SKKN Nghiên cứu một số biện pháp đề phòng chấn thương khớp cổ chân cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong quá trình tập luyện và thi đấu môn võ vovinam

SKKN Nghiên cứu một số biện pháp đề phòng chấn thương khớp cổ chân cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong quá trình tập luyện và thi đấu môn võ vovinam

Trong những năm gần đây, Đảng nhà nước ta rất quan tâm tới việc phát triển phong trào tập luyện thể thao trong quần chúng nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ chủ tương lai của đất nước. Ngành thể thao đã những đường lối đúng đắn, và đã chọn ra một số môn thể thao mũi nhọn để đầu tư phát triển, bên cạnh những môn thể thao du nhập từ nước ngoài vào, chúng ta đã tập chung phát triển môn thể thao của dân tộc đó là môn võ VOVINAM Việt Võ Đạo. Sở dĩ Đảng ta quan tâm tới sự phát triển thể dục thể thao là vì thông qua hoạt động thể thao có tác dụng rèn luyện sức khoẻ, vui chơi giải trí, rèn luyện ý trí, phẩm chất đạo đức cho mỗi người dân. Hiện nay trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên trình độ nhận thức của nhân loại đã đạt tới đỉnh cao của sự tiến bộ. Trong lĩnh vực y học cũng có bước tiến theo kịp lịch sử

Cũng có người sẽ thắc mắc rằng những điều đó thì có liên quan gì tới hoạt động thể thao nói chung và tập luyện võ thuật nói riêng. thể thao là sức mạnh cơ bắp, là sự thể hiện những năng lực tuyệt vời của con người. Những điều đó thì có liên quan gì đến y học và khớp cổ chân. Xin thưa rằng để có thành tích thể thao tuyệt vời người võ sinh phải bỏ công sức ra tập luyện như thế nào ? Và có ai trong số chúng ta rám khẳng định rằng trong quá trình tập luyện và thi đấu võ thuật người vđv lại không gặp phải những chấn thương đáng tiếc và trong số những chấn thương đó làm sao tránh khỏi chấn thương khớp cổ chân khi mà võ thuật dùng cả đôi chân để chiến đấu. Hiện nay VoViNam là một trong những môn thể thao mũi nhọn cua rnước ta, và được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, đó là đưa vào tập luyện trong trường học và trở thành môn quốc võ. VoViNam được nhiều giới trẻ hâm mộ tham gia tập luyện thường xuyên và phát triển rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thanh Hoá là một trong những tỉnh đi đầu về phong trào tập luyện VoViNAM.

Là một người được đào tạo cơ bản về võ thuật và có những năm tháng huấn luyện đội tuyển TAEKWON DO Thanh Hoá, với lòng tâm huyết nghề nghiệp tôi đã xây dựng được nhiều lớp học phong trào trên địa bàn của tỉnh, hiện tại trên địa bàn Thiệu Hoá tôi đã xây dựng được 7 lớp học với 600 học sinh tham gia tập luyện thường xuyên. Qua thực tiễn đã cho tôi thấy được những tác hại của những chấn thương do tập võ mang lại cho học sinh.

