Sử dụng đồ thị để giải quyết dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm trong trường hợp tạo kết tủa

Sử dụng đồ thị để giải quyết dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm trong trường hợp tạo kết tủa

 Với mục tiêu là xây dựng một nền giáo dục toàn diện , đào tạo ra một thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua Bộ Giáo Dục và đào tạo đã luôn không ngừng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em tiếp cận gần hơn với nền giáo dục của thế giới.

 Đối với bộ môn hóa học thì đây là một môn khoa học thực nghiệm , học sinh cần nghiên cứu các kiến thức trên cơ sở các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành . Giúp học sinh nắm vững kiến thức hóa học, biết khai thác, vận dụng kiến thức để giải quyết tốt các vấn đề gặp phải trong thực tiễn cũng như khi học tập bộ môn là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh việc khắc sâu kiến thức, nó còn giúp học sinh tiếp cận với quy luật tự nhiên và thực tiễn khách quan, có cách nhìn khoa học hơn để nhận biết sự vật, hiện tượng một cách hệ thống, lôgic.

 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh mũi nhọn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường và của mỗi cán bộ giáo viên làm công tác trực tiếp giảng dạy các bộ môn văn hoá nói chung và môn hoá học nói riêng.

 Để làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá học cấp THCS đòi hỏi người giáo viên không những phải nắm vững các kiến thức cơ bản của chương trình mà cần phải có khả năng tổng hợp kiến thức, vận dụng linh hoạt kiến thức liên môn để giải quyết các bài tập của bộ môn hóa học,

 

doc 16 trang thuychi01 9961
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng đồ thị để giải quyết dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm trong trường hợp tạo kết tủa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG ĐỒ THỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT DẠNG BÀI TẬP
 OXIT AXIT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM 
TRONG TRƯỜNG HỢP TẠO KẾT TỦA
Người thực hiện: Phạm Thị Thủy
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Du
SKKN thuộc lĩnh vực : Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2016
.MỤC LỤC 
 NỘI DUNG TRANG 
 1. MỞ ĐẦU : ........................................................................................................ 2
 1.1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 2
 1.2. Mục đích nghiêncứu:............................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 4.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:......................................................................... 4
2.1. Cơ sở lí luận:........................................................................................... 4 2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:.................................................................	 4 2.3. Những giải pháp thực hiện: ..................................................................... 5
2.4. Kết quả đạt được:...................................................................................... 12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................. 15
MỞ ĐÂU
 1.1.Lý do chọn đề tài
 Với mục tiêu là xây dựng một nền giáo dục toàn diện , đào tạo ra một thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua Bộ Giáo Dục và đào tạo đã luôn không ngừng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em tiếp cận gần hơn với nền giáo dục của thế giới.
 Đối với bộ môn hóa học thì đây là một môn khoa học thực nghiệm , học sinh cần nghiên cứu các kiến thức trên cơ sở các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành ... Giúp học sinh nắm vững kiến thức hóa học, biết khai thác, vận dụng kiến thức để giải quyết tốt các vấn đề gặp phải trong thực tiễn cũng như khi học tập bộ môn là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh việc khắc sâu kiến thức, nó còn giúp học sinh tiếp cận với quy luật tự nhiên và thực tiễn khách quan, có cách nhìn khoa học hơn để nhận biết sự vật, hiện tượng một cách hệ thống, lôgic.
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh mũi nhọn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường và của mỗi cán bộ giáo viên làm công tác trực tiếp giảng dạy các bộ môn văn hoá nói chung và môn hoá học nói riêng. 
 Để làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá học cấp THCS đòi hỏi người giáo viên không những phải nắm vững các kiến thức cơ bản của chương trình mà cần phải có khả năng tổng hợp kiến thức, vận dụng linh hoạt kiến thức liên môn để giải quyết các bài tập của bộ môn hóa học,
 Để đạt được mục đích trên; trong quá trình giảng dạy phải chú ý giúp học sinh phương pháp tự nghiên cứu, tự học và biết vận dụng những kiến thức đã học trong những trường hợp cụ thể mà áp dụng cho những trường hợp khác tương tự. Trong chương trình Hóa học THCS thường gặp các dạng lí thuyết, bài tập có thể gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.
