SKKN Phân dạng và hướng dẫn bài tập nhận biết các chất vô cơ trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Hà Vân

SKKN Phân dạng và hướng dẫn bài tập nhận biết các chất vô cơ trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Hà Vân

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.

Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”

 Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng Dạy - học môn Hóa học được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn chưa được cải thiện rõ và đặc biệt là mấy năm gần đây kết quả thi học sinh giỏi các cấp chưa đạt kết quả cao hàng năm. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THCS (năm 2002) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Hóa tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Hóa đạt hiệu quả cao hơn.

Vậy làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng mũi nhọn, đặc biệt là học sinh giỏi các cấp, thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay .Vấn đề này đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi chương trình nghị sự khi bàn về giáo dục, nhất là năm học 2016 – 2017 này.

 Với vốn tích lũy kiến thức ôn đội tuyển hoc sinh giỏi Hóa học THCS trong thời gian gần đây tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân dạng và hướng dẫn bài tập nhận biết các chất vô cơ trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Hà Vân”

 

doc 20 trang thuychi01 6001
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phân dạng và hướng dẫn bài tập nhận biết các chất vô cơ trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Hà Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤc lỤc
 NỘI DUNG
TRANG
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 II.NỘI DUNG.
II.1.CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA PHÂN DẠNG VÀ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÔ CƠ.
MỘT SỐ THUỐC THỬ DÀNH CHO HỢP CHẤT VÔ CƠ 
II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI VÀ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÔ CƠ TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS.
1.Thực trạng:
 1.1. Thuận lợi: 
 1.2. Khó khăn:
 1.2.1. Về phía giáo viên 
 1.2.2. Về phía học sinh
2. Kết quả của thực trạng trên
II.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
1.1. Đối với giáo viên
 1.2. Đối với học sinh
2. Tổ chức thực hiện
II.4. KẾT QUẢ.
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1-2
2
3-9
 10
 11
 11
 12-19
 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Cơ sở lý thuyết Hóa học. (Đào Hữu Vinh) Nxb Giáo dục.
2. Bài tập lí thuyết và thực nghiệm. (TS. Cao Cự Giác) Nxb Giáo dục.
3. Bài tập nâng cao Hóa vô cơ. (Ngô Ngọc An) Nxb ĐHSP.
4. Internet
5.Đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm 
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước,  Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”
	Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng Dạy - học môn Hóa học được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn chưa được cải thiện rõ và đặc biệt là mấy năm gần đây kết quả thi học sinh giỏi các cấp chưa đạt kết quả cao hàng năm. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THCS (năm 2002) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Hóa tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Hóa đạt hiệu quả cao hơn.
Vậy làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và chất lượng mũi nhọn, đặc biệt là học sinh giỏi các cấp, thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay .Vấn đề này đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi chương trình nghị sự khi bàn về giáo dục, nhất là năm học 2016 – 2017 này.
 Với vốn tích lũy kiến thức ôn đội tuyển hoc sinh giỏi Hóa học THCS trong thời gian gần đây tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân dạng và hướng dẫn bài tập nhận biết các chất vô cơ trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Hà Vân”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh nắm vững về tính chất đặc biệt là tính chất hóa học của các chất cần nhận biết.
- Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành,giúp học sinh khỏi lúng túng các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống về nhận biết các chất, giải thích được các hiện tượng có liên quan đến hóa học.Phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập.
- Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Đề tài được nghiên cứu và áp dụng giúp học sinh giỏi xác định được dạng bài tập và cách làm một bài tập nhận biết vô cơ một cách thành thạo và nhuần nhuyễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài đã và đang được áp dụng cho bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Hà Vân và trao đổi kinh nghiệm cùng với các đồng nghiệp cùng chuyên môn tại các trường trên địa bàn huyện Hà Trung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Quan sát, theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh trên lớp và ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi từ đó đúc kết kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.
Nghiên cứu các tài liệu và sách tham khảo nâng cao có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tham khảo đồng nghiệp và tìm hiểu qua internet.

II. NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA PHÂN DẠNG VÀ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÔ CƠ
Về nhận biết các chất là phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết, nghĩa là phản ứng dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan con người có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng thị giác để nhận biết hiện tượng hoà tan; kết tủa; mất màu; tạo màu hay đổi màu. Dùng thính giác để nhận biết các mùi vị đặc trưng, ví như NH3 có mùi khai; SO2: sốc; H2S mùi trứng thối... Tuyệt đối không dùng phản ứng không đặc trưng. Vậy đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và biết phản ứng nào là đặc trưng từ đó vận dụng làm bài tập. Nhưng để nhớ được tính chất hoá học đặc trưng của vô số chất thì quả là khó. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.
Vậy phân dạng và hướng dẫn làm bài tập nhận biết các chất vô cơ dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi THCS Theo tôi là phân biệt các loại, các dạng của bài tập nhận biết vô cơ cụ thể là nhận biết các oxit kim loại, nhận biết hóa chất và các ion ở dạng dung dịch trong nước (riêng biệt), nhận biết sự có mặt của từng ion ( hay từng chất) có chứa trong cùng một dung dịch, nhận biết chất khí .
Kiến thức chung cho các hợp chất cần truyền đạt (tính vật lý, tinh hóa học)
MỘT SỐ THUỐC THỬ DÀNH CHO HỢP CHẤT VÔ CƠ [ Cơ sở lý thuyết hóa học (Đào Hữu Vinh) Nxb Giáo dục
]
BẢNG 1. TRẠNG THÁI, MÀU SẮC CỦA MỘT SỐ ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT
Zn
Trắng hơi xanh
H2S
Khí không màu mùi trứng thối
Hg
Lỏng, bạc trắng
SO2
Khí không màu, mùi hắc
HgO
Vàng hoặc đỏ
SO3
Lỏng, không màu, sôi ở 45oC
Mn
Trắng bạc
Br2
Lỏng nâu đỏ hay vàng nâu
MnO
Xám lục nhạt
I2
Tím, rắn, có hiện tượng thăng hoa
CdS
Kết tủa vàng
P
Rắn, trắng, đỏ, đen
HgS
Kết tủa đỏ
Fe
Trắng, xám
AgF
Tan
FeO
Rắn đen
AgI
Kết tủa vàng đậm
Fe3O4
Rắn đen
CuS, FeS, PbS
Kết tủa đen
Fe2O3
Nâu đỏ
C
Rắn đen ở nhiều dạng hình thù
Fe(OH)2
Rắn trắng xanh hay xanh rêu
S
Rắn vàng
Fe(OH)3
Rắn màu nâu đỏ
Cu
Rắn đỏ
Cr2O3
Rắn xanh thẫm
Cu2O
Rắn da cam hay đỏ
AgCl
Kết tủa trắng
CuO
Rắn màu đen
AgBr
Kết tủa vàng nhạt
Cu(OH)2
Xanh
Ag3PO4
Vàng
CuCl2, Cu(NO3)2. Cu2+ và muối ngậm nước của Cu
Xanh lá mạ
Ag2S
Màu đen
CuSO4
Khan trắng
HgI2
Đỏ
CuSO4.5H2O
xanh
CrO3
Rắn đỏ thẫm
FeCl3
Vàng nâu
K2MnO4
Màu lục thẫm
CrO
Rắn đen
BẢNG 2. NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
Khí
Thuốc thử và hiện tượng
Giải thích
1.SO2
- Nước brom: làm mất màu nước brôm
SO2 + Br2 + 2H2O " 2HBr + H2SO4
- Dung dịch KMnO4: Làm mất màu tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O " 2H2SO4 + 2MnSO4 +K2SO4
- Dung dịch H2S: Tạo bột màu vàng
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
- Dung dịch I2: Nhạt màu vàng của dung dịch I2
SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O 
2.Cl2
- Màu vàng lục, mùi sốc
- Làm quì tím ẩm mất màu
Cl2 + H2O → HCl + HClO (có tính tẩy màu)
- Dung dịch KI: Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 sau khi sinh ra thì làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
