SKKN Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12
Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của người học văn, dạy văn.
Mỗi một tác phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc còn ẩn chứa nhiều bí mật. Đến với các tác phẩm văn học, người đọc, người học và người dạy văn như một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những báu vật còn khuất chìm bên trong thế giới ngôn từ.
Tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, đặc biệt đối với những tác phẩm cần liên hệ thực tiễn cuộc sống, có ý nghĩa thời sự lại càng khó hơn.
Trong xu thế xã hội phát triển , đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện mạng internet, giới trẻ rất ít thích đọc sách nói chung, sách văn học nói riêng. Khi cần tìm hiểu một vấn đề gì đã có công cụ google để tìm kiếm, hoặc các sách tham khảo bán phổ biến khắp nơi. Các em học sinh ít tự mình đọc và tìm hiểu về các tác phẩm văn học theo sự nhận thức và rung động của bản thân.
Vì vậy, học sinh hiện nay ít có những chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học. Hơn thế, vốn hiểu biết về xã hội của các em cũng rất non kém. Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâm đến những vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, đạo đức, chính trị. Vì thế học sinh thường không có hứng thú học văn.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa của bộ giáo dục hiện nay có chú trọng đến tính thời sự trong văn bản văn học, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản thân.
Với những văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi, hiểu biết của mình hãy hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay. Từ đó giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học, nhất là văn bản nhật dụng.
Giáo viên hướng học sinh đến việc tìm hiểu xã hội nước ta hiện nay về mọi mặt và qua sự hiểu biết ấy, học sinh dần hoàn thiện nhân cách và sống có trách nhiệm hơn với bản thân, xã hội.
Sáng kiến này được viết nhằm tạo thêm kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong giờ dạy ngữ văn, đặc biệt là Văn bản nhật dụng và các tác phẩm văn học ở thể loại khác có tính thời sự.
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của người học văn, dạy văn. Mỗi một tác phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc còn ẩn chứa nhiều bí mật. Đến với các tác phẩm văn học, người đọc, người học và người dạy văn như một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những báu vật còn khuất chìm bên trong thế giới ngôn từ. Tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, đặc biệt đối với những tác phẩm cần liên hệ thực tiễn cuộc sống, có ý nghĩa thời sự lại càng khó hơn. Trong xu thế xã hội phát triển , đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện mạng internet, giới trẻ rất ít thích đọc sách nói chung, sách văn học nói riêng. Khi cần tìm hiểu một vấn đề gì đã có công cụ google để tìm kiếm, hoặc các sách tham khảo bán phổ biến khắp nơi. Các em học sinh ít tự mình đọc và tìm hiểu về các tác phẩm văn học theo sự nhận thức và rung động của bản thân. Vì vậy, học sinh hiện nay ít có những chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học. Hơn thế, vốn hiểu biết về xã hội của các em cũng rất non kém. Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâm đến những vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, đạo đức, chính trị.Vì thế học sinh thường không có hứng thú học văn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa của bộ giáo dục hiện nay có chú trọng đến tính thời sự trong văn bản văn học, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản thân. Với những văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi, hiểu biết của mình hãy hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay. Từ đó giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học, nhất là văn bản nhật dụng. Giáo viên hướng học sinh đến việc tìm hiểu xã hội nước ta hiện nay về mọi mặt và qua sự hiểu biết ấy, học sinh dần hoàn thiện nhân cách và sống có trách nhiệm hơn với bản thân, xã hội. Sáng kiến này được viết nhằm tạo thêm kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong giờ dạy ngữ văn, đặc biệt là Văn bản nhật dụng và các tác phẩm văn học ở thể loại khác có tính thời sự. Qua đó, giúp giờ văn bớt nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh; giúp các em có thêm vốn sống. Đồng thời góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp giảng dạy. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp giáo viên nhận thấy việc dạy học theo hướng phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học có trong chương trình Ngữ văn 12 nói riêng và chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói chung là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa. - Đồng thời giúp học sinh qua việc học văn có cái nhìn hiện thực khách quan đối với những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó các em biết điều chỉnh hành vi, định hướng lối sống, giúp cho việc hình thành nhân cách, đạo đức. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: dạy học theo hướng phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12; học sinh lớp 12. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về việc dạy học theo hướng phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12, đối với học sinh khối 12, cụ thể là các tác phẩm sau: + Văn bản nhật dụng : Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, ngày 1-12-2003 của Cô-Phi An-nan. + Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu + Vở kịch : Hồn Trương Ba da hàng thịt của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Khối lớp 12 tại Trung tâm GDTX-DN Lang Chánh. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2014-2015 trở lại đây. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thu thập thông tin, thống kê và xử lí số liệu. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Sử dụng phương pháp liên hệ: Tùy theo nội dung từng bài học, tôi có cách liên hệ thực tiễn khác nhau: Có thể trình bày song song một số chi tiết trong bài, có khi để ở phần củng cố bài...; hay từ nội dung bài học tôi cho các em thảo luận nhóm, sau đó giáo viên nhận xét, điều chỉnh; Giáo viên sử dụng một số hình ảnh, tư liệu minh họa. PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy: Thông thường khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, giáo viên thường tập trung hai phương diện: giá trị nội dung và nghệ thuật. Điều này là rất đúng. Bởi lẻ, một tác phẩm văn học bao giờ cũng bao gồm hai mặt: nội dung và hình thức. - Tuy nhiên, văn học không chỉ là chuyện sách vở, lý thuyết. Hiện thực cuộc sống khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn sáng tác, và các tác phẩm viết ra quay trở lại phục vụ cuộc sống con người. Vì vậy, văn học và cuộc sống luôn gắn bó mật thiết với nhau. “ Tác phẩm văn học chính là tấm gương phản chiếu cuộc sống” - Có những tác phẩm không chỉ có giá trị trong thời điểm nó ra đời, mà còn giữ nguyên giá trị ở các thời đại sau. Do đó đối với nhiều tác phẩm văn học, sau khi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, giáo viên cần liên hệ thực tiễn cuộc sống để giúp học sinh rút ra nhưng bài học có ý nghĩa giáo dục nhất định. Đặc biệt là những văn bản nhật dụng và những tác phẩm ở các thể loại khác có tính thời sự . Từ thực tiễn giảng dạy có một số bất cập phiến diện khi khai thác văn bản, và sự đổi mới trong cách nhìn toàn diện, mở rộng tính thời sự của một số tác phẩm văn học, tôi lựa chọn đề tài này. 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Thực trạng học tập của học sinh: Là giáo viên, chắc hẳn các thầy cô giáo đều có chung niềm mong ước đó là học sinh có niềm đam mê, hứng thú với môn học, ngoan ngoãn, lễ phép, trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đứng trên bục giảng tôi nhận thấy nhiều em đã không còn hứng thú với môn văn, giờ học văn trở nên khiên cưỡng, gượng ép và rời rạc. Văn chương trong nhà trường chưa phát huy hết được chức năng giáo dục. Điều này đã khiến tôi rất buồn và trăn trở. Chúng ta vẫn thấy trong học sinh sự thờ ơ vô cảm trước nỗi đau của người khác; lạnh nhạt trước những xúc cảm nhân văn trong một áng văn hay; dửng dưng trước những bất công ngang trái của cuộc đời... Học văn, nhưng nhiều em ngại đọc văn bản, nhất là những văn bản dài nên không có khả năng cảm thụ riêng vì vậy chỉ ghi chép máy móc rồi học thuộc, khi làm bài phụ thuộc hoàn toàn vào sách tham khảo. Ngoài ra tiếng việt thực hành và kĩ năng giao tiếp của các em cũng rất yếu dẫn đến bí từ, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Các em thiếu kĩ năng làm văn cơ bản nhất như tìm hiểu đề, lập dàn ý, dựng đoạn, chuyển ý, ngắt câu.... - Thực trạng công tác giảng dạy của giáo viên: Về phía giáo viên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy chúng ta