SKKN Nghiên cứu và đổi mới một số thí nghiệm Sinh học 10 theo hướng phát triển năng lực thực hành cho học sinh

SKKN Nghiên cứu và đổi mới một số thí nghiệm Sinh học 10 theo hướng phát triển năng lực thực hành cho học sinh

Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kĩ năng, năng lực để đáp ứng những yêu cầu phát triển đó ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở thành một trong những vấn đề đáng được quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng. Trong định hướng đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục để phù hợp với sự phát triển của nền giáo dục thế giới, một trong những quan điểm giáo dục được xem là trọng điểm đó là phát triển năng lực toàn diện của người học.

Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm chinh phục một nội dung kiến thức nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện qua các hoạt động của cá nhân để chiếm lĩnh tri thức.

Đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực của học sinh đã và đang đạt được nhiều bước tiến mới. Trong các PPDH tích cực theo hướng phát triển năng lực của học sinh thì sử dụng phương tiện trực quan được xem là một giải pháp mang tính thực tiễn đạt hiệu quả nhất. Phương pháp trực quan đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền giáo dục tiên tiến với phương châm "học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn". Có thể nói đây là phương pháp giúp người học có thể trực tiếp khám phá sự vật, hiện tượng để tìm ra bản chất và giải thích dựa trên những hiểu biết của mình. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học cũng là một trong những biện pháp dạy học mang lại hiệu quả tối ưu được dùng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, hóa học, sinh học, y học, tâm lí học . Thí nghiệm thực hành giúp học sinh trực tiếp tiếp xúc và khám phá sự vật hiện tượng cụ thể, thực tế gắn với các kiến thức đã học từ đó hiểu rõ bản chất nội dung tri thức để từ đó có thể ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống.

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp chủ yếu là quan sát và làm thí nghiệm. Sử dụng TN trong dạy học sinh học là PPDH trực quan, sinh động giúp phát triển tư duy, năng lực của học. Kiến thức sinh học rất đa dạng và phong phú, để tìm hiểu rõ bản chất của kiến thức đòi hỏi phải tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau. Hầu hết ở các trường THPT trên cả nước đang gặp rất nhiều bất cập trong các tiết dạy thực hành. Đối với từng TN cần phải lưu ý mục đích thí nghiệm, nguyên liệu và dụng cụ dễ tìm, dễ tiến hành và phù hợp với thời lượng một tiết học

 

doc 18 trang thuychi01 8535
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu và đổi mới một số thí nghiệm Sinh học 10 theo hướng phát triển năng lực thực hành cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kĩ năng, năng lực để đáp ứng những yêu cầu phát triển đó ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở thành một trong những vấn đề đáng được quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng. Trong định hướng đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục để phù hợp với sự phát triển của nền giáo dục thế giới, một trong những quan điểm giáo dục được xem là trọng điểm đó là phát triển năng lực toàn diện của người học.
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm chinh phục một nội dung kiến thức nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện qua các hoạt động của cá nhân để chiếm lĩnh tri thức. 
Đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực của học sinh đã và đang đạt được nhiều bước tiến mới. Trong các PPDH tích cực theo hướng phát triển năng lực của học sinh thì sử dụng phương tiện trực quan được xem là một giải pháp mang tính thực tiễn đạt hiệu quả nhất. Phương pháp trực quan đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền giáo dục tiên tiến với phương châm "học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn". Có thể nói đây là phương pháp giúp người học có thể trực tiếp khám phá sự vật, hiện tượng để tìm ra bản chất và giải thích dựa trên những hiểu biết của mình. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học cũng là một trong những biện pháp dạy học mang lại hiệu quả tối ưu được dùng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, hóa học, sinh học, y học, tâm lí học. Thí nghiệm thực hành giúp học sinh trực tiếp tiếp xúc và khám phá sự vật hiện tượng cụ thể, thực tế gắn với các kiến thức đã học từ đó hiểu rõ bản chất nội dung tri thức để từ đó có thể ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống. 
