SKKN Tạo xúc cảm cho học sinh trong giờ dạy lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông bằng hình tượng người anh hùng cách mạng

SKKN Tạo xúc cảm cho học sinh trong giờ dạy lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông bằng hình tượng người anh hùng cách mạng

Dưới thời đại Hồ Chí Minh, Người đặc biệt quan tâm đến việc “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng ( 1991) đã xác định mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động trí thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [1, tr75]. Đến Đại hội lần VIII ( 1996) khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Đây là phương hướng quan trọng đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng đi theo con đường mà Đảng và Hồ Chí Minh đã lựa chọn, đấu tranh giành những thắng lợi rực rỡ. Phương châm giáo dục của nước ta hiện nay: “ Thể lực, tâm lực và trí lực” ( Con người Việt Nam có một thể lực cường tráng, tâm hồn trong sáng, trí tuệ anh minh) đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước. Cũng như các môn học khác trong trường phổ thông, môn lịch sử cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh- nhân cách của con người Việt Nam thời hiện đại.

 Việc dạy sử xưa nay vẫn thế đều với tinh thần “ ôn cố tri tân” ( lấy xưa phục nay). Có ý nghĩa quan trọng vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm của người học đối với quê hương, Tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dất nước đang trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, hội nhập quốc tế.

 Như chúng ta đã biết Lịch sử là do con người sáng tạo ra. Vì vậy, không có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người. Mặt khác sự hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân. Vì vậy, tài liệu về tiểu sử của nhân vật có tác dụng cụ thể hoá một số sự kiện lịch sử. Hơn nữa lịch sử là tồn tại khách quan, là những sự việc, hiện tượng, quan hệ, .có thật, đã diễn ra, không thể “phán đoán” để tái hiện lịch sử. Để giúp học sinh biết được hiện thực lịch sử, nhất thiết họ phải được thông tin về quá khứ lịch sử với những nét cụ thể của nó. Muốn làm được điều đó, người dạy sử không chỉ sử dụng các phương tiện, đồ dùng, tài liệu liên quan, phương pháp dạy học phù hợp mà còn phải dùng lời nói sinh động để cung cấp cho học sinh những sự việc cụ thể, có hình ảnh đủ để khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại.

 

doc 20 trang thuychi01 4570
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo xúc cảm cho học sinh trong giờ dạy lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông bằng hình tượng người anh hùng cách mạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO XÚC CẢM CHO HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY LỊCH SỬ 
VIỆT NAM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG BẰNG HÌNH TƯỢNG 
NGƯỜI ANH HÙNG CÁCH MẠNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử
 THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
3
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
3
2.2. Thực trạng của vấn đề
5
2.3. Các giải pháp
6
2.4. Hiệu quả
14
3. Kết luận, kiến nghị
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Dưới thời đại Hồ Chí Minh, Người đặc biệt quan tâm đến việc “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng ( 1991) đã xác định mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động trí thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [1, tr75]. Đến Đại hội lần VIII ( 1996) khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Đây là phương hướng quan trọng đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng đi theo con đường mà Đảng và Hồ Chí Minh đã lựa chọn, đấu tranh giành những thắng lợi rực rỡ. Phương châm giáo dục của nước ta hiện nay: “ Thể lực, tâm lực và trí lực” ( Con người Việt Nam có một thể lực cường tráng, tâm hồn trong sáng, trí tuệ anh minh) đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước. Cũng như các môn học khác trong trường phổ thông, môn lịch sử cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh- nhân cách của con người Việt Nam thời hiện đại.
 Việc dạy sử xưa nay vẫn thế đều với tinh thần “ ôn cố tri tân” ( lấy xưa phục nay). Có ý nghĩa quan trọng vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm của người học đối với quê hương, Tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dất nước đang trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá, hội nhập quốc tế.
