SKKN Nghiên cứu đưa ra các giải pháp: Soạn câu hỏi đọc hiẻu, kiểm tra, đánh giá Ngữ văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Mục tiêu của môn Ngữ văn hiện nay ở trường phổ thông là hình thành và phát triển bồi dưỡng cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe, đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết, kĩ năng cảm nhận và sáng tác). Để đánh giá được các năng lực Ngữ văn của học sinh, cần có những kỹ thuật dạy học phù hợp với mục đích và tính chất của từng bài học, bài kiểm tra, kì thi. Một giải pháp để phát hiện, phát triển năng lực Ngữ Văn cụ thể từng học sinh đó chính là nghệ thuật soạn câu hỏi trong đọc hiểu, kiểm tra và đánh giá.
Uyliam Bato Dít – Nhà giáo dục học lừng danh thế giới từng nói :“Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa tâm hồn” hay phát ngôn nổi tiếng của Ho recemar: “Một ông thầy mà không dạy cho học trò việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”. Để khơi dậy được tâm hồn người học, khám phá và phát triển năng lực học sinh, hướng các em đến với những giá trị Chân - Thiện - Mĩ - Những tình cảm cao đẹp của cuộc sống. Tôi tin chắc: môn Ngữ Văn trong nhà trường làm được điều đó và người thầy là sứ giả đảm nhiệm sứ mệnh cao cả nối kết người học với tác phẩm và người nghệ sỹ.
Những câu hỏi đặt ra: làm thế nào để học sinh hứng thú với môn văn? Làm thế nào để phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực? Đặc biệt là làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng năng lực học sinh? Câu hỏi đặc biệt trên đã trăn trở bao thế hệ giáo viên Văn càng trở nên thường trực hơn khi thời đại 4.0 – Thời đại Công nghệ và Ngoại ngữ thì chữ nghĩa Văn chương sẽ đi về đâu? Khi học sinh, phụ huynh ngày càng thơ ơ với Văn học!
Phần 1: Mở đầu 1.1.Lí do chọn đề tài: a. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay: Mục tiêu của môn Ngữ văn hiện nay ở trường phổ thông là hình thành và phát triển bồi dưỡng cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe, đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết, kĩ năng cảm nhận và sáng tác). Để đánh giá được các năng lực Ngữ văn của học sinh, cần có những kỹ thuật dạy học phù hợp với mục đích và tính chất của từng bài học, bài kiểm tra, kì thi... Một giải pháp để phát hiện, phát triển năng lực Ngữ Văn cụ thể từng học sinh đó chính là nghệ thuật soạn câu hỏi trong đọc hiểu, kiểm tra và đánh giá. Uyliam Bato Dít – Nhà giáo dục học lừng danh thế giới từng nói :“Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa tâm hồn” hay phát ngôn nổi tiếng của Ho recemar: “Một ông thầy mà không dạy cho học trò việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”. Để khơi dậy được tâm hồn người học, khám phá và phát triển năng lực học sinh, hướng các em đến với những giá trị Chân - Thiện - Mĩ - Những tình cảm cao đẹp của cuộc sống. Tôi tin chắc: môn Ngữ Văn trong nhà trường làm được điều đó và người thầy là sứ giả đảm nhiệm sứ mệnh cao cả nối kết người học với tác phẩm và người nghệ sỹ. Những câu hỏi đặt ra: làm thế nào để học sinh hứng thú với môn văn? Làm thế nào để phát huy hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực? Đặc biệt là làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng năng lực học sinh? Câu hỏi đặc biệt trên đã trăn trở bao thế hệ giáo viên Văn càng trở nên thường trực hơn khi thời đại 4.0 – Thời đại Công nghệ và Ngoại ngữ thì chữ nghĩa Văn chương sẽ đi về đâu? Khi học sinh, phụ huynh ngày càng thơ ơ với Văn học! Cũng bởi 1 phần phương pháp dạy đã cũ của 1 bộ phận giáo viên chưa nắm bắt kịp các phương pháp dạy học tích cực, học sinh tiếp thu thụ động từ việc đọc chép nên nhiều giờ văn nghèo nàn, nhàm chán, không gây hứng thú, nặng kiến thức hàn lâm dẫn đến tình trạng lơ đãng, đối phó tâm lí ngại học, ngại viết .... Nhiệm vụ của người giáo viên Văn là giúp học sinh khám phá, cảm thụ, thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương từ đó phát triển tâm hồn, trí tuệ người học. Để tạo hứng thú cũng như kích thích sự say mê tìm