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp chủ yếu là quan sát và làm thí nghiệm. Sử dụng TN trong dạy học sinh học là PPDH trực quan, sinh động giúp phát triển tư duy, năng lực của học. Kiến thức sinh học rất đa dạng và phong phú, để tìm hiểu rõ bản chất của kiến thức đòi hỏi phải tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau. Hầu hết ở các trường THPT trên cả nước đang gặp rất nhiều bất cập trong các tiết dạy thực hành. Đối với từng TN cần phải lưu ý mục đích thí nghiệm, nguyên liệu và dụng cụ dễ tìm, dễ tiến hành và phù hợp với thời lượng một tiết học 
Nghiên cứu các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 hiện nay, tôi nhận thấy : 
- Ở một vài thí nghệm, các nguyên liệu thí nghệm còn hạn chế, không phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền, từng thời điểm TN.
- Các dụng cụ và hóa chất chưa đáp ứng đủ cho bài thực hành 
- Cách thức tiến hành TN phức tạp, rườm rà, không đảm bảo thời lượng cho một tiết học.
- Một số thí nghiệm chưa phát huy được năng lực, kĩ năng của người học.
Vì vậy, việc dạy một bài thực hành là khó khả thi và hiệu quả chưa cao, xuất phát từ quan điểm đó nên tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu và đổi mới một số thí nghiệm sinh học 10 theo hướng phát triển năng lực thực hành cho học sinh". 
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới một số đối tượng và dụng cụ, hóa chất TN, từ đó đề xuất một số phương án TN đơn giản, dễ sử dụng trong dạy học để dạy một số bài thực hành trong chương trình sinh học 10 (nâng cao) theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Sử dụng các phương án TN để thiết kế tiến trình dạy học một số bài thực hành trong chương trình sinh học 10 (nâng cao) theo hướng tổ chức hoạt động học nhằm phát triển năng lực cho HS.
- Đánh giá tính khả thi thông qua khả năng tư duy, nhận thức, thao tác thí nghiệm của HS và hiệu quả thực tế của các phương án TN trong tiết thực hành. 
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng: 
- Một số TN trong các bài thực hành của chương trình sinh học 10 (nâng cao).
- Khách thể: Học sinh lớp 10 - THPT.
* Phạm vi nghiên cứu: 
- Đề tài chỉ nghiên cứu một số TN thuộc các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 (nâng cao).
- Nghiên cứu và đổi mới một số đối tượng, dụng cụ, hóa chất TN và đề xuất các phương án TN của một số bài thực hành trong chương trình sinh học 10 (nâng cao).
Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng, dụng cụ và hóa chất đã được lựa chọn trong quá trình nghiên cứu.
- Khảo sát tính khả thi của các phương án thí nghiệm trong các buổi thực nghiệm sư phạm.
* Phương pháp thống kê xử lí số liệu: Xử dụng công thức toán thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm đánh giá kết quả thực nghiệm.
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đổi mới một số thí nghiệm trong các bài thực hành sinh học 10 ( nâng cao)
- Đổi mới các thí nghiệm theo hướng phát triển năng lực thực hành cho học sinh.
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học ở trường THPT.
 1.1. Thí nghiệm sinh học
 1.1.1. Khái niệm thí nghiệm sinh học 
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ chế sinh học để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống [1].
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết với thực tiễn.Vì vậy, TN là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật [2] :
+ Kĩ năng lắp ráp và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
+ Kĩ năng thao tác và tiến hành thí nghiệm.
+ Kĩ năng phân tích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
+ Kĩ năng sử dụng các phương pháp thống kê, xử lí kết quả TN để rút ra kết luận.
- TN giúp học sinh tìm hiểu bản chất của các hiện tượng hay quá trình sinh học.
- TN có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau như thông báo, tái hiện, tìm tòi, nghiên cứu [2].
 1.1.2. Phân loại thí nghiệm sinh học
 Căn cứ vào mục đích sử dụng thí nghiệm trong các nhóm phương pháp dạy học khác nhau. Thí nghiệm được phân loại như sau[2]: 
- Thí nghiệm chứng minh: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên.
- Thí nghiệm nghiên cứu: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới cho người học.
- Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm thực hành với vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho người học.
