SKKN Phân loại và rèn kỹ năng giải giải bài tập hóa học vô cơ cho học sinh ở trường THCS Cẩm Long

SKKN Phân loại và rèn kỹ năng giải giải bài tập hóa học vô cơ cho học sinh ở trường THCS Cẩm Long

Trong quá trình dạy và học hóa học vô cơ ở trường THCS việc phân loại và giải các bài tập theo từng loại là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với cả GV và HS: Trước hết việc phân loại các BTHH vô cơ giúp ta sắp xếp các bài tập này vào những loại nhất định và đưa ra phương pháp giải chung cho từng loại, trong quá trình này kinh nghiệm làm bài tập được hình thành. Rèn luyện một cách tập trung từng kỹ năng, kỹ xảo làm bài cho HS từ đó HS sẽ sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo đó một cách linh hoạt, thành thạo và nhuần nhuyễn.Trong quá trình giải các bài tập theo từng loại, HS được ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học theo từng chủ đề, từ đó HS nắm vững các kiến thức và biết vận dụng trong những tình huống cụ thể, học sinh được rèn luyện cách làm việc và tư duy có hệ thống khoa học và có tính logic.

 Với ý nghĩa của việc phân loại và giải các BTHH vô cơ theo từng loại ta thấy rằng việc phân loại và giải các bài tập hóa học vô cơ theo từng loại và việc làm không thể thiếu đối với cả người dạy và người học, học sinh nắm kiến thức sâu hơn, tập trung hơn và mở rộng hơn; kỹ năng, kỹ xảo làm bài được rèn luyện. Đề tài này ra đời dựa trên tình hình dạy và học môn hóa học ở địa phương và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ những đòi hỏi cấp thiết của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học môn hóa học ở trường THCS.

 

doc 26 trang thuychi01 7460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phân loại và rèn kỹ năng giải giải bài tập hóa học vô cơ cho học sinh ở trường THCS Cẩm Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu.
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết 
3
2. Hiện trạng việc giải BTHH vô cơ ở trường PTCS.
4
3. Phân loại và giải bài tập hóa học vô cơ ở trường 
A. CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ ĐỊNH TÍNH.
4
I. Dạng bài nhận biết chất vô cơ
4
II. Dạng bài điều chế các chất
7
III. Dạng bài tách và tinh chế chất
8
IV. Dạng bài xác định các chất thông qua định tính, thông qua sơ đồ biến hóa
10
V.Dạng bài giải thích sự biến đổi tính chất, giải thích một số hiện tượng tự nhiên
11
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ ĐỊNH LƯỢNG
11
I. Phương pháp chung giải các BTHH vô cơ định lượng
11
II. Một số dạng bài thường gặp.
11
1. Bài tập tìm nguyên tố, xác định công thức phân tử của các chất vô cơ.
11
2. Bài tập xác định thành phần khối lượng, xác định thành phần phần trăm các chất vô cơ
14
3. Bài tập về chất khí
17
4. Bài tập về dung dịch
19
PHẦN BA: KẾT LUẬN
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài
 Trong quá trình dạy và học hóa học vô cơ ở trường THCS việc phân loại và giải các bài tập theo từng loại là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với cả GV và HS: Trước hết việc phân loại các BTHH vô cơ giúp ta sắp xếp các bài tập này vào những loại nhất định và đưa ra phương pháp giải chung cho từng loại, trong quá trình này kinh nghiệm làm bài tập được hình thành. Rèn luyện một cách tập trung từng kỹ năng, kỹ xảo làm bài cho HS từ đó HS sẽ sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo đó một cách linh hoạt, thành thạo và nhuần nhuyễn.Trong quá trình giải các bài tập theo từng loại, HS được ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học theo từng chủ đề, từ đó HS nắm vững các kiến thức và biết vận dụng trong những tình huống cụ thể, học sinh được rèn luyện cách làm việc và tư duy có hệ thống khoa học và có tính logic.
 Với ý nghĩa của việc phân loại và giải các BTHH vô cơ theo từng loại ta thấy rằng việc phân loại và giải các bài tập hóa học vô cơ theo từng loại và việc làm không thể thiếu đối với cả người dạy và người học, học sinh nắm kiến thức sâu hơn, tập trung hơn và mở rộng hơn; kỹ năng, kỹ xảo làm bài được rèn luyện. Đề tài này ra đời dựa trên tình hình dạy và học môn hóa học ở địa phương và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ những đòi hỏi cấp thiết của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học môn hóa học ở trường THCS.