 Như chúng ta đã biết Lịch sử là do con người sáng tạo ra. Vì vậy, không có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người. Mặt khác sự hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân. Vì vậy, tài liệu về tiểu sử của nhân vật có tác dụng cụ thể hoá một số sự kiện lịch sử. Hơn nữa lịch sử là tồn tại khách quan, là những sự việc, hiện tượng, quan hệ, ...có thật, đã diễn ra, không thể “phán đoán” để tái hiện lịch sử. Để giúp học sinh biết được hiện thực lịch sử, nhất thiết họ phải được thông tin về quá khứ lịch sử với những nét cụ thể của nó. Muốn làm được điều đó, người dạy sử không chỉ sử dụng các phương tiện, đồ dùng, tài liệu liên quan, phương pháp dạy học phù hợp mà còn phải dùng lời nói sinh động để cung cấp cho học sinh những sự việc cụ thể, có hình ảnh đủ để khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó tồn tại.
 Ưu thế của bộ môn lịch sử trong trường Phổ thông đó là giáo dục, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ,... cho học sinh. Những con người, những việc thực sự của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Chính những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đấu tranh, hi sinh cho độc lập tự do của Tổ Quốc đã có tác dụng nêu gương cho học sinh học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước, hình thành lòng yêu nước ở các em.
 Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường phổ thông, tôi nhận thấy chương trình học còn rất “nặng”, chủ yếu bắt người học ghi nhớ muôn vàn sự kiện khô cứng. Điều đó buộc học sinh phải ghi nhớ một cách “máy móc” các sự kiện lịch sử. Làm cho học sinh cảm thấy “sợ” môn học và coi môn học là một “môn khủng”, nên việc học trở nên gượng ép. Chất lượng môn học không được như mong muốn, trở thành vấn đề nan giải của nghành giáo dục. Vậy tại sao chúng ta không làm cho học sinh hiểu sử một cách sâu sắc, tạo ấn tượng, “khắc cốt ghi tâm” cho các em. Với mong muốn đó nên tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo xúc cảm cho học sinh trong giờ dạy Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông bằng hình tượng người anh hùng cách mạng” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi tin tưởng rằng kinh nghiệm nhỏ này của tôi sẽ giúp được phần nào trong việc giảng bài toán khó của “ Làng sử” về việc dạy và học sử ở trường phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Tạo xúc cảm cho học sinh trong giờ dạy Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông bằng hình tượng người anh hùng cách mạng” góp phần giải quyết những khó khăn của môn lịch sử ở trường phổ thông trong thời đại ngày nay, khi người học sử còn cảm thấy ngại học môn học này. Đưa ra phương pháp hiệu quả gây hứng thú cho người học, giúp người học chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận kiến thức.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Thông qua hình ảnh người anh hùng cách mạng nhằm tạo xúc cảm, hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam Lịch hiện đại trong chương trình phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá, thống kê, so sánh, nhận định, rút ra kết luận.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Ở mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc hoạ cho học sinh các nhân vật lịch sử cụ thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn phản diện. Lịch sử là do con người sáng tạo ra. Vì vậy, không thể có được lịch sử mà thiếu đi yếu tố con người. Mặt khác sự hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân. Vì vậy tài liệu về tiểu sử của nhân vật có tác dụng cụ thể hoá một số sự kiện lịch sử.
 	“Việc sử dụng tài liệu và tiểu sử của nhân vật lịch sử được tiến hành bằng nhiều cách. Đối với những bài mà kiến thức cơ bản mà gắn bó chặt chẽ với một nhân vật lịch sử thì phải phác hoạ cho học sinh nhửng nét tiểu sử quan trọng của nhân vật đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài” [1, tr57]. Có những trường hợp không cần thiết phải trình bày toàn bộ tiểu sử của nhân vật mà chỉ cần nêu đặc trưng, tính cách của nhân vật đó. 
	Cùng với tất cả các môn học khác, việc dạy học lịch sử góp phần giáo dục thế hệ trẻ, theo mục tiêu đào tạo đã được xác định. Hiệu quả giảng dạy của môn lịch sử tuỳ thuộc vào quan niệm, ở việc khai thác nội dung khoá trình và những biện pháp sư phạm phù hợp. 
	Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có khả năng giáo dục cho học sinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhân dân ta đã xây dựng những truyền thống đẹp đẽ về lòng yêu nước, yêu thương đồng bào, trọng nhân nghĩa, quý lao động, anh hùng, dũng cảm... Vì vậy cần giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống dân tộc, tinh hoa nhân loại. Phải nắm vững kiến thức lịch sử và biết truyền thống đấu tranh kiên cường của ông cha ta, từ đó xét rõ trách nhiệm trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên truyền thống dân tộc, nổi bật là truyền thống yêu nước. Đấy là sở trường, ưu thế của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
	Lịch sử của dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm đều tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước. Trong hai nhiệm vụ ấy, nhân dân ta đều biểu lộ lòng yêu nước thiết tha, hi sinh cho sự phồn thịnh và nền độc lập tự chủ của Tổ Quốc. Bằng những sự kiện cụ thể, những cuộc đấu tranh liên tục, anh dũng chống giặc ngoại xâm gíành độc lập. Giáo viên sẽ tạo cho học sinh những biểu tượng cụ thể về những con người, những hoạt động yêu nước qua các thời đại.
Những sự kiện cụ thể, những nhân vật lịch sử cụ thể trong khoá trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh thấy rõ rằng cuộc đấu tranh lâu dài và liên tục của dân tộc ta để dựng nước và giữ nước. Chứng minh chúng ta có thể làm chủ đất nước, ý thức dân tộc mạnh mẽ, ý thức đoàn kết chặt chẽ, ý thức về chủ quyền quốc gia được hình thành rất sớm. Các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử đã chứng minh lòng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của người Việt Nam từ ngàn xưa, cao nhất để đánh giá người dân đối với Tổ Quốc mình. Đây là nét nổi bật của con người Việt Nam truyền thống. Chân lí “không có gì quý hơn độc lập tự do” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết, khái quát cần được chứng minh bằng những sự kiện cụ thể, những con người cụ thể.
	Ngày nay đất nước đã hoàn toàn giải phóng, thống nhất, đi lên chủ nghĩ xã hội, đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, lòng yêu nước được thể hiện ở việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các khoá trình lịch sử ở trường phổ thông sẽ giúp học sinh hiểu rằng nhân dân ta đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh kiên cường mới có thắng lợi ngày nay. Và trách nhiệm của thế hệ trẻ là gìn giữ và phát huy thành quả đã đạt được. Đó là biểu hiện cao của lòng yêu nước chân chính.
	Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Tại Đại Hội VIII (6-1996) khẳng định “Giáo Dục là quốc sách hàng đầu”. Đây là phương hướng quan trọng chỉ đạo việc đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng đi theo đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, đấu tranh giành những thắng lợi rực rỡ. Hiện nay, phương trâm giáo dục của Việt Nam đó là đào tạo con người vừa “ thể lực, tâm lực, trí lực” tạo nhân cách của con người Việt Nam hiện đại, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập của đất nước.
 	 Nhà trường Phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy thế hệ trẻ, trong điều kiện hiện tại. Môn lịch sử với chức năng nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này. 
 	“Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ..”[10]. Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực.Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan.
 	 Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. 
 	 Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ, tình cảm, tư tưởng. Môn lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giảng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ,... “Bởi những con người là việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với các thế hệ trẻ” [1;tr90]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một tấm gương sáng, một hành động tốt bằng cả hàng trăm bài diễn thuyết”. Giáo viên có thể lấy những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đấu tranh hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc để nêu gương cho học sinh học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Xây dựng niềm tin vững chắc vào cách mạng trên cơ sở nhận thức đúng sự khách quan, hợp quy luật của xã hội loài người. Giáo dục cho các em truyền thống tốt đẹp của đất nước Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	* Đặc điểm về trường, lớp:
- Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị dạy học.
- Giáo viên dạy Sử ở nhiều trường phổ thông còn nhiều vướng mắc trong việc cuốn hút học sinh thích học môn của mình, đặc biệt một bộ phận giáo viên ngại đầu tư vào giờ dạy nên không gây hứng thú cho học sinh mà thậm chí còn có tư tưởng chán nản, buông xuôi theo thời cuộc
- Về học sinh thì không thích học môn Sử vì cho rằng đó chỉ là “môn phụ”, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, nhiều sự kiện, khô cứng, khó nhớ...
- Phụ huynh: Nếu con em mình chọn thi môn Sử trong các kì thi học sinh giỏi thì phản đối kich liệt vì không thực tế, học chẳng để làm gì...