 1.1.3. Yêu cầu đối với thí nghiệm 
- Trước khi tiến hành TN giáo viên phải chỉ rõ mục đích TN, vai trò của các dụng cụ thí nghiệm [1]
- Thí nghiệm phải đơn giản, dễ tiến hành, vừa sức với học sinh, tránh nhừng thí nghiệm phức tạp [1].
- Số lượng thí nghiệm, thời gian thí nghiệm phải hợp lí, hạn chế kéo dài thí nghiệm quá thời lượng cho phép của một tiết học [1].
- Sau khi tiến hành TN phải tổ chức cho học sinh thảo luận dựa trên kết quả quan sát và các câu hỏi đã nêu ra từ trước. Những kết luận của học sinh phải được giáo viên bổ sung và chính xác hóa [1].
 1.2. Thí nghiệm thực hành 
 1.2.1. Khái niệm thí nghiệm thực hành
 Thí nghiệm thực hành là thí nghiệm do học sinh tự tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên, có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới hoặc củng cố hoàn thiện tri thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. [3]
 Thí nghiệm thực hành có 2 loại:
Thí nghiệm thực hành nghiên cứu
Thí nghiệm thực hành củng cố
 1.2.2. Vai trò của thí nghiệm thực hành
 - TN thực hành là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong điều kiện nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hay một vài yếu tố xác định nhằm theo dõi một vài quá trình sinh học nhất định [1] [9] .
 - TN thực hành cho phép học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cần được nghiên cứu. Vì vậy, có tác dụng giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức [2].
 - Trong khi tiến hành TN học sinh phải trực tiếp tác động vào đối tượng TN, chủ động thay đổi các điều kiện TN, lắp ráp dụng cụ TN và tự tiến hành tất cả các thao thác của TN. Vì vậy, ngoài tác dụng về mặt trí dục, TN thực hành còn có tác dụng rèn luyện một số kĩ năng, kĩ xảo như: kĩ năng lựa chọn đối tượng TN, kĩ năng lắp ráp dụng cụ TN, kĩ năng thao tác thực hành trên đối tượng nghiên cứu [2].
 1.2.3. Yêu cầu của phương pháp thực hành thí nghiệm
- Để TN thu được kết quả tốt, giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu, hướng dẫn cách thức tiến hành, theo dõi, thu thập số liệu, phân tích kết quả. Giáo viên nên có phiếu chỉ dẫn in sẵn hoặc viết lên bảng để học sinh có định hướng trong quá trình thí nghiệm [9].
- Sau khi tiến hành xong TN, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận, giải thích, thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng sinh học. Trên cơ sở đó học sinh vạch ra bản chất bên trong của các sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu. Yêu cầu học sinh viết bài tường trình về bài thực hành để đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức của các em [8].
2. Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học ở trường THPT
2.1.Thực trạng về cơ sở vật chất
 Trong tiến trình đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực của học sinh, thiết bị dạy học đã được trang bị tương đối đầy đủ, phần nào đáp ứng các yêu cầu của các trường THPT. Tuy vậy, thực trạng thiết bị dạy học vẫn còn rất nhiều hạn chế, thể hiện:
 - Thiết bị dạy học vẫn thiếu nhiều do quy mô, hệ thống trường THPT rộng lớn và yêu cầu của chương trình SGK hiện hành. Do đó, tình trạng "Dạy chay - học chay" còn đang phổ biến ở nhiều địa phương, nhiều vùng miền.
 - Có sự chênh lệch trong việc trang bị và sử dụng thiết bị dạy học giữa các thành phố, thị xã, với các vùng nông thôn và miền núi.
 - Chất lượng thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế: Nhiều thiết bị dạy học không đảm bảo chất lượng, không đạt những yêu cầu tối thiểu về tính khoa học và tính thẩm mĩ, có nhiều thiết bị dạy học mua về mà không được sử dụng. Mặt khác, nhiều thiết bị dạy học ở các trường THPT quá cũ nên khi tiến hành TN cho kết quả thiếu chính xác [5].
Ở Thanh Hóa, tiến trình đổi mới đổi mới PPDH đã được quan tâm đầu tư vài năm trở lại đây, từng bước được triển khai ở các trường THPT. Chính vì vậy, việc sử dụng TN và các phương tiện trực quan trong dạy học đang được quan tâm. Tuy nhiên, so với số lượng học sinh thì mức độ đầu tư thiết bị dạy học còn thiếu và gặp nhiều khó khăn. 