	2. Mục đích nghiên cứu
 Đưa ra được một cách phân loại các bài tập hóa học vô cơ và phương pháp giải chung cho từng loại. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo làm bài một cách nhuần nhuyễn, làm cho học sinh hứng thú say mê học tập và nghiên cứu bộ môn hóa học vô cơ.
	3. Đối tượng nghiên cứu
 Bài tập hóa học vô cơ ở trường THCS, phân loại và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập đó.
	4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tìm hiểu đối tượng học sinh 
PHẦN HAI: NỘI DUNG
	1. Cơ sở lý luận
 *Cơ sở lý thuyết của việc phân loại các bài tập hóa học vô cơ.
 Với mỗi cách phân loại có một cơ sở riêng và với mỗi cơ sở lý thuyết, các bài tập được chia thành những loại khác nhau. Ở đây cơ sở để phân loại các BTHH vô cơ là tính chất của các bài tập đó. Dựa trên cơ sở này, các BTHH vô cơ được chia thành 2 loại lớn là BTHH vô cơ định tính và BTHH vô cơ định lượng. BTHH vô cơ định tính là BTHH đòi hỏi sự vận dụng các kiến thức hóa học vô cơ, đặc biệt là tính chất của các chất để tìm ra câu trả lời cho bài tập mà không hoặc ít phải tính toán (định lượng), bài tập hóa học vô cơ định lượng là những BTHH đòi hỏi phải vận dung các kiến thức hóa học vô cơ cùng với sự tính toán
dựa vào các số liệu, các dữ kiện của đề bài để tìm ra đáp số sự phân loại cụ thể 
được trình bày ở phần sau.
 * Cơ sở lý thuyết của việc giải các bài tập hóa học vô cơ.
 Cơ sở lý thuyết tối quan trọng cho việc giải các bài tập hóa học vô cơ là những kiến thức hóa đại cương và vô cơ. Do giới hạn về thời gian và quy mô của đề tài ở đây chỉ nên tóm tắt hết sức nắng gọn các kiến thức rất cơ bản giúp cho quá trình giải BTHH vô cơ. Ở phần hóa đại cương, các kiến thức cần nắm được là các định luật các khái niệm cơ bản nhất của hóa học như: Định luật thành phần không đổi, Định luật bảo toàn khối lượng, Định luật Avogadro, Định luật tuần hoàn; Công thức hóa học, phản ứng hóa học, phương trình phản ứng;Lý thuyết về dung dịch, phản ứng trong dung dịch.v.v. Các kiến thức vô cơ cần phải nắm được là hóa học nguyên tố cùng các hợp chất của các nguyên tố đó, tính chất và phương pháp điều chế các đơn chất cùng với hợp chất của các nguyên tố quan trọng mà chương trình THCS nghiên cứu như oxi, hiđro, sắt, nhôm, clo, silic, cacbon, biết tính theo PTHH, tính theo CTHHĐể định lượng được các đại lượng cần tính, HS còn phải có khả năng học toán học nhất định. Đó là cách giải hệ phương trình nhiều ẩn đặc biệt là hệ phương trình bậc nhất, giải phương trình bậc hai, giải bài toán bằng cách biện luậnTóm lại, những kiến thức trên chính là cơ sở cho việc giải các bài tập hóa học vô cơ ở trường THCS. Những kiến thức đó nằm trong cấu trúc của một bài tập hóa học. Cấu trúc của bài tập định lượng hóa học gồm:
 - Nội dung lý thuyết hóa học (là các quá trình hóa học, các dạng PƯHH).
 - Tính toán theo phương trình phản ứng hóa học (toán học)
 - Tính toán theo các thuật toán (toán toán)
Trong đó nội dung lý thuyết hóa học và toán hóa chứa đựng ý nghĩa và bản chất hóa học của bài tập hóa học.
