SKKN Phát huy trí lực của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực nghiệm trong giảng dạy hoá vô cơ

SKKN Phát huy trí lực của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực nghiệm trong giảng dạy hoá vô cơ

 Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, nên các thí nghiệm hoá học đóng vai trò quan trong trong việc đào tạo, cũng như giảng dạy môn hoá học ở các trong phổ thông. Tuy nhiên trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông bài tập hoá học cũng có tác dụng rất to lớn trong việc phát huy trí lực của học sinh; đặc biệt là các bài tập thực nghiệm hoá học.

 Bài tập thực nghiệm hoá học là một trong những xu hướng phát triển của bài tập hiện nay. Vì nó có khả năng phát triển tư duy cho học sinh ở cả ba phương diện: lý thuyết, thực hành và ứng dụng.

 Giải bài tập thực nghiệm hoá học là một cách thức học tập tích cực đối với học sinh, nó giúp học sinh thường xuyên cũng cố các kiến thức lý thuyết, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành và vận dụng các kiến thực học được để giải thích các vấn đề trong cuộc sống sản xuất.

 Vì thế, bài tập thực nghiệm hoá học là phương tiện rất tốt để phát huy tính tích cực, chủ động và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.

 Xuất phát từ suy nghĩ đó, với vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình tôi đã chọn đề tài

 “ Phát huy trí lực của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực nghiệm trong giảng dạy hoá vô cơ”

 

doc 19 trang thuychi01 6120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy trí lực của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực nghiệm trong giảng dạy hoá vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, nên các thí nghiệm hoá học đóng vai trò quan trong trong việc đào tạo, cũng như giảng dạy môn hoá học ở các trong phổ thông. Tuy nhiên trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông bài tập hoá học cũng có tác dụng rất to lớn trong việc phát huy trí lực của học sinh; đặc biệt là các bài tập thực nghiệm hoá học.
 Bài tập thực nghiệm hoá học là một trong những xu hướng phát triển của bài tập hiện nay. Vì nó có khả năng phát triển tư duy cho học sinh ở cả ba phương diện: lý thuyết, thực hành và ứng dụng.
 Giải bài tập thực nghiệm hoá học là một cách thức học tập tích cực đối với học sinh, nó giúp học sinh thường xuyên cũng cố các kiến thức lý thuyết, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành và vận dụng các kiến thực học được để giải thích các vấn đề trong cuộc sống sản xuất.
 Vì thế, bài tập thực nghiệm hoá học là phương tiện rất tốt để phát huy tính tích cực, chủ động và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
 Xuất phát từ suy nghĩ đó, với vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình tôi đã chọn đề tài 
 “ Phát huy trí lực của học sinh thông qua sử dụng bài tập thực nghiệm trong giảng dạy hoá vô cơ” 
 Mục tiêu tôi chọn đề tài này cũng với mong muốn xây dựng và chọn lọc một số bài tập thực nghiệm hoá học vô cơ, nhằm rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình trong học tập môn hoá học. Đồng thời giúp học sinh nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoá học và vận dụng các kiến thức học được để giải thích các hiện tượng xảy ra trong đời sống sản xuất; từ đó tạo ra hứng thú học tập cho các em.
II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
 Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập môn hoá học. Đồng thời rèn luyện, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoá học cho học sinh.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 Cơ sở lý luận của sự phát triển trí lực của học sinh trong quá trình nhận thức, học tập ở trường phổ thông.
 Vai trò, tác dụng của bài tập thí nghiệm hoá học vô cơ ở trường THPT trong việc rèn luyện tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy và học môn hoá học.
 Lựa chọn và sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học vô cơ ở trường THPT để rèn luyện tính túch cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
 Kết quả thực nghiệm ở trường phổ thông.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Chương trình hoá học vô cơ lớp 10,11, 12 ở trường THPT.
 Học sinh các lớp 11B2, 11B4 trường THPT Lê Văn Hưu- Thiệu Hoá- Thanh Hoá.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu tổng hợp tài liệu và tổng quan lý thuyết.
