SKKN Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2

SKKN Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác PBGDPL, đặc biệt là Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

 

doc 19 trang thuychi01 6631
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
 MỤC LỤC
01
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
02
I. Lý do chọn đề tài
02
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
05
III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
05
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
06
I. Cơ sở lý luận
06
 II. Tình hình giáo dục pháp luật ở Trường trung học phổ thông Hoằng Hóa 2 hiện nay
06
III. Giải pháp thực hiện
08
IV. Kết quả
17
PHẦN III. KẾT LUẬN
17
I. Bài học kinh nghiệm
17
II. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng cường công tác PBGDPL, đặc biệt là Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư tưởng.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằn truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng.
Tuy nhiên, kết quả của công tác PBGDPL vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong xã hội chưa cao, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Ngày 20 tháng 06 năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (Luật số 14/2012/QH13). Trong đó, tại Điều 8 Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội". Đây là ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 - đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước ta. 
Ngày Pháp luật (ngày 09/11 hằng năm) được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân. 
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. 
Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo quy định tại Điều 11, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thi hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật rất đa dạng
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2017, là giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông Hoằng Hóa 2, tôi đã trực tiếp tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động ngoại khóa tìm hiểu một số quy định của pháp luật gắn với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông cho học sinh toàn trường.
Qua thực tiễn triển khai, áp dụng tại trường THPT Hoằng Hóa 2, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tôi đã kiểm nghiệm và rút ra được kinh nghiệm hay, hiệu quả cho mình. Xin được trình bày với đồng nghiệp. Đó là nội dung đề tài: “Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2 ”.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu.
- Một là: Ý nghĩa và tầm quan trọng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
- Hai là: Tuyên truyền, phổ biến, tìm hiểu một số quy định của pháp luật gắn với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông;
- Ba là: Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung và nội quy nhà trường nói riêng;
- Bốn là: Liên hệ với học sinh. 
2. Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu Luật Dân sự (BLDS) năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Tổ chức ngoại khóa bằng việc vận dụng các phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh phù hợp và hiệu quả nhất.
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Khách thể. 
Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 
Học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2, tỉnh Thanh Hóa, năm học 2017-2018.
3. Phương pháp thực hiện.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thảo luận, trao đổi tương tác; Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm...
4. Thời gian thực hiện.
2 tiết (90 phút), Thứ Hai, ngày 06/11/2017.
5. Địa điểm:
Sân Chào cờ chính, trường THPT Hoằng Hóa 2.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. 
Là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội''. 
Điều 31, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (Luật số: 14/2012/QH13) đã quy định về: Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân:
“1. Căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục pháp luật ở từng cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật.”
Đối với hình thức giáo dục pháp luật trong trường trung học phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện bằng 02 hình thức chủ yếu: 
- Giáo dục chính khóa thông qua môn học Giáo dục công dân;
- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện bản thân và thực tế nhà trường, tôi đã tiến hành: Ngoại khóa tìm hiểu pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2.
II. Tình hình giáo dục pháp luật ở Trường THPT Hoằng Hóa 2 hiện nay
1. Thuận lợi:
Nội dung giáo dục pháp luật được Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình chính khóa môn Giáo dục công dân lớp 12. Từ năm 2017, môn Giáo dục công dân đã được đưa vào nội dung thi trong Bài thi tổ hợp xã hội của kỳ thi THPT quốc gia. Điều đó càng động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên và học sinh hứng thú, say mê trong hoạt động dạy và học.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT Hoằng Hóa 2 có 3 đồng chí, được đào tạo chính quy trong các trường Đại học sư phạm; đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh; có nghiệp vụ sư phạm tốt; thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Đây là nhân tố quan trọng để bộ môn Giáo dục công dân nói chung và công tác giáo dục pháp luật nói riêng đạt hiệu quả thiết thực.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cùng ngày càng tốt hơn, như: Tủ sách pháp luật, các phòng máy chiếu, hệ thống máy tính nối mạng
Mặt khác, hiện nay trong các trường THPT nói chung và trường THPT Hoằng Hóa 2 nói riêng đã có Ban Pháp chế. Các giáo viên dạy Giáo dục công dân đều là thành viên của Ban Pháp chế, Một trong những nhiệm vụ của Ban là tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho học sinh, tạo cơ sở nhận thức để hình thành thói quen và hành vi phù hợp với pháp luật, không trái pháp luật.
2. Khó khăn:
Thời lượng dành cho môn Giáo dục công dân không nhiều (1 tiết/ 1 tuần). Nội dung giáo dục pháp luật chỉ tập trung ở lớp 12, còn khái quát, chưa đi vào cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật.
Thực trạng trong đời sống còn có nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội; nhiều hành vi vi phạm, coi thường pháp luật đã và đang ảnh hướng ít nhiều tới công tác giáo dục pháp luật trong trường học.
III. Giải pháp thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch, đề cương ngoại khóa.
1.1. Về mục đích, yêu cầu:
Trong phạm vi buổi ngoại khóa, tôi chỉ tôi chỉ tập trung vào: 