	2. Thực trạng việc giải BT hóa học vô cơ ở trường THCS Cẩm Long
 Hiện nay việc giải các bài tập hóa học nói chung và các bài tập hóa học vô cơ nói riêng, đối với HS còn nhiều khó khăn như chỉ biết làm bài tập một cách máy móc mà không hiểu bản chất hóa học của bài tập, không làm được các bài tập khó đòi hỏi sự vận dụng kiến thức linh hoạt  nguyên nhân là do HS chưa có ý thức phân loại các bài tập để từ đó có phương pháp giải chung cho từng loại, thiếu sự hướng dẫn của giáo viên nên gặp khó khăn trong việc phân loại các bài tập và phương pháp giải các bài tập gặp phải. Đây là một hiện trạng không tốt cần phải được khắc phục sớm bằng cách giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách phân loại các bài tập hóa học vô cơ và hướng cho học sinh tìm ra phương pháp chung để giải các bài tập thuộc mỗi loại. Từ đó giúp HS học tốt hơn môn hóa học.
	3. Các sáng kiến kinh nghiệm về phân loại và rèn kỹ năng giải giải bài tập hóa học vô cơ cho học sinh ở trường THCS Cẩm Long.
	3.1. CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ ĐỊNH TÍNH.
 Các BTHH vô cơ định tính được chia thành các dạng cụ thể sau:
 1. Dạng bài nhận biết chất vô cơ.
 2. Dạng bài điều chế và tách loại các chất.
 3. Dạng bài xác định các chất thông qua định tính, sơ đồ biến hóa.
 4. Dạng bài giải thích sự biến đổi tính chất, giải thích một số hiện tượng tự 
nhiên.v.v.
 Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng dạng bài trên.
	3.1.1. Dạng bài nhận biết chất vô cơ.
 Các dạng thường gặp của dạng bài tập nhận biết các chất vô cơ là:
 + Thuốc thử tùy chọn 	+ Thuốc thử hạn chế.
 + Không dùng thêm thuốc thử 	+ Nhận hỗn hợp gồm nhiều chất.
 1. Cơ sở lý thuyết
 Cơ sở lý thuyết để giải các bài tập nhận biết các chất vô cơ là các thuốc thử của các chất. Đối với các chất trong dung dịch, việc nhận ra chúng thực chất là nhận ra các ion trong dung dịch.
 Nguyên tắc nhận biết các chất là dựa vào hiện tượng quan sát được
 - Dựa vào sự chuyển màu của dung dịch, của chỉ thị
 - Dựa vào sự tạo chất kết tủa, tạo chất khí bay hơi.
 - Dựa vào màu ngọn lửa khi đốt
 - Dựa vào màu đặc trưng vốn có của dung dịch 
	2. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Nhận biết các dd sau trong các ống mất nhãn: NaOH, HCl, H2SO4 , NaCl
	* Chú ý: Đây là bài tập nhận biết thuộc loại thuốc thử tùy ý chọn. Với những bài tập thuộc loại này, có thể chọn mỗi chất một thuốc thử nhưng tốt nhất ta nên chọn thuốc thử để nhận biết được nhiều chất nhất.
Lời giải
	Dùng quỳ tím nhúng vào các dung dịch trên
	+ Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch NaCl
	+ Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch NaOH
	+ Dung dịch HCl và H2SO4 làm quỳ tím hóa đỏ.
	Cho hai dung dịch này tác dụng với BaCl2. Dung dịch nào phản ứng tạo kết tủa trắng với BaCl2 là dung dịch H2SO4. Còn lại là dung dịch HCl.
	H2CO4 + BaCl2 = BaSO4 + SCl
Bài 2: Chỉ được dùng thêm 1 hóa chất, nên cách phân biệt các oxit
	K2O ; Al2O3; CaO ; MgO.
	* Chú ý: Đây là bài tập nhận biết với thuốc thử tùy chọn nhưng có giới hạn về số lượng. Với những bài tập này, phải chọn thuốc thử SaO cho nhận được nhiều chất nhất. Những chất đã nhận được hoặc sản phẩm của các phản ứng trước sẽ là thuốc thử để nhận các chất còn lại.
Lời giải
	Cho H2O vào 4 oxit trên thì
	K2O tan tốt: 	K2O + H2O = 2KOH
	CaO + H2O = Ca(OH)2
	(Huyền phù, vẩn đục)
	Còn lại: Al2O3, MgO không tan
	Dùng dung dịch KOH vừa tan ra hòa tan AL2O3 để nhận ra chất đó: 
	Al2O3 + 2KOH = 2KalO2 + H2O
	Còn lại là MgO (khi hòa tan vào nước, lắng nhanh)
Bài 3: Không dùng thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch: MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4 bàng phương pháp hóa học.