 Tìm hiểu, sưu tập, chọn lọc các bài tập từ các tài liệu tham khảo.
 Nghiên cứu thực tiễn: Trao đổi, tìm hiểu việc dạy và học môn hoá học và về tình hình sử dụng bài tập thực nghiệm ở trường phổ thông.
 Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
VI. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
 Tổng quan lý thuyết về sự phát triển trí lực của học sinh phổ thông trong quá trình nhận thức-học tập.
 Lựa chọn và sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học vô cơ lớp 10, 11, 12.
 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
 Nêu kết quả và kiến nghị
VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Phần I: Mở đầu
Phần II. Nội dung
 Chương I: Tổng quan lý thuyết
 Chương II: Lựa chọn, sử dụng bài tập thí nghiệm hoá học vô cơ ở trường 
 THPT để phát huy trí lực của học sinh.
Phần III: Kết luận và tài liệu tham khảo 
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC - HỌC TẬP
1. Tính tích cực, tự lực nhận thức và mối quan hệ giữa chúng
1.1. Tính tích cực nhận thức
 “Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết các vấn đề học tập – nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để đạt được mục đích và vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân”
1.2. Tính tự lực nhận thức
 Theo nghĩa rộng: Bản chất của tính tự lực nhận thức là sẵn sàng về mặt tâm lý cho sự tự học
 Theo nghĩa hẹp: Tính tự lực nhận thức là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập cho phép học sinh tự học.
1.3. Mối quan hệ giữa tính tích cực và tự lực nhận thức
 Tính tích cực nhận thức liên hệ chặt chẽ với tính tự lực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là điều kiện cần thiết của tính tự lực nhận thức và không thể có tính tự lực nhận thức mà thiếu tính tích cực nhận thức.
2. Hứng thú nhận thức
 “Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với quá trình nhận thức. Tính chất lựa chọn của cá nhân được biểu thị trong một lĩnh vực tri thức nào đó. Con người muốn đi sâu vào lĩnh vực đó để nghiên cứu nắm vững những giá trị của nó”
3. Sự phát triển trí lực của học sinh trong dạy học phổ thông
 Mỗi tri thức mới đều gây một tác động nhất định đến sự phát triển tư duy của con người, mà tính chất của sự phát triển trí tuệ lại quyết định trình độ lĩnh hội tri thức. Bởi vậy cùng với việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học thì một trong những nhiệm vụ cơ bản của dạy học trước kia, hiện nay và sau này vẫn là phát triển tư duy học sinh trong quá trình nắm tri thức các môn học
II. NHỮNG CON ĐƯỜNG CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC
 Có rất nhiều con đường phát triển trí lực của học sinh trong quá trình dạy học, nhưng có ba con đường chủ yếu
Thứ nhất là: hình thành những tri thức sâu sắc hơn thuộc môn học
Thứ hai là: Dạy cho học sinh những thao tác hành động trí tuệ (thao tác tư duy) quan trọng nhất đối với việc lĩnh hội giáo trình hoá học
Thứ ba là: Sử dụng rộng rãi các biện pháp và phương pháp dạy học có tác dụng nâng cao tối đa tính tích cực hoạt động học tập của học sinh, bỗi dưỡng ở học sinh tính độc lập hứng thú nhận thức và áp dụng một cách có suy nghĩ các tri thức và những dạng công tác học tập trong lớp cũng như các hoạt động ngoài lớp khác nhau như: Việc sử dụng các thí nghiệm hoá học thực hành, thí nghiệm hoá học vui, thí nghiệm biểu diễn, đặc biệt là các bài tập thí nghiệm hoá học trong giảng dạy và học tập môn hoá học. 
III. RÈN LUYỆN TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC
 Để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần: 
Đặt cho học sinh những câu hỏi, những bài tập có tính chất nê vấn đề và học sinh giải quyết nó thông qua những suy nghĩ, trao đổi và thảo luận hoặc thông qua các thí nghiệm, bài tập thí nghiệm hay các bài tập hoá học nói chung.
