SKKN Những giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng trong dạy và học phân môn vẽ tranh Đề tài ở trường THCS

SKKN Những giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng trong dạy và học phân môn vẽ tranh Đề tài ở trường THCS

Môn mĩ thuật là môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó giáo viên dạy mĩ thuật cần phải biết tổ chức các hoạt động dạy học thật sự hấp dẫn bổ ích để hình thành các em lòng yêu thích cái đẹp và góp phần thẩm mĩ cho học sinh.

Mĩ thuật là môn rèn luyện trí thẩm mĩ và rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, làm cho các em hồn nhiên, vui tươi, nhận thấy được cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh qua nhiều chủ đề. Học sinh rất say mê trong giờ học mĩ thuật. Bên cạnh có một số phụ huynh học sinh xem nhẹ môn mĩ thuật (không phải là môn chính) nên ảnh hưởng đến môn mĩ thuật thấp đi và chất lượng giáo dục thẩm mĩ cũng thấp đi. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, giáo viên bộ môn phải say mê, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và nâng dần chất lượng và đồng bộ số quan niệm xem nhẹ môn mĩ thuật. Chính vì thế tôi nghiên cứu và tích luỹ những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả cao.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THCS là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết.

Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai.

 

docx 21 trang thuychi01 9963
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng trong dạy và học phân môn vẽ tranh Đề tài ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môn mĩ thuật là môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó giáo viên dạy mĩ thuật cần phải biết tổ chức các hoạt động dạy học thật sự hấp dẫn bổ ích để hình thành các em lòng yêu thích cái đẹp và góp phần thẩm mĩ cho học sinh.
Mĩ thuật là môn rèn luyện trí thẩm mĩ và rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, làm cho các em hồn nhiên, vui tươi, nhận thấy được cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh qua nhiều chủ đề. Học sinh rất say mê trong giờ học mĩ thuật. Bên cạnh có một số phụ huynh học sinh xem nhẹ môn mĩ thuật (không phải là môn chính) nên ảnh hưởng đến môn mĩ thuật thấp đi và chất lượng giáo dục thẩm mĩ cũng thấp đi. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, giáo viên bộ môn phải say mê, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và nâng dần chất lượng và đồng bộ số quan niệm xem nhẹ môn mĩ thuật. Chính vì thế tôi nghiên cứu và tích luỹ những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả cao.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THCS là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết. 
Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai.
 Đối với bậc THCS hiện trí tưởng tượng rất phong phú nhưng đôi khi các em còn lười suy nghĩ, tưởng tượng, còn sao chép bài trong sách giáo khoa hay một số tư liệu tham khảo, các em chưa biết định hướng, vạch ra các ý tưởng và các trí tưởng tượng hay, phong phú. Do đó, giáo viên phải lựa chọn những phương pháp dạy phù hợp kích thích các em phát huy khả năng, trí tưởng tượng, niềm hứng thú và quan trọng là để tạo ra những bức tranh hoàn hảo trong mọi lĩnh vực .
Đối với Mĩ thuật, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập, để từ đó các em có thể vận dụng một cách linh hoạt vào các môn học khác một cách có hiệu quả. Vì thế, để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường THCS. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài : “Những giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng trong dạy và học phân môn vẽ tranh đề tài ở trường THCS.” 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Qua thời gian công tác và giảng dạy trực tiếp tại Trường THCS trên địa bàn Cẩm Thủy với nhiệt huyết muốn cống hiến hết mình của một giáo viên trẻ. Tôi luôn mong muốn lên lớp, đứng trước các em học sinh, truyền đạt tất cả những kiến thức mà mình có cho các em. Trong mỗi tiết dạy, tôi 1uôn cố gắng làm sao có thể truyền đạt kiến thức của mình tới các em một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất và dễ hiểu nhất.
Vì là một giáo viên trẻ, tôi có nhiều điều kiện để tự học hỏi, tìm tòi và tiếp thu các phương pháp hay và mới lạ từ bạn bè đồng nghiệp, cộng với sự gắn bó với các em học sinh. Tuy nhiều em còn thiếu thốn về nhiều mặt nhưng các em rất say mê học tập nhất là đối với bộ môn Mĩ thuật.