* Chú ý: Đây là bài tập nhận biết các chất thuộc loại không dùng, thêm thuốc
thử. Với những bài tập loại này phương pháp giải thường dùng là đổ lẫn đổ từng dung dịch vào các dung dịch còn lại. Từ hiện tượng quan sát được ta kết luận.
Lời giải.
Trích mẫu thử ra các ống nghiệm nhỏ rồi đánh số tương ứng lần lượt lấy 1 dung dịch nhỏ vào mẫu thử các dung dịch còn lại.
	Ta có bảng tổng kết hiện tượng sau:
MgCl2
NaOH
NH4Cl
BaCl2
H2SO4
MgCl2
Mg(OH)2
Trắng
-
-
-
NaOH
Mg(OH)2
Trắng
NH3Khai
-
-
NH4Cl
NH3Khai
BaCl2
-
-
-
BaSO4
Trắng
H2SO4
-
-
-
BaSO4
Trắng
Kết quả
1
1+ 1
1
1
1
	Nhận xét: Khi nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử các dd còn lại 
	- Nếu tạo () trắng và có () khai bay ra thì chất nhỏ là NaOH mẫu thử tạo (): MgCl2; mẫu thử tạo () là NH4Cl
	- Lấy () Mg(OH)2 cho vào 2 dd BaCl2 và H2SO4 còn lại, lọ nào làm tan kết tủa là dd H2SO4, lọ còn lại là dd BaCl2.
	Các PTPU minh họa bảng tổng kết hiện tượng 
	2 NaOH + MgCl2 = Mg(OH)2 2NaCl
	 NaOH + NH4CL = NaCl + NH3 + H2O
	 Mg(OH)2 + H2SO4 = MgSO4 + 2 H2O
	 BaCl2 + H2SO4 = BaSO4 2HCl
Bài 4: Cho hỗn hợp chứa các chất: FeO, CuO, Fe3O4, Ag2O, MnO2 hãy nhận biết từng chất.
	* Chú ý: Bài tập này thuộc dạng nhận biết các chất trong hỗn hợp nguyên tắc chung để làm bài tập thuộc dạng này như sau: Có thể chọn mỗi chất một thuốc thử, hoặc chọn thuốc thử nhận được nhiều chất nhất, những chất đã nhận được hoặc sản của các phản ứng trước sẽ là thuốc thử để nhận các chất còn lại. Việc nhận ra chất này phải không làm ảnh hưởng đến việc nhận ra chất khác trong hỗn hợp, nếu các chất có ảnh hưởng lẫn nhau phải vừa nhận biết vừa tách riêng chất nhận được ra khỏi hỗn hợp.
Lời giải
	- Cho dd HCl vào hỗn hợp
	+ Có khí mùi hắc bay ra (Cl2) có chứa MnO2
	MnO2 + 4 HCL = MnCl2 + Cl2+ 2H2O
	+ Tạo () trắng là Ag2O 
	Ag2O + 2HCl = AgCl H2O
	+ Các Oxit còn lại tan 
	FeO + 2HCl = FeCl2 + H2O
	CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O
	Fe3O4 + 8 HCl = FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O
	- Lần lượt nhỏ dd NaOH vào sản phẩm dd muối của 3 oxit này 
	+ Tạo trắng là FeCl2 nhận ra có chứa FeO
	 	FeCl2 + 2NaOH = Fe(OH)2 + 2 NaCl
	+ Tạo xanh là CuCl2 nhận ra có chứa CuO
	CuCl2 + 2NaOH = Cu(OH)2 + 2 NaCl
	+ Tạo ra đỏ nâu là FeCl3 nhận ra có chứa Fe3O4
	FeCl3 + 3 NaOH = Fe(OH)3 + 3NaCl
	3.1.2. Dạng bài điều chế các chất 
	1. Cơ sở lý thuyết:
 Điều chế các chất đòi hỏi phải lựa chọn các phản ứng thích hơp để biến nguyên liệu thành sản phẩm mong muốn qua các phản ứng hóa học. Để làm các bài tập dạng này, cần phải nắm vững phương pháp điều chế các chất.