Đề ra công việc cho học sinh mang tính chất nghiên cứu
Sử dụng két hợp đồng thời, hợp lý các phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học của môn học.
Tạo ra các tình huống có vấn đề và kích thích lòng ham muốn, đam mê khoa học của học sinh.
IV. HỌC SINH PHẢI LÀM GÌ ĐỂ RÈN LUYỆN CHO MÌNH TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO
 Trong xã hội phát triển, sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thì dạy học không chỉ dạy kiến thức mà còn phải dạy phương pháp học tập cho học sinh. Bản thân học sinh cần phải có phương pháp nghiên cứu, mà cốt lõi của phương pháp học là phương pháp tự học.
 Việc học là nhiệm vụ của người học, không ai có thể tay thế được. Để học tốt tất cả các môn học nói chung và môn hoá học nói riêng đầu tiên ta phải cần phải có đối với người học đó là sự nỗ lực của bản thân người học, phải có ý chí quyết tâm cao độ, phải tích cực học tập, mong muốn học giỏi, học giỏi hôm nay gắn liền với sự thành đạt của cuộc sống tương lai sau này. 
 Hãy thoát khỏi tình trạng bị động, khắc phục “chứng ngại nhận thức” vì đây là yếu tố cơ bản làm cho năng lực tự học kém, không có đà ban đầu, thiếu độc lập suy nghĩ.
 Để có thể lao động sáng tạo sau này, ngay từ bây giờ mỗi học sinh phải tự tập luyện từng “sáng tạo” nhờ thông qua các câu hỏi, bài toán và các vấn đề học tập thực tiễn chứ không phải chỉ bổ sung tri thức mới vào trí nhớ của mình.
 Tập quan sát và đặt ra những vấn đề trước các hiện tượng khác đôi khi người khác không quan tâm hoặc không chú ý đến.
 Phải có những hứng thú học tập bộ môn, phá vỡ chứng ngại và thông hiểu các nội dung kiến thức. Đó là cơ sở đầu tiên cho những hứng thú học tập, điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệ cho học sinh với hiệu quả cao nhất, trước hết học sinh phải ý thức được lợi ích lao động, học tập, động cơ hoạt động, học tập của mình: Chỉ có thích thú với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động đó tích cực.
V. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC TRONG VIỆC RÈN LUYỆN TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ HỌC
1. Tác dụng trí dục
1.1. Bài tập thí nghiệm làm hiểu sâu hơn các kiến thức đã học
1.2. Bài tập thí nghiệm hoá học có tác dụng mở rộng hiểu biết của học sinh một cách sinh động, phong phú, nâng cao hiểu biết của học sinh.
1.3. Bài tập thí nghiệm hoá học có tác dụng củng cố các kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống các khái niệm đã học
1.4. Bài tập hoá học nói chung và bài tập thí nghiệm hoá học nói riêng có tác dụng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hoá học cần thiết cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng thực hành hoá học
1.5. Bài tập thí nghiệm hoá học có tác dụng tạo điều kiện để phát huy tư duy, rèn luyện tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
2. Tác dụng giáo dục tư tưởng
 Giúp học sinh tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật và công nghệ
3. Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp phục vụ đời sống và sản xuất.
VI. CÁC LOẠI BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC
 Bài tập thực nghiệm hoá học thường được chia làm hai loại cơ bản: Bài tập thực nghiệm định tính và bài tập thực nghiệm định lượng
1. Bài tập thực nghiêm định tính gồm các dạng sau
1.1.Bài tập về lắp giáp dụng cụ, sử dụng hình vẽ tranh ảnh
1.2. Bài tập về quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng thí nghiệm.
1.3. Bài tập về nhận biết, phân biệt các chất.
1.4. Bài tập về tách chiết, tinh chế các chất ra khỏi hỗn hợp.
1.5. Bài tập về điều chế các chất.
2. Bài tập thực nghiệm định lượng
 Tuỳ theo nội dung hay phương pháp tiến hành thí nghiệm mà người ta phân các bài tập thực nghiệm định lượng thành các dạng chính sau
2.1. Xác định khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi hay nhiệt độ nóng chảy của các chất.
2.2. Xác định tỉ khối của một chất khí này so với một chất khí khác hay khối lượng phân tử của một chất khí.
2.3. Xác định lượng nước chứa trong các chất và công thức phân tử của muối ngậm nước.
2.4. Xác định độ tan các chất và nồng độ dung dịch.
2.5. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp.