Do vậy, tôi luôn suy nghĩ và nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích sáng tạo hay nhất góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của Trường THCS nơi tôi công tác nói riêng và ở trường THCS nói chung, đó chính là mục đích mà tôi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
 “ Những giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng trong dạy và học phân môn vẽ tranh đề tài ở trường THCS.” 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 	 - Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương pháp mà mình đề ra.
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở lý luận.
	- Phương pháp khảo sát thực tế dạy học mỹ thuật ở trường THCS.
	- Phương pháp phân tích, lý giải, đối chiếu, chứng minh.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS là một trong những môn học đặc trưng, không nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên làm về công tác Mĩ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ, yêu quý cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ các em ở các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện, lâu dài về Đức - trí - thể - mĩ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật THCS nhằm đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về cái đẹp của nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác.
 Đối với môn Mĩ thuật có 4 phân môn: vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu và thường thức mĩ thuật. Trong đó, tôi thấy rằng vẽ tranh đề tài là một phân môn hay nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản về sắp xếp bố cục các hình ảnh, màu sắc, đường nét và độ đậm nhạt. Từ những kiến thức, kỹ năng cơ bản đó người học mĩ thuật nói chung, học sinh THCS nói riêng có khả năng tư duy, sáng tạo, biết sắp xếp bố cục, hình ảnh, đường nét,màu sắc, độ đậm nhạt và nhất là biết vận dụng các bố cục tranh vào cuộc sống. Các em phải có trí nhớ, kỹ năng quan sát, lựa chọn, hình tượng điển hình cũng như cách sắp xếp bố cục, hình vẽ màu sắc, thể hiện không gian. Chính vì vậy, để dạy phân môn vẽ tranh đề tài cho các em đòi hỏi phải có phương pháp mới gây hứng thú trong khi học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 a.Thuận lợi 
- Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài:
 Thực trạng nghiên cứu tại trường THCS trong huyện Cẩm Thủy khi thực hành các bài vẽ tranh đề tài tôi nhận thấy:
* Về phía học sinh:
 - Các em thường sao chép bài vẽ của nhau dẫn đến các bài vẽ chưa phong phú và đa dạng về nội dung, hình ảnh, màu sắc và cách thể hiện.
 - Hình vẽ còn cứng,chưa tự nhiên.
 - Nội dung các bài vẽ chưa phong phú, chưa thể hiện được tình cảm, cá tính và sở trường riêng của từng em.
 -  Một số em không thích vẽ, không có sự sáng tạo, hoặc vẽ đối phó khi bị thầy, cô nhắc nhở.
* Về phía giáo viên:
 Đổi mới phương pháp luôn được đặt ra cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc dạy và học hiện nay. Cho nên đối với bất cứ môn học nào việc đổi mới phương pháp dạy học của các bài học luôn là khâu then chốt quyết định cho chất lượng dạy và học.
	Qua việc tìm hiểu tình cảm trong tranh thiếu nhi và phương pháp dạy mỹ thuật phân môn vẽ tranh đề tài trên ta thấy rằng việc nắm bắt vấn đề, tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy, bài dạy hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy
+ Hiện nay, phân phối chương trình được soạn lại theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
+ Giáo viên được đào tạo chính quy để đáp ứng nhu cầu của nhà trường.
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
 Nhà trường đã chú ý quan tâm, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học, tạo điều kiện để giáo viên và học sinh giảng dạy - học tập có hiệu quả. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan, ...
 - Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như: bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 6 đến lớp 9 như sách tham khảo, một số tranh ảnh có liên quan đến từng chủ đề.
b. Khó khăn
- Thực trạng về mặt tiêu cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài:
 Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi học bài. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
 - Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : chưa đầu tư về phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, ... vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn tự học hỏi, tìm tòi, cố gắng nỗ lực hết mình để làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất cho các em khi học bộ môn Mĩ thuật. 
- Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan với đề tài:
 Một số em hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chưa chú ý quan tâm đến việc học tập của các em.
