SKKN Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống

SKKN Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống

 Hóa Học là môn khoa học thực nghiệm, giữa kiến thức lý thuyết gắn liền với thực nghiệm để kiểm chứng. Cũng giống như các môn học khác sau khi được nghiên cứu về lý thuyết là vận dụng vào giải các bài tập nhằm củng cố lại kiến thức lý thuyết. Mặt khác, các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập lại không được phân dạng cụ thể, đây là vấn đề làm cho học sinh “lúng túng”, cũng như “ ngại” làm bài tập tính toán. Vì vậy, xây dựng một phương pháp, đưa phương pháp vào nội dung kiến thức để khi các em học sinh tiếp thu được và vận dụng có hiệu quả nhất là một thành công nhất định của Thầy cô trực tiếp giảng dạy.

 Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT, đặc biệt là trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, ôn thi Đại học - Cao đẳng; Tôi thấy các dạng bài tập định tính, định lượng về chất béo là phần bài tập hay, quan trọng luôn xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi, kì thi quốc gia.

 Môn Hóa Học ở trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, cũng như trong cuộc sống. Từ đó lý giải cơ bản được các hiện tượng, biết và sử dụng hợp lý các chất trong cuộc sống.

 Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn xây dưng đề tài: “Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài sẽ là tài liệu hữu ích cho việc học tập của các em học sinh, cho công tác giảng dạy của cá nhân tôi và các đồng nghiệp.

 

doc 22 trang thuychi01 6800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC.
 Trang 
Phần 1: Đặt vấn đề.
02.
 1.1. Lý do chọn đề tài.
02.
 1.2. Mục đích của đề tài.
02.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
02.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
02.
Phần 2: Nội dung của sáng kiến.
03.
 2.1. Cơ sở lý luận.
03.
 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
03.
 2.2.1. Thực trạng.
03.
 2.2.2. Kết quả.
03.
 2.3. Phạm vi và cách tiến hành đề tài.
04.
 2.3.1. Phạm Vi.
04.
 2.3.2. Cách tiến hành đề tài.
04.
 2.4. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
04.
 2.4.1. Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo.
04.
 2.4.1.1. Tổng quan vê chất béo.
04.
 2.4.1.1.1. Khái niệm về chất béo.
04.
 2.4.1.1.2. Tính chất vật lý và phân loại chất béo.
04.
 2.4.1.1.3. Tính chất hóa học.
05.
 2.4.1.2. Các dạng cơ bản bài tập chất béo.
06.
 Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo của triglyxerit. 
06.
 Dạng 2: Chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng, chỉ số Iot.
08.
 Dạng 3: Bài tập xà phòng hóa chất béo.
12.
 Dạng 4: Bài tập tổng hợp liên quan chất béo.
15.
 2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng chất béo trong đời sống.
16.
 2.4.2.1. Vai trò chất béo.
16.
 2.4.2.2. Chất béo gây hại.
17.
 2.4.2.3. Chất béo có lợi.
17.
 2.4.2.4. Sử dụng hợp lý chất béo.
17.
 2.4.2.5. Một số hình ảnh minh họa chất béo và sản phẩm chất béo.
18.
 2.4.2.6. Biện pháp thực hiện.
18.
 2.5. Hiệu quả nghiên cứu của đề tài.
18.
Phần 3: Kết luận và Kiến nghị.
20.
Tài liệu tham khảo.
21.
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Hóa Học là môn khoa học thực nghiệm, giữa kiến thức lý thuyết gắn liền với thực nghiệm để kiểm chứng. Cũng giống như các môn học khác sau khi được nghiên cứu về lý thuyết là vận dụng vào giải các bài tập nhằm củng cố lại kiến thức lý thuyết. Mặt khác, các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập lại không được phân dạng cụ thể, đây là vấn đề làm cho học sinh “lúng túng”, cũng như “ ngại” làm bài tập tính toán. Vì vậy, xây dựng một phương pháp, đưa phương pháp vào nội dung kiến thức để khi các em học sinh tiếp thu được và vận dụng có hiệu quả nhất là một thành công nhất định của Thầy cô trực tiếp giảng dạy.
 Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT, đặc biệt là trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, ôn thi Đại học - Cao đẳng; Tôi thấy các dạng bài tập định tính, định lượng về chất béo là phần bài tập hay, quan trọng luôn xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi, kì thi quốc gia. 
 Môn Hóa Học ở trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, cũng như trong cuộc sống. Từ đó lý giải cơ bản được các hiện tượng, biết và sử dụng hợp lý các chất trong cuộc sống. 
 Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn xây dưng đề tài: “Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài sẽ là tài liệu hữu ích cho việc học tập của các em học sinh, cho công tác giảng dạy của cá nhân tôi và các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích của đề tài. 
 + Giúp học sinh nghiên cứu cơ sở lý thuyết cơ bản về: Chất béo, vai trò và sử dụng chất béo trong đời sống. Đồng thời tìm hiểu vai trò, cách vận dụng và kết hợp nội dung các định luật hóa học: Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng... Để giải quyết các dạng bài tập về Chất béo. Từ đó phát triển tư duy, sáng tạo, tránh được những lúng túng, sai lầm, tiết kiệm thời gian làm bài và nâng cao kết quả trong học tập, trong các kỳ thi.
 + Giúp chúng ta hiểu cơ bản về vai trò chất béo, sử dụng hiệu quả chất béo và các hiểu biết cơ ban về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống. . 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 + Tổng quan về chất béo. Hệ thống hóa, phân loại cơ bản dạng bài tập Chất béo và đưa ra phương pháp giải nâng cao hiệu quả trong học tập của học sinh.
 + Xác định vai trò chất béo và nêu ra một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng chất béo trong đời sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của giảng dạy bài toán hóa học trong nhà trường.
 - Phương pháp quan sát giáo dục.
 - Nghiên cứu tài liệu, Internet, sách giáo khoa, tham khảo, các đề thi.
 - Thực nghiệm: Thống kê toán học và xử lý kết quả thực nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận.
 Để hình thành được kỹ năng giải nhanh bài tập hóa học thì ngoài việc giúp học sinh nắm được bản chất của quá trình phản ứng thì giáo viên phải hình thành cho học sinh một phương pháp giải nhanh bên cạnh đó rèn luyện cho học sinh tư duy định hướng khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài.
 Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc giải nhanh các bài toán hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học, yêu cầu tìm ra được phương pháp giải toán một cách nhanh nhất, không những giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của người học. 
 Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng.
 Chủ đề chất béo luôn là một trong những nội dung trong các kỳ thi học sinh giỏi, tốt nghiệp THPT, kỳ thi Đại học – Cao đẳng – THPT Quốc Gia. Tuy nhiên, về nội dung trong chương trình của môn học thì chất béo chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể chương trình hóa học.
 Về nội dung trong chương trình của môn học thì chất béo rất đơn giản và sơ sài, không có các nội dung kiến thức đánh giá các chỉ số chất béo như: Chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng, chỉ số iot,...Thế nhưng các nội dung này thường hay có mặt trong các đề thi HSG cấp tỉnh, thi Quốc Gia.
 Hóa học và công nghiệp hóa học với những thành tựu to lớn, những phát minh đa dạng mới mẻ đã và đang góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần làm cho cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người càng phong phú, càng được nâng cao. Song, mặt trái của sự phát triển ấy cũng tạo ra những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với cuộc sống chúng ta như: Mất vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ô nhiễm – vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, của cả thế giới. 
2.2.2. Kết quả. 
 Với thực trạng đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập cũng như trong các kì thi, học sinh thường mất điểm dạng các câu hỏi thuộc phần này hoặc làm được dạng câu hỏi này thì mất rất nhiều thời gian dẫn đến kết quả đạt 
được không cao.
 Trong đời sống, rất nhiều học sinh thiếu các kiến thức cơ bản về sử dụng, lựa chọn cũng như sử dụng sản phẩm từ chất béo. Nhờ những ứng dụng thực tiễn của chất béo tạo cho học sinh hứng thú với việc nghiên cứu, tìm tòi thông tin liên quan. Từ đó giúp cho học sinh tự nâng cao được kiến thức về chất béo. 