vẫn còn nặng về việc cung cấp kiến thức, tách biệt văn chương với đời sống xã hội, chưa chú trọng đến tính thời sự nhất là những vấn đề thời sự nhạy cảm. Nên chưa kích thích được hứng thu của các em. Thực tế đó đã thôi thúc tôi rất nhiều trong suy nghĩ và hành động để tìm hướng dạy học mới nhằm kích thức hứng thu học văn của học sinh, bồi đắp thêm cho các em những cám súc nhân văn trong sáng, qua đó giáo dục lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc cho học sinh. 2.3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. Khái quát về tính thời sự Tính thời sự là tính cập nhật kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tính thời sự trong văn bản văn học là một khái niệm mới, thường gắn liền với các văn bản nhật dụng, nhưng cũng có ở một số tác phẩm ở các thể loại như truyện ngắn, kịch. Hai chữ nhật dụng dùng để chỉ loại văn bản đề cập tới những hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con người trong cuộc sống thường ngày. Việc giảng dạy văn bản nhật dụng được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu làm cho môn ngữ văn ở nhà trường xích lại gần hơn với đời sống xã hội và tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tế. 2.3.2. Tính thời sự trong văn bản nhật dụng Văn bản nhật dụng mới được đưa vào chương trình học phổ thông. Hai chữ nhật dụng ở đây dùng để chỉ loại văn bản đề cập đến những hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con người trong cuộc sống thường ngày của họ. Việc đưa các văn bản nhật dụng vào giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu làm cho môn ngữ văn ở nhà trường xích lại gần hơn vối đời sống xã hội và tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống. Đề tài của văn bản nhật dụng thường đề cập đến những lĩnh vực: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, nếp sống Văn bản nhật dụng vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài – tính thời sự. 2.3.3. Tính thời sự trong văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, ngày 1-12-2003” của Cô-Phi An-nan 2.3.3.1. Sơ lược về HIV/AIDS * Giáo viên có thể trình chiếu một số đoạn phim, hình ảnh tư liệu minh họa để cho học sinh hiểu sơ lược về căn bệnh HIV/AIDS. HIV/AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Immune Deficiency nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (còn gọi là bệnh liệt kháng hoặc SIDA). Còn HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Humunodeficiency Virus, chỉ loại virus gây bệnh AIDS ở người. AIDS là kẻ giết người thầm lặng, nguy hiểm và tinh vi nhất trong những kẻ giết người như: Lao, sốt rét, ho gà, bạch cầu, uốn ván..., thậm chí cả ung thư. Bởi HIV âm thầm tấn công hệ bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Tại đó, chúng lặng lẽ xây căn cứ cho mình, ẩn mình một cách tinh vi như là vô hình trước hệ miễn dịch. Người bị nhiễm hầu như hoàn toàn khỏe mạnh, người khác và ngay cả bản thân họ không hề biết mình đã bị nhiễm (trừ trường hợp đi xét nghiệm máu) nên họ đã vô tình lây bệnh cho cộng đồng. Khi đã xây dựng căn cứ vững chắc, HIV bắt đầu tấn công tế bào bạch cầu, phá vỡ từ từ đến hàng loạt tế bào bạch cầu, vô hiệu hóa hệ miễn dịch của cơ thể con người và khiến người bệnh chết vì bất cứ căn bệnh cơ hội nào. HIV lây truyền qua ba con đường: đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Tất cả mọi người không phân biệt màu da, nam nữ, tuổi tác đều có thể mắc bệnh. Hiện nay AIDS chưa có thuốc chữa, thuốc chủng ngừa, tử vong 100% và cách đối phó duy nhất là đừng để bản thân nhiễm HIV. Do vậy không phải đơn thuần mà Bản thông điệp được đưa vào chương trình học. Tính thời sự cấp thiết của bản thông điệp không chỉ có ở thời điểm nó ra đời mà còn có sức vọng đến tận hôm nay và mai sau, cho đến khi nào nhân loại tìm ra phương thuốc cứu chữa. Vì vậy trách nhiệm của giáo viên là phải làm cho các em thông qua văn bản hiểu được sự nguy hiểm, mức độ lây lan chóng mặt và sức tàn phá khủng khiếp của AIDS. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chỉ cần dạy bài này như một tài liệu tuyên truyền, cổ động thông thường. Bởi lẽ bài văn còn có một giá trị nghị luận không hề nhỏ, thể hiện tầm tư tưởng lớn lao của một con người, cho thấy ý trức trách nhiệm cao cả của một người công dân. Đây là những điều các em nên và cần phải học tập, vì chính cuộc sống của các em, con cái các em sau này và thế hệ tương lai của đất nước chứ không đơn thuần chỉ là để viết các bài làm văn trong nhà trường. 