Một số sáng kiến nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

Một số sáng kiến nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

“Có một nghề bụi phấn dính đầy tay

Người ta gọi đó là nghề sạch nhất

 Có một nghề không trồng cây trên đất

 Mà nở cho đời những cánh hoa thơm” [1].

 Đúng như vậy! “ Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý, là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo Vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”[2]. Thật vui mừng, hạnh phúc biết bao bởi sau nhiều năm học tập dưới ngôi trường sư phạm, nhiều người đã thực hiện được ước mơ của mình, được gắn bó cuộc đời mình với bảng đen phấn trắng, có điều kiện gieo mầm trí thức, chắp cánh để ước mơ của học sinh bay cao bay xa.

 Đối với người giáo viên ngoài công việc giảng dạy một số thầy, cô còn kiêm thêm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lí lớp học, là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh [3].

 Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp cuối tuần đóng vai trò quan trọng. Đó là một hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản [3]. Chính thông qua hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để cùng giải quyết những vấn đề của tập thể, đồng thời nắm bắt những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh.

 

docx 17 trang thuychi01 20894
Bạn đang xem tài liệu "Một số sáng kiến nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ SÁNG KIẾN NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN.
Người thực hiện: Ninh Thị Cúc
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
 Nội dung	 Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3. Kết quả của thực trạng trên
4
2.4. Nguyên nhân của thực trạng.
5
2.5. Giải pháp
6
2.5.1. Một số lưu ý khi tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần
6
2.5.2. Biện pháp tổ chức thực hiện.
7
2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
2.6.1. Phương pháp kiểm nghiệm.
12
2.6.2. Kết quả kiểm nghiệm
12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
14
3.1. Kết luận
14
3.2. Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
“Có một nghề bụi phấn dính đầy tay
Người ta gọi đó là nghề sạch nhất
 Có một nghề không trồng cây trên đất
 Mà nở cho đời những cánh hoa thơm” [1].
 Đúng như vậy! “ Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý, là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo Vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”[2]. Thật vui mừng, hạnh phúc biết bao bởi sau nhiều năm học tập dưới ngôi trường sư phạm, nhiều người đã thực hiện được ước mơ của mình, được gắn bó cuộc đời mình với bảng đen phấn trắng, có điều kiện gieo mầm trí thức, chắp cánh để ước mơ của học sinh bay cao bay xa.
 Đối với người giáo viên ngoài công việc giảng dạy một số thầy, cô còn kiêm thêm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lí lớp học, là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh [3].
 Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp cuối tuần đóng vai trò quan trọng. Đó là một hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản [3]. Chính thông qua hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để cùng giải quyết những vấn đề của tập thể, đồng thời nắm bắt những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh. 
 Hiện nay tiết sinh hoạt lớp cuối tuần còn nặng về đánh giá, nhận xét những gì làm được hoặc chưa làm được của học sinh sau một tuần học tập, sau đó phê bình, kiểm điểm những học sinh vi phạm. Vì vậy tiết sinh hoạt lớp cuối tuần bao giờ cũng nặng nề, nhàm chán, học sinh không có hứng thú để tham gia. Trong phương châm giáo dục của Việt Nam hiện nay đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp bách. Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”[4]. Tuy nhiên, đổi mới hoạt động dạy và học trong nhà trường không thể không nói đến việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp. Để tiết sinh hoạt có thể gây hứng thú cho học sinh, để học sinh có tâm lí đón nhận sau một tuần học căng thẳng, đặc biệt để thông qua đó có thể giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn đề tài “ Một số sáng kiến nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016 - 2017. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Kiểm tra, đánh giá thực trạng của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. 