hiểu văn chương, người giáo viên phải có những kĩ thuật dạy đặc thù và hiệu quả, tạo không khí mới lạ qua đó phát triển các năng lực nhận thức, sáng tạo độc đáo của cả người dạy, người học. Đúng là: “ Người Thầy trung bình chỉ biết nói Người Thầy giỏi biết giải thích Người Thầy xuất chúng biết minh họa. Người Thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng.” (William A. Ward) Từ những lí do trên, qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: Kinh nghiệm soạn câu hỏi đọc hiểu, kiểm tra đánh giá Ngữ Văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Từ khảo sát thực trạng, tôi đưa ra hệ thống các giải pháp soạn câu hỏi có tính liên hoàn và cách thức tổ chức nhằm phát hiện bồi dưỡng, Phát triển năng lực cho ngưòi học trong đặc thù của môn văn bao gồm: Năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ, năng lực thẫm mĩ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Đề tài này, tôi hi vọng sẽ mang đến một tài liệu tham khảo cho GV Ngữ văn THCS trong qua trình giảng dạy. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp : Soạn câu hỏi đọc hiẻu, kiểm tra, đnáh giá Ngữ văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Áp dụng cho học sinh trường THCS Yên tâm –Yên Định –Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu vấn đề đặt ra, trong qua trình thực hiện, tôi đã kết hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp lí thuyết và thực hành, cụ thể là: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm đọc các tài liệu liên quan trên mạng Internets và sách báo, tiến hành tổng hợp ý kiến chung nhất để trình bày. - Phương pháp phân tích, cụ thể các giải pháp có minh họa chứng minh. - Điều tra khảo sát nắm bắt tình hình thực tế, thu thập thông tin, dùng phiếu , phỏng vấn trực tiếp hứng thú hiệu quả với môn học, bài học trước và sau khi tổ chức tiết học theo cách thức đề ra. - Tiến hành dạy học thực nghiệm tại các lớp trực tiếp dạy. . Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực: Năng lực ngôn ngữ và năng lực thẫm mỹ Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này Từ cơ sở trên, ta thấy phát triển năng lực cho ngưòi học trong đặc thù của môn văn bao gồm: Năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ, năng lực thẫm mĩ Xưa đến nay, câu hỏi trong dạy học luôn được xem là một trong những cách thức tích cực hóa vai trò của người học. Đây là cách đề Giáo viên đo lường khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng năng lực và tiến bộ của học sinh cũng là kênh thông tin để giáo viên xem xét lại phương pháp học tập của mình. Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức. Chương trình Ngữ văn sau năm 2015 được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, hệ thống câu hỏi trong giờ Đọc hiểu văn bản và trong kiểm tra đánh giá không đơn giản chỉ là hướng dẫn học sinh thu nhận kiến thức về nội dung của văn bản mà còn phải hướng đến việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu, vận dụng cho người học. Nhưng để người học có thể phát huy tối đa vai trò của mình thì các nhà giáo dục phải xây dựng được một môi trường giáo dục giúp học sinh có thể sử dụng năng lực tư duy ở mức tối đa. Môi trường ấy sẽ được xây dựng bằng các hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau mà hệ thống câu hỏi là công cụ quan trọng để “kích hoạt” và dẫn dắt những hoạt động tương tác đó. Việc sử dụng câu hỏi trong những tình huống dạy học nhất định sẽ đòi hỏi học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, phán đoán, suy luận, đánh giá và giải quyết vấn đề. Qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng vừa rèn luyện tư duy.Vì câu hỏi có một vai trò quan trọng như thế nên có thể nói chất lượng cũng như khả năng thành công của một bài học và một giờ dạy sẽ được quyết định chủ yếu qua hệ thống câu hỏi. Bài học ấy, giờ học ấy đã thật sự phát huy được tính tích cực của người học hay chưa; mục đích của bài học ấy, giờ học ấy có hướng đến phát triển năng lực hay không, về căn bản là do hệ thống câu hỏi quyết định. Do đó, năng lực thiết kế những câu hỏi này của giáo viên đứng lớp là rất cần thiết và quan trọng. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh môn Ngữ văn từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của dạy văn, học văn. Đây chính là một trong những khâu then chốt, công cụ quan trọng, chủ yếu để xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, các đề kiểm tra, đề thi tốt nghiệp THCS&PT, thi đại học, thi tuyển sinh... theo hướng đổi mới, có tính ứng dụng cao vào thực tiễn cuộc sống, tôn trọng chính kiến của học sinh, tạo đất cho các em bộc lộ năng khiếu, quan điểm, cách nhìn nhận của mình về thế giới xung quanh, tránh việc sao chép tài liệu, đọc vẹt một cách máy móc đã từng bước tạo sự chuyển biến trong dạy văn, học văn... Cách đổi mới kiểm tra đánh giá như vậy được dư luận đồng tình cao, đón nhận nồng nhiệt. . Tuy nhiên, nhiều giáo viên, giờ giảng văn, đề kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn vẫn chưa thoát khỏi lối mòn, áp đặt, cứng nhắc máy móc, đóng kín, tạo cơ hội cho kiểu học thụ động "đọc chép"; nặng tính hàn lâm. Hoặc có đề “mở” nhưng gây ra sự phản cảm, đi ngược lại các chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống. Môn Văn trong nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập: chương trình nặng nề, xu hướng học các môn khoa học tự nhiên để phù hợp với khả năng lập nghiệp của học sinh khiến ý thức người học và phụ huynh thờ ơ với môn Văn. Bởi vậy cần phải tiếp tục đổi mới, Chúng ta đã tiếp cận đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng và đổi mới cách soạn đặt câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh là cần thiết. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Trong năm qua, với những trăn trở, tìm tòi, học hỏi, tôi đã không ngừng cố gắng đưa chất lượng đại trà đi lên. Đồng thời bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ tôi luôn phấn đấu để học sinh của mình đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh. Chính vì thế tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của mình tích luỹ được vào các giờ dạy chính khoá trên lớp những buổi dạy bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi, khi ra đề kiểm tra. 2..3.1 Những yêu cầu với câu hỏi phát triển năng lực học sinh. Giáo viên lưu ý những điều không nên làm khi đặt câu hỏi là: Không đặt những câu hỏi mập mờ, khó xác định nội dung; không nên đặt câu hỏi kép hoặc câu hỏi đa diện; không gọi tên người học trước khi đặt câu hỏi; không “bóc lột” những học sinh giỏi, cụ thể là phải hỏi và tạo cơ hội cho tất cả học sinh được hỏi và trả lời. Để giờ giảng hiệu quả, giáo viên nên đặt câu hỏi rõ ràng và khuyến khích tư duy, đồng thời đa dạng hóa câu hỏi, sắp xếp một cách logic và tăng dần độ khó của các câu. Khi hỏi, giáo viên nên quan sát học sinh và giải thích câu hỏi để mọi học sinh đều tham gia vào cuộc thảo luận, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhau và cho nhận xét. Khi học sinh trả lời sai, giáo viên đừng vội phủ nhận mà nên gợi ý bằng câu hỏi khác để các em hướng sang lối tư duy khác. Giáo viên không nên hỏi học sinh những câu hỏi “có không”, và hạn chế những câu hỏi “cái gì?” vì những nội dung đó có sẵn trong sách và học sinh khi hoạt động nhóm chỉ cần nhìn vào sách, nhặt kiến thức, chép vào phiếu chung. Các thầy cô nên hỏi những câu đòi hỏi học sinh tìm hiểu “tại sao”. Để đặt được câu hỏi đúng, chuẩn trong bài giảng, giáo viên cần biết rằng mỗi loại hoạt động sẽ có loại câu hỏi khác nhau, ví dụ câu hỏi mở đầu tình huống học tập, không nên quá khó khiến học sinh nản, không muốn học. Cụ thể cách thưc thực hiện: - Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với trình độ học sinh; Kích thích suy nghĩ của học sinh; phù hợp với thời gian thực tế. Chất lượng câu hỏi phát huy các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng để phân loại được học sinh). Ví dụ: Truyện ngắn: “Lão Hạc” của Nam Cao, Ngữ Văn 8 được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể này mang lại tác dụng gì