2.6. Điều chế các chất và tính hiệu suất phản ứng hoặc tinh chế một chất rồi tính độ tinh khiết.
VII. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ HỌC
 Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, trong quá trình giảng dạy môn hoá học nếu chỉ có sự trình bầy của giáo viên không thôi thì nghệ thuật trình bầy cao đến đâu đi chăng nữa cũng không đảm bảo việc lĩnh hội tri thức khoa học của người học ở mức độ cao
 Tóm lại, thí nghiệm hoá học có vai trò bậc nhất trong việc giảng dạy và học tập môn hoá học. Nó có tác dụng làm phát triển tính tích cực, tính độc lập, óc sáng kiến, những hứng thú nhận thức và naang cao lòng tin vào khoa học cho học sinh.
CHƯƠNG II:
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC VÔ CƠ Ở TRƯỜNG THPT ĐỂ PHÁT HUY TRÍ LỰC CHO HỌC SINH
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
 Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, do đó bài tập thực nghiệm là một dạng bài tập mang bản chất hoá học. Vì vậy những năm trở lại đây bài tập thực nghiệm hoá học đã được sử dụng rất nhiều trong quá trình dạy học của các thầy cô giáo ở các trường phổ thông để phát huy trí lực của học sinh, cũng như phục vụ cho việc thi cử trong các kì thi tốt nghiệp, kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng của học sinh.
II. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC VÔ CƠ Ở CHƯƠNG TRÌNH THPT
1. Căn cứ vào chương trình hoá học THPT
2. Chọn lọc và hướng dẫn cách giải bài tập một số bài tập thực nghiệm hoá học vô cơ ở chương trình hoá học THPT nhằm rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập môn hoá học, đồng thời rèn luyện các kỹ năng thí nghiệm và thực hành cho học sinh.
2.1. Bài tập về nhận biết và phân biết các chất vô cơ
 Khi giải bài tập loại này giáo viên cần sử dụng những biện pháp tích cực để hướng dẫn học sinh, động viên huy động các kiến thức về:
* Tính chất vật lí, tính chất hoá học của các chất vô cơ.
* Các kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về hoá học như:
Khả năng quan sát màu sắc, mùi vị và trạng thái của các chất.
Kỹ năng sử dụng các dụng cụ, hoá chất có trong phòng thí nghiệm
* Trình tự giải một bài toán nhận biết, phân biệt như sau:
- Lập sơ đồ các bước tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
- Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm dựa vào sơ đồ và viết các phương trình hoá học giải thích.
 Thí dụ: Chỉ dùng thêm CO2 và H2O hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các chất bột trắng sau: NaCl, Na2SO4, Na2CO3, BaSO4, BaCO3
Hướng dẫn giải
* Giáo viên cần phải đặt các câu hỏi để huy động các kiến thức của học sinh về các hợp chất trên như:
Các hợp chất trên thuộc loại hợp chất gì? Tính chất hoá học của nó?
Trong các chất trên chất nào tan tốt trong nước, chất nào không tan trong nước? Chất nào tan không tan trong nước nhưng tan được trong môi trường axit?
Vậy ta dùng CO2 hay H2O trước để nhận biết?