 Do đó, tôi đã chọn xây dựng đề tài “Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo và sử dụng chất béo trong đời sống” với mục đích giúp học sinh nhận dạng bài toán và giải bài toán một cách nhanh nhất nhưng cũng được lập luận chặt chẽ.
Đồng thời, xây dựng cho học sinh các kiến thức cơ bản sử dụng chất béo. 
2.3. Phạm vi và cách tiến hành đề tài.
2.3.1. Phạm vi.
 Do khuôn khổ của đề tài có hạn nên đề tài Tôi chỉ đề cập đến việc vận dụng và kết hợp: Định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối. Để giải một số dạng bài tập về chất béo trong chương trình THPT. Và giới thiệu một số các kiến thức cơ bản sử dụng hiệu quả chất béo.
2.3.2. Cách tiến hành.
 - Trong đề tài này tôi trình bày hai phần: 
 * Phần A: Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo. 
 - Với các dạng bài tập cơ bản như sau:
Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo của triglixerit. 
Dạng 2: Xác định: Chỉ số axt, chỉ số este, chỉ số xà phòng và chỉ số iot của 
 chất béo. 
Dạng 3: Bài tập xà phòng hóa chất béo.
Dạng 4: Bài tập tổng hợp liên quan đến chất béo. 
 * Phần B: Nâng cao hiệu quả sử dụng chất béo trong đời sống. 
2.4. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.4.1. Nâng cao hiệu quả giải bài tập chất béo.
2.4.1.1. Tổng quan về chất béo.
2.4.1.1.1. Khái niệm về chất béo.
 Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.
* CTCT chung của chất béo:
 R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
* Axit béo là axit đơn chức có số cacbon chẵn (thường từ 12C đến 24C), mạch C dài, không phân nhánh, có thể no hoặc không no.
+ Các axit béo thường gặp:
 - Loại no: 
 C17H35COOH: axit stearic	C15H31COOH: axit panmitic.
 - Loại không no:
 C17H33COOH: axit oleic	C17H31COOH: axit linoleic.
2.4.1.1.2. Tính chất vật lí và phân loại chất béo. 
2.4.1.1.2.1. Tính chất vật lí:
 - Ở điều kiện thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
 - Chất béo không tan trong nước. Tan tốt trong dung môi hữu cơ như: nước xà phòng, benzen,...Chất béo nhẹ hơn nước.
2.4.1.1.2.2. Phân loại:
 - Chất béo gồm có 2 loại:
 + Các triglixerit chứa gốc axit béo đều no thường là chất rắn ở điều kiện thường. Còn gọi là chất béo rắn(mỡ, bơ nhân tạo,...).
- Nghĩa là: Các gốc đều no thì chất béo đó thuộc chất béo rắn.
 + Các triglixerit chứa gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở điều kiện thường. Còn gọi là chất béo lỏng(dầu ăn,...).
- Nghĩa là:Một trong các gốc không no thì chất béo thuộc chất béo lỏng.
Ví dụ:
 Chất béo lỏng chất béo rắn
2.4.1.1.3. Tính chất hóa học.
 * Chất béo là trieste nên chúng có tính chất của este như: phản ứng thủy phân, phản ứng ở gốc, ...
2.4.1.1.3.1. Phản ứng thủy phân:
a. Thủy phân trong môi trường axit:
 - Đặc điểm của phản ứng: phản ứng thuận nghịch.
b. Thủy phân trong môi trường kiềm(Xà phòng hóa):
 - Đặc điểm của phản ứng: phản ứng một chiều.
 * Muối thu được của phản ứng là thành phần chính của xà phòng.
* chú ý: (1)Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
 (2)Sơ đồ thủy phân chất béo trong dung dịch kiềm:
 Triglixerit + 3OH Muối + Glixerol.
 º 
2.4.1.1.3.2. Phản ứng cộng(Đối với chất béo lỏng):
a. Cộng H2: Biến chất béo lỏng thành chất béo rắn.
 VD: 
b. Cộng Br2 dung dịch, I2,
 VD: 
2.4.1.1.3.3. Phản ứng oxi hóa:
 - Oxi hóa hoàn toàn tạo CO2 và H2O:
 VD: 
 - Oxi hóa không hoàn toàn, các liên kết C=C trong chất béo lỏng bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo peoxit, chất này phân hủy tạo andehit có mùi khó chịu(hôi, khét,..) làm cho dầu mỡ bị ôi.