*Những giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học phân môn vẽ tranh đề tài ở trường THCS. 
* Điều tra cơ bản.
Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại Trường THCS trên địa bàn Cẩm Thủy, tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra đầu năm học 2017 - 2018, xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và kết quả như sau:
*Kết quả đầu năm học 2017 - 2018
(Có số liệu thống kê trước khi thực hiện đề tài)
Khối lớp
Tổng số 
học sinh
Thích học vẽ
Không thích học vẽ
SL
%
SL
%
6
 77
37
48,1 %
40
51,9 %
7
 60
 29
 48,3 %
31
51,7 %
8
 68
 32
 47,1 %
36
52,9 %
9
 65
 30
46,2 %
35
53,8 %
 Từ thực tế giảng dạy ở giai đoạn đầu, phần đông học sinh không thích vẽ rất thờ ơ, thậm chí chán nản mỗi khi đến giờ học, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh quả là khó khăn và hết sức cần thiết. Dựa vào tâm lý của học sinh là thích khen ngợi, động viên và hay tò mò nên trước thời gian thực hành, tôi giới thiệu cho các em một số tác phẩm vẽ tiêu biểu của những hoạ sĩ nhí để các em xem và tự học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh. Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua các tác phẩm, động viên các em ai cũng có thể vẽ đẹp. Vì thế sự căng thẳng và chán nản trong mỗi giờ học được giảm bớt đi, các em đã có hứng thú hơn với các tiết học. Sau đó trong những bài học vẽ tranh tôi khuyến khích các em vẽ nhiều và vẽ đẹp, cho học sinh tự nhận xét, tự đánh giá tác phẩm của bạn có đẹp hay không đẹp và vì sao? Như vậy tôi đã hướng dẫn cho các em biết tự nhận xét, đánh giá được bài vẽ của bạn và mình.
Môn học Mĩ thuật không chỉ đòi hỏi các em vẽ phải có tính sáng tạo, vẽ đẹp mà các bài tập thực hành còn đòi hỏi các em có sự cảm nhận giá trị nghệ thuật, nắm được mục tiêu giáo dục ở trong mỗi bài học. Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi đều phải lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp.
*Ví dụ: Bài 9 : Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em – Lớp 7, Để cho học sinh hứng thú với bài học mới, Giáo viên cho Học sinh hát một bài hát điều kỳ diệu quanh ta sau đó dẫn dắt vào bài học. Kết hợp giữa bài vẽ, xé dán tranh tuỳ vào nội dung mà có thể chia nhóm, chọn quy trình dạy học phù hợp như: Tạo hình từ tranh vẽ, HS cùng hoạt động tạo ra những tác phẩm hay, những sáng kiến bất ngờ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với cách này thì toàn bộ học sinh cần phải để ý, tham gia quân số rồi mới trả lời, mới vận dụng được vào làm bài tập thực hành của nhóm mình. Và ở bài này ta có thể cho Học sinh thuyết trình như đóng kịch để phát triển ngôn ngữ mạnh dạn trong giao tiếp, học sinh của các nhóm có thể đặt câu hỏi để cùng chia sẻ. Giáo viên khen ngợi các nhóm, học sinh có những sản phẩm đẹp sáng tạo kịp thời và động viên một học sinh làm xong nhưng chưa có sự sáng tạo bằng những lời lẽ nhẹ nhàng. Dưới đây là kết quả đạt được của học sinh khi tôi áp dụng các phương pháp mới này. 
 ( tranh đề tài gia đình)
 ( Tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam 20/11)
 ( Tranh đề tài trò chơi dân gian)
2.3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 a. Sự cần thiết phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học.
 Phương pháp dạy học là hình thức sử dụng trong quá trình dạy học, có vai trò là công cụ để giáo viên và học sinh tác động vào đối tượng, có chức năng khơi dậy dẫn dắt, tăng cường hoạt động của các giác quan nhằm đạt được mục đích dạy học cụ thể.
Phương pháp cũng là phương tiện nhận thức được bộc lộ một cách trực quan. Phương pháp này giúp học sinh hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn và vận dụng kiến thức linh hoạt hơn. . Đổi mới phương pháp dạy học không thể không tính tới những quan hệ này.
 b. Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ tranh đề tài .