 Một trong những dạng bài đó là bài toán về phản ứng giữa CO2 và dung dịch kiềm. Đây là loại bài mà học sinh thường rất lúng túng khi xét các trường hợp xảy ra, phải mất khá nhiều thời gian để xét khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành nhưng vẫn có thể không hết được các trường hợp xảy ra hoặc nhầm lẫn khi tính toán.
 Để có cách giải loại bài tập trên đơn giản và hiệu quả nhất; giúp học sinh dễ hiểu, giải quyết vấn đề nhanh, chính xác, đầy đủ và gọn gàng hơn. Đồng thời rèn luyện khả năng tư duy độc lập trong qua trình học tập cho học sinh; tôi đã chọn dề tài “ Sử dụng đồ thị để giải quyết dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm trong trường hợp tạo kết tủa”. 
 Với mong muốn giúp giáo viên có thể thuận lợi hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn hóa học.
2.Mục đích nghiên cứu
 - Góp phần đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, sử dụng kiến thức bộ môn toán học vào việc giải quyết tình huống cụ thể của bộ môn hóa học. 
- Giúp các em học sinh định hướng được việc ngiên cứu mảng kiến thức phần oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm một cách đầy đủ, cụ thể theo nội dung kiến thức và cách thức ngiên cứu sau:
 + Phân tích chi tiết về mặt lý thuyết một phản ứng tiêu biểu nhất, từ đó rút ra những điểm chung cho dạng phản ứng giữa oxit axit và dung dịch bazơ tạo kết tủa và các dạng phản ứng tương tự .
 + Tìm mối liên quan giữa định tính và định lượng, thể hiện bằng mối tương quan hàm số toán học .
 + Vận dụng đồ thị để xét phản ứng thường gặp .
 + Hình thành kỹ năng tư duy cho học sinh , giúp học sinh tự nghiên cứu, thao tác với một số dạng phản ứng khác và rút ra cách xét các trường hợp phản ứng dạng tương tự . 
 Đề tài được áp dụng cho đối tượng học sinh khá, giỏi; tham gia bồi dưỡng thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh vào lớp 10 PTHH chuyên Lam sơn. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Các dạng bài tập khi cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm 
 - Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa các đại lượng trong dạng bài tập nêu trên
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
 - Sử dụng kiến thưc liên môn
- Thống kê, xử lí số liệu
- Tổng hợp kiến thức sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
- Phương pháp thực nghiệm
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. cơ sở lý luận .
 Phần oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm có liên quan đến tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ , nên để có thể nắm vững kiến thức phần này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức tổng hợp về các loại hợp chất vô cơ, cách thức giải các bài tập liên quan đến kiến thức về các hợp chất vô cơ.
 Để làm tốt bài tập phần oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm tạo kết tủa thì bước đầu học sinh phải nhận biết được dạng bài tập . Xác định được các trường hợp có thể xảy ra. viết đúng phản ứng hóa học đối với mỗi trường hợp.
2.2. Thực trạng vấn đề ngiên cứu
 Trong sách giáo khoa hoá học lớp 9 đã có đề cập đến các bài tập về oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm nhưng mới chỉ dừng lại ở các dạng bài tập đơn giản như: , viết các phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp tạo muối trung hòa, tạo muối axit hay tạo 2 muối. Còn các bài tập tính toán thì chủ yếu đề cập đến các trường hợp tạo một muối.
 Tuy nhiên khi đi vào giải quyết các bài tập học sinh sẽ lúng túng vì chưa được nghiên cứu cụ thể , quy lát về các dạng bài tập vì vậy thường bỏ sót các trường hợp có thể xảy ra.
 VD: Khi gặp bài toán: Sục 6,72 lít khí CO2 ở đktc vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Hãy tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. 
 Rất nhiều em viết ngay PTHH: CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O và tính khối lượng CaCO3 tạo ra hoặc là theo CO2 hoặc là theo Ca(OH)2 mà bỏ qua dữ kiện còn lại. Và kết quả đều sai.
 Năm học 2014 – 2015 khi tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện tôi đã tiến hành khảo sát , Kết quả thu được như sau:
 Khi chưa áp dụng đề tài.
