SKKN Phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình phần động lực học và các định luật bảo toàn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT

SKKN Phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình phần động lực học và các định luật bảo toàn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT

Với việc chuyển đổi trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa, trong đó có môn Vật lí bắt đầu từ năm học 2017 – 2018 đối tượng tham gia là học sinh khối 11. Các em chưa có nhiều thời gian làm quen với chương trình vật lí phổ thông, chưa được luyện tập nhiều, chưa tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng. Để góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác bồi dưỡng, ôn luyện đội tuyển giáo viên cần tuyển chọn các bài toán điển hình cho từng dạng toán, hướng dẫn học sinh phân tích chuyên sâu các khả năng được đề cập xung quanh bài toán, giúp học sinh có được tư duy logic tổng quát, có cách nhìn tổng quan về bài toán từ đó hình thình tư duy sáng tạo trong giải các bài toán đó, để đạt thành tích cao trong các kỳ thi trong đó có kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình phần động lực học và các định luật bảo toàn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT”.

 

doc 10 trang thuychi01 9062
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình phần động lực học và các định luật bảo toàn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU CÁC BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT
Người thực hiện: Lê Duy Dũng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Vật Lý
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Với việc chuyển đổi trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa, trong đó có môn Vật lí bắt đầu từ năm học 2017 – 2018 đối tượng tham gia là học sinh khối 11. Các em chưa có nhiều thời gian làm quen với chương trình vật lí phổ thông, chưa được luyện tập nhiều, chưa tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng. Để góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác bồi dưỡng, ôn luyện đội tuyển giáo viên cần tuyển chọn các bài toán điển hình cho từng dạng toán, hướng dẫn học sinh phân tích chuyên sâu các khả năng được đề cập xung quanh bài toán, giúp học sinh có được tư duy logic tổng quát, có cách nhìn tổng quan về bài toán từ đó hình thình tư duy sáng tạo trong giải các bài toán đó, để đạt thành tích cao trong các kỳ thi trong đó có kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình phần động lực học và các định luật bảo toàn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:	
+ Đề tài nghiên cứu giúp các em học sinh có tư duy tổng quát về các hiện tượng vật lí, từ đó vận dụng nhanh, linh hoạt vào việc giải các bài toán, góp phần hình thành lòng say mê, sự hào hứng tạo điều kiện để các em học sinh học tốt bộ môn vật lí. Góp phần nâng cao chất lượng, số lượng học sinh khá giỏi bộ môn vật lí.
	+ Thấy được nhiều khía cạnh của một bài toán, có thể giải nhanh được các bài toán khi được đơn giản hóa bằng cách bỏ qua các yếu tố tác động bên ngoài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
+ Kiến thức cơ bản về động lực học, các định luật bảo toàn.
+ Các bài toán điển hình về động lực học và các định luật bảo toàn.
+ Phương pháp giải, phân tích bài toán trên nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh, tổng quát và lí tưởng hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	+ Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu trên mạng internet, sách tham khảo. 
	+ Tổng hợp từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp trong các đợt tập huấn chuyên môn.
	+ Lựa chọn các dạng bài toán phù hợp với nội dung, kiến thức của đề tài.
2. NỘI DỤNG
HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU CÁC BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THPT
2.1. Cở sở lí thuyết:
2.1.1. Lực hấp dẫn:
2.1.2. Lực ma sát:
2.1.3. Phương trình động lực học:
2.1.4. Các định luật bảo toàn:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.3. Nội dung cụ thể:
2.3.1. Bài toán ròng rọc đứng yên
2.3.2. Bài toán các tấm gỗ đặt trên mặt phẳng nghiêng
2.3.3. Bài toán hạt cườm trên thanh quay
2.3.4. Bài toán khúc gỗ đặt trên nêm chuyển động
2.3.5. Bài toán các viên bi trên sợi chỉ dài
2.3.6. Bài toán viên đạn xuyên qua quả cầu
2.3.7. Bài toán phi vật lí
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
	Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh gặp khó khăn trong việc phân tích các hiện tượng vật lý xãy ra trong các bài toán. Nhưng khi tập cho học sinh cách phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình trên thì các em đều có khả năng nhìn nhận và phân tích các bài toán khác tốt hơn, từ đó các em sẽ tìm ra được các quy luật, định luật chi phối các chuyển động đó và vận dụng chúng một cách linh hoạt để giải quyết các yêu cầu của các bài toán.