Ở trường THPT Lê Hoàn chúng tôi, tình trạng chung là cơ sở vật chất cho tiết thực hành còn nhiều hạn chế như:
 + Không có phòng thực hành riêng cho các bộ môn đặc thù như : môn sinh học, hóa học, vật lí
 + Các dụng cụ và hóa chất TN không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng cho tiết thực hành, nhiều hóa chất quá hạn sử dụng, thiết bị cũ, hỏng cho kết quả không chính xác.
 + Thiếu giáo viên phụ trách các thiết bị, dụng cụ cho từng bộ môn,
 + Nhiều giáo viên còn có tâm lí ngại dạy các tiết thực hành vì có nhiều bất cập
Với thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như trên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi giới thiệu và đổi mới một số điều kiện TN, dụng cụ, hóa chất, đưa ra các phương án TN đơn giản, dễ làm giúp học sinh thực hiện TN đạt hiệu quả cao.
 2.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học ở trường THPT
Mặc dù TN có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, nhưng trên thực tế TN vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Trên thực tế, nhiều bài thực hành TN được tiến hành nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra, các phương tiện TN, các dụng cụ TN hiện đại còn rất hạn chế, đặc biệt là sự thiếu thốn các dụng cụ, hóa chất TN ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Sự đơn điệu của các TN có sẵn dẫn đến tình trạng ''dạy chay - học chay", gò ép học sinh công nhận kiến thức. Mặt khác ta thấy, các giáo viên dạy khoa học tự nhiên nói chung và giáo viên sinh học nói riêng không muốn tiến hành TN vì dụng cụ, hóa chất TN không đầy đủ, không đảm bảo cho tiết thực hành, tốn thời gian, kĩ năng thực hành kém
Tôi nhận thấy rằng việc sử dụng TN trong dạy học sinh học ở các trường THPT trong huyện Thọ Xuân như trường THPT Lê Hoàn, THPT 4 Thọ Xuân, THPT Lê Lợi, THPT Thọ Xuân 5, THPT Lam Kinh  còn chưa có hiệu quả vì thiếu thốn các cơ sở vật chất để tiến hành TN như tôi đã đề cập ở trên, gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học. Từ những khó khăn trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đổi mới một số thí nghiệm về các nội dung sau: 
 + Thay thế một số nguyên liệu phù hớp với từng địa phương, từng vùng miền, từng mùa và với từng thời điểm thí nghiệm.
 + Thay thế một số hóa chất, dụng cụ thực hành dễ kiếm, rẻ tiền hoặc có thể tận dụng các vật dụng xung quanh đời sống chúng ta 
 + Xây dựng các phương án TN đơn giản, thao tác dễ tiến hành giúp giáo viên và học sinh dễ dàng tiến hành thí nghiệm mà vẫn đảm bảo mục tiêu bài thực hành, đồng thời khắc phục một phần những bất cập nêu trên. 
Chương 2: ĐỔI MỚI MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
SINH HỌC 10 (NÂNG CAO)
1.Thí nghiệm đơn giản
 1.1. Khái niệm:
Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được tiến hành với các vật liệu, dụng cụ thông thường, dễ kiếm, rẻ tiền, được giáo viên và học sinh sưu tầm, thiết kế và sử dụng các hiện tượng đơn giản thuộc phạm vi chương trình phổ thông, đảm bảo thời lượng tiết học và mục tiêu bài học [6].
Thí nghiệm đơn giản có đặc điểm: đơn giản, dễ làm, tiện lợi, phù hợp vì thế nên tính khả thi cao. TN được tiến hành với nguyên liệu gần gũi, dụng cụ cải tiến, dễ kiếm, không tốn kém phù hợp với các trường dụng cụ, thiết bị TN còn hạn chế. Hoặc có thể thay thế những hóa chất phù hợp, không độc, dễ kiếm, nhanh cho kết quả, song vẫn đảm bảo được mục tiêu TN. Do đó, TN đơn giản góp phần đáng kể trong việc tăng cường tính trực quan trong dạy học sinh học ở trường THPT[12].