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Sl
%
SL
%
SL
%
Sl
%
Sl
%
Đội tuyển
20 em
6
30%
10
50%
4
20%
2. 3. Những giải pháp thực hiện
2.3.1. Phân tích lý thuyết trường hợp oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành kết tủa ( phản ứng sục khí CO2 hoặc SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc dung dịch Ba(OH)2 )
VD: Khi sục x mol CO2 vào dd có chứa a mol Ca(OH)2 :
- Trước tiên sẽ có phản ứng tạo kết tủa CaCO3 :
 CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O (1)
- Khi lượng CO2 tăng dần thì lượng kết tủa lớn dần. Lượng kết tủa đạt cực đại khi CO2 phản ứng vừa đủ với Ca(OH)2
- Sau khi lượng kết tủa cực đại vẫn tiếp tục sục CO2 vào kết tủa sẽ tan dần theo phản ứng :
 CO2 + H2O + CaCO3 ® Ca(HCO3)2 (2)
- Khi CO2 phản ứng hết với CaCO3 , kết tủa tan hoàn toàn , sản phẩm thu được chỉ gồm muối tan Ca(HCO3)2 .
Như vậy sản phẩm của phản ứng có thể là một trong 3 trường hợp: muối CaCO3, Ca(HCO3)2 hoặc cả 2 muối. Điều này phụ thuộc vào tỉ lệ số mol của CO2 và Ca(OH)2.
2.3.2 . Các trường hợp có thể xảy ra.
 Trường hợp 1: 
 Phản ứng chỉ tạo kết tủa ( Muối trung hoà CaCO3 ). Tức là chỉ xảy ra phản ứng (1) 
có hai khả năng có thể xảy ra : 
- Lượng CO2 chưa đủ để phản ứng hết với Ca(OH)2 : 
 ® 
Theo PTHH (1) ta có : 
 Do Ca(OH)2 còn dư nên khối lượng kết tủa được tính theo CO2
 ® 
- Lượng CO2 phản ứng vừa đủ với Ca(OH)2 : 
 Theo PTHH (1) ta có : 
+ Như vậy: khi chỉ xảy ra phản ứng (1) và khi đó 
Trường hợp 2: 
 Phản ứng chỉ tạo ra muối axit Ca(HCO3)2 ( muối tan)
Khi đó ở phản ứng (1) Ca(OH)2 hết, CO2 dư sẽ hòa tan hết lượng CaCO3 tạo ra theo phản ứng (2). Lượng CO2 có thể hết hoặc dư
Theo PTHH (2) ta có : 
 → 
 + Như vậy , khi thì sản phẩm chỉ có a mol Ca(HCO3)2 
 Trường hợp 3: 
 Phản ứng tạo hỗn hợp hai muối : muối trung hoà ( CaCO3 kết tủa ) và muối axit ( Ca(HCO3)2 tan )
Xảy ra cả hai PTHH (1) và (2) trong đó Ca(OH)2 đã phản ứng hết ở PTHH (1)
Theo PTHH (1) ta có : 
Khi Ca(OH)2 đã phản ứng hết , vẫn tiếp tục sục CO2 vào nên xảy ra PTHH (2) nhưng CO2 ở PTHH (2) không đủ để hoà tan hết lượng kết tủa CaCO3 tạo thành từ PTHH (1)
Số mol CO2 còn dư sau PTHH (1) là : 
Theo PTHH (2) : 
Mà sau PTHH (2) CaCO3 còn dư nên 
Số mol CaCO3 còn lại sau phản ứng (2) là : 
 + Như vậy khi thì sản phẩm gồm (2a - x) mol CaCO3 và (x – a) mol Ca(HCO3)2
* Kết luận :
 Khi sục x mol CO2 vào dd có chứa a mol Ca(OH)2 sẽ có 3 trường hợp tạo sản phẩm :