 *Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp quan sát:
 Nói đến phương pháp trực quan tức là đề cập đến cách dạy sao cho học sinh thấy ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể và hiểu nhanh, nhớ lâu. Đồng thời có hứng thú học tập, dạy học bằng trực quan sẽ làm cho những khái niệm trừu tượng trong bố cục, nét vẽ, màu sắc của đối tượng được thể hiện một cách rõ ràng. Trong phân môn vẽ tranh đề tài từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 gồm 19 bài mỗi bài có những yêu cầu khác nhau.
	Vẽ tranh đề tài là vẽ tranh về đề tài cho trước như: Đề tài sinh hoạt, đề tài lễ hội, đề tài phong cảnh, đề tài về mẹ,không phụ thuộc vào người vẽ, không được chọn mà phải vẽ theo đề tài đã cho. Mỗi một đề tài có nhiều nội dung để thể hiện (có thể vẽ nhiều tranh về một đề tài). Điều đó phụ thuộc vào cách suy nghĩ, tìm tòi, khai thác nội dung của mỗi học sinh ngoài ra còn vẽ tranh chân dung, vẽ tranh tự do, vẽ theo ý thích do người vẽ tự chọn...
	Vẽ tranh không đơn giản là vẽ được hình ảnh, màu sắc của tranh "Nói" được lên điều gì? để người xem cảm nhận được và tỏ thái độ yêu, ghét, vui, buồn....,và suy nghĩ hành động theo cảm nhận của mình.
Qua vẽ tranh, phát triển khả năng quan sát, tìm hiểu thực tiễn cuộc sống xung quanh và giáo dục cho học sinh yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
	Giáo viên khi dạy - học vẽ tranh thường khai thác đề tài chưa sâu, chưa rộng, mà chỉ nói chung chung vì thế chưa tìm ra được nội dung chủ yếu, đó là chủ đề chúng ta thường thấy.
	Giáo viên chỉ mới khai thác các yếu tố "Kỹ thuật vẽ tranh" như bố cục, hình ảnh chính phụ, màu sắc, mà chưa quan tâm nhiều đến các dạng bố cục, cái tĩnh, cái động của hình ảnh và đặc trưng của màu sắc "cái hồn" của bố cục, hình ảnh và màu sắc. Đồng thời chưa làm cho học sinh hiểu vì sao vẽ như vậy? Tính thẩm mỹ của bố cục, hình ảnh và màu sắc chưa được làm rõ (đẹp ở chỗ nào) chưa chỉ cho học sinh biết được cái hay cái phong phú khi sắp xếp bố cục mà chỉ đưa ra một dạng bố cục có nhóm chính to, nhỏ thường ở giữa tranh, nhóm phụ nhỏ đặt xung quanh...mà không hướng cho các em tạo bố cục khác nhau, nhìn vào bài vẽ của một lớp thường thấy các em sắp xếp bố cục na ná giống nhau, chỉ khác về hình ảnh làm như vậy mất đi sự sáng tạo của học sinh, không khai thác được sự táo bạo, mới mẻ.
	Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy các cách sắp xếp bố cục một bức tranh là vô cùng phong phú, ví dụ: Bố cục Hình chữ U, T, tròn, vuông, chữ nhật, tam giác... Bố cục đứng, ngang cũng không quan trọng là phải có nhiều nhân vật trong một bức tranh có khi chỉ cần một hoặc hai nhưng biết cách sắp xếp vẫn đạt hiệu quả.
	Học sinh thích vẽ tranh, có nhiều bức tranh có nội dung hay, dí dỏm, sâu sắc ở cách khai thác nội dung, bố cục, tìm hình ảnh và vẽ màu.
	Trên thực tế chúng ta thấy nhìn chung tranh vẽ của học sinh còn hạn chế nhiều về cách tìm ý, bố cục thiếu trọng tâm, dàn trải, hình tượng thiếu "động" và màu sắc chung chung chưa làm rõ ý định chưa có sự sáng tạo, đi theo một công thức, chưa quan tâm đến ý thức về bố cục kỹ như đậm nhạt, sắc thái của màu sắc.