- Nâng cao hứng thú của học sinh đối với tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Nâng cao ý thức đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong tập thể lớp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh chủ nhiệm lớp 10B5 và 11B5 .
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế tôi chọn một lớp của trường THPT Triệu Sơn 4 trong hai năm tôi chủ nhiệm, đó là lớp 10B5 (năm học 2015 - 2016) làm lớp đối chứng và lớp 11B5 (năm học 2016 - 2017) làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này có sự tương đồng về số lượng, tỉ lệ nam/nữ trong lớp, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Sáng kiến này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các kiến thức về:
+ Nhiệm vụ, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Đặc trưng của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần đối với việc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
- Phương pháp quan sát, điều tra:
+ Quan sát việc học tập, rèn luyện và sinh hoạt tập thể của học sinh.
+ Trò chuyện, trao đổi với học sinh để hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của các em. 
+ Trò chuyện với phụ huynh học sinh để hiểu hơn về tính cách của từng học sinh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: 
+ So sánh, đối chiếu tác dụng của tiết sinh hoạt cuối tuần ở lớp chủ nhiệm trong hai năm học khác nhau để thấy được tác dụng của việc đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phải là điều mới mẻ đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Thông thường, giờ sinh hoạt này gồm 3 hoạt động cơ bản: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần; xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo và giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá.
 Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu để nhận xét, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra. Tiết sinh hoạt được đặt ở cuối của mỗi tuần học, không có phân phối chương trình, không có nội dung cụ thể. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm [5].
 Thông qua tiết sinh hoạt lớp để giáo viên chủ nhiệm có thể khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể; hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ với tập thể lớp và ngoài xã hội.
 Thông qua tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, định hướng lập thân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt động giáo dục khác làm phong phú đời sống tâm hồn và nhân cách học sinh. Sau một tiết sinh hoạt lớp, học sinh có thể nhìn lại mình tiếp tục phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội [6].
 Thông qua tiết sinh hoạt lớp để tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm với nhau, sống vì mình, vì mọi người.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trước khi áp dụng những biện pháp trong đề tài này, tôi đã giành thời gian để kiểm tra hứng thú tham gia tiết sinh hoạt cuối tuần của học sinh lớp chủ nhiệm, từ đó có thể rút ra những nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh không hào hứng đối với tiết sinh hoạt, đưa ra những biện pháp khắc phục những nguyên nhân của tình trạng trên nhằm làm cho học sinh hào hứng, có tư tưởng đòn chờ tiết sinh hoạt. Đồng thời qua các tiết sinh hoạt tôi cũng muốn giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
 Tôi sử dụng phiếu điều tra về hứng thú tham gia tiết sinh hoạt cuối tuần của học sinh lớp chủ nhiệm trong năm học 2015-2016 và nhận được kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Năm học 2015-2016
Lớp 10B5
SL
%
Rất thích
9
20,5
Bình thường
15
34
Không thích
20
45,5
Tổng
44
100
 Qua bảng điều tra ta thấy số lượng học sinh rất thích tiết sinh hoạt cuối tuần ở năm học 2015 - 2016 là rất ít. Còn lại đa số học sinh được điều tra cảm thấy bình thường hoặc không thích.
2.3. Kết quả của thực trạng trên.