- Nếu x £ a chỉ tạo ra CaCO3 và khi đó 
- Nếu a £ x £ 2a tạo ra hỗn hợp hai muối CaCO3 và Ca(HCO3) khi đó 
- Nếu x ³ 2a chỉ tạo ra Ca(HCO3)2 và khi đó 
 2.3.3. Biểu diễn mối quan hệ giữa số mol kết tủa CaCO3 với số mol CO2 bằng tương quan hàm số .
 Sau khi phân tích chi tiết các trường hợp phản ứng có thể xảy ra và các kết luận cụ thể ở trên ta thấy rằng số mol kết tủa CaCO3 phụ thuộc vào lượng CO2 và lượng Ca(OH)2 . Nếu biểu thị số mol CO2 là biến số x , số mol CaCO3 là hàm số y ta có :
 Phản ứng chỉ tạo ra CaCO3
 Khi đó : 
 Phản ứng tạo ra hỗn hợp CaCO3 và Ca(HCO3)2
 Khi đó : 
. Phản ứng tạo ra Ca(HCO3)2
 Khi đó : 
2.3.4. Biểu diễn trên đồ thị : 
+ Khi 0 £ x £ a thì y = x cho nên ta có sự tương ứng sau:
 - Với x = 0,5 a thì y = 0,5 a
 - Với x = a thì y = a 
+ Khi a £ x £ 2a thì y = 2a – x nên ta có sự tương ứng sau :
 - Với x = 1,5 a thì y = 0.5 a 
 - Với x = 2a thì y = 0
 Y ( CaCO3)
 a A
 0,5a
 O B x ( CO2) 
 0,5a a 1,5a 2a 
Gọi nhánh OA của đồ thị là nhánh trái và nhánh AB của đồ thị là nhánh phải
2.3.5. Vận dụng đồ thị để xét trường hợp xảy ra khi giải bài tập
 Việc tìm hiểu chi tiết các trường hợp phản ứng có thể xảy ra và thể hiện các trờng hợp trên đồ thị không có nghĩa là đưa cả quá trình trên vào lời giải của bài toán hoá học , mà chỉ nhằm mục đích giúp học sinh xét các trường hợp phản ứng , xác định bài toán xảy ra theo trường hợp nào . Từ đó lựa chọn phản ứng và cách giải thích hợp tránh sai sót. 
Dạng1: . Dạng bài tập cho biết số mol CO2 ( hoặc SO2) và số mol Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2) , tính số mol kết tủa .
 Ví dụ 1 : Sục 2,8 lit khí CO2 (đktc) vào dd có chứa 0,15 mol Ca(OH)2 . Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng .
Hướng dẫn giải : 
Ta thấy : 
Dựa vào đồ thị và kết hợp với kết quả so sánh thấy bài toán thuộc trường hợp thứ nhất ứng với nhánh trái của đồ thị ( dư Ca(OH)2 ) nên chỉ cần viết PTHH (1) để lí luận và tính toán .
PTHH : CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O 
Thep PTHH ta có : 
 ® sau phản ứng Ca(OH)2 còn dư : 
 Số mol Ca(OH)2 dư = 0,15 – 0,125 = 0,025 ( mol)
 ® 
Vậy sau phản ứng thu được 12,5 g CaCO3 
 Ví dụ 2 : Cho 1,12 lít CO2 (đktc) tác dụng hết với dd có chứa 0,02 mol Ca(OH)2 . Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng .
 Hướng dẫn giải 
Ta thấy : 
 ® 
- Dựa vào đồ thị , kết hợp với kết quả so sánh ta thấy bài toán thuộc trường hợp thứ 3 ứng với nhánh phải của đồ thị , tức là phản ứng chỉ tạo ra Ca(HCO3)2 duy nhất. Nên thay vì viết và tính toán theo hai bước của cả hai PTHH ta chỉ cần viết một PTHH trực tiếp tạo thành muối axit Ca(HCO3)2 .
- Học sinh tránh được sai lầm thường gặp là chỉ viết PTHH (1) tạo ra CaCO3 và dư CO2 sau phản ứng .
 PTHH : 2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 (3)
Theo PTHH ta có : 
 ® sau phản ứng CO2 còn dư : 
 Số mol CO2 dư 
 Theo PTHH (3) ta có :
Vậy sau phản ứng thu được 3,24 g Ca(HCO3)2 
 Ví dụ 3: Cho 0,56 lit khí CO2 ( đktc ) phản ứng hoàn toàn với dung dịch có chứa 0,02 mol Ca(OH)2 . Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng .
Hướng dẫn giải :
Ta có : 
 ® 
- Dựa vào đồ thị , kết hợp với kết quả so sánh ta thấy bài toán thuộc trường hợp thứ 2 ứng với trường hợp nhánh phải của đồ thị tức là phản ứng tạo cả 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 .Nên ta chỉ cần viết hai PTHH trực tiếp tạo thành hai muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 ( PTHH (1) và (3) ) để tính toán .
- Bài toán trở nên gọn gàng và dễ hiểu hơn khi viết và tính toán theo hai PTHH (1) và (2) . Vì vậy học sinh không bị nhầm lẫn số mol CaCO3 trong các PTHH (1) và (2) từ đó không bị sai số mol kết tủa CaCO3 còn lại hoặc có thể sai như ví dụ thứ 2 .