	a. Điều chế oxit
 + oxi hóa đơn chất 	 + oxi hóa hợp chất 
 + Nhiệt phân muối chứa oxi kém bền 	+ Nhiệt phân bazơ không tan 
	b. Điều chế bazơ: Dùng các phản ứng sau:
 + Kim loại với H2O ( Điều chế kiềm) 
 + oxit kim loại với H2O ( điều chế kiềm) 
 + Muối với kiềm
 + Điện phân dd muối halogenua của kim loại trước Al trong dãy Bêkêtop có màng ngăn.
	c. Điều chế axit
 + Phi kim với H2 rồi hòa tan vào nước + Oxit axit với H2O
 + Điện phân dd muối có oxi của kim loại kém hoạt động. + Muối với axit
	d. Điều chế muối:
	Dùng các phản ứng sau:
 + Kim loại với phi kim	+ Axit với muối 
 + Kim loại với axit 	+ Muối với muối 
 + Kim loại với kiềm 	+ Oxit axit với oxit bazơ
 + Bazơ với axit 	+ Nhiệt phân muối 
 + Kiềm với muối 	+ Oxit axit với kiềm 
 + Axit với kiềm.
 Ngoài các phản ứng đã nêu trên, còn một số phản ứng khác để điều chế các chất. Đó là các phản ứng riêng, có tính đặc biệt trong quá trình thực hiện, cần đặc biệt chú ý đến điều kiện để các phản ứng xảy ra và phải xét xem nên chọn phản ứng nào cho phù hợp.
	2. Một số bài tập vận dụng:
Bài 1: Từ Cu và các hóa chất vô cơ tùy ý, viết phương trình điều chế CuCl2 bằng 2 cách khác nhau;
Lời giải
Cách 1: Cho Cu phản ứng trực tiếp với Cl2
	Cu + Cl2 = CuCl2
Cách 2: Đốt nóng dây đồng trong không khí.
	2Cu + O2 = 2 CuO 
	Hòa tan sản phẩm trong dd HCl 
	CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O
Bài 2: Từ nguyên liệu chính là muối ăn, CaCO3; phốt phát tự nhiên, H2O, quãng pirít và các thiết bị kỹ thuật cần thiết khác, hãy nêu cách điều chế các chất sau: Fe(OH)2; Ca(H2PO4)2 ; Ca(HCO3)2; FeSO4; FeCl3
Lời giải
	Điện phân H2O ta được H2 và O2
	2H2O 2H2 + O2 	 	(1) 
	Đốt quặng pirit trong O2 vừa thu được 
	4FeS2 + 11 O2 = 2 Fe2O3 + 8 SO2 	(2) 
	Đốt SO2 vừa thu được ở (2) trong O2 dưới tác dụng của V2O5 
	2SO2 + O2 2SO3	(3)
	Hòa tan SO3 vào H2O ta được H2SO4 
	 SO3 + H2O = H2SO4 	(4)
	Cho phốt phát tự nhiên tác dụng với axit H2SO4 
	Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 = 3 CaSO4 + 2 H3PO4 	(5)
	Tiếp tục cho phốt phát tự nhiên tác dụng với H3PO4 thu ở (5) 
	Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 = 3 Ca(H2PO4)2 	(6) 
	Như vậy ta thu được Supephốt phát kép 
	Khử Fe2O3 ở (2) bằng H2 ở (1)
	Fe2O3 + 3 H2 = 2Fe + 3 H2O 	(7)
	Điện phân muối NaCl trong dd có màng ngăn 
	2NaCl + 2H2O 2NaClH + H2 + Cl2 	(8) 
	Cho Fe ở ( 7) tác dụng với Cl2 ở (8) ta được FeCl3
	2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3 ( 9) 
	Cho H2 ở (1) tác dụng với Cl2 ở (8) rồi hòa tan vào nước được axit HCl 
	H2 + Cl2 = 2HCl 	(10)
	Cho axit HCl ở (10) tác dụng với Cl2 ở ( 7) ta được FeCl2
	2HCl + Fe = FeCl2 + H2 (11)
Cho FeCl2 ở (11) tác dụng với NaNH ở (8) ta được Fe(OH)2
	FeCl2 + 2NaOH = Fe(OH)2 + 2NaCl (12)
Cho Fe ở (7) tác dụng với H2SO4 ở (4) được FeSO4
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2 (13)
Nhiệt phân đá vôi
	CaCO3 CaO = Ca(OH)2 (14)
Hòa tan CaO ở (14) vào nước
	CaO + H2O = Ca(OH)2 	(15)
Sục khí CO2 ở (14) vào dd Ca(OH)2 ở (15) ta được Ca(HCO3)2 
	2CO2 + Ca(OH)2 = Ca(HCO3)2 (16)