- Một là: Ý nghĩa và tầm quan trọng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
- Hai là: Tuyên truyền, phổ biến, tìm hiểu một số quy định của pháp luật gắn với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông;
- Ba là: Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung và nội quy nhà trường nói riêng;
- Bốn là: Liên hệ với học sinh. 
1.2. Soạn đề cương cho buổi ngoại khóa.
- Soạn đề cương chi tiết trên Word với các minh chứng đảm bảo tính thực tiễn, pháp lý và khoa học cao.
- Dự kiến các tình huống học sinh sẽ hỏi hoặc sẽ gặp trong quá trình thực hiện.
1.3. Sưu tầm thông tin, tư liệu về các nội dung liên quan (tình huống pháp luật, câu chuyện pháp luật...)
Ở nội dung này, tôi chủ động tìm nguồn tư liệu trên mạng Internet. 
1.4. Chuẩn bị các bài tập củng cố.
1.5. Đối với học sinh.
Gợi ý các cho các em tìm đọc Luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014... Đồng thời cung cấp cho các em một số tình huống pháp luật, một số câu hỏi để các em nghiên cứu và chuẩn bị.
2. Địa điểm ngoại khóa: Tại Sân chào cờ, trường THPT Hoằng Hóa 2.
3. Tiến trình thực hành buổi ngoại khóa.
- Bước 1: Trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra (có thưởng bằng vở).
- Bước 2: Vận dụng và xử lý tính huống, bài tập trắc nghiệm.
- Bước 3: Giáo viên kết luận, dặn dò học sinh.
Cụ thể:
3.1. Bước 1: Trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Câu 1. Người nào dưới đây là người thành niên? 
A. Người dưới 16 tuổi.
B. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. 
Trả lời: Đáp án đúng là C, vì Điều 20 BLDS năm 2015 quy định: Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
Câu 2. Người nào dưới đây là người chưa thành niên?
A. Người chưa đủ 18 tuổi
B. Người dưới 15 tuổi
C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. Tất cả các phương án trên.
Trả lời: Đáp án đúng là D, vì Điều 21 BLDS năm 2015 quy định: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Câu 3. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có những quyền nào?	
A. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
B. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
C. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
D. Tất cả các quyền trên
Trả lời: Đáp án đúng là D, vì theo quy định từ điều 16 đến điều 20 BLDS năm 2015 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ các quyền về dân sự, có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, mà không bị hạn chế, cho tới khi người đó chết.
Câu 4. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi có quyền tự mình mua bán các loại đồ dùng học tập, quần áo, thực phẩm được không?
A. Có.
B. Không, nhất thiết phải được bố mẹ đồng ý.
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì theo quy định của Điều 21 BLDS 2015, người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Câu 5. Người 16 tuổi có thể tự mình mua xe máy được không?
A. Nếu có tiền thì có thể tự mua.
B. Phải được cha mẹ đồng ý.
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo quy định của Điều 21 BLDS 2015, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, Nhưng đối với các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, hoặc các tài sản khác phải đăng ký như xe máy thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Câu 6. Trong trường hợp nào, người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng lại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
A. Người bị bệnh tâm thần;
B. Người nghiện ma túy;
C. Người nghiện rượu dẫn đến phá tán tài sản
D. Tất cả các trường hợp trên.
Trả lời: Đáp án đúng là D, vì điều 22, 23,24 BLDS năm 2015 quy định người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy, người nghiện rượu dẫn đến phá tán tài sản là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 7. Cá nhân có quyền thay đổi họ từ họ của cha đẻ sang họ của cha nuôi không?
A. Có
B. Không
Trả lời: Đáp án đúng là đáp án A, vì Điều 27 Bộ Luật dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ trong 8 trường hợp, trong đó có trường hợp thay đổi họ cho con từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.
Câu 8. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp nào?
A. Thay đổi họ cho con theo họ của cha đẻ của con khi xác định cha cho con. 
B. Thay đổi họ theo sở thích của cá nhân
C. Khi họ quá xấu, khó đọc, không phổ biến. 
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì tại Điểm d, Khoản 1, Điều 27 BLDS năm 2015 quy định: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con. Đối với trường hợp cá nhân muốn thay đổi họ theo sở thích, hoặc họ xấu, khó đọc, không phổ biến thì pháp luật không cho phép.
Câu 9. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp nào?
A. Theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau. 
B. Theo dân tộc của địa bàn nơi mình đang sinh sống.
Trả lời: Đáp án đúng là A, vì theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 29 BLDS năm 2015 thì: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
Câu 10. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của ai? 
A. Nhất định phải theo dân tộc của cha đẻ.
B. Theo thỏa thuận của giữa cha, mẹ đẻ
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo quy định tại Điều 29 BLDS 2015 thì cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Câu 11. Nếu một người bị mất Giấy khai sinh bản chính nhưng Sổ hộ tịch vẫn đang lưu thì có được cấp lại Giấy khai sinh bản chính không?
A. Chỉ được cấp bản sao trích lục khai sinh.
B. Được cấp Giấy khai sinh bản chính.
Trả lời: Đáp án đúng là đáp án A, vì theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu một người bị mất Giấy khai sinh bản chính nhưng Sổ hộ tịch vẫn đang lưu thì không được cấp Giấy khai sinh đăng ký lại mà chỉ được cấp bản sao trích lục khai sinh từ Sổ hộ tịch.
Câu 12. Khi sử dụng ảnh chụp, clip về một người trong các hội nghị, hội thảo hay thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ quần chúng thì có cần phải xin phép người đó không?
A. Có.
B. Không.
Trả lời: Đáp án đúng là B, vì theo Điều 32 BLDS 2015, hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh.
Câu 13. Gây thiệt hại trong trường hợp nào thì không phải bồi thường?
A. Gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng. 
B. Gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của phòng vệ chính đáng.
C. Gây thiệt hại do uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích khác. 
Trả lời: Đáp án A là đáp án đúng, vì theo quy định tại Điều 594 BLDS năm 2015 thì: Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ngoai_khoa_tim_hieu_phap_luat_huong_ung_ngay_phap_luat.doc