 	 * Một số kết quả qua khảo sát thực trạng:
- Giáo viên đã hoàn thành được chương trình dạy học theo đúng phân phối chương trình. Học sinh cũng “hoàn thành” việc học của mình, các bài kiểm tra, bài thi, nhưng có điều kết quả không cao. Hiện tượng quay cóp trong thi cử còn rất nhiều, chất lượng bài làm không như mong muốn, trở thành điều nhức nhối của giáo viên dạy và của ban giám hiệu Nhà trường. Điều đáng buồn hơn nữa là khi hỏi về một số sự kiện trọng đại của đất nước thì một số em lại không biết tí gì, một số em có biết nhưng lại chẳng hiểu gì về sự kiện đó cả.
 	* Một số tồn tại:
 	- Một số giáo viên dạy sử do tác động của thời cuộc đã không còn tâm huyết với môn học, nên không có sự đầu tư, chăm chút cho bài dạy. Sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy chỉ tập trung ở tiết thanh tra, thao giảng mà thôi. Không có sự đầu tư giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học dẫn tới khi dạy trên lớp chủ yếu đọc các sự kiện chính trong sách giáo khoa cho học sinh ghi – “dạy chay”, khiến cho giờ học càng trở nên khô cứng, buồn tẻ, không cuốn hút được học sinh dẫn tới các em càng chán học.
 	- Về học sinh thì không thích học môn Sử vì cho rằng đó chỉ là “môn phụ”, không phải môn khối, không quan trọng, nội dung kiến thức lại quá dài, nhiều sự kiện, khô cứng, khó nhớ... Còn phụ huynh, nếu con em mình chọn thi môn Sử trong các kì thi học sinh giỏi thì phản đối kịch liệt vì không thực tế, học chẳng để làm gì...
 	- Trong chương trình của sách giáo khoa viết còn nặng về kiến thức, quá nhiều sự kiện lịch sử, cứng nhắc trong khi số tiết dạy lại quá ít khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi dạy. Chính sự bó hẹp về thời gian, trong khi nội dung bài học lại nghiêng về việc cung cấp quá nhiều các sự kiện, các vấn đề lịch sử...giáo viên không còn cách nào khác đó là phải đuổi thời gian cho kịp chương trình. Chẳng hạn Bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực đân Pháp xâm lược kết thúc 1953 – 1954” thường dạy trong 2 tiết (32,33 – Lich sử 12 theo PPCT). Giáo viên phải dạy thật nhanh mới cung cấp hết được các sự kiện trong sách giáo khoa cho học sinh: Âm mưu của Pháp – Mĩ trong kế hoach Na va ; Chiến cuộc đông xuân 1953- 1954, đặc biệt chiến dịch Điện Biên Phủ; Hiệp định Giơnevơ; Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Có lần tôi vừa dạy song chiến dịch Điện Biên Phủ, có một học sinh đã đứng lên hỏi tôi “ Thưa cô! Tưởng đánh giặc khó như thế nào chứ, đánh như vậy bọn em cũng đánh được, dễ ợt”. Tôi giật mình trước câu hỏi đó của trò. Tôi hiểu một điều chính thời gian không đủ, lượng kiến thức lại quá nhiều, khô cứng dẫn đến tôi hay các đồng nghiệp của tôi đã không làm cho học sinh hiểu được sâu sắc về chiến dịch mà nó còn mang tính qua loa, hời hợt...
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tạo xúc cảm trong giờ dạy
Tạo xúc cảm, ấn tượng cho học sinh trong một giờ dạy lịch sử dân tộc cần phải thực hiện các bước sau:
 	- Trước hết làm thay đổi nhận thức của giáo viên và học sinh về môn học này, coi môn Lịch sử là một môn khoa học. Muốn vậy người thầy phải luôn nghiêm túc với tiết dạy của mình. Luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong giờ dạy để gây được hứng thú cho người học. Để làm được điều này đòi hỏi người thầy phải có trình độ chuyên môn sâu về chuyên ngành Lịch sử. Còn bản thân học sinh phải luôn tự giác, chủ động tìm tòi, khám phá chinh phục tri thức nhân loại...
 	- Người dạy phải có sự cải tiến về phương pháp dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giáo viên phải thiết kế giáo án điện tử nhưng không quá lạm dụng mà chỉ làm cho giờ dạy phong phú, đầy sự thuyết phục qua một số tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu... Giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp: Phương pháp trực quan: quan sát tranh ảnh, lược đồ; Sử dụng kỉ thuật dạy học: các mảnh ghép, giáo viên kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp, phân tích, nhận định...để phát triển năng lực của người học...