2.4.1.2. Các dạng cơ bản bài tạp chất béo. 
Dạng 1: Đặc điểm cấu tạo của triglixerit.
 * CTCT chung của chất béo:
 R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
* Loại bài tập: Tìm số chất béo (triglixerit) tạo thành từ glixerol và các axit béo.
 - Khi cho glixerol + n(n) axit béo thì số loại triglixerit được xác định:
Loại triglixerit
Số công thức chất béo
Chứa 1 gốc axit giống nhau
= n
Chứa 2 gốc axit khác nhau
= 4. 
Chứa 3 gốc axit khác nhau
= 3. 
Tổng số chất béo thu được
= n + 4. + 3. (n 3).
Bài 1: Trích đề thi ĐH – CĐ khối B – 2007: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH. Số loại trieste được tạo ra là
	A. 6	B. 4	C. 5	D. 3
Hướng dẫn giải
- Cách thông thường: 
C17H35
C15H31
C17H35
C17H35
C15H31
C15H31
C17H35
C15H31
C17H35
C15H31
C17H35
C15H31
C17H35
C15H31
C15H31
C17H35
C15H31
C17H35
Vậy có 6 loại trieste được tạo ra. Đáp án: A
- Áp dụng phương pháp:
 Số loại trieste được tạo = = 2 + 4. = 2 + 4. = 6
Bài 2: Có tối đa bao nhiêu chất béo tạo thành khi đun nóng glixerol với 4 loại axit béo khác nhau?
	A. 24	B. 12	C. 40	D. 64
Hướng dẫn giải
- Với loại câu này ta không nên viết công thức rồi đếm như bài 1. Vì số lượng công thức thu được nhiều.
- Áp dụng: 
 + Với 4 loại axit béo khác nhau, ta có n = 4
 + Số loại trieste được tạo = n + 4. + 3. 
 = 4 + 4. 
 Đáp án: C
Bài 3: Trích đề thi THPT QG – 2015: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
	A. Chất béo.	B. Tinh bột.	C. Xenlulozơ.	D. Protein.
Hướng dẫn giải
- Thành phần nguyên tố tạo nên: Chất béo, tinh bột, xenlulozo là C, H, O. Nên khi cháy thu được CO2, H2O.
- Thành phần nguyên tố tạo Protein là C, H, O, N. Nên khi cháy thu được CO2, H2O, N2.
 Đáp án: D
Bài 4: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
 A. Khí H2 (xúc tác Ni nung nóng).	B. Kim loại Na.
 C. Dung dịch KOH (đun nóng).	D. Dung dich Brom.
Hướng dẫn giải
- Triolein có công thức cấu tạo: (C17H33COO)3C3H5. Vậy:
 + Gốc C17H33- là gốc không no(tức là có liên kết ) nên có phản ứng cộng H2, Br2 dung dịch(Brom mất màu).
 + Trioleinloại este nên có phản ứng thủy phân trong môi trường axit và kiềm.
Nên triolein tác dụng với dung dịch KOH.
 Đáp án: B.
Bài 5: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
	A. Hidro hóa(có Ni xúc tác)	B. Cô cạn ở nhiệt độ cao.
	C. Làm lạnh	D. Xà phòng hóa
Hướng dẫn giải
- Các gốc đều no thì chất béo đó thuộc chất béo rắn.
- Một trong các gốc không no thì chất béo thuộc chất béo lỏng.
 Vậy để các gốc không no chuyển thành các gốc no ta thực hiện quá trình hidro hóa(có Ni xúc tác, to)
 Đáp án: A
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trích đề thi THPT QG – 2015: Chất béo là trieste của axit béo với
	A. ancol etylic.	B. ancol metylic.	C. etylen glicol.	D. glixerol.
Câu 2: Có tối đa bao nhiêu chất béo tạo thành khi đun nóng glixerol với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH, C15H31COOH và C17H33COOH mà thủy phân chúng trong môi trường kiềm thu được ít nhất hai muối là
	 A. 12.	B. 15.	C. 8.	D. 18.
Câu 3: Trích đề thi ĐH – CĐ khối B - 2013: Phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
 B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
 C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (to, xúc tác Ni). 