 

doc 12 trang thuychi01 6260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu một số biện pháp đề phòng chấn thương khớp cổ chân cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong quá trình tập luyện và thi đấu môn võ vovinam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Đảng nhà nước ta rất quan tâm tới việc phát triển phong trào tập luyện thể thao trong quần chúng nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ chủ tương lai của đất nước. Ngành thể thao đã những đường lối đúng đắn, và đã chọn ra một số môn thể thao mũi nhọn để đầu tư phát triển, bên cạnh những môn thể thao du nhập từ nước ngoài vào, chúng ta đã tập chung phát triển môn thể thao của dân tộc đó là môn võ VOVINAM Việt Võ Đạo. Sở dĩ Đảng ta quan tâm tới sự phát triển thể dục thể thao là vì thông qua hoạt động thể thao có tác dụng rèn luyện sức khoẻ, vui chơi giải trí, rèn luyện ý trí, phẩm chất đạo đức cho mỗi người dân. Hiện nay trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên trình độ nhận thức của nhân loại đã đạt tới đỉnh cao của sự tiến bộ. Trong lĩnh vực y học cũng có bước tiến theo kịp lịch sử
Cũng có người sẽ thắc mắc rằng những điều đó thì có liên quan gì tới hoạt động thể thao nói chung và tập luyện võ thuật nói riêng. thể thao là sức mạnh cơ bắp, là sự thể hiện những năng lực tuyệt vời của con người. Những điều đó thì có liên quan gì đến y học và khớp cổ chân. Xin thưa rằng để có thành tích thể thao tuyệt vời người võ sinh phải bỏ công sức ra tập luyện như thế nào ? Và có ai trong số chúng ta rám khẳng định rằng trong quá trình tập luyện và thi đấu võ thuật người vđv lại không gặp phải những chấn thương đáng tiếc và trong số những chấn thương đó làm sao tránh khỏi chấn thương khớp cổ chân khi mà võ thuật dùng cả đôi chân để chiến đấu. Hiện nay VoViNam là một trong những môn thể thao mũi nhọn cua rnước ta, và được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, đó là đưa vào tập luyện trong trường học và trở thành môn quốc võ. VoViNam được nhiều giới trẻ hâm mộ tham gia tập luyện thường xuyên và phát triển rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thanh Hoá là một trong những tỉnh đi đầu về phong trào tập luyện VoViNAM.
Là một người được đào tạo cơ bản về võ thuật và có những năm tháng huấn luyện đội tuyển TAEKWON DO Thanh Hoá, với lòng tâm huyết nghề nghiệp tôi đã xây dựng được nhiều lớp học phong trào trên địa bàn của tỉnh, hiện tại trên địa bàn Thiệu Hoá tôi đã xây dựng được 7 lớp học với 600 học sinh tham gia tập luyện thường xuyên. Qua thực tiễn đã cho tôi thấy được những tác hại của những chấn thương do tập võ mang lại cho học sinh.
VOVINAM là môn thể thao đối kháng trực tiếp, nếu như trong tập luyện và thi đấu học sinh bị chấn thương thì có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, sức khoẻ, học tập và thành tích. Và nếu như với cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ khoa học còn hạn chế, chúng ta chưa chữa được những chấn thương, trong đó có trấn thương khớp cổ chân, thì chúng ta càng phải cố gắng ngăn chặn nó. Và ngăn chặn nó bằng cách nào?
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi mạnh dạn nghiêncứu đề tài
“ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THIỆU HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU MÔN VÕ VOVINAM ”
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ yêu cầu trên tôi đề ra một số nhiệm vụ sau
Nghiên cứu một số chấn thương thường gặp ở khớp cổ chân
Một số biện pháp để phòng ngừa chấn thương khớp cổ chân
phương pháp điều trị chấn thương
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu: trong quá trình nghiên cứu tôi đã đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau
2- Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm
3- Phương pháp thực nghiệm
4- Phương pháp thống kê
IV. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Thiệu Hoá
Địa điểm nghiên cứu: Qúa trình nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Thiệu Hoá
V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ 1
Một số chấn thương thường gặp ở khớp cổ chân trong tập luyện và thi đấu môn VOVINAM Việt Võ Đạo
1. Cơ sở lý luận.
Sau một quá trình tìm tòi đọc sách, đọc sách những vấn đề có liên quan đến khớp gối . Trước khi bước vào thực tiễn nghiên cứu các biện pháp để phòng ngừa chấn thương khớp gối trong tập luyện và thi đấu môn võ VOVINAM Việt Võ Đạo của học sinh trường THPT Thiệu Hóa, tôi phải sơ qua một chút lý luận về nó. Bởi vì mỗi chúng ta ai cũng hiểu rằng lý luận là cơ sở, là nền móng soi sáng cho thực tiễn, khi có một lý luận đúng có cơ sở vững chắc sẽ giúp cho con người đi đến một kết quả cao và đem lại sự thắng lợi lớn.
Cấu tạo của khớp gối: Khớp gối được cấu tạo bởi đầu dưới của xương chày và xương sên với hõm của xương bàn chân, khớp được bọc bởi các dây chằng . Đặc điểm nữa của khớp cổ là chịu toàn trọng lượng cơ thể
Trên đây là một số đặc điểm giải phẫu sinh lý của khớp cổ chân, trong mỗi chúng ta ai cũng có thể hiểu rằng tạo hóa đã sắp xếp rất tài tình và khéo léo để cho khớp cổ chân có thể thực hiện được những chức năng của mình một cách tốt nhất.