	Các em sau khi được tiếp cận cách giải và phân tích chuyên sâu về các bài toán điển hình cũng thay đổi trong cách nhận định một sự vật hiện tượng một cách tổng quan hơn, nhìn nhận và hiểu vấn đề theo nhiều khía cạnh từ tổng quát, thực tế đến đơn giản hóa bài toán. Giúp các em có thể giải được nhiều bài toán khác nhau, các bài toán thực tế chưa được lí tưởng hóa, chứ không gói gọn trong việc giải bài toán minh họa. 
	Mặt khác, các học sinh tự tin hơn nhiều trong việc trình bày và thuyết trình một vấn đề. Đặc biệt là khả năng trình bày bài thi tự luận được nâng cao rõ rệt. 
	Đối với giáo viên, tôi cũng đã thực hiện chuyên đề này trong buổi sinh hoạt chuyên môn và được giáo viên trong tổ đánh giá cao về tính ứng dụng.
	Khi tiến hành hướng dẫn học sinh giải và phân tích chuyên sâu các bài toán tôi đã thống kê ghi chép và thu được các kết quả sau:
Bảng 1: Biểu hiện của mức độ tích cực trong hoạt động học tập
BIỂU HIỆN
Số HS tham gia 44
TN
ĐC
HS nghiêm túc tập trung tích cực hoạt động trong học tập 
(Biểu hiện bằng dơ tay, đóng góp ý kiến xây dựng bài).
43
42
HS phân tích được bài tập
40
42
HS đưa ra được kết quả chính xác sau khi phân tích bài tập
40
41
Số HS tìm ra đáp án trước 2/3 thời gian quy định cho một bài sau khi nhận bài tập.
35
20
HS trình bày được lời giải của bài toán. (Sau khi đã phân tích cách giải)
39
35
Bảng 2: Xếp loại học tập môn vật lý cả năm học.
Lớp
Số HS
Điểm
Điểm <5
5≤ điểm <7
7≤ điểm <8
8≤ điểm <9
9≤ điểm <10
TN
44
0
17
13
10
4
100%
0%
38,64%
29,54%
22,73%
9,09%
ĐC
44
0
18
15
8
3
100%
0%
40,91%
34,09%
18,18%
6,82%
Từ sự quan sát, ghi chép trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi thấy: mặc dù học sinh ở lớp đối chứng có chất lượng đầu vào cao hơn. Và thành tích học tập của các em hơn hẳn của lớp thực nghiệm, nhưng khi lớp thực nghiệm có sự hướng dẫn giải và phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình, trong các giờ bài tập thì các em có sự tập trung cao hơn và có hứng thú với bài tập hơn, thời gian đưa ra đáp án nhanh hơn và các em cũng tự tin hơn khi trình bày lời giải của bài tập sau khi các em tìm ra đáp số chính xác. Đồng thời ở các giờ bài tập phía sau học sinh càng ngày càng hứng thú hơn và thời gian các em đưa ra đáp án chính xác cũng nhanh so với các giờ bài tập trước. Bài tập được giao về nhà lớp thực nghiệm 96% có làm trước khi tới lớp và có đáp án chính xác. Còn ở lớp đối chứng thì học sinh làm bài tập trước khi đến lớp là 90% và vẫn có những em ra kết quả không đúng. Khả năng tự học của học sinh lớp thực nghiệm ngày càng cao dần so với lớp đối trứng.