	3.1.3. Dạng bài tách và tinh chế các chất.
	1. Cơ sở lý thuyết.
Tách và tinh chế các chất vô cơ có thể sử dụng cả phương pháp vật lý và phương 
pháp hóa học. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp hóa học cần lưu ý những vấn
đề sau.
 - Phản ứng được chọn để tách riêng hóa chất ra khỏi hỗn hợp các chất phản hồi đủ 3 điều kiện.
 + Chỉ tác dụng lên 1 chất trong hỗn hợp.
 + Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp.
 + Từ sản phẩm tạo thành dễ dàng tái tạo lại được chất ban đầu 
 - Việc tinh chế hóa chất có thể coi như một bài tách riêng hóa chất sự khác nhau là ở chỗ: Khi tinh chế hóa chất, có thể thực hiện phản ứng trên tạp chất cần loại bỏ. Tuy nhiên khi cần thiết, nhiều khi vẫn phải thực hiện phản ứng trên chất cần tinh chế, sau đó tìm cách tái tạo lại chất này.
	2. Một số bài tập vận dụng.
Bài 1: Tách hỗn hợp 2 khí N2 và CO2
Lời giải
Dẫn hỗn hợp 2 khí vào nước vôi trong lấy dư. Khí N2 bay ra CO2 bị giữ lại
	CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 H2O
Lọc tách kết tủa CaCO3 rôi nung ở to cao để thu hồi CO2
	CaCO3 CaO + CO2
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học tách các chất: Al2O3; Fe2O3 và SiO2 ra khỏi hỗn hợp của chúng.
Lời giải
* Ta có sơ đồ tách chất sau: 
	Al2O3 SiO2
	Fe3O3 
	SiO2	 ddA1 
Al2O3 Fe(OH)3 
Fe3O3 
SiO2	 ddA2 NaAlO2
 NaOH (dư)
 Lọc tách được Fe(OH)3 Fe2O3 
 Nước qua dd lọc (ddA2) có chứa NaAlO2 đem axit hóa (vừa đủ) thu được Al(OH)3. Nung Al(OH)3Al2O3
* PTPƯ xảy ra:
	Al2O3 + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2O
	Fe2O3 + 6HCl = 2FeCl3 + 3H2O
	Al2O3 + 4NaOH = NaAlO2 + NaCl + 2H2O
	FeCl3 + 3NaOH = Fe(OH)3 + 3NaCl
	2Fe(OH)3 Al2O3 + 3H2O
	NaAlO2 + HCl + H2O = Al(OH)3 + NaCl
	2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Bài 3: Trong PTN thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dd HCl do đó CO2 bị lẫn một ít khí hi đro clorua và hơi nước.Làm thế nào để có CO3 hoàn toàn tinh khiết
Lời giải
Phản ứng điều chế
	CaCO3 + 2HCl = CaCl2 = CaCl2 + H2O + CO2 
	Cho khí lần lượt đi qua bình đựng NaCO3 và H2SO4 (đ) hoặc P2O5
	NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 
	Hỏi nước bị H2SO4 (đ) (hoặc P2O5) hấp thụ
	P2O5 + 3H2O = 2H3PO4
	3.1.4. Bài tập xác định các chất thông qua định tính, sơ đồ biến hóa.
	1. Phương pháp làm bài.
 Dựa vào cơ sở lý thuyết là tính chất và mối liên hệ giữa các chất để xác định các chất trong sơ đồ biến hóa, hoặc từ tính chất đã cho, phải xác định các chất có tính chất đó. Dạng bài tập này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và suy luận của người làm để tìm ra câu trả lời.
	2. Một số bài tập vận dụng.
Bài 1: viết các phương trình hoàn thành dãy biến hóa.
	A B C D
A, B, C, D, là hợp chất của Natri, A, B, D có thể tác dụng với nhau. Khối lượng mol phân tử của B gấp 3 lần của A. C, D được dùng nhiều trong thực phẩm.
