thực trạng:	6
 3. Nội dung, biện pháp thực hiện:	7
 3.1. Biện pháp thứ nhất:	7
 3.2. Biện pháp thứ hai:	8,9
 3.3. Biện pháp thứ ba:	10
 3.4. Biện pháp thứ tư:	11
 3.5. Biện pháp thứ năm:	16
 3.6. Biện pháp thứ sáu:	12
 III. HIỆU QUẢ CỦA SKKN	13
 IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG	 14
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM	14
ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN 
 Ở TRƯỜNG THPT 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vai trò chức năng, nhiệm vụ, của tổ Chuyên môn rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp có thẩm quyền để đề ra các nhiệm vụ giáo dục chung cho toàn trường mà hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu. 
Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục Đào tạo Lào Cai luôn chỉ đạo cho các đơn vị trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục.
Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ trong nội bộ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đặc biệt là chỉnh đốn năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Thực tế cho thấy không phải các trường thiếu hoạt động này mà hơn thế nữa những hoạt động dự giờ, thăm lớp đánh giá luôn diễn ra đều đặn và nghiêm túc. Tuy nhiên, trước đây, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn chủ yếu tập trung vào giáo viên. Cụ thể, tổ, nhóm chuyên môn thống nhất về bài dạy, phân công giáo viên đảm nhiệm, giáo viên đó tự soạn bài và lên lớp, các giáo viên khác cùng ngồi dự.  Theo hình thức này, sự quan tâm tới học sinh của người dạy bị hạn chế bởi các giáo viên cùng dự chủ yếu tập trung vào việc quan sát, đánh giá cách dạy của giáo viên. Không những thế, có nhiều khi thái quá giữa đánh giá nhận xét về ưu điểm cũng như khuyết điểm, cũng có không ít trường hợp ngại ngần khi phê phán, góp ý về cách dạy. Vì thế, khi đón nhận chủ trương đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong năm học này của Bộ GD-ĐT, các tổ, nhóm chuyên môn của nhà trường rất hào hứng đón nhận, coi đây là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học. Sự đổi mới căn bản của chuyên đề chính là lấy học sinh là trung tâm, học sinh là chủ thể. Khi dự giờ, người dự không quá chú trọng quan sát, đánh giá thầy dạy thế nào mà tập trung quan sát để phân tích các hoạt động học tập của học sinh, xem các em tiếp thu bài học như thế nào, có điều gì chưa ổn, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy - học, xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, bảo đảm tính tương tác của thầy và trò trong lớp học, 
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là thay đổi nhận thức của giáo viên về sinh hoạt chuyên môn: SHCM là một quá trình các GV tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thử nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của HS. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế. Trong quá trình học tập đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới. Để đảm bảo SHCM hiệu quả, trước hết hiệu trưởng trường THPT cần coi SHCM là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của HS. Từ đó giúp GV hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCM và cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện SHCM mới. Hiểu rõ SHCM theo hướng tiếp cận mới là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường.
CBQL và GV phải có quyết tâm cao trong việc đổi mới nhà trường thông qua kiên trì thực hiện SHCM mới. Cần tránh để GV có suy nghĩ coi đó chỉ là việc SHCM thông thường mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay và không học tập được nhiều. Cần tạo cho họ có động lực tham gia SHCM theo hướng tiếp cận mới để học tập lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn. Cần cho GV thấy được SHCM theo hướng tiếp cận mới có mục đích chính là nâng cao chất lượng các bài học của HS. Mục đích đó sẽ đạt được khi các GV biết: Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của HS. Hình thành khả năng quan sát, phán đoán và phản ứng trước thông tin thu được từ HS - đây là một năng lực mới đặc biệt quan trọng đối với GV.
 Trong bài viết, tôi xin trình bày đề tài: Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học 
 II. TỔ CHỨC THƯC HIỆN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận:
1.1 Vị trí của tổ chuyên môn:
	Điều 16 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD ĐT, tổ chuyên môn được tổ chức theo môn học,nhóm môn học .Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy hoạt động của trường THPT chịu sự tổ chức và quản lý của Hiệu trưởng. Trong trường các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể nhằm thực hiện chương trình giáo dục trong năm học,chiến lược phát triển giáo dục từng giai đoạn và lâu dài của nhà trường.
 1.2. Chức năng tổ chuyên môn 
	Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học. Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.
	Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
 1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn 
 Điều 16 ,điều lệ trường THPT quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau
 a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
 b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần
 1.4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường 
 a. Quản lý giảng dạy của giáo viên
	 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
	Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
	Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;
	Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...);
	Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hướng dẫn thử việc cho giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...).
	Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
	Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).Dự giờ góp ý giáo viên trong tổ theo quy định 
	Các hoạt động khác : đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên... Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công.
 b. Quản lý học tập của  học sinh 
	Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
	Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.
	Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
 1.5. Sinh hoạt tổ chuyên môn 
	Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
	Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường THPT (2 tuần/lần. Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tùy yêu cầu về tính chất, nội dung công việc) . Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ thông báo sự việc hành chính – Theo kiểu truyền thống);
 Tổ chức thực hiện Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mới, được thực hiện theo 3 bước
Bước 1: Chuẩn bị BHMH 
Bước 2: Tiến hành BHMH và dự giờ
Bước 3: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày
 1.6. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường 
a. Đối với Ban Giám hiệu:
	Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;
	Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giáqua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp
b. Đối với công tác chủ nhiệm: 
	Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
 2. THỰC TRANG Ở TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẮC HÀ :
a. Năm học 2011- 2012 : Trường có 6 tổ chuyên môn: 
 + Tổ Toán – Lý: 8 giáo viên biên chế
 + Hóa - Sinh : 8 giáo viên biên chế 
 + Tổ Văn - Anh văn: 10 giáo viên biên chế 
 + Tổ Sử - Địa - GDCD: 7 giáo viên biên chế 
 + Tổ TD - Công nghệ - Tin: 7 giáo viên biên chế 
 + Tổ Văn phòng: 4 đ/c trong biên chế
b. Năm học 2012- 2013 : Trường có 5 tổ chuyên môn: 
 + Tổ Toán - Lý - Tin - CN: 12 giáo viên 
	+ Tổ Văn – Anh văn: 10 giáo viên 
	+ Tổ Hóa- Sinh - TD: 11 giáo viên 
	+ Tổ Sử - Địa - GDCD: 7 giáo viên 
 + Tổ Văn phòng: 5 đ/c trong biên chế ( 1 đ/c biên hợp đồng ngắn hạn)
Năm học 2013- 2014 : Trường có 5 tổ chuyên môn: 
 + Tổ Toán - Lý - Tin - CN: 13 giáo viên 
	+ Tổ Văn – Anh văn: 10 giáo viên 
	+ Tổ Hóa- Sinh: 11 giáo viên 
	+ Tổ Sử - Địa – GDCD - TD: 11giáo viên 
 + Tổ Văn phòng: 5 đ/c trong biên chế ( 1 đ/c biên hợp đồng ngắn hạn)
	Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Các tổ chuyên môn của nhà trường được tổ chức theo môn học ,có điều kiện sinh hoạt trao đổi về chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học. Các tổ trưởng phần nhiều là mới cho nên vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn một số hạn chế:
	Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
	Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu theo hướng truyền thống, chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó,qua loa chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Thực tế việc thực hiện đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn của nhà trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: Đối tượng học sinh chưa thích ứng với giờ học, còn hạn chế khả năng đọc - hiểu và kỹ năng thực hành áp dụng vào thực tiễn, sĩ số lớp còn quá đông còn khó khăn trong việc thực hiện phương pháp hoạt động nhóm trong giờ học.
	Đây là thách thức lớn đối với người quản lý,đòi hỏi phải có những biện pháp hay, sát thực để vừa hướng dẫn vừa chế tài giúp cho các tổ chuyên môn hoạt động có nề nếp,có chất lượng ngay từ khi mới thành lập
3. NỘI DUNG,BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
Để khắc phục những nhược điểm, phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THPT, chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
 3.1. Biện pháp thứ nhất: Lập kế hoạch và triển khai thực hiện
a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến các tổ trưởng và giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời
 Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định: giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chung toàn trường.
 Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể: giao cho tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện.
 Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, có một số chỗ khá thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.
b) Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn sinh hoạt.
 Đây là công việc rất quan trọng trong việc xác định hướng và mục tiêu chuyên môn phải đạt được nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà Sở Giáo dục Đào tạo và Hội nghị viên chức đầu năm học đề ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, thì một phần việc rất quan trọng là lập được kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng thời gian của mỗi ngày thứ 6 trong tuần. Ở trường chúng tôi , trong năm học 2013-2014 đã bố trí thời gian trong chiều thứ 6 hàng tuần như sau:
 + Chiều thứ 6 tuần thứ nhất trong tháng: dành cho các hoạt động: Họp hội đồng giáo viên, sinh hoạt Công Đoàn trường. 
 + Chiều thứ 6 tuần thứ hai trong tháng: Họp triển khai kế hoạch chuyên môn toàn trường và sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
 + Chiều thứ 6 tuần thứ 4 trong tháng: Dành hẳn cho các tổ chuyên môn sinh hoạt, bao gồm các công việc: SHCM theo hướng nghiên cứu bài học - Giáo viên dạy minh họa một tiết học cụ thể - Dự giờ, góp ý giờ dạy; triển khai các chuyên đề về phương pháp dạy - học. Chính vì vậy các tổ, nhóm chuyên môn luôn có quĩ thời gian cố định, chủ động trong việc bồi chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ viên.
 Đối với nội dung công việc trong chiều thứ 6 (tuần thứ 4), P.Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có trách nhiệm lên kế hoạch cụ thể ngay từ đầu mỗi học kỳ của năm học. Trong kế hoạch này ghi rõ những việc làm của tổ chuyên môn : thảo luận chuyên đề; sinh hoạt tổ chuyên môn ; kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ . Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên dạy minh hoạ chuyên đề, ... Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt.
 3.2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh.
a) Tổ chức kiểm tra định kỳ chung toàn trường:
 Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng , là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc tổ chức kiểm tra định kỳ phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau:
 Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng.
 Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.
 Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.
 Trả bài kịp thời, có sửa chữa để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo thích hợp nâng cao chất lượng dạy - học.
 Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề. Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinh theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục.
	Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra định kỳ thống nhất chung toàn trường như sau.
 	+ Bước 1: Sinh hoạt tổ ,nhóm chuyên môn và ra đề kiểm tra:
 Trước khi kiểm tra ít nhất là một tuần: nhóm chuyên môn phải thống nhất được mục đích yêu cầu; các đơn vị kiến thức cơ bản cần được kiểm tra đánh giá và thông báo nội dung này đến tất cả học sinh trong lớp để học sinh chủ động ôn tập.
 Họp tổ,nhóm chuyên môn để thống nhất cách thức ra đề; mỗi giáo viên dạy ra một đề tham khảo với nội dung bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GDĐT ; đầy đủ ma trận, đề thi , đáp án và biểu điểm nộp cho tổ trưởng chuyên môn .Trên cơ sở đó Phó Hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn, có chuyên môn đào tạo đúng với môn kiểm tra, chịu trách nhiệm chọn đề kiểm tra chính thức. Tất cả các đề kiểm tr

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hoat_dong_to_chuyen_mon_nham_n.doc