- Do đa số học sinh không thích tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nên khi đến tiết sinh hoạt cuối tuần các em thường có tâm lí mệt mỏi, uể oải, không tập trung, chỉ trông nhanh để được về.
Hình 1: Những hình ảnh uể oải, mệt mỏi của học sinh trong mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Từ việc không thích tiết sinh hoạt cuối tuần dẫn tới ý thức tổ chức kỉ luật của một bộ phận học sinh chưa cao. Học sinh còn đi học chậm, nghỉ học vô lí do, không có ý thức xây dựng tập thể, thường từ chối khi được giao nhiệm vụ.
- Nguy hiểm hơn nữa, một bộ phận học sinh có lối sống mơ hồ, thực dụng, thích hưởng thụ mà không có ý thức cống hiến, sống không có ước mơ, đua đòi.. nên tệ nạn học đường diễn ra ngày càng trầm trọng, trong đó nhức nhối nhất là tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra với xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Hình 2: Bạo lực học đường [7].
- Một số học sinh bị phê bình nhiều do vi phạm nội qui sẽ có tâm lí tự ti, chán nản, không tiến bộ mà ngược lại càng chống đối, vi phạm nhiều hơn, các em bắt đầu sống đua đòi, buông thả, nghiện Game-onlie, bỏ học, bỏ nhà ra đi không còn nghĩ gì đến gia đình, trường học nữa.
- Do ý thức đạo đức của học sinh không thay đổi sau mỗi tiết sinh hoạt nặng nề, nhàm chán nên các em không có tư tưởng phấn đấu học tập cũng như rèn luyện, thực hiện nề nếp. Vì vậy cuối năm học xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh không cao. 
- Từ chỗ không thích tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nên học sinh cũng không có ý thức để phần đấu vì tập thể. Khi được giao nhiệm vụ thì thường tìm cách từ chối hoặc tham gia không nhiệt tình. Vì thế kết quả hoạt động phong trào của lớp không cao. Năm học 2015 - 2016 trong các đợt thi đua mà nhà trường phát động như thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam với các hoạt động: văn nghệ, báo tập, trang trí phòng học thân thiện lớp đều không đạt giải.
2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên
 Trước những kết quả trên tôi đã giành thời gian tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp nhằm khắc phục việc học sinh không hứng thú với tiết sinh hoạt cuối tuần. Qua tìm hiểu ở lớp 10B5 trong năm học 2015 - 2016 tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Nguyên nhân
Do tiết sinh hoạt cuối tuần nặng về phê bình, kiểm điểm học sinh.
Do tiết tiết sinh hoạt cuối tuần thực hiện qua loa, không đúng trọng tâm.
Do phương pháp tiến hành tiết sinh hoạt cuối tuần khô khan, buồn tẻ, lặp đi lặp lại một nội dung
Ý kiến khác
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10B5
44
22
50
7
15,9
13
29,5
02
4,6
 Qua bảng thống kê trên ta thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không hứng thú với tiết sinh hoạt cuối tuần, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là do tiết sinh hoạt cuối tuần nặng về phê bình, kiểm điểm học sinh. Vì vậy, nhiều học sinh không hứng thú khi đến tiết sinh hoạt cuối tuần.
 Ngoài những nguyên nhân trên học sinh không thích tiết sinh sinh hoạt cuối tuần còn do:
- Một số giáo viên còn tận dụng thời gian sinh hoạt lớp để dạy học sinh kiến thức về văn hóa khiến ý nghĩa của giờ sinh hoạt lớp bị phai mờ.
- Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em nên khi có học sinh vi phạm là gọi lên để phê bình, kiểm điểm. Một số giáo viên còn dùng nhiều hình thức để phạt học sinh như yêu cầu viết tường trình, kiểm điểm nhiều lần, dùng những lời lẽ không đúng mực để chửi học sinh trước tập thể lớp hoặc “tăng cường” mời phụ huynh học sinh đến trao đổi mỗi khi học sinh vi phạm.
- Đôi khi giáo viên chủ nhiệm cũng giao cho học sinh điều khiển một phần tiết sinh hoạt lớp, sau đó giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhắc lại hoặc nói thêm một vài điều, thời gian còn lại của tiết sinh hoạt học sinh ngồi chơi. Kết quả là tiết sinh hoạt lớp thường tẻ nhạt, nặng nề, học sinh thụ động, việc tự quản của học sinh mang nặng tính hình thức, hiệu quả giáo dục của tiết sinh hoạt lớp nhìn chung còn thấp, học sinh ít hứng thú và coi tiết sinh hoạt lớp là một tiết để chơi, để xả hơi sau một tuần học tập. 