 D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 4: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
 C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
 Câu 5: Trích đề thi ĐH – CĐ khối B - 2013: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Tên của Z là 
	A. axit oleic	B. axit linoleic	 C. axit stearic D. axit panmitic.
Đáp án
1. D
2. B
3. A
4. D
5. C
Dạng 2: Chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng và chỉ số iot của chất béo. 
* Loại 1: Chỉ số axit của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
 (1) Axit béo thuộc axit đơn chức.
 (2) Chỉ số axit là số miligam KOH cần thiết để trung hòa các axit tự do có trong một gam chất béo.
 Ta có: 
* Tính cho 1 gam chất béo:
 + naxit béo = ºChỉ số axit = [1.1]	
 + Đơn vị naxit béo = nKOH = =Vml.CM (mili mol↔m.mol)
 * Ý nghĩa của chỉ số axit: Chỉ số axit cho biết độ tươi của chất béo. Chỉ số này càng cao thì chất béo càng không tốt, đã bị phân hủy hay bị oxi hóa một phần.
Bài 1: Trích đề thi CĐ khối B – 2007: Để trung hoà lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
	A. 4,8. 	B. 7,2. 	C. 6,0. 	D. 5,5.
Hướng dẫn giải
 Ta có: 
 Áp dụng công thức [1.1] º Chỉ số axit = Đáp án: C
Bài 2: Để trung hoà lượng axit tự do có trong 100 gam chất béo cần 500 ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
	A. 10. 	B. 20. 	C. 14. 	D. 28.
Hướng dẫn giải
- Phải chú ý trong bài toán này: Dùng dung dịch NaOH.
 Ta có: 
 Áp dụng công thức [1.1] º Chỉ số axit = Đáp án: D.
Bài 3: Để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit là 7 cần m gam NaOH. Giá trị của m là
	A. 0,028	B. 0,02	C. 0.28	D. 0.2
 Hướng dẫn giải
- Trước hết ta xác định nKOH trước:
 Chỉ số axit º 
 ¾ Đáp án: B.
Bài 4: Để trung hòa 28 gam chất béo có chỉ số axit là 6 cần m gam Ba(OH)2. Giá trị của m là
	A. 0,2565	B. 0,342	C. 0.171	D. 0.684
 Hướng dẫn giải
- Trước hết ta xác định nKOH trước:
 Chỉ số axit º
 Đáp án: A.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trích đề thi CĐ khối A – 2010: Để trung hoà 15 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7, cần dùng dung dịch chứa a gam NaOH. Giá trị của a là 
	A.0,150. 	B. 0,200. 	C. 0,280. 	D. 0,075.
 Đáp án: A.
Câu 2: 
 - Để trung hòa lượng axit tự do có trong 120 gam mẫu chất béo A cần 15 ml dung dịch KOH 1M.
 - Để trung hòa lượng axit tự do có trong 90 gam mẫu chất béo B cần 10 ml dung dịch KOH 1M.
 Hãy cho biết mẫu chất béo nào tốt hơn?
 Đáp án: Mẫu chất béo B tốt hơn mẫu A.
* Loại 2: Chỉ số este của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
 (1) Este của chất béo là triglixerit thuộc trieste (este ba chức).
 (2) Chỉ số este là số miligam KOH cần thiết để thủy phân hoàn toàn lượng este có trong một gam chất béo.
 Ta có: 
* Tính cho 1 gam chất béo:
 + ntriglixerit = nglixerol; nKOH = =3 ntriglixerit
 ºChỉ số este = [1.2]	
 + Đơn vị nKOH = =Vml.CM (mili mol↔m.mol)
Bài 1: Chỉ số este của một loại chất béo chứa 88,4% triolein là
	A. 672	B. 168	C. 720	D. 224
Hướng dẫn giải
- Công thức triolein: (C17H33COO)3C3H5 có M = 884
- Khối lượng chất béo: 1g.
 º
 Áp dụng công thức [1.2]: Chỉ số este = 3*1*56 = 168
 Đáp án: B.