Kết quả học tập của các em qua các bài kiểm tra so với lớp đối chứng ban đầu có phần yếu hơn nhưng càng về sau khoảng cách đó ngày càng được rút ngắn, đôi khi có lần kết quả của lớp thực nghiệm còn cao hơn lớp đối chứng. Đặc biệt là về thời gian và tốc độ giải bài tập của các em hơn hẳn lớp đối chứng.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đề tài “Phân tích chuyên sâu các bài toán điển hình phần động lực học và các định luật bảo toàn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT” giúp học có kĩ năng phân tích chuyên sâu một bài toán, hiểu được hiện tượng vật lí và các quy luật, định luật chi phối từ đó vận dụng kiến thức linh hoạt để giải quyết bài toán. Đề tài này giúp học sinh tự tin hơn trong việc giải, lập luận, trình bày các bài toán vật lí, rút ngắn được thời gian giải bài tập, nâng cao kết quả trong các kỳ thi, đặc biệt là thi học sinh giỏi.
Mặc dù đề tài này đã được tôi nghiên cứu nhưng còn nhiều khía cạnh khác mà đề tài này chưa đề cập tới và có những mặt đề tài đã nêu nhưng chưa được đầy đủ, và sâu sắc. Đó chính là phương hướng nghiên cứu tiếp của đề tài. 
Người viết rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn, thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 
3.2. Kiến nghị:
	Đề đề tài được thực hiện tốt hơn tôi mong các thầy cô dạy môn vật lí không ngừng tự bồi dưỡng cho mình kĩ năng phân tích chuyên sâu các hiện tượng vật lí, liên hệ kiến thức với thực tiễn từ đó bồi dưỡng cho học sinh, nhằm tăng hứng thú và hiệu quả trong giảng dạy bộ môn.
XÁC NHẬN
 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Người viết sáng kiến
Lê Duy Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT, Vật lí 10, NXB Giáo dục, 2008.
2. Vũ Quang, Bài tập Vật lí 10, NXB Giáo dục, 2008.	
3. Nguyễn Đình Đoàn, “Chuyên đề bồi dưỡng vật lí 10”, NXB Đà Nẵng, 2003.
4. Bùi Quang Hân, “Giải toán vật lí 10”, tập 1, NXB giáo dục.
5. Nguyễn Phú Đồng, “Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí”, Lớp 10, tập 1 + 2, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013.
6. Lê Văn Thông, “Phương pháp giải toán Vật Lí, NXB Trẻ.
7. Vũ Thanh Khiết, “Kiến thức cơ bản nâng cao Vật Lí THPT”, tập 1, NXB Hà Nội.
8. Vũ Thanh Khiết, “Tuyển tập các bài toán cơ bản và nâng cao vật lí 10”, NXB Hà Nội.
9. Phạm Văn Thiều, “Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Trung học phổ thông”, NXB Giáo dục, 2014. 
10. Phạm Văn Thiều, “Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí Trung học phổ thông – Phương pháp giải một số bài toán điển hình”, NXB Giáo dục, 2014. 
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Duy Dũng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hàm Rồng
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Ứng dụng tin học trong dạy học Vật lí “Sử dụng phần mềm Power point trong việc thiết kế và trình chiếu bài giảng Vật lí”
Sở GD&ĐT
C
2008-2009
Một cách giải cho nhiều dạng toán vật lý lớp 12 giúp học sinh giải nhanh và chính xác
Sở GD&ĐT
C
2011-2012
Chứng minh các công thức momen quán tính của vật rắn quay quanh một trục cố định giúp học sinh hiểu rõ về bản chất của momen quán tính và hình thành kĩ năng giải toán.
Sở GD&ĐT
C
2012-2013
Giải bài toán máy biến áp bằng định luật bảo toàn năng lượng giúp học sinh có phương pháp giải tổng quát và hình thành kĩ năng giải toán
Sở GD&ĐT
B
2014-2015
Phương pháp Chuẩn hóa và gán số liệu nhằm giúp học sinh giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm phức tạp phần dòng điện xoay chiều
Sở GD&ĐT
C
2015-2016
Sử dụng phương pháp số phức giải một số dạng toán Vật lý lớp 12 có hàm dao động điều hoà và ứng dụng giải nhanh trên máy tính cầm tay
Sở GD&ĐT
B
2016-2017
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_tich_chuyen_sau_cac_bai_toan_dien_hinh_phan_dong_l.doc