2.5. Giải pháp
2.5.1. Một số lưu ý khi tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần
- Về nội dung:
+ Trước khi đến tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu, nắm bắt được những gì diễn ra trong tuần như học sinh nào vi phạm, vi phạm nội dung gì, mức độ vi phạm ra saoSau đó giáo viên gọi riêng học sinh ra ngoài để tìm hiểu nguyên nhân, nhắc nhở, động viên các em để các em nhận ra những điều mình làm sai và phân tích để các em thấy được những việc mình cần làm để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm. Đến tiết sinh hoạt giáo viên không nên xa đà vào việc phê bình, kiểm điểm, nhắc nhở học sinh nữa. Thay vào đó giáo viên có thể sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để giúp học sinh tiến bộ, đồng thời giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh như: dùng những phần quà để khen thưởng kịp thời những học sinh đại kết quả cao trong học tập của tuần, khen thưởng những học sinh có nhiều tiến bộ; sử dụng các câu chuyện, hình ảnh để giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, về những tấm gương luôn biết vượt qua hoàn cảnh để vươn lên thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.; sử dụng 
các trò chơi để tổ chức cho học sinh tham gia trong một số tiết sinh hoạt cuối
tuần ..
+ Cần lựa chọn nội dung sinh hoạt phù hợp với từng tuần. Muốn làm được điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải có sự chuẩn bị, lên kế hoạch sinh hoạt cho từng tuần, từng tháng theo chủ đề riêng, tránh thực hiện nhiều nội dung trong một tiết sinh hoạt. 
+ Không lạm dụng quá mức nhiều câu chuyện, hình ảnh trong một tiết sinh hoạt sẽ làm cho học sinh nhầm tưởng tiết sinh hoạt là một tiết giảng dạy về đạo đức, làm giảm hứng thú và không có tác dụng giáo dục.
- Về phương pháp:
+ Cần phải lựa chọn phương pháp tổ chức phù hợp với nội dung sinh hoạt của từng tuần và thời gian có hạn của một tiết sinh hoạt, tránh lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho học sinh.
2.5.2. Biện pháp tổ chức thực hiện.
 Có rất nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt khác nhau tạo được ấn tượng tốt cho học sinh, làm cho các em cảm thấy hứng thú khi tham gia. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến một vài hình thức tổ chức mà bản thân đã vận dụng góp phần làm thay đổi rất nhiều nhận thức cũng như hành động của học sinh, từ đó kết quả rèn luyện và học tập của lớp chủ nhiệm cũng được nâng cao hơn so với trước.
a. Trong tiết sinh hoạt cuối tuần giáo viên giành thời gian khen thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao trong học tập và có nhiều tiến bộ trong rèn luyện đạo đức trong mỗi tuần.
- Mục đích:
+ Động viên kịp thời những học sinh đạt thành tích cao trong học tập của tuần (điểm thi đua cả tuần cao nhất lớp hoặc đạt điểm 10 trong tuần), có ý thức cao trong rèn luyện và xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh.
+ Nêu gương những học sinh có ý thức cao trong thực hiện nền nếp, luôn vượt qua những khó khăn để vươn lên trong học tập để các học sinh học tập và noi theo.
+ Khen thưởng, khích lệ kịp thời cho những học sinh thường xuyên vi phạm nội qui ở những tuần trước, nhưng ở các tuần sau đó đã có nhiều tiến bộ.
- Biện pháp thực hiện:
+ Đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo cho học sinh kế hoạch thi đua của lớp để học sinh phấn đấu, tạo nên một phong trào thi đua học tập và rèn luyện hăng hái, sôi nổi ở trong lớp.
+ Giáo viên chủ nhiệm theo dõi, thống kê những học sinh có thành tích cao trong học tập và rèn luyện của tuần học đó, những học sinh vi phạm nội qui của những tuần trước nhưng đã có nhiều tiến bộ.
+ Tiến hành trao thưởng cho học sinh (bằng hiện vật) trước lớp trong giờ sinh
hoạt cuối tuần.
 Hình 3: Giáo viên trao thưởng cho học sinh trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Tác dụng: Học sinh sẽ có tâm lí chờ đợi đến tiết sinh hoạt cuối tuần, đồng thời tạo nên một quyết tâm thi đua mới cho những tuần học tiếp theo. Những học sinh thường xuyên vi phạm nội qui của lớp và những học sinh cá biệt khác thấy nếu cố gắng sẽ luôn được thầy cô và các bạn ghi nhận nên các em sẽ có động lực hơn để phấn đấu. 