 1.2. Vai trò của thí nghiệm đơn giản
- Tránh được tính chất giáo điều, hình thành logic bài giảng chặt chẽ, phát huy vai trò tự tìm tòi khám phá của học sinh.
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh, từ những dụng cụ hóa chất đơn giản dễ tìm học sinh có thể tự tiến hành ở nhà hoặc tiến hành các phương án thí nghiệm khác nhau để khắc sâu kiến thức.
- Thông qua tiến hành thí nghiệm giúp học sinh hình thành các khái niệm, quá trình hay quy luật sinh học, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức khoa học.
1.3. Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng thí nghiệm đơn giản
- Thí nghiệm phải đảm bảo tính trực quan cao, số lượng dụng cụ phải đủ, dụng cụ thí nghiệm đủ lớn để quan sát rõ các hiện tượng thí nghiệm. Như vậy các thí nghiệm phải được bố trí hợp lí, khoa học, dễ quan sát [2] [12].
- Thí nghiệm phải gắn với kiến thức bài giảng, phải là thí nghiệm cần thiết của chương trình sách giáo khoa và hợp logic lập luận của giáo viên [3].
- Thí nghiệm phải ngắn gọn vì thời lượng của một tiết học có hạn (45 phút). Nếu thí nghiệm có thể làm trước ở nhà và đem lên lớp để quan sát, khi đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện trước để đảm bảo chất lượng bài thực hành [3].
- Thí nghiệm phải đảm bảo thành công, các lần thí nghiệm phải cho kết quả như nhau hoặc gần như nhau, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo uy tín của giáo viên và tạo niềm tin vào khoa học cho học sinh [12].
- Thí nghiệm phải có sức thuyết phục, các hiện tượng xảy ra phải đặc trưng thể hiện đặc tính cụ thể của sinh vật, TN phải đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, không áp đặt kết quả. Nếu có sử dụng hóa chất phải đảm bảo an toàn khi sử dụng [12].
2. Đổi mới và xây dựng các phương án thí nghiệm đơn giản.
2.1. Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào
Thí nghiệm 1: Nhận biết tinh bột
 * Phương án 1: 
a. Nguyên liệu: Khoai lang, khoai tây, sắn, củ từ, nước vo gạo (hay dung dịch hồ tinh bột gạo)
b. Dụng cụ, hóa chất:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm
- Hóa chất: Dung dịch lugol (2g KI + 1g I2/300 ml H2O)
c. Cách tiến hành [11]:
- Khoai lang cắt thành mẫu nhỏ cho vào cối sứ nghiễn nhuyễn
- Cho thêm 5ml H2O và lọc lấy dịch tinh bột cho vào ống nghiệm (hay cho 5ml nước vo gạo vào ống nghiệm).
- Sau đó nhỏ vào giọt lugol vào ống nghiệm
- Quan sát hiện tượng và giải thích
d. Kết quả: Dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím
Hình 2.1: Dịch tinh bột khoai lang bắt màu xanh tím
e. Kết luận: Trong dung dịch có tinh bột
 *Phương án 2: 
a. Nguyên liệu: Khoai lang, khoai tây, sắn, ngô hạt, củ cải, củ từ, cà rốt
b. Dụng cụ và hóa chất: 
-Dụng cụ: Dao, đĩa đựng ( đĩa sứ hoặc đĩa petri)
- Hóa chất: Dung dịch lugol (2g KI + 1g I2/300 ml H2O)
c. Cách tiến hành [7]:
- Dùng dao cắt củ khoai lang thành từng khúc có độ dày 0,5-1cm
- Nhỏ vài giọt lugol lên bề mặt lát cắt
- Quan sát hiện tượng và giải thích
d. Kết quả: Trên bề mặt lát cắt dần dần chuyển thành màu xanh tím
 a)Trên lát khoai lang	
Hình 2.2: Nhận biết tinh bột	
e. Kết luận: Trong thành phần củ khoai lang và khoai tây có tinh bột
* Phương án 3: 
a. Nguyên liệu: - Bột mì, bột lọc, bột khoai lang, bột gạo