PTHH : CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O (1)
 2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 (3)
Gọi số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 lần lượt là x mol , y mol .
Theo PTHH (1) và (3) ta có : 
Kết hợp (*) và (**) ta có hệ phương trình :
Vậy khối lượng muối thu được sau phản ứng là :
 m = 1,5 + 0,81 = 2,31 (g) 
* Kết luận: 
Với việc sử dụng đồ thị học sinh có thể :
 - Dễ dàng biết được bài toán xảy ra theo trường hợp nào , từ đó áp dụng cách giải và viết các PTHH phù hợp , đơn giản và dễ theo dõi .
 - Tránh được giải sai hoặc sót các trường hợp . 
* Dạng 2: Dạng bài tập cho biết số mol kết tủa , số mol Ca(OH)2 , tìm số mol CO2 
 Ví dụ : Sục V lit khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 1M . Sau khi kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa.Tính V
Hướng dẫn giải
n Ca(OH)2 = 0,5 (mol)
n CaCO3 = 0,2 (mol)
n CaCO3 < n Ca(OH)2 . Đối chiếu với đồ thị ta thấy trường hợp này có 2 giá trị của CO2
TH1: Chỉ xảy ra phản ứng (1) , Ca(OH)2 hết hoặc dư
 PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 Theo PTHH nCO2 = nCaCO3 = 0,2 (mol)
 Vậy : V = 0,2. 22,4 = 4,48(l)
TH2: Xảy ra cả 2 pứ ( 1) và (3)
Theo (1) nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 = 0,2 (mol)
 nCa(OH)2 ở (3) = 0,3(mol)
Theo (3) nCO2 =2nCa(OH)2 = 0,6 (mol)
Vậy V = (0,6 + 0,2).22,4 = 17,92(l)
* Chú ý: trong trường hợp này dựa vào đồ thị ta cũng có thể xác định được số mol CO2 theo PT: y = 2a – x → nCO2 = 2.0,5 – 0,2 = 0,8 ( mol) 
 → VCO2 = 0,8. 22,4 = 17,92(l)
 * Nhận xét :
 Thường trong bài toán trên học sinh hay bỏ sót trường hợp 2 . Việc xét mối liên hệ giữa số mol CaCO3 và số mol Ca(OH)2 để tìm ra các khả năng phản ứng là tương đối khó đối với học sinh . Việc sử dụng đồ thị sẽ giúp học sinh xét các trường hợp dễ dàng hơn , khắc phục được những khó khăn trên .
Dạng 3: Dạng bài tập cho biết số mol CO2 , số mol kết tủa CaCO3 , tìm số mol Ca(OH)2 
Ví dụ : Dẫn 1,12 lit khí CO2 vào bình đựng 500 ml dd Ba(OH)2 thu được 9,85 gam kết tủa . Tính nồng độ mol của dd Ba(OH)2 
Hướng dẫn giải:
 Nhận thấy . Dựa vào đồ thị ta thấy khi số mol của CO2 và BaCO3 bằng nhau trường hợp phản ứng nằm bên nhánh trái của đồ thị . Khi đó số mol CO2 sẽ bằng hoặc nhỏ hơn số mol Ba(OH)2 . Từ đó xác định được số mol Ba(OH)2 có trong dd bằng hoặc lớn hơn số mol Ba(OH)2 tham gia phản ứng . Vì vậy chỉ xác định được nồng độ mol tối thiểu của dd Ba(OH)2 .
PTHH : CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3 + H2O 
Theo PTHH ta có : ( Phù hợp với dữ kiện đề bài cho )
 ® Toàn bộ lượng CO2 đã phản ứng để tạo thành BaCO3 
 ® Ba(OH)2 có thể vừa đủ phản ứng với CO2 hoặc có thể dư . 
Theo PTHH ta có :
 ® Trong dd có ít nhất 0,05 mol Ba(OH)2 .
Ví dụ 2 : Cho 0,896 lit khí SO2 ( đktc ) phản ứng hoàn toàn với dd Ca(OH)2 sau phản ứng thu được 3,6 gam kết tủa . Tính khối lượng Ca(OH)2 có trong dung dịch .
Hướng dẫn giải: 
Theo bài ra ta có : 
Nhận thấy nên bài toán thuộc nhánh bên phải của đồ thị . Phản ứng của SO2 với Ca(OH)2 xảy ra hai PTHH tạo thành CaSO3 và Ca(HSO3)2 . số mol SO2 được tính bằng tổng số mol SO2 của cả 2 PTHH . Sử dụng đồ thị giúp cho học sinh tránh nhầm lẫn cho rằng chỉ có phản ứng tạo ra CaSO3 và sau phản ứng SO2 còn dư .