b. Sử dụng các trò chơi để tổ chức cho học sinh tham gia trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Mục đích:
+ Làm cho các em gắn bó, đoàn kết với nhau hơn.
+ Rèn luyện cho học sinh đức tính tự tin, bản lĩnh, hòa nhập, hòa đồng với mọi người. Từ đó hạn chế tới mức tối đa việc chơi theo nhóm trong lớp của học sinh lớp chủ nhiệm.
+ Làm cho học sinh thấy được sự cần thiết của tình đoàn kết, “đoàn kết là sức mạnh vô địch”[8].
+ Góp phần phát triển khả năng tư duy độc lập, phản ứng nhanh cho học sinh.
+ Trau dồi và làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh.
- Biện pháp:
+ Hiện nay trên các trang mạng có rất nhiều trò chơi. Giáo viên chủ nhiệm cần phải lựa chọn những trò chơi có tính giáo dục, yêu cầu tinh thần đoàn kết, khả năng tư duy logic của học sinh.
+ Giáo viên có thể lựa chọn những trò chơi sử dụng trong tiết sinh hoạt là: Hát nối, nối từ, sau đó nếu học sinh nào thua không làm được thì sẽ tập hợp lại để “phạt” bằng trò chơi nhảy theo nhạc
- Tác dụng: 
+ Tiết sinh hoạt lớp sẽ trở nên sôi nổi sau một tuần học tập căng thẳng. Một bộ
phận học sinh nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động tập thể cũng có điều kiện thay đổi, tự tin hơn, bản lĩnh hơn.
+ Làm cho tập thể lớp vững mạnh hơn, đoàn kết hơn, các em cảm thấy yêu thương nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn.
c. Sử dụng một số câu chuyện trong chương trình “Quà tặng cuộc sống”, “Bóng mát tâm hồn” (nguồn Youtobe) để lồng ghép vào trong giờ sinh hoạt cuối tuần.[6]
- Mục đích:
+ Qua các câu chuyện có thể giáo dục cho học sinh tinh thần ham học, đức tính kiên trì nhẫn nại, sống có ước mơ có lý tưởng, sống biết yêu thương.
+ Qua những câu chuyện đó có thể giúp cho học sinh tìm lại chính mình, soi mình, hoàn thiện mình hơn. Các em biết nói lời “Cảm ơn” và nói câu “Xin lỗi” trong cuộc sống hàng ngày.
+ Góp phần giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Biện pháp:
+ Hiện nay có rất nhiều câu chuyện để giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Vì thế giáo viên cần phải có sự chọn lọc, tìm hiểu những câu chuyện phù hợp với tâm lí lứa tuổi, với yêu cầu của lớp trong mỗi tuần học.
+ Trong mỗi tuần học không tránh khỏi tình trạng học sinh vi phạm một số nội qui như đi học chậm, nói chuyện riêng, bị điểm kémgiáo viên không sử dụng kiểu truyền thống là phê bình, kiểm điểm mà cần lựa chọn một số câu chuyện để trình chiếu cho các em xem để qua đó nhắc nhở cho học sinh như: “Tô mì người lạ”, “Đâu là đứa con mẹ cần”, “Thành công không bao giờ là dễ dàng”, “Hạnh phúc là gì”, “Khoảng cách giữa thành công và thất bại”, “Giữ vững ước mơ”.[6]
Hình 4: Các em học sinh đang xem bộ phim “Giữ vững ước mơ”.
Hình 5: Các em học sinh đang xem bộ phim “Thành công không bao giờ 
là dễ dàng”.
+ Sau khi xem xong giáo viên cần đặt một số câu hỏi xung quanh nội dung câu chuyện, tác dụng của những câu chuyện mà mình vừa xem để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn, tính giáo dục sau mỗi câu chuyện sẽ cao hơn.
- Tác dụng:
+ Qua mỗi câu chuyện được xem chắc chắn các em sẽ tìm thấy mình trong các câu chuyện đó, từ đó tự ý thức được việc làm sai của mình và có biện pháp để sửa sai.
+ Làm cho mỗi học sinh trở thành những người sống biết yêu thương, có ước mơ, hoài bão, có lý tưởng sống cao đẹp.
+ Các em sẽ được trang bị thêm cho mình những kĩ năng sống cơ bản, thấy được những giá trị cao đẹp mà cuộc sống đem lại cho mỗi chúng ta.
d. Sử dụng hình ảnh, câu chuyện về một số nhân vật biết ước mơ và vươn lên trong cuộc sống như diễn giả không chân không tay NícvujiCic [6].
- Mục đích:
+ Giúp các em hiểu biết thêm về cuộc đời, quá trình phấn đấu vươn lên của diễn giả không chân không tay NícvujiCic.
+ Giáo dục cho học sinh ý thức vươn lên trong cuộc sống.
+ Giúp học sinh biết sống có ước mơ và quyết tâm thực hiện những điều mình mơ ước.
- Biện pháp:
+ Giáo viên giới thiệu vài nét về gia đình, bản thân NícvujiCic, những khó khăn, gian khổ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_sang_kien_nham_nang_cao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_t.docx