 - Củ khoai lang, củ khoai tây, củ sắn, củ từ, củ đậu,
b. Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao, đèn cồn, thìa nhỏ (thìa cà phê)
- Hóa chất: Nước (H2O)
c. Cách tiến hành [7]:
- Cắt một lát khoai lang, sau đó dùng thìa nạo lấy một ít bột (có thể hòa một ít bột mì với nước)
- Lấy một ít bột đó lên lam kính với 1 giọt nước đậy lamen lại
- Quan sát dưới kính hiển vi
d. Kết quả: Quan sát thấy: Hạt tinh bột có nhiều hình dạng khác nhau như: hình tròn, bầu dục,hình khối đa diện, Các hạt tinh bột có màu sáng
Hình 2.3: Nhận biết hạt tinh bột khoai lang dưới kính hiển vi (X10, X40)
e. Kết luận: Tế bào thực vật có các hạt tinh bột với nhiều hình dạng khác nhau
*Phương án 4: 
a. Nguyên liệu: Các loại lá cây như: lá rau cải, lúa, ngô, sắn, khoai lang, 
b. Dụng cụ và hóa chất:- Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm
 - Hóa chất: Cồn 960, dd KI (hay dd lugol)
c. Cách tiến hành [7]:
- Cho lá cây khoai lang vào ống nghiệm, cho tiếp cồn vào ngập lá.
- Đun sôi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn để rút hết diệp lục ra ngoài và làm tinh bột chuyển thành hồ tinh bột.
- Lấy lá ra ngoài và nhúng vào dung lịch KI loãng (hay dung dịch lugol)	
- Quan sát hiện tượng và giải thích.
d. Kết quả: Mô lá chuyển sang màu xanh tím
Hình 2.4: Nhận biết tinh bột ở lá khoai lang
e. Kết luận: - Trong lá cây có tinh bột,
 - Tinh bột tác dụng với iốt tạo hợp chất màu xanh tím
► Nhận xét các phương án thí nghiệm:
	Các phương án thí nghiệm chúng tôi đề xuất ở trên cơ bản là khác sgk song vẫn đảm bảo được mục đích và nội dung của thí nghiệm nhận biết tinh bột.
- Các phương án thí nghiệm trên đưa ra nhiều nguyên liệu ở dạng lá, củ, bột rất đa dạng, đó là những nguyên liệu chế biến sẵn như bột mì, bột gạo ,các loại lá cây trong tự nhiên dùng trong đời sống hằng ngày như các loại lá cây, hay trong thực phẩm của con người (nước vo gạo, nước cơm). Đây đều là những nguyên liệu phổ biến trong đời sống hằng ngày và mùa nào cũng có, địa phương nào cũng có. Các phương án thí nghiệm trên đã tạo nên tính tiện lợi để tiến hành thí nghiệm, tạo nên sự linh hoạt khi sử dụng các phương án thí nghiệm phù hợp với từng trường, từng địa phương.
- Các phương án thí nghiệm hầu như cũng sử dụng các dụng cụ mà tối thiểu ở các phòng thí nghiệm đều có.
- Các phương án thí nghiệm trên hóa chất được sử dụng rất linh hoạt. Ví dụ: cùng sử dụng một dạng nguyên liệu như nhau nhưng có thể nhận biết bởi nhiều hóa chất khác nhau, hay cùng một loại hóa chất có thể sử dụng cho nhiều phương án thí nghiệm khác nhau
- Ở những trường có đầy đủ các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, có thể tiến hành nhận biết các tinh thể (hạt) tinh bột dưới kính hiển vi như đã nêu ở phương án 3, còn các địa phương khác còn hạn chế về trang thiết bị dạy học thì có thể sử dụng các phương án cơ bản đã nêu ở trên.
Thí nghiệm 3: Nhận biết prôtêin
* Phương án 1: 
a.Nguyên liệu: Lòng trắng trứng (prôtêin trứng)
b.Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy thấm
- Hóa chất: Tinh thể muối ăn (NaCl)
c. Cách tiến hành [11]: 
- Cho vào ống nghiệm 3ml prôtêin t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_va_doi_moi_mot_so_thi_nghiem_sinh_hoc_10_the.doc