* Sau khi học sinh dùng H2O trước thì phân được hai nhóm:
Nhóm I: Tan tốt trong nước là NaCl, Na2CO3, Na2SO4
NHóm II: Không tan trong nước là BaCO3, BaSO4
* Đa số các học sinh đều có thể phân biệt được đến bước này. Nhưng để phân biệt được tiếp nữa thì các học sinh trung bình, yếu đều không thể phân biệt được nữa. Để các em có thể nhận biết được nữa thì giáo viên phải hướng dẫn tiếp, ở nhóm II các em xem các chất có đặc điểm gì khác nhau. Khi đó học sinh dùng cả H2O và CO2 cho vào nhóm II thì được
Chất rắn tan là BaCO3
Chất rắn không tan là BaSO4
* Nhưng đối với các chất ở nhóm I thì gần như học sinh không tìm ra thuốc thử để nhận biết. Giáo viên lúc này nên hướng dẫn học sinh là trong loại bài tập nhận biết giới hạn thuốc thử ta có thể dùng các chất vừa tìm được hoặc là sản phẩm của các quá trình nhận biết để nhận biết ra các chất còn là. Khi đó học sinh sử dụng thuốc thử Ba(HCO3)2 để nhận biết ra các chất ở nhóm I như sau:
Xuất hiện kết tủa trắng là Na2CO3, Na2SO4: Nhóm III
Còn lại là NaCl
* Đến đây thì học sinh lại không thể định hướng tiếp được nữa. Giáo viên phải hỏi học sinh xem nhận biết ra các chất ở nhóm II thế nào và có liên hệ với nhóm III không? Học sinh dùng Cả dung dịch Ba(HCO3)2 và CO2 thì nhận biết ra các chất ở nhóm III:
Xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan ra là Na2CO3 
Xuất hiện kết tủa trắng không tan là Na2SO4.
* Sau khi phân tích xong giáo viên yêu cầu học sinh lập sơ đồ tóm tắt các bước làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng:
* Dựa vào sơ đồ học sinh có thể mô tả cách làm thí nghiêm theo các bước sau: 
 - Lấy mẫu thử của các chất cần nhận biết.
 - Cho thước thử vào mẫu thử và quan sát các hiện tượng
 - Đánh dấu các chất nhận biết được và giải thích
* Nhận xét: Đối với bài tập này hợp chất cần nhận biết là các hợp chất rất phổ biến. Vì vậy, những bài toán loại này có tác dụng giúp học sinh vận dụng các kiến thức học được để giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Điều nay giúp học sinh mở rộng kiến thức của mình một cách phong phú, sáng tạo và nó góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tìm tòi, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình trong học tập môn hoá học.
2.2. Bài tập tách chiết và tinh chế
 Các bài tập loại này là các bài tập có nội dung của các thí nghiệm nghiên cứu nhỏ của học sinh phổ thông, do đó bài tập không khó lắm về mặt kiến thức lý thuyết. Vấn đề vướng mắc lớn nhất dối với học sinh khi giải bài tập loại này là các kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật phòng thí nghiệm. Vì vậy, trước khi giải bài tập dạng này, giáo viên cần trang bị cho học sinh một số kiến thức và kỹ năng thực hành như: 
Tính chất vật lí và tính chất hoá học của các chất cần tinh chế, tách chiết.
Các khái niệm về tách chiết, tinh chế và một số kiến thức về các phương pháp tách chiết, tinh chế như: Phương pháp chiết, phương pháp kết tinh, phương pháp chưng cất.
Giới thiệu cho học sinh biết sử dụng các dụng cụ tách chiết như: Phễu chiết, giấy lọc, cột chưng cất, các dụng cụ nung, sấy, làm lạnh...
 Để tìm hiểu tác dụng của bài tập loại này ta xét một số thí dụ sau:
Thí dụ: Tách riêng mỗi chất rắn sau ra khỏi hỗn hợp NaCl, MgCl2, AlCl3 mà không làm thay đổi khối lượng
 Hướng dẫn giải
 * Để học sinh giải tốt bài này trước tiên giáo viên cần phải đặt các câu hỏi gợi ý để học sinh được các kiến thức về:
 - Tính chất vật lí và tính chất hoá học của các hợp chất trên
 + Các hợp chất trên tan như thế nào trong nước?