- Làm mất màu dung dịch brom
2Cl2 + Br2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
3.N2
Que diêm đang cháy dở: que diêm tắt
Nitơ không duy trì sự cháy
4.NH3
- Dung dịch phenolphtalein: Dung dịch phenolphtalein từ không màu thành màu tím hồng
- Quỳ tím: Làm xanh giấy quỳ tím
- Giấy tẩm dung dịch HCl: Có khói trắng xuất hiện
- Dung dịch muối Fe2+: Tạo dung dịch có màu trắng xanh do NH3 bị dung dịch muối Fe2+ hấp thụ
- Dung dịch amoniac làm CuO (đen) chuyển thành Cu (đỏ)
- Dung dịch amoniac có thể hòa tan Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl ... (tạo phức với hirđoxit hoặc muối của Cu, Zn, Ag)
NH3 + HCl → NH4Cl (tinh thể muối)
2NH3 + Fe2+ + 2H2O → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NH4+
2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
4NH3 + Cu(OH)2 →[Cu(NH3)4](OH)2 4NH3 + ZnSO4 → [Zn(NH3)4]SO4
2NH3 + AgCl → [Ag(NH3)2]Cl
5.NO
- Không màu
- Khí NO: Hóa nâu khi gặp O2
2NO + O2 → 2NO2 ↑ (màu nâu)
6.NO2
- Hòa tan kim loại hoặc làm quì tím hóa đỏ trong nước khi sục NO2 và O2 vào
- Làm quì tím ẩm hóa đỏ
2NO2 + H2O + O2 → 2HNO3
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)3 + 2NO + 4H2O
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
7.CO2
- Dung dịch Ca(OH)2 dư: Làm cho nước vôi trong bị vẩn đục
- Đưa que diêm đỏ vào thì que diêm tắt
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
8.CO
- Làm CuO (đen) thành Cu (đỏ)
- Làm vẩn đục dung dịch PbCl2
CuO + CO Cu + CO2
CO + PbCl2 + H2O → Pb↓ + 2HCl + CO2
9.H2S
- Mùi trứng ung
- Làm quì tím ẩm hóa đỏ
- Giấy tẩm Pb(NO3)2: Làm đen giấy tẩm 
- Kết tủa đen với dd Cu(NO)3
- Tạo kết tủa vàng với HNO3 (loãng)
- Tạo bột màu vàng với dung dịch SO2
- Làm mất màu dung dịch Br2 hoặc KMnO4
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + HNO3
 Cu(NO)3 + H2S → CuS + 2HNO3 
3H2S + 2HNO3 (loãng) → 3S↓ + 2NO + 4H2O
SO2 + H2S → 3S↓ + 2H2O
H2S + 4Br2 + 4H2O →8HBr + H2SO4
10.H2
- Cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt kèm theo tiếng nổ nhỏ.
- Chuyển CuO (đen) thành Cu (đỏ)
2H2 + O2 → 2H2O
 CuO + H2 Cu + H2O
11.SO3
- Dung dịch KI: Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột
- Tạo kết tủa với dung dịch BaCl2
- Làm quì tím ẩm hóa đỏ
SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl 
SO3 + H2O → H2SO4
12.Br2
- Chất lỏng màu nâu đỏ
- Bị nhạt màu bởi Cl2, SO2, H2S
5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3
SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr
H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4
13.O2
Làm Cu đỏ hoá đen
Làm que đóm bùng cháy
2Cu + O2 2CuO
14. H2O
(hơi nước)
- Hơi nước làm cho CuSO4 (khan, màu trắng) chuyển sang màu xanh
CuSO4 + nH2O → CuSO4.nH2O (màu xanh)
16.HCl
(khí)
- Làm quì tím ẩm hóa đỏ 
- Tạo kết tủa với AgNO3, Pb(NO3)2
- Tạo khói trắng với NH3
NH3 + HCl đặc → NH4Cl (khói trắng tinh thể)
 BẢNG 3. MỘT SỐ KIM LOẠI
Na, K, Ba
Kim loại kiềm
+ H2O
+ Đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa
→ tan + dd trong + H2
K: Ngọn lửa màu tím
Ba: Ngọn lửa màu lục
Na : Ngọn lửa màu vàng
Ca
+ H2O
+ Đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa
→ tan + dd đục + H2
Cháy với ngọ lửa màu đỏ
- Al, Zn, Cr (lưỡng tính)
Phân biết Al và Zn, Cr
+ dd kiềm (thổ) NaOH, Ba(OH)2
+ HNO3 (đặc nguội), CuO để phân biệt Al với Zn và Cr
→ tan + H2
2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2
Zn + 2NaOH → Na2ZnO + H2
→ Al không tan, Zn tan → NO2↑ có màu nâu 
Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 +2H2O
→ Al làm CuO (đen) thành Cu (đỏ) đây là phản ứng nhiệt nhôm
kim loại từ Mg Pb
+ dd HCl
→ tan + H2 + riêng Pb có ↓ PbCl2 trắng
Cu
+ HNO3 đậm đặc
+ AgNO3
→ tan + dd xanh + NO2 ↑ màu nâu
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 +2NO2 + H2O
→ tan + dd xanh + ↓ trắng bạc bám lên Cu (đỏ)
Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
Ag
+ HNO3, sau đó cho NaCl vào dung dịch
→ tan + NO2 ↑ nâu + ↓ trắng
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
BẢNG 4. OXIT Ở THỂ RẮN
Na2O, K2O, BaO
+ H2O
Tan, dung dịch làm xanh giấy quì
Na2O + H2O → 2NaOH
K2O + H2O → 2KOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
CaO
+ H2O
+ dd Na2CO3
→ tan, dung dịch đục, làm xanh quì tím
→ CaCO3↓
CaO + H2O → Ca(OH)2
CaO + H2O + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
P2O5
+ H2O
→ tan, dd làm đỏ quì tím
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SiO2 
dd HF 
→ tan tạo SiF4
SiO2 + 4HF → SiF4 + H2O
Al2O3
Tan trong cả axit và kiềm
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
Al2O3 + NaOH → 2NaAlO2 + H2O
CuO
+ dd axit HCl, HNO3, H2SO4 loãng
Tạo dd màu xanh
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Ag2O
+ dd HCl đun nóng 
→ AgCl ↓ trắng
Ag2O + 2HCl → AgCl2 + H2O
MnO2
+ dd HCl đun nóng
→ Cl2 ↑ màu vàng lục
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
BẢNG 5. CÁC DUNG DỊCH MUỐI ( NHẬN BIẾT GỐC AXIT)
Cl- 
+ AgNO3
→ AgCl ↓ trắng
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
- Gốc Br-
+ Cl2
+ AgNO3
→ Br2 lỏng màu đỏ nâu
Cl2 + 2Br- → 2Cl- + Br2
→ AgBr↓ vàng nhạt
Ag+ + Br- → AgBr↓
I-
+ Br2, Cl2 + hồ tinh bột
+ AgNO3
→ dd có màu xanh 
Cl2 + 2I- → 2Cl- + I2
→AgI ↓ vàng đậm
S2-
+ Cd(NO3)2, Pb(NO3)2
→ CdS↓ vàng, PbS↓ đen
S2- + Pb2+ → PbS 
SO42-
+ dd BaCl2, Ba( NO3)2 
Kết tủa màu trắng
Ba2+ + SO42- → BaSO4
SO32-
+ dd axit mạnh H2SO4, HCl, HNO3
→ SO2 mùi hắc, làm mất màu dung dịch Brom
SO32- + 2H+ → SO2 + H2O
SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
- Gốc CO32-
+ dd Ba2+ 
+ dd axit mạnh
+ Ba2+, Ca2+
→ CO2 ↑ làm đục nước vôi trong
→ BaCO3↓, CaCO3↓ trắng
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Gốc PO43-
+ dd AgNO3
→ Ag3PO4↓ vàng
PO43- + 3Ag+ → Ag3PO4
- Gốc NO3-
+ H2SO4 đặc + Cu
Khí màu nâu bay ra: NO2
 dung dịch có màu xanh lam
Cu + 2NO3- + 4H+ → Cu2+ + 2NO2 + 2H2O
- Gốc NO2-
+ H2SO4 (loãng), t0
→ tạo khí NO, hóa nâu ngoài không khí (NO2)
- Gốc SiO32-
+ dd axit mạnh
→ H2SiO3↓ trắng keo
- Gốc HCO3-HSO3-
+ dd axit
→ CO2, SO2 (mùi hắc), làm đục nước vôi.