Bài 2: Một loại chất béo X có chứa 22,25% tristearin và 40,3% tripanmitin về khối lượng. Chỉ số của chất béo X là
	A. 126	B. 246 	C. 252 	D. 189 
Hướng dẫn giải
- Công thức tristearin: (C17H35COO)3C3H5 có M = 890.
 Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 có M = 806.
- Khối lượng chất béo: 1g.
 º 
 º 
 Áp dụng công thức [1.2]: Chỉ số este = 2,25*56 = 126. Đáp án: A.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Để thủy phân lượng este có trong 120 gam chất béo Y cần 30 ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số este của chất béo Y bằng:
	A. 15	B. 14	C. 16	D. 18
 Đáp án: B.
Câu 2: Một loại chất béo X có chứa 44,5% tristearin và 40,3% tripanmitin về khối lượng. Chỉ số của chất béo X là
	A. 162	B. 252 	C. 168 	D. 189 
 Đáp án: C.
* Loại 3: Chỉ số xà phòng của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
 (1) Chỉ số xà phòng là số miligam KOH cần thiết để trung hòa các axit tự do và thủy phân hoàn toàn lượng este có trong một gam chất béo.
 (2) Chỉ số xà phòng = Chỉ số axit + chỉ số este.
 (3) Chỉ số xà phòng = 
Bài 1: Khi xà phòng hóa 2,5 gam chất béo cần 50 ml dung dịch KOH 0,1 M. Chỉ số xà phòng của chất béo là
	A. 200	B. 100	C. 210	D. 112
Hướng dẫn giải
 - nKOH = 50*0,1 = 5m.mol
 Chỉ số xà phòng = = Đáp án: D
Bài 2: Một loại chất béo có chỉ số xà phòng là 189 chỉ chứa axit stearic và tristearin. Để trung hòa axit tự do có trong 100 gam chất béo trên cần Vml dung dịch NaOH 0,05M. Tìm giá trị của V:
Hướng dẫn giải
- Ta có: Axit stearic: C17H35COOH: a mol; tristearin: (C17H35COO)3C3H5: b mol.
	Chỉ số xà phòng = 189º mKOH = 189mg=0.189g
Theo công thức [1.1], [1.2]:
 56*(a + 3b) = 0,189 (*)
- Khối lượng chất béo: 1g: 
 Giải hệ *, ** được: a= 9,986*10; b = 1,092*10 
Vậy số mol axit tự do: axit stearic có trong 1g là 9,986*10 mol. Trong 100g chất béo trên có: 9,986*10mol axit stearic
 º 
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Khi xà phòng hóa 2,52 gam chất béo A cần 90ml dung dịch KOH 0,1 M. Mặt khác, khi xà phòng hóa 5,04 gam chất béo A thu được 0,53 gam glixerol. Chỉ số xà phòng và axit của chất béo A lần lượt là
	A. 200 và 8	B. 198 và 7	C. 200 và 7	D. 198 và 8.
	Đáp án: A
Câu 2: Một loại chất béo B có chứa 89% tristearin; 9,6% axit panmitic về khối lượng(còn lại là tạp chất). Chỉ số xà phòng của loại chất béo trên bằng:
	A. 198 	B. 289 	C. 189	D. 178
	 Đáp án: C 
* Loại 4: Chỉ số iot của chất béo.
- Để làm tốt loại bài tập này cần nắm vững nội dung sau:
 + Chỉ số Iot của chất béo là số gam Iot cần cộng vào liên kết trong mạch C của 100 gam chất béo.
 Chỉ số Iot = = ; Với n= nlk 
 º Chỉ số Iot của chất béo dùng để xác định độ chưa no của chất béo. Chỉ số này càng cao chứng tỏ chất béo càng lỏng.
 º Chất béo rắn (chất béo no) có chỉ số Iot = 0.
 - Cơ bản bài tập loại nay có phương pháp giải quyết như các dạng trên. Ví dụ:
Bài tập: Một loại chất béo chỉ chứa triolein và axit oleic có chỉ số axit bằng 7. Tìm chỉ số Iot của chất béo trên.
Hướng dẫn giải
- Triolein: (C17H33COO)3C3H5 (M = 884, có 3 liên kết) 
 axit oleic: C17H33COOH (M = 282, có 1 liên kết).
- Coi kh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giai_bai_tap_chat_beo_va_su_dung_chat.doc