Mặc dù khớp cổ chân được cấu trúc rất hoàn thiện như thế, nhưng vẫn nẩy sinh vấn đề là: Khớp cổ được cấu tạo hoàn hảo như thấ mà vẫn bị chấn thương, nhất là trong tập luyện và thi đấu VOVINAM, đó là một vấn đề cần được làm sáng tỏ
2. Nguyên nhân gây chấn thương khớp cổ chân trong tập luyện và thi đấu VOVINAM của học sinh trường THPT Thiệu Hóa
Đề tài nghiên cứu này tôi chỉ đề cập tới những chấn thương do tập luyện và thi đấu VOVINAM nên không đề cập tới những nguyên nhân về sinh học làm ảnh hưởng tới khớp gối
Mặc dù khớp cổ chân được cấu tạo tương đối hoàn hảo, và tinh vi, song nguy cơ bị chấn thương trong tập luyện và thi đấu võ VOVINAM thường xẩy ra, kể cả những vận động viên nổi tiếng có trình độ đẳng cao. Chấn thương khớp cổ chân trong tập luyen và thi đấu VOVINAM có nhiều nguyên nhân, sau đây là một số nguyên hân thường gặp.
Nguyên nhân 1.
Khớp cổ chân phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể
Để chứng minh cho điều đó ta xét trường hợp sau
Một võ sinh nặng 50kg nếu võ sinh đó đứng ở tư thế trung bình tấn, nghĩa là trọng lượng của võ sinh dồn đều vào hai chân thì mỗi khớp cổ chân phải chịu một lực đè F là 25kg.
Nhưng nếu võ sinh đó thực hiện một kỹ thuật đá bay, thì lúc võ sinh dơi xuống tiếp đất trên một chân trụ, khớp cổ chân phải chịu một lựa đè là bao nhiêu.
Nếu võ sinh đó dơi xuống từ độ cao là 1,2m, thì theo công thức.
F = m.a.h
Theo công thức trên ta có
F = 50 x9,8 x 1,2 = 588n
Chỉ một phép tính đơn giản ta thấy khớp cổ chân phải chịu một lực đè lớn như thế nào? tất nhiên con số trên chỉ là lý thuyết, nhưng nếu trên thực tế do tác dụng của hoãn xung mà trong thực tế lực tác dụng lên khớp cổ chân nhỏ hơn trên lý thuyết thì khớp gối vẫn phải chịu một lực rất lớn, nhất là tập luyện và thi đấu trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn, thì mức độ và khả năng bị tổn thương thật khó mà tránh khỏi.
Khi tác dụng một lưc F vào khớp cổ chân thì khớp phải chịu một lúc 2 lực liền, một lực trực tiếp vào gót chân và một lực đi từ cẳng chân xuống.
Nguyên nhân thứ 2.
Do khớp phải chịu lực đè nén:
Trong tập luyện và thi đấu VIVINAM , khi thực hiện những đòn đá thì khớp cổ chân lại phải chịu những lực trái ngược với chức năng hoạt động của khớp. Tức là cấu trúc giải phẫu mâu thuẫn với kỹ thuật động tác.
Khi thực hiện một đòn đá người võ sinh phải gập cẳng chân vào sát đùi sau đó duỗi cẳng chân ra tạo thành cung AA/ theo đường đi của cẳng chân, cùng với khi gập cẳng chân bàn chân thả lỏng, nếu tốc độ đá càng lớn thì cung AA/ càng lớn, lực đó càng mạnh tới khi gặp mục tiêu thì khớp cổ chân ở mức độ căng ( gập hoặc duỗi )
Với một lực đá mạnh như thế nếu như không gập mục tiêu thì cẳng chân và bàn chân duỗi ở mức độ tối đa, với lực kéo và lực hướng tâm sẽ làm cho khớp bị tổn thương( sai khớp, bong gân ) .