 	- Đặc biệt giáo viên dùng ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, lôi cuốn và đầy thuyết phục để dẫn dắt học sinh “trở về” với quá khứ lịch sử, truyền tải kiến thức cho học sinh một cách sinh động, hấp dẫn, ấn tượng. Lời nói có ý nghĩa giáo dục rất lớn, nó tác động đến tình cảm, hình thành tư tưởng cho học sinh...Vì vậy trong dạy học lịch sử lời nói bao giờ cũng gắn liền với tư cách đạo đức, tư tưởng của giáo viên. Không thể nhiệt tình ca gợi những hành động anh hùng của nhân dân trong chiến đấu nếu người giáo viên không dung cảm trước những hành động ấy. Không thể giáo dục học sinh căm thù giai cấp thống trị, quân xâm lược nếu giáo viên không thực sự căm thù chúng. Lời nói nhiệt tâm, chân thành tăng thêm tác dụng giáo dục; Lời nói lạnh nhạt, hững hờ làm giảm nhẹ hoặc gây phản tác dụng giáo dục..
 	- Giáo viên cũng xác định tốt mục tiêu của bài dạy. Từ đó xác định trọng tâm kiến thức của bài để rồi khắc sâu cho học sinh, tạo ấn tượng cho các em qua những câu chuyện về các anh hùng cách mạng hay nhân vật lịch sử. Với những tấm gương hi sinh anh dũng của các anh hùng cách mạng đã gây ấn tượng, sự xúc động thực sự ở học sinh. Nó có tác động sâu sắc đến tâm tư tình cảm của các em, kích thích tư duy của các em, khiến các em không thể nào quên. Một người giáo viên dạy sử nếu biết kết hợp tốt các phương pháp, phương tiện dạy học, sử dụng lời nói sinh động đầy hình ảnh và đặc biệt biết tạo “điểm nhấn” cho giờ dạy của mình bằng người thật, việc thật thì chắc chắn rằng giờ dạy sẽ để lại rất nhiều ấn tượng cho học sinh, tác động đến tâm tư tình cảm của các em, giúp các em hình thành nhân cách của mình...
 	- Lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, vì thế lịch sử dân tộc luôn gắn liền với những vị anh hùng dân tộc, dưới thời đại Hồ Chí Minh gọi là anh hùng cách mạng. Việc lựa chọn những tấm gương anh hùng trong dòng chảy lịch sử dân tộc phải mang tính chất điển hình, làm sáng tỏ được trọng tâm kiến thức của bài học. Nhấn mạnh cho học sinh về vấn đề hay sự kiện lịch sử cần truyền tải:
+ Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến thế kỷ X có thể sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc, các danh tướng gây xúc cảm cho học sinh trong giờ học: Hai bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền...[4]
+ Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có thể sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc, các danh tướng gây xúc cảm cho học sinh trong giờ học: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lí Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Huệ....[4]
+ Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 có thể sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc, cáâình yêu nước gây xúc cảm cho học sinh trong giờ học: Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Hoàng Diệu, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
+ Lich sử Việt Nam từ 1919 đến 1975 có thể sử dụng hình tượng anh hùng cách mạng: Lí Tự Trọng, Võ Thi Sáu, Cù Chính Lan, La Văn Cầu. Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh, Vừ A Dính, Trần Cừ, , Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diệm, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân, Trần Văn Đang, Nguyễn Văn Trỗi...
2.3.2. Giáo án thực nghiệm: Tiết 1 của bài 20 – Tiết 32 theo Phân phối chương trình Lịch sử lớp 12: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 – 1954”
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được.
 - Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương được thực hiện trong kế hoạch Na va (5/1953). Đây là sự cố gắng rất lớn của Pháp - Mĩ nhằm giành thắng lợi quyết định chuyển bại thành thắng "Kết thúc chiến tranh trong danh dự" ở Đông Dương.
- Chủ trương kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 của ta nhằm phá kế hoạch Na Va của Pháp Mĩ bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và bằng chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) giành thắng lợi quân sự quyết định.
2

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_xuc_cam_cho_hoc_sinh_trong_gio_day_lich_su_viet_nam.doc