PTHH : SO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) ® CaSO3 (r) + H2O (l) (1)
 2SO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) ® Ca(HSO3)2 (dd) (2)
Theo PTHH (1) ta có :
Theo PTHH (2) ta có : 
Vậy tổng số mol Ca(OH)2 có trong dung dịch là :
Vậy trong dung dịch ban đầu có 2,59 gam Ca(OH)2 .
2.4. Kết quả đạt được :
 Đề tài này đã được tôi áp dụng, thử nghiệm với đối tượng học sinh khá giỏi trong một số năm gần đây. Với những bài toán đơn giản có thể áp dụng cho cả học sinh trung bình.
	Năm học 2014 – 2015 Sau khi triển khai đề tài tôi đã tiến hành cho các em học sinh đội tuyển làm bài kiểm tra khảo sát lại và chất lượng cao hơn hẳn so với trước khi triển khai chuyên đề.
 Sang năm học 2015 – 2016 tôi đã áp dụng triển khai chuyên đề cũng với đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện và kết quả thu được cũng rất khả quan.
Cụ thể như sau: 
Đội tuyễn
Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Sl
%
SL
%
SL
%
2014 - 2015
20
14
70%
6
30%
2015 - 2016
20
16
80%
4
20%
 Sở dĩ kết quả và chất lượng học sịnh được nâng lên rõ rệt, là do học sinh đã nắm vững được cơ sở lý thuyếtcủa phần oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm . Nhất là đã biết cách dựa vào đồ thị để xét các trường hợp xảy ra và tính nghiệm của bài toán 
 Đề tài tôi cũng đã áp dụng cho các học sinh đại trà, tuy nhiên việc áp dụng từng nội dung của đề tài tuỳ thuộc vào đối tựơng học sinh. Đối với các lớp đại trà tôi chỉ rèn luyện cho các em dạng bài tập đơn giản, với lớp ôn thi học sinh giỏi thì phải khắc sâu giúp học sinh hiểu được bản chất của phản ứng, thường là đi từ bài tập tổng quát sau đó mới đưa ra các dạng bài tập từ dễ đến khó giúp học sinh hình thành kỹ năng một cách dễ dàng.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Như vậy từ một phản ứng cụ thể, đề tài hình thành hướng giải quyết chung cho một dạng bài toán hóa học, đồng thời bước đầu giúp học sinh từ một vấn đề cụ thể để nhận thức quy luật khách quan , biết đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng , và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn . Đề tài đã :
 	- Dùng kiến thức cơ bản của toán học để biểu thị mối quan hệ giữa định tính và định lượng một cách rõ ràng , dễ hiểu .
 	- Giúp học sinh có khả năng tự nghiên cứu, tự học. Góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, hạn chế việc học sinh phải mất quá nhiều thời gian cho một lượng kiến thức nhất định .
 	- Học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ nhớ và nhớ lâu .
 	- Khi xét mỗi trường hợp cụ thể đều có cách nhận xét đơn giản, hiệu quả và chính xác .
 	 - Rút ngắn thời gian làm bài, tránh được trường hợp để sót nghiệm .
 Tuy đề tài này có ứng dụng rất tốt cho những bài toán mà kết tủa tạo thành tan được trong dung dịch chất phản ứng. Song với những trường hợp phản ứng không tạo kết tủa (ví dụ phản ứng khi sục CO2 vào dung dịch NaOH ) thì không áp dụng một cách đơn giản được .
Tóm lại trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần nắm bắt và tiếp cận với sự thay đổi của chương trình và nội dung sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực học tập bộ môn của học sinh. Từ đó hình thành ở các em kỹ năng lĩnh hội kiến thức phù hợp với đặc trưng của bộ môn, đặc biệt việc sử dụng kiến thức liên môn để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để làm các bài tập. Song song với việc trang bị cho các em về những kiến thức cơ bản của bộ môn thì việc ôn luyện để nâng cao kiến thức là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn . Muốn vậy đòi hỏi ở người thầy cần phải có kiến thức, có phương ph

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_do_thi_de_giai_quyet_dang_bai_tap_oxit_axit_tac_dung.doc