Lời giải
* Tìm A, B, C, D : 	NaOH; NaHSO4 ; NaCl ; NaHCO3
* Với liên hệ MB/MA = 3 và viết NaOH + NaHSO4; NaOH + NaHCO3
	 NaHCO3 + NaHSO4
* Ta có các PTPƯ như sau:
	NaOH + NaHSO4 NaHSO4 + H2O
	NaHSO4 + BaCl2 NaCl + BaSO4 + HCl
	NaCl + NH4HCO3 NaHCO3 NH4Cl
Bài 2: Hỗn hợp gồm 3 khí: X ; Y ; Z đốt V lít khí X được 2V lít khí Z và 1V lít khí Y ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp xuất. Khí Z là sản phẩm khi cho kim loại tác dụng với H2SO4 hoặc khi đun S với H2SO4 đặc. Khí Y là Oxit M2On trong đó khối lượng oxi gấp 2,67 lần khối lượng của M. Trong X không có oxi
Xác định công thức hóa học của X, Y, Z
Lời giải
Khi kim loại tác dụng với H2SO4 có thể cho các khí : H2; SO2; H2S. Nhưng khi
đun S với H2SO4 đặc tạo SO2
	S + 2H2SO4 đặc 2H2O + 3SO2 
	Vậy Z là SO2.
	Y có công thức phân tử M2On mà trong Y có
	Mo = 2,67 mM => 16.n = 2,67.2M ó M = 3n
	Nghiệm phù hợp là n = 4 và M = 12. Vậy Y là CO2
	Vì khi đốt X tạo ra CO2 và SO2 mà trong X không có oxi nên X là hợp chất giữa S với C. Gọi công thức phân tử của X là CaSb. Khi đốt X có phản ứng
	CaSb + (a+ b) O2 = aCO2 + bSO2
	a : b = VSO2 = 1 : 2 => X là CS2
	3.1.5. Dạng bài tập giải thích sự biến đổi tính chất, giải thích một số hiện tượng tự nhiên.
	1. Cơ sở lý thuyết:
 Cơ sở lý thuyết để giải thích sự biến đổi tính chất của các chất là các kiến thức 
đại cương, còn với các bài tập yêu cầu giải thích một số hiện tượng tự nhiên, cần phải nắm được bản chất hóa học của các hiện tượng đó, hiểu được sự biến đổi hóa học một số chất trong tự nhiên.
	2. Một số bài tập vận dụng:
Bài 1: Giải thích hiện tượng vôi sống để trong không khí sẽ hóa đá một phần trở lại.
Lời giải
	Vôi sống CaO là oxit tương ứng của ba zơ mạnh Ca(OH)2 
Trong không khí có CO2, hơi nước sẽ phản ứng với CaO trên bề mặt tiếp xúc.
	CaO + CO2 = CaCO3
	CaO + H2O = Ca(OH)2
	CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O
Bề mặt vôi sống nói trên sẽ có CaCO3, phản ứng sẽ xảy ra dần dần vào phía dưới bề mặt vôi sống.
Bài 2: Giải thích hiện tượng mưa a xít
Trong không khí có các oxít: CO2, SO2, NO2 khi gặp hơi nước, các khí này phản ứng tạo oxit.
	CO2 + H2O = H2CO3
	SO2 + H2O = H2SO3
	4NO2 + O2 = H2SO3
Các axit này ngưng tụ, tạo mây, gặp lạnh tạo mưa, gây ra mưa axit.
	3.2. Các dạng bài tập hóa học vô cơ định lượng 
Bài tập hóa học vô cơ định lượng được chia thành các dạng sau
 + Bài tập tìm nguyên tố, xác định công thức phân tử của chất vô cơ.
 + Bài tập xác định thành phần khối lượng, xác định thành phần phần trăm các chất vô cơ.
 + Bài tập về chất khí 
 + Bài tập về dung dịch.
Cơ sở lý thuyết để làm bài vô cơ định lượng là toàn bộ các kiến thức hóa học đại cương và vô cơ.
	3.2.1. Phương pháp chung giải các bài tập hóa học vô cơ định lượng 
 1. Viết đầy đủ và chính xác các phản ứng xảy ra. Để viết được đủ và đúng các phản ứng xảy ra, cần

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_loai_va_ren_ky_nang_giai_giai_bai_tap_hoa_hoc_vo_c.doc