2.3.3.2. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác * Hoàn cảnh ra đời: Bản thông điệp Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS được Cô-Phi-an-nan gửi nhân dân toàn thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, sau hai năm khi ông ra lời kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS và tiến hành vận động thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu. * Mục đích sáng tác: kêu gọi cá nhân và mọi người trên khắp thế giới cùng chung tay, góp sức ngăn chặn hiểm họa HIV/AIDS. Rõ ràng vị Tổng thư kí da đen đầu tiên đó, người vinh dự nhận giải thưởng Noben hòa bình trong suốt những năm tháng đương nhiệm của mình đã coi cuộc đấu tranh chống lại HIV/AIDS là mục tiêu bền bỉ của bản thân. Đúng như câu trả lời giản dị và thành thật khi ông được tạp chí Saga Magazine hỏi:" có lẽ tôi được truyền lại từ cha mẹ tôi ý thức trách nhiệm giúp đỡ những người kém may mắn hơn tôi..." - Từ đó để thấy được tầm quan trọng của bức thông điệp và ý thức của mỗi cá nhân trước vấn đề đó. Chính vì vậy, học văn bản nhật dụng ngoài việc mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để hòa nhập cuộc sống cộng đồng xã hội. 2.3.3.3. Nội dung thông điệp - Về bố cục: bản thông điệp của Cô-phi-an-nan được chia thành ba phần : + Phần một: Từ đầu đến"...cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này" => Nỗ lực của nhân loại trong việc phòng chống HIV/AIDS. + Phần hai: từ " Nhưng cũng chính trong lúc này" đến " ...im lặng đồng nghĩa với cái chết" => Điểm lại tình hình lây lan và sức tàn phá của HIV/AIDS, nêu lên nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia. + Phần ba : Đoạn còn lại => Lời kêu gọi chung tay ứng phó HIV/AIDS. Ta có thể xem bố cục ba phần đó là ba luận điểm của bản thông điệp, trong đó trọng tâm bài học nằm ở phần thứ hai. * Giáo viên lưu ý cho học sinh thấy cách đặt vấn đề và lập luận thông minh, sâu sắc của người viết. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẫy ở phần mở đầu bản thông điệp bằng việc nhắc lại những nỗ lực của thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch AIDS: + Trong vai trò Tổng thư kí Liên hợp quốc, Cô-phi-an-nan đã ra Lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về đấu tranh chống đại dịch AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4-2001. + " Các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS, trong đó đưa ra hàng loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này" + "Nguồn lực tài chính cho cuộc chiến chống HIV/ AIDS cũng đã tăng lên một cách đáng kể". + Đa số các quốc gia đều đã xây dựng chiến lược phòng chống AIDS cho riêng nước mình. + " Nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc" + " Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu" trong cuộc chiến chống HIV/AIDS... - Nhưng đến phần hai, theo lí lẽ thông thường thì những nỗ lực đó đáng lẽ phải mạng lại những kết quả khả quan thì tác giả lại nhấn mạnh đến điều hoàn toàn ngược lại, đó là: " ...dịch AIDS vẫn hoành hành , gây tỉ lệ tử vong cao nhất trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm...". Rằng " những hành động của chúng ta còn quá ít so với yêu cầu thực tế" . Đây chính là cơ sở để Cô-Phi -an - nan đưa ra lời kêu gọi bức thiết ở phần thứ ba của bản thông điệp. + Thay vì đưa ra những con số cụ thể, tác giả lại chọn cách nói "Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm". Qua cách nói này, ta hãy thử hình dung bằng một phép tính: cứ 1 phút có khoảng 10 người bị nhiễm; 10 phút tương đương 100 người; 1 giờ đồng hồ trôi qua có 600 người trên khắp hành tinh bị HIV xâm nhập vào cơ thể bằng cách này hay cách khác. Vậy trong vòng 24 giờ của một ngày trôi qua con số này thật khó hình dung và khủng khiếp quá. Đây là cách nói ấn tượng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của tất cả chúng ta, ngay cả những người vẫn còn mơ hồ về AIDS. + " Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng, HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ, phụ nữ chiếm tới một nửa số ngườu bị nhiễm..." + " Bệnh dịch đang lây lan đến cả những khu vực trước đây hầu như vẫn còn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-Ran đến Thái Bình Dương". + Trong khi đó nhân loại đã không hoàn thành mục tiêu đề ra theo Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS, nhân loại đã bị chậm trong cuộc chiến chống AIDS: -> Đáng lẽ phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm nhưng không làm được -> Đáng lẽ phải giảm được một nửa số trẻ sơ sinh bị nhiễm nhưng không làm được -> Tác giả cho thấy thế giới vẫn còn xem " những thách thưc, cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn" cuộc chiến chống AIDS. 2.3.3.4.Tính thời sự. * Giáo viên liên hệ với thực trạng lây lan và sự tàn phá của AIDS ở nước ta để giúp các em thấy được tính bức thiết của lời kêu gọi. Lời kêu gọi tha thiết ấy của Cô-phi An-nan không chỉ có tác dụng bức thiết ở thời điểm ấy (2003), mà nó còn có sức vang vọng với mọi thời đại. Bởi người ta ví HIV/AIDS là ''quả bom hẹn giờ '' đang đe dọa tính mạng của hàng triệu thanh niên trên thế giới. Chính vì vậy, những con số và lời kêu gọi là một sự cảnh tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ, sau đó HIV/AIDS đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó HIV/AIDS bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Việt Nam vào cuối tháng 12/1990 cho đến thời điểm hiện nay, theo số liệu mới nhất của VOV.VN tính đến ngày 31/5/2015, số người nhiễm HIV phát hiện mới là 3.204, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326, số người nhiễm HIV đã tử vong là 438. Lũy tích đến tháng 5/2015, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống là 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và đã có 74.442 trường hợp tử vong do AIDS. Trong 5 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện thêm 35 xã có người nhiễm HIV được phát hiện, như vậy toàn quốc có 90,8% xã và 98,9% huyện có người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV còn sống đang tập trung tại 10 tỉnh, thành phố sắp xếp theo thứ tự như sau: thành phố Hồ Chí Minh là 54.705 người, thành phố Hà Nội là 21.316 người, tỉnh Thái Nguyên là 7.502 người, tỉnh Sơn La là 7.326 người, thành phố Hải Phòng là 7.282 người, tỉnh Nghệ An là 6.521 người, tỉnh Đồng Nai là 6.156 người, tỉnh Thanh Hóa là 5.493 người, tỉnh An Giang là 5.240 người và tỉnh Quảng Ninh là 5.230 người. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (883 người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712 người), thứ 3 là tỉnh Thái Nguyên (652 người), tiếp đến là tỉnh Sơn La (646 người), tỉnh Lai Châu (535 người), tỉnh Yên Bái (470 người), tỉnh Bắc Kạn (641 người), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (459 người), tỉnh Quảng Ninh (444 người), thành phố Cần Thơ (419 người)... Hình thái dịch HIV/AIDS có thay đổi, mặc dù dịch HIV đã giảm tốc tộ gia tăng, nhưng vẫn còn ở mức cao, (12.000 người nhiễm HIV mới, 2.000 - 3.000 người nhiễm HIV tử vong mỗi năm), có trên 226.000 người nhiễm HIV cần được chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Yếu tố nguy cơ diễn biến phức tạp, khó can thiệp (tỷ lệ nữ tăng cao hơn các năm trước. Tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện mới đa số thuộc độ tuổi từ 20-40). Những năm gần đây lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. "Theo con số thống kê, hiện nay trên địa bàn 27/27 huyện, thị, thành phố của tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện người nhiễm HIV, đưa con số người mắc căn bệnh thế kỉ lên gần 7000 người" Theo đó, căn bệnh thế kỷ đã xuất hiện ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố, 562/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Con số thống kê cho thấy, đến nay đã có 6.855 người nhiễm HIV, trong đó có 4.165 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong số đó, đã có 1.103 người tử vong do căn bệnh AIDS và hiện đang có 2.589 bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi rút. Huyện Quan Hóa là một trong những địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao. Trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận được 1.974 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 1.768 người chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong đó, huyện Mường Lát và Quan Hoá là hai địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất với hơn 1.200 trường hợp. Ngày 4/6, tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ, Uỷ viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cho biết, Thanh Hoá là một trong 10 tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS và đứng thứ 6 của cả nước về tỷ lệ HIV/AIDS c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phat_huy_tinh_thoi_su_va_y_nghia_giao_duc_trong_mot_so.doc