Một nguy cơ nữa có thể gây ra chấn thương khớp cổ chân là do va chạm, do chức năng chịu đè của khớp, khi một võ sinh thực hiện một đòn đá phải kết hợp hài hòa giữa di chuyển và ra đòn, khớp cổ chân phải ổn định trên trục hoạt động của nó.
Nguyên nhân thứ 3
Do sự vội vã của chúng ta không tuân thủ theo nguyên tắc tập luyện
cơ thể là một khối thống nhất , là một cổ máy sinh học có cấu tạo tinh vi và hoàn hảo, khớp cổ chân là cổ máy nhỏ trong cổ máy lớn đó, đôi bàn chân được coi như là một chân trụ, trụ có vững thì cổ máy mới vững trắc. Khi khớp cổ chân đang ở trạng thái yên tĩnh đột ngột thực hiện một đòn đá mạnh thì hoàn toàn sai, vì sự ham muốn, thích thú, những em mới tập luyện thường hấp tấp, nôn nóng bỏ qua những động tác khởi động. Khởi động khắc phục được tính ì sinh lý, đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động.
Nguyên nhân thứ 4.
Do đội ngũ huấn luyện viên, giáo viên, hướng dẫn viên
Sai lầm trong công tác giảng dạy, do bài dạy không đảm bảo các nguyên tắc giảng dạy, an toàn, thiếu sự quan tâm tới việc giáo dục phẩm chất, ý trí, đạo đức cho học sinh của mình. Mối quan hệ gữa các nguyên tắc tập luyện phải liên tục, tăng dần khối lượng và thường xuyên đưa khối lượng lớn, việc thiếu hiểu biết trong việc sử dụng các biện pháp hồi phục, huấn luyện viên không hiểu hết ý nghĩa của việc tập luyện thường xuyên, liên tục bởi vậy dẫn đến thực hiện các bài tập mà học sinh chưa có sự chuẩn bị trước về tâm lý, thể lực.
2.Hiện trạng một số chấn thương ở học sinh đang học ở các lớp võ VOVINAM phong trào trong toàn huyện Thiệu Hóa.
Mọi người có thể cho rằng tại sao lại có nhiều khả năng bị chấn thương đến như thế, nếu như chúng ta chỉ nghe qua thông tin đại chúng, không đi sâu vào thực tế thì đâu thấy được những gì đang xẩy ra ở hiện tại. Nhưng trong thực tế chấn thương vẫn thường xẩy ra rất nhiều, qua qua trình tiến hành thăm dò,phỏng vấn một số giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, các võ sinh đang theo học ở các câu lạc bộ trong và ngòi huyện, tôi đã có câu trả lời thiết thực của thực tiễn.
Xem bảng sau.
BẢNG1: NHÓM VÕ SINH CÂU LAC BỘ TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
TT
HỌ VÀ TÊN
ĐÃ TỪNG BỊ CHẤN THƯƠNG
CÓ
KHÔNG
1
NGUYỄN MẠNH DŨNG
+
2
LÊ ĐĂNG HẬU
+
3
CAO ANH TUẤN
+
4
TRỊNH ĐÌNH SƠN
+
5
LÊ PHƯƠNG ANH
+
6
TRẦN ĐỨC HUY
+
7
CAO THÀNH TRUNG
+
8
LÊ ĐĂNG THÁI
+
9
LÊ VĂN THANH
+
10
LÊ ĐĂNG LINH
+
11
LÊ THỊ KHÁNH HỒNG
+
12
TRƯƠNG ANH TIẾN
+
13
TRẦN THỊ THU HIỀN
+
14
ĐÀO QUANG HIẾU
+
15
TRƯƠNG VĂN TIẾN
+
16
LÊ VĂN THANH
+
17
LÊ MINH NGUYỆT
+
18
NGUYỄN NGỌC SƠN
+
19
LÊ HỮU THIỆN
+
20
TRẦN THÙY DUNG
+
12
60%
8
40%
BẢNG2: NHÓM VÕ SINH CÂU LAC BỘ TRƯỜNG THPT THIỆU HOÁ
TT
HỌ VÀ TÊN
ĐÃ TỪNG BỊ CHẤN THƯƠNG
CÓ
KHÔNG
1
ĐỖ THỊ HOÀNG HẢI
+
2
HOÀNG MAI LINH
+
3
TRƯƠNG THỊ HOÀNG ANH
+
4
LÊ THỊ HUYỀN TRANG
+
5
LÊ ĐỨC ANH
+
6
LÊ DIỆP HÙNG ( LONG )
+
7
TRẦN ĐỨC TRUNG
+
8
VŨ ĐỨC PHONG
+
9
LÊ ĐỨC ANH
+
10
PHẠM ĐÌNH KHÁNH
+
11
TRƯƠNG HOÀNG ANH
+
12
TRẦN HUY DŨNG
+
13
LÊ HỮU TUẤN MINH
+
14
LÊ VÕ TUẤN HIỆP
+
15
NGUYỄN QUANG TÙNG
+
16
NGUYỄN KIỀU TRANG
+
17
LÊ THỊ THỦY
+
18
VŨ HỒNG MIN
+
19
TRƯƠNG ANH MINH
+
20
TRẦN CẢNH THÀNH 
+
100%
11
55%
9
45%
Trong số các chấn thương mà các võ sinh gặp phải đều để lại các triệu chứng sau
-Khi đi lại, gấp duỗi thường có tiếng kêu trong khớp
- Khi phải khắc phục trọng lượng cơ thể, như bật nhảy cao gối tại chỗ có cảm giác đau ở khớp.