	Để một giờ dạy Mỹ thuật đạt hiệu quả cao thì giáo viên và học sinh phải chuẩn bị thật chu đáo đồ dùng dạy-học cần và đủ, phong phú và đẹp (phù hợp với nội dung bài học.
	Các phiên bản tác phẩm hội hoạ của hoạ sỹ, thiếu nhi, bài đạt và chưa đạt của học sinh các năm, hình gợi ý minh hoạ cách vẽ, các phương án, bố cục vẽ hình, vẽ màu rõ đặc điểm cho từng nội dung hình minh hoạ bảng.
	Giáo viên thông báo trước cho học sinh về bài học để các em đọc trước và xem hình minh hoạ trong sách giáo khoa hoặc quan sát thực tế để tìm hiểu nội dung đề tài, để các em chuẩn bị trước đồ dùng học tập như sưu tầm phiên bản tranh, ảnh các bài vẽ cùng nội dung của các bạn và tập tìm hiểu nhận xét.
	Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu thế nào là vẽ tranh, yêu cầu một bài vẽ tranh cần tìm nội dung, bố cục, hình tượng và màu sắc trong tranh cân đối, hài hoà, thể loại, đề tài. Đó là những thuật ngữ cần giải thích rõ để các em hiểu đặc biệt đối với các em học sinh khối lớp 6.
	Trong dạy- học Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng thường sử dụng nhiều phương pháp. phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở, hỏi đáp, làm việc theo nhóm, thực hành. 
	Phương pháp sử dụng trực quan là phương pháp mà giáo viên dạy Mỹ thuật nói chung ở THCS là cần thiết để chuyển tải nội dung bài dạy từng khối lớp.
	Để sử dụng phương pháp trực quan tốt yêu cầu giáo viên phải biết phân loại trực quan, phân thời gian sử dụng đồ dùng trực quan sao cho phù hợp với nội dung, thích hợp với yêu cầu từng thời kì, từng giai đoạn của học tập và ý định của giáo viên.
	Trình bày đồ dùng dạy học cần khoa học, rõ ràng. kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc sao cho lời nói hấp dẫn và minh hoạ đẹp hoà quện làm một, tạo điều kiện cho học sinh nhận thức nhớ lâu, không nên quá lạm dụng, không sử dụng nhiều minh hoạ không cần thiết, không rõ ý định hoặc giới thiệu đồ dùng trực quan không đúng thời điểm, không ăn nhập với nội dung lời giảng.
	Để phương pháp dạy-học của giáo viên phát huy được tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh "Dạy" kiến thức phải "Đến", "hiểu" phải làm được, phải để học sinh làm người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên, tạo được không khí học tập sôi nổi.
	Nhìn chung nhiều giáo viên ít minh họa bảng điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy, vì không lôi cuốn được học sinh , học sinh THCS chưa có ý thức đúng đắn về quan sát, nhận xét đối tượng do đó các em tìm hiểu chưa đầy đủ, đồ dùng dạy học đẹp và hấp dẫn có tác dụng đối với suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, tạo cho bài vẽ sinh động hơn, bên cạnh đó vẫn có một số học sinh coi đồ dùng dạy học là khuôn mẫu, thường dập khuôn, sao chép lại mẫu điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của các em.
	Ngoài việc sử dụng trực quan đã chuẩn bị thì giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ tranh trực tiếp ở sân trường, chợ, đường phố, kết hợp với thăm quan dã ngoại đó cũng là trực quan rất sinh động giúp các em tiếp nhận một cách trực tiếp và hiệu quả nhất.
	Phương pháp trực quan và phương pháp quan sát có một vai trò quan trọng đối với phân môn vẽ tranh đề tài, giáo viên sử dụng phương pháp này giúp học sinh quan sát,để sáng tạo cho bài vẽ tranh đề tài phong phú và đa dạng hơn, học sinh cảm nhận được tính thẫm mĩ áp dụng vào bài vẽ tranh đề tài.
* Kết hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nhung_giai_phap_sang_tao_nham_nang_cao_chat_luong_trong.docx