 + Các hợp chất trên thuộc loại chất gì?
 + Các kim loại trên có hiđoxit tan hay không tan trong nước và môi trường kiềm
 - Cách lọc, cách nung, dụng cụ lọc và dụng cụ nung.
 * Sau đó giáo viên có một số gợi ý giúp học sinh tự tìm ra lời giải
 - Các chất trên là chất rắn tan tốt trong nước nên ta phải làm gì?
 - Các kim loại trên có hiđroxit có đặc tính gì?
 - Khi tách không làm thay đổi khối lượng của các chất ta phải lựa chọn thuốc thử nào 
 cho phù hợp, để thuốc thử đó không làm ảnh hưởng đến lượng chất của mỗi chất, mà 
 lại chỉ tác dụng lên các chất cần tách, sản phẩm dễ tách ra khỏi hỗn hợp và sản phẩm 
 dễ điều chế được chất ban đầu và đặc biệt chất đó cũng dễ đuổi ra khỏi hỗn hợp (dung 
 dịch NH3).
 - Các phản phẩm sinh ra có đặc điểm gì? Thực hiện phương pháp nào để tách chúng 
 ra khỏi hỗn hợp sản phẩm
- Sản phẩm dung dịch NaCl, NH4Cl, NH3 dư thì NH4Cl và NH3 có đặc điểm gì chung để có thể đuổi nó ra khỏi hỗn hợp
- Các sản phẩm kết tủa Al(OH)3, Mg(OH)2 chúng có đặc điểm riêng là gì, ta dùng thuốc thử nào để tách chúng ra khỏi nhau
- Để thu được MgCl2 và AlCl3 từ hiđroxit tương ứng của nó ta phải dùng chất nào và phương pháp gì (dung dịch HCl dư).
 * Với các bước hướng dẫn của giáo viên như trên học sinh có thể hình dung ra các bước để giải bài toán và các em sẽ tiến hành giải theo các bước sau
 - Bước 1: Lập sơ đồ tóm tất các bước tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
 - Bước 2: Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm
 * Ta thấy với sự dẫn dắc như trên, sau khi giải xong bài tập này học sinh không những cũng cố được về mặt lý thuyết mà các em còn được khắc sâu một số kiến thức lý thuyết cơ bản như: Tính chất của muối, tính chất của các hiđroxit, điều chế các chất; tính bazơ , tính chất vật lí của amoniac và tính chất vật lí của axit HClMặt khác sau khi giải bài tập này thì học sinh nắm vững các kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật tách chiết trong phòng thí nghiệm. Qua đó nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoá học cho học sinh, giúp các em phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình trong học tập
 Qua thí dụ trên bài tập thực nghiêm dang tinh chế tách chiết có tác dụng rất to lớn trong phát huy trí lực của học sinh; nó giúp học sinh củng cố lý thuyết, nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hành và rèn luyện tính độc lập nghiên cứu, từ đó tạo điều kiện cho các em phát huy trí lực của mình trong học tập.
2.3. Bài tập sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
 Bài tập sử dụng hình vẽ, tranh ảnh về các thí nghiệm hoá học vô cơ cũng là một loại bài tập có tác dụng lớn trong việc phát huy trí lực của học sinh. Nó có tác dụng tạo điều kiện để phát huy tư duy khoa học cho học sinh. Khi giải bài tập loại này bắt buộc học sinh phải phân tích, tổng hợp các bộ phận của hình vẽ, tranh ảnh để từ đó lập luận đưa ra kết luận phù hợp.
 Sau đây là thí dụ về bài tập dạng này	
 Thí dụ 1: Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ như hình vẽ dưới đây có thể dùng điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4 , HCl. Giải thích. 
 Hướng dẫn
 Trước khi giải bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức :
 - Có những phương pháp thu khí nào? Những khí có đặc điểm thế nào thì thu bằng phương pháp trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tri_luc_cua_hoc_sinh_thong_qua_su_dung_bai_tap.doc