- khả năng thích nghi với lượng vận động chậm hơn bình thường
- khi thời tiết thay đổi có cảm giác nhức trong khớp, qua hai bảng thông kê trên ta thấy tỉ lệ chấn thương là trên 50%, đa số là thường gặp ở những em mới bắt đàu tập luyện.
Từ những cơ sở lý luận và hiện trạng thực tiễn tôi đã tìm tòi, thu thập được một số biện pháp để phòng chống chấn thương và khắc phục nó một cách đơn giản, với khả năng cho phép trong điều kiện thực tiễn còn nhiều thiếu thốn của nước ta nói chung và của trường Thiệu Hóa nói riêng.
B. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ II
Một số biện pháp đề phòng chấn thương cho các em học sinh trường THPT Thiệu Hóa trong qua trình tập luyện và thi đấu môn võ VOVINAM Việt Võ Đạo
Cơ sở lý luận
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là phương châm chỉ đạo công tác y tế của Đảng, trong thực tế phương châm này chưa được quán triệt, nhiều khi để xẩy ra chấn thương rồi mới có biện pháp đề phòng, trong khi đó mục đích của tập luyện TDTT là để tăng cường sức khỏe, nâng cao thành tích.
Sau một quá trình tìm toi, tiến hành nghiên cứu tôi đã đề ra được một số biện pháp để đề phòng chấn thương khớp cổ chân cho các em học sinh trường THPT Thiệu Hóa trong quá trình tập luyện và thi đấu VOVIAM. Các biện pháp đề phòng dưới đây đều được xây dựng từ cơ sở lý luận và thực tiễn.
Cơ sở lý luận đề ra những biện pháp phòng ngừa chấn thương khớp cổ chân trong quá trình tập luyện và thi đấu VOVINAM bắt nguồn từ nguyên nhân gây ra chấn thường đã được nêu ở trên
Biện pháp 1.
Biện pháp khởi động
Khởi động thực ra là một biện pháp đã có từ lâu, hay nói cách khác là đã quá cũ, nhưng không phải ai trong mỗi chung sta đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của nó, nhiều khi chúng ta coi thường và bỏ qua giai đoạn khởi động bươca ngay vào tập luyện chuyên môn, có khởi động nhưng chỉ sơ sài, khỏa khuyết, qua loa. Khởi động gồm có khởi động chung và khởi động chuyên môn, khởi động tốt giúp cho cơ thể khắc phục được tính ì sinh lý, chuyển cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động tránh được những chấn thương có thể xẩy ra.
Trong khi khởi động các cơ bắp hoạt độnglàm tăng nhiệt độ, tăng hiệu xuất hoạt động của các cơ quan nội tạng như: Cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tăng đàn tính linh hoạt của cơ để dần dần thích nghi với lượng vận độngcần hoàn thành.