- Gốc AlO2-
+ dd Ba(OH)2, Ca(OH)2
+ dd axit dư
→ BaCO3↓, CaCO3↓ trắng 
→ Al(OH)3↓ sau đó tan dần
BẢNG 6. NHẬN BIẾT KIM LOẠI TRONG MUỐI
Na+ K+ Rb+ Cs+ Ba2+ Ca2+
+ Đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa
→ Na+ cháy với ngọn lửa màu vàng
→ K+ cháy với ngọn lửa màu tím 
→ Rb+ cháy với ngọn lửa màu đỏ huyết
→ Cs+ cháy với ngọn lửa màu xanh da trời
→ Ba2+ cháy với ngọn lửa màu lục (hơi vàng)
→ Ca2+ cháy với ngọn lủa màu đỏ da cam
- Mg2+
+ dd OH-
→ Mg(OH)2↓ trắng keo
Mg2+ + OH- → Mg(OH)2 
- Fe2+
dd OH- 
+ dd thuốc tím trong H+
→ Fe(OH)2↓ trắng xanh
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
→ dd mất màu tím và hơi ngã sang màu vàng nhạt: 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O
- Fe3+
+ dd OH- 
+ dd chứa ion SCN- (thioxianat)
→ Fe(OH)3↓ nâu đỏ
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
→ tạo dd màu đỏ máu 
Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3
- Al3+
+ dd OH- đến dư
→ Al(OH)3↓ trắng keo sau đó tan
Al3+ + 3OH- →Al(OH)3
Al(OH)3 + 3OH- → AlO2- +H2O
- Ca2+
+ dd Na2CO3 
Tạo kết tủa trắng
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3
- Pb2+ 
 +dd Na2S hoặc dd H2S
PbS↓ đen, PbCl2 ↓ trắng
Pb2+ + S2- → PbS
- Cu2+ Cu+ 
+ dd S2- hoặc dd Cl-
+ dd OH-
→ Cu(OH)2 ↓ xanh
→ CuOH ↓ vàng
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
- Cr3+
+ dd OH-
+ dd Br2 (Cl2, H2O2) và OH-
→ tạo kết tủa sau đó tan dần
→ dd chuyển sang màu vàng cam
2Cr3+ + 16OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br - + 8H2O
Zn2+
+ dd OH- đến dư
Kết tủa màu trắng sau đó tan trong dd OH- dư
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2
Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- +H2O
Ag+ 
Dùng AgCl 
Kết tủa màu trắng
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI VÀ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÔ CƠ TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS.
1. Thực trạng
1.1. Thuận lợi
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lớp bồi dưỡng đầy đủ.
- BGH, Chuyên môn nhà trường chỉ đạo sát sao và quan tâm việc ôn luyện.
- Bản thân giáo viên đứng lớp bồi dưỡng nắm vững kiến thức, nội dung chương trình, tâm huyết với nghề với học sinh và không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở các năm trước.
1.2. Khó khăn
1.2.1. Về phía giáo viên
Để có một giờ Hóa học đạt hiệu quả phải có sự chuẩn bị chu đáo của cả giáo viên và học sinh khi vận dụng giáo viên còn bị mắc phải một số lúng túng sau:
- Tài liệu còn hạn chế và chưa phù hợp
 	- Hướng dẫn phân dạng bài tập chưa tổng quát
1.2.2.Về phía học sinh
 	Trường THCS Hà Vân sĩ số học sinh của mỗi khối ít nên khó lựa chọ học sinh tham gia đội tuyển. Hà Vân là một xã xa trung tâm huyện Hà Trung, giao thông đi lại còn khó khăn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Vì vậy việc đầu tư cho việc học tập còn rất nhiều hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp, số học sinh có thói quen và kỹ năng tực học chưa nhiều nên khả năng tổng hợp và phân tích kiến thức trọng tâm trong chương trình hóa học và vốn kiến thức chuyên sâu còn yếu mà yêu cầu của đề bài lại cao. Dạng bài này để học sinh làm tốt được thì các em phải làm chủ lượng kiến thức khổng lồ nên đối với các em thì quả một quá trình học tập lâu dài (lượng kiến thức tương đương với THPT).Ngoài ra đa số các em chưa có góc học tập riêng. Một bộ phận phụ huynh đi làm ăn ở xa nên việc đôn đốc và nắm bắt về tình hình của học sinh còn bị ảnh hưởng tới ý thức học tập của các em chưa tốt, mặt khác môn Hóa học mới được làm quen và trìu tượng, nên học sinh chưa hăng say học tập, bên cạnh đó việc tiếp cận học tập qua mạng internet còn hạn chế dẫn tới kết quả học tập chưa cao.Bên cạnh đó tôi
là một giáo viên vốn kinh nghiệm và tuổi nghề còn ít, bản thân mới được chuyển trường về THCS Hà Vân chưa lâu, thời gian ôn đội tuyển chưa nhiều do vậy phần nào ảnh hưởng tới chất lượng cho môn dạy.