cho câu chuyện? ( Câu hỏi nhận biết và thông hiểu, dành cho học sinh Trung bình). + Qua truyện ngắn : Lão Hạc ( Nam Cao) và trích đoạn “Tức nước vỡ bò”(Ngô Tất Tố (Ngữ Văn 8), em có thêm hiểu biết gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. (Câu hỏi thông hiểu – HS Trung bình – khá). + Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân trước cách mạng thông qua hình tượng nhân vật chị Dậu (Trích đoạn: Tức nước vỡ bờ -Tắt Đèn, Nam Cao) ( Câu hỏi vận dụng) - Giáo viên nên đưa ra hệ thống các câu hỏi sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc. Ví dụ: “Bài ca Côn Sơn” ( Nguyễn Trãi), phân tích phần 1: Thiên Nhiên Côn Sơn. GV? Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào? ( Tiếng suối rì rầm, đá rêu phơi, rừng thông, rừng trúc mọc như nêm, ngút ngàn một màu xanh vô tận như chiếc ô tỏa bóng râm che mát. ) ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả thiên nhiên Côn Sơn? (Biện pháp so sánh, liệt kê) ? Từ những hình ảnh trên em có cảm nhận chung gì về thiên nhiên Côn Sơn? ( Thanh bình, thơ mộng, hoang sơ, hùng vỹ, giàu có) GV: Đưa hình ảnh về thiên nhiên Côn Sơn lên màn chiếu. - GV bình tích hợp: 600 năm Trải qua, Côn Sơn vẫn được tôn tạo gìn giữ. Thiên nhiên Côn Sơn vẫn thơ mộng, vẫn đẹp như thủa nào. Về với Côn Sơn hôm nay, không chỉ đắm mình trong vẻ đẹp ấy, mà ta còn về với những di tích lịch sử văn hóa nguồn cội - nơi cả dân tộc ta thể hiện sự ngưỡng mộ, tri ân biết ơn vị anh hùng dân tộc. Hãy Thắp cho nhà thơ một nén tâm hương tưởng nhớ vị anh hùng khai quốc công. ? Giữa thiên nhiên thơ mộng ấy, hình ảnh nhân vật “ta” được hiện lên như thế nào? ? Đại từ “ta” được điệp lại nhiều lần có ý nghĩa gì? (nhận biết - thông hiểu) ? Tìm các động từ chỉ hành động của con người trong các lời thơ đó? ? Những động từ: “ nghe, lên, ngồi, nằm, ngâm”..được sử dụng liên tiếp nói lên tâm thế gì của tác giả? ( Chủ động, giao hòa với thiên nhiên). ? Trình bày (vào phiếu học tập hoặc lên bảng) sơ đồ tư duy theo cách hiểu của em về nội dung, nghệ thuật văn bản. ( Thông hiểu) - Nội dung câu hỏi ngoài đảm bảo kiến thức chuẩn theo đặc trưng bộ môn cần được mở rộng tích hợp kiến thức các môn học, đề cập tới các vấn đề khoa học khác, gắn với tình huống thực tiễn. Số lượng câu hỏi có thể không hạn định nếu học sinh tiếp tục trả lời được yêu cầu của giáo viên. Đặt câu hỏi theo hướng liên môn, tích hợp. Ví dụ : Khi giảng dạy Văn bản: “ Qua Đèo Ngang” (Huyện Thanh Quan) GV ra câu hỏi tích hợp môn địa lí : ? Dựa vào kiến thức địa lí, trình bày những hiểu biết của em về vị trí Đèo Ngang ? (Đàng Trong - Đàng ngoài danh giới hai Tỉnh:Quảng Bình và Thừa Thiên Huế ) Giảng dạy văn bản: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, GV tích hợp với môn lịch sử ? Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm không khí lịch sử những năm 1958-1960 của nước ta ( tức thời điểm ra đời bài thơ)? (1954 chiến dịch ĐBP vừa kết thúc, đất nước bị chia làm 2 miền. Miền Nam tiếp tục chống đế quốc Mĩ. Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH. Miền bắc là hậu phương lớn của Miền Nam, phong trào lao động, sản xuất tập thể sôi sục từ miền xuôi đến miền biển với khí thế tất cả vì miền Nam thân yêu vì thắng lợi công cuộc xây dựng CNXH, của người làm chủ biển trời sau 80 năm đô hộ của Pháp. GV nhấn mạnh chủ trương của Đảng đưa các nhà văn đi thâm nhập thực tế không khí XDCNXH ở miền Bắc). - Câu hỏi phải kích thích được học sinh suy nghĩ tìm tòi, mở rộng, liên hệ. Ví dụ: Dạy xong văn bản: Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều của Nguyễn Du, GV đặt câu hỏi kiểm tra: ? Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “ Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa (Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ : Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều) để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du? Ví dụ: Dạy Văn bản: “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, GV ra câu hỏi. ? Những ước nguyện của nhà thơ cho em cảm nhận gì về tâm hồn thi sỹ? Mở rộng- liên hệ: ? Những ước nguyện ấy có phần giống với một tác phẩm nào mà em đã được học trong chương trình NV9? So sánh ? (Viếng lăng Bác –Viễn Phương). ? Em đã được học tác phẩm nào ngợi ca sự cống hiến lặng lẽ, âm thầm làm việc, hi sinh quyền lợi riêng vì đất nước ( Lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long). ? Em có biết câu thơ, câu nói nào về lẽ sống cống hiến của con người ? “ Nếu là con chim chiếc lá Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình (Một khúc ca Xuân –Tố Hữu) +“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.N.OSTROVSKI + Bạn hãy sống để đến khi bạn đi vào cõi vĩnh hằng bạn sẽ mỉm cười còn mọi người sẽ khóc..... ? Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cách sống của mỗi người ? Em học tập được gì về lẽ sống của tác giả? - Câu hỏi phải kích thích sự tưởng tượng của học sinh. Quá trình liên tưởng, tưởng tượng xuyên thấm trong tất cả các hình thức và yêu cầu hỏi bằng nhiều cách: Liên tưởng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm với hoàn cảnh xã hội; liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh, giữa nhân vật với nhau; liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật; liên tưởng các hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác; tưởng tượng tâm trạng của tác giả, nhân vật Ví dụ: ?Từ bài thơ” Lượm” em hãy miêu tả chân dung bé Lượm theo trí tưởng tượng. ? Kể tiếp đoạn kết cho câu chuyện: Bức tranh em gái tôi (Tạ Duy Anh –Ngữ Văn 6) Trong mơ, em đến thăm phòng trưng bày các tác phẩm đoạt giải của” trại vẽ quốc tế”. Em dừng lại rất lâu trước bức tranh”anh trai tôi” của Kiều Phương vẽ và nghe được câu chuyện của bức tranh này với bức tranh bên cạnh. Em hãy kể lại câu chuyện đó. ? Từ bài thơ” Lượm”, em hãy miêu tả chân dung bé Lượm theo trí tưởng tượng . - Câu hỏi trong giờ văn phải được xây dựng thành một hệ thống có tính toán. Cần có sự cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể và câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Phạm vi câu hỏi có khi rất hẹp thuộc một từ một câu, một hình ảnh, một biện pháp nghệ thuật nhưng có khi lại là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết huy động những kiến thức ngoài tác phẩm. Ví dụ: Nêu ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong truyện ngắn: “Chuyện người con gái Nam Xương”. VD: Khi dạy văn bản: Viếng lăng bác, GV hướng dẫn HS khai thác bài thơ theo từng khổ. GV hỏi: ? Giải thích nhan đề bài thơ ? Tại sao ở nhan đề tác giả dùng từ “ Viếng” mà trong bài thơ tác gải dùng từ “thăm”? ? Nhận xét cách xưng hô của tác giả? - Các câu hỏi kiểm tra cần chú trọng phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, chủ động của học sinh khi làm bài (hạn chế sử dụng những văn bản, tình huống quá quen thuộc với học sinh, nếu sử dụng những văn bản này, cần tìm tòi đổi mới câu hỏi). Giáo viên cần tìm hiểu nghiên cứu để xây dựng những tình huống giả định sát thực tiễn, lựa chọn những tình huống tạo được tính hấp dẫn, lôi cuốn với học sinh. Ví dụ : ? Truyền thuyết "Con rồng cháu tiên", em hãy giải thích ý nghĩa của từ "đồng bào" mà chúng ta thường dùng. ? Được chứng kiến tâm trạng đau đớn của anh em Thành và Thủy trong truyện ngắn: "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài), em có lời nhắn gửi gì qua bức thư em viết gửi cho những ông bố, bà mẹ đang đứng bên bờ vực của sự chia ly? - Hướng tới những Văn bản ngoài SGK để đánh giá chính xác năng lực đọc hiểu hoặc tạo lập văn bản VD: khi dạy chủ đề Tập làm văn lớp 9 Nghị luận có thể ra đề như sau: Đại văn hào Mác xim goorki đã từng thốt lên tâm đắc: "Nơi lạnh nhất của thế giới không phải là bắc cực mà là nơi thiếu tình thương." Viết bài văn ngắn từ trình bày Suy nghĩ của em về câu danh ngôn Ví dụ: BÀN TAY CÔ GIÁO Trong ngày Lễ Tạ Ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao.Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của mình sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_dua_ra_cac_giai_phap_soan_cau_hoi_doc_hieu_k.doc