Qua kiểm tra thực tế
tôi nhận thấy có một số giáo viên, huấn luyện viên sai lầm trong phương pháp giảng dạy và huấn luyện, do thiếu hiểu biết hoặc cảm nhận đơn giản về ý nghĩa của viêc khởi động . Do đó nhiều khi coi nhẹ việc khởi động hoặc khởi động sơ sài, nhất là ở những em mới bắt đầu tập luyện. Họ không thấy được rằngchính sự lơ lài đó là nguyên nhân tạo ra những vi thương trong giai đoạn này, và nếu vi thương chưa được hàn gắn cứ tiếp tục tập luyện với khối lượng lớn trong thời gian dài thì những vi thương đó tích tụ lại thành tổn thương và dẫn đến chấn thương và hiệu quả khó có thể lường được.
Vì thế ngay từ khi học sinh mới bắt đầu vào tập luyện người giáo viên cần phải giáo dục làm cho học sinh thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khởi động, tạo cho người võ sinh thói quen khởi động và khởi động kỹ, nhất là khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân.Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách tự bắt mạch cho mình để tự kiểm tra xêm khởi động đã đạt yêu cầu chưa. Trạng thái mạch tốt nhất sau khởi động là gấp đôi lúc yên tĩnh.
Biện pháp 2
Sử dụng cụ tập luyện để đề phòng chấn thương cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong quá trình tập luyện VOVINAM.
Để có một kỹ thuật đúng có một đòn đá với tốc độ mạnh và chính xác, đòi hỏi phải có sự kết hợp của sức mạnh, sức nhanh, sự khéo léo và khả năng quyết đoán. Để đòn đá được thực hiện nhanh các cơ phải được thả lỏng tới khi chạm mục tiêu thì cơ mới co cúng để ổn định các khớp , tránh chấn thương khi va chạm mục tiêu. Nhưng trong tập luyện và thi đấu không phải lúc nào học sinh cũng kiểm soát được các đòn đá của mình, vì vậy khi đòn đá được bật ra với tốc độ lớn khớp lại chưa ổn định chặt chẽ. Nếu đòn đá đó không chúng mục tiêu thì khả năng bị chấn thương rất cao: như( giãn dây chằng, bong gân ).
Để khắc phục nó chúng ta cần sử dụng dụng cụ tập luyện để học sinh kiểm soát được đòn đá của mình ngăn ngừa chấn thương có thể xẩy ra, khi tập với dụng cụ giúp cho đôi chân của học sinh quen dần với sợ va chạm, tạo nên sự bền chắc của dây chằng, sức chịu đựng của khớp.Tuỳ theo lứa tuổi và trình độ của hcọ sinh để lựa chọn dụng cụ tập luyện cho phù hợp.
Biện pháp 3
Dùng bao cổ chân để đề phòng chấn thương cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong tập luyện và thi đấu VOVINAM
Sự ổn định và vững chắc của một khớp phụ thuộc vào cấu trúc của diện khớp và độ bền vững của dây chằng, còn sự linh hoạt và biên độ hoạt động của khớp phụ thuộc vào đàn tính của dây chằng, cấu trúc của diện khớp và số lượng của dây chằng. Vởy làm thế nào để cho khớp cổ chân vừa linh hoạt vừa ổn đinh trong tập luyện và thi đấu võ VOVINAM , Để tăng đàn tính của dây chằng chúng ta tập các bài tập ép dẻo, để tăng sự ổn định của khớp chúng ta cần tăng cường thêm dây chằng cho khớp đó là bao cổ chân.
Trong tập luyện và thi đấu VOVINAM chúng ta sử dụng bao cổ chân, tức là chúng ta đã tạo thêm cho khớp những dây chằng phụ giúp khớp thêm chặt chẽ, đồng thời không làm mất đi tính linh hoạt và độ bền vững của khớp. Ngoài ra bao cổ chân còn có tác dụng bảo vệ khớp khi có ngoại lực tác động vào, khi va chạm, khi bị ngã.
Trên đây là một số biện pháp đề phòng chấn thương khớp cổ chân cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong quá trình tập luyện và thi đấu môn võ VOVIAM Việt Võ Đạo. Đó là những biện pháp đơn giản, nhưng nó có hiệu quả rất cao, phòng ngừa được các chấn thương có thể xẩy ra.