2. Kết quả của thực trạng trên
Những năm học 2009-2013 tôi có cho học sinh làm bài tập định tính dạng sau:
Nhận biết 4 axit HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4 mà chỉ được dùng 1 hoá chất tự chọn (trích Bài tập thực nghiệm của Cao Cự Giác). Học sinh trong đội tuyển không có em nào làm được. Khi đọc đề các em lúng túng không xác định được thuốc thử, khi đi thi HSG cấp huyện đa số các em không làm được bài tập dạng này do vậy phần nào ảnh hưởng đến kết quả thi.
Học sinh giỏi môn Hóa học:
Năm học
Cấp huyện
Số HS thi
Số HS đạt giải
2011-2012
2
0
2012-2013
3
2 (1 học sinh lớp 8, 1 học sinh lớp 9)
Phần lớn giáo viên chỉ xây dựng và thiết kế bài giảng một cách chung chung cho mức học sinh trung bình chứ chưa thực sự xây dựng và sử dụng một cách phân loại bài giảng cho nhiều đối tượng học sinh, dẫn đến còn nhiều sự bất cập trong quá trình nhận thức của học sinh. Để giải quyết vấn đề trên tôi thấy rằng việc:
Phân dạng và hướng dẫn bài tập nhận biết các chất vô cơ trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi THCS là rất cần thiết.
II.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
1.1. Đối với giáo viên
- Tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo, các thông tin trên mạng.
- Lựa chọn các nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
- Đưa ra được các phương pháp giải bài tập nhận biết truyền đạt tới học sinh để khi học sinh gặp bất kỳ bài tập phân biệt nào cũng biết nhận dạng và nhớ phản ứng đặc trưng của các chất để làm.
1.2. Đối với học sinh
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập.
- Nắm vững kiến thức cũ và vận dụng thành thạo kỹ năng làm bài tập và hệ thống câu hỏi.
2. Tổ chức thực hiện
Phương pháp trình bày một lời giải về bài nhận biết:
Bước 1: Lấy mẫu thử.
Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc yêu cầu đề bài yêu cầu: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay không dùng thuốc thử bên ngoài,...).
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng) rút ra kết luận đã nhận được hoá chất nào.
Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
CÁC DẠNG BÀI NHẬN BIẾT
* DẠNG 1: Nhận biết bằng thuốc thử tự chọn
 Phương pháp làm bài tập dạng này là ta có thể dùng bất cứ chất nào là phản ứng đặc trưng của chất để làm thuốc thử. Không giới hạn thuốc thử
1.  Nhận biết chất rắn.
Khi nhận biết các chất rắn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất ở thể rắn, hãy thử nhận biết theo thứ tự:
Bước 1: Thử tính tan trong nước.
Bước 2: Thử bằng dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3)
Bước 3: Thử bằng dung dịch kiềm.
Bài tập minh họa:
VD[ :Internet
]: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn riêng biệt sau:
a, BaO, MgO, CuO.
b) CuO, Al, MgO, Ag,
c) CaO, Na2O, MgO và P2O5
Hướng dẫn a: Cách trình bày của một bài nhận biết như sau:
+ Bước 1: Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
+ Bước 2: Cho nước cất lần lượt vào các mẫu thử.
Quan sát mẫu nào tan là BaO, hai mẫu không tan là MgO và CuO.
 BaO + H2O → Ba(OH)2 .
- Hai oxit không tan cho tác dụng với dung dịch HCl, nhận ra MgO tạo ra dung dịch không màu, CuO tan tạo  dung dịch màu xanh.
PT:      MgO + 2HCl →  MgCl2 + H2O
 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Hướng dẫn cho học sinh: (Sơ đồ tư duy)
	BaO, MgO, CuO.
	+ H2O
 tan	 Không tan
 BaO MgO và CuO
	 	 + HCl
	 Dd không màu dd màu xanh lam
 MgO CuO
	PTHH: 
CaO + H2O → 2Ca(OH)2
MgO + 2HCl →  MgCl2 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
Câu b, c học sinh tự làm
2. Nhận biết dung dịch
- Nếu phải nhận biết các dung dich mà trong đó có axit hoặc bazơ và muối thì nên dùng quì tím (hoặc dung dịch phenolphtalein) để nhận biết axit hoặc bazơ trước rồi mới nhận biết đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_dang_va_huong_dan_bai_tap_nhan_biet_cac_chat_vo_co.doc