2. Qúa trình thực nghiệm:
Để hiểu biết tác dụng của các biện pháp đề phòng chấn thương khớp cổ chân cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong quá trình tập luyện và thi đấu võ VOVINAM , tôi đã tiến hành thực nghiệm trong 7 tháng từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.trong quá trình thực nghiệm tôi đã tiến hành song song 2 nhóm
Nhóm 1 ( nhóm A )là nhóm không sử dụng biện pháp đề phòng
Nhóm 2( nhóm B ) là nhóm sử dụng biện pháp đề phòng
Trong quá trình thực nghiệm cho thấy nhóm không sử dụng biện pháp đề phòng thường xuyên xẩy ra chấn thương( trên 50% ) số lần bị chấn thương.Còn nhóm sử dụng biện phap đề phòng thì mức độ xẩy ra chấn thương rất hạn chế dưới 10% số lần bị chấn thương.
PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ 3
Phương pháp điều trị chấn thương khớp cổ chân cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong tập luyện và thi đấu võ VOVINAM
 Trong thực tế hoạt động TDTT là sử dụng sức mạnh cơ bắp, khi tập luyện và thi đấu bất kỳ môn thể thao nào, chúng ta không thể nào tránh khỏi được những chấn thương nhất là trong tập luyện và thi đấu võ VOVINAM là môn đối kháng trực tiếp với mức độ va chạm lớn. Dù các biện pháp đề phòng có tốt đến đâu thì khả năng bị chấn thương vẫn xẩy ra. ở đây tôi chỉ đề cập tới những chấn thương nhẹ như giãn dây chằng, bong gân.
Qua quá trình tìm hiếu sách y học, các y bác sĩ cho thấy việc điều trị chấn thương dãn dây chằng khớp cổ chân được tiến hành theo các bước sau
+ Sơ cứu ban đầu: Sau khi bị chấn thương lập tức chườm đá lạnh, hoặc xịt ete cục bộ xung quanh khớp, sau đó đặt một miếng bông gạt vào bao khớp và hai bên dây chằng và nẹp cố định khớp
+ Sau 24 tiếng: tháo băng nẹp và quan sát tình hình biến đổi cụ bộ, nếu máu đã cầm tiến hành đắp thuốc nam , sau 48 tiếng có thể áp dụng xoa bóp, chườm nóng, diện liệu cục bộ nơi tổn thương
+ Sau 3-4 ngày: cần cho học sinh tập các bài tập thể dục chữa bệnh
- Phương pháp tập tĩnh
Ngồi hoặc đứng tự lên gân,các cơ tứ đầu đùi và cơ tam đầu cẳng chân, bàn chân co và duỗi
- Phương pháp tập động
Thực hiện các động tác gấp duỗi bàn chân với biên độ từ nhỏ đến lớn, không làm cho khớp quá đau, thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống với khối lượng tăng dần, Sau đó tập đi lại, chạy chậm tại chỗ. Nếu thực hiện theo đúng các yêu cầu trên, sau 1-2 tuần thì võ sinh hồi phục được khả năng vận động, tiếp tục tập luyện và thi đấu.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đi đến một số kết luận sau
a. Trong tập luyện và thi đấu võ VOVINAM khả năng bị chấn thương khớp cổ chân là rất cao trên ( 50% ), Nguyên nhân chủ yếu là
- Khớp phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể
- Khớp phải chịu lực đè nén, phải chịu lực trái với chức năng hoạt động
- Do sự vội vã, nôn nóng bỏ qua giai đoạn của học sinh
- Do đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên mắc sai lầm trong huấn luyện.
b.Một số biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ khớp cổ chân cho học sinh trường THPT Thiệu Hoá trong quá trình tập luyện và thi đấu võ VOVINAM
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện và thi đấu
- Sử dụng dụng cụ tập luyện
- Sử dụng bao cổ chân
c. Phương pháp điều trị chấn thương
- Sơ cứu ban đầu
- Điều trị
- Phục hồi chức năng
2. KIẾN NGHỊ
- Các giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên cần quan tâm và nhắc nhở học sinh thường xuyên đề phòng chấn thương trong tập luyện và thi đấu võ
- Trong tập luyện và thi đấu võ VOVINAM hcọ sinh cần sử dung bao gố

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_de_phong_chan_thuong_khop_c.doc