SKKN Nghiên cứu để tìm ra cách giáo dục cho học sinh kỹ năng sống cơ bản về tự chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân các em học snh
Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản được đề cập tới trong chương trình lớp 8 (Chương XI: Sinh sản) và lớp 11 (Chương III: Sinh trưởng và phát triển; Chương IV: Sinh sản) tuy nhiên nội dung chưa nhiều, chủ yếu nói về cơ chế sinh học sinh giao tử, thụ thai và các biện pháp tránh thai. Trong sách giáo khoa chưa đi vào tâm lý học của lứa tuổi nên việc giáo dục này trong 1 tiết có nhiều hạn chế. Chủ yếu chỉ nói rằng có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lý chứ chưa đi vào cụ thể về diễn biến, hành vi và cách điều chỉnh bản thân cho phù hợp với ngoại cảnh và được an toàn.
Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản chỉ được giáo dục tích hợp ở một số bộ môn như Hóa, Sinh, Văn, Địa, GDCD và hoạt động ngoài giờ lên lớp, không phải là môn học chính thức. Các tài liệu về sức khỏe sinh sản chưa nhiều và chưa đi vào từng đối tượng cụ thể là học sinh theo từng cấp, từng lớp học. Nội dung các tài liệu còn dài nên học sinh khó có thể khai thác những kiến thức cơ bản liên quan đến bản thân mình.
MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1. Mở đầu 2 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Phần 2. Nội dung 6 Cơ sở lí luận 6 Thực trạng vấn đề 7 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 Phần 3. Kết luận và kiển nghị 20 Kết luận 20 Kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo 21 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học được bố trí với các nội dung như sau: Lớp Nội dung chương trình 6 Thế giới thực vật 7 Thế giới động vật 8 Cấu tạo cơ thể người 9 Di truyền, biến dị, cơ thể và môi trường 10 Sinh học tế bào và vi sinh vật 11 Sinh học cơ thể 12 Biến dị, di truyền, chọn giống, tiến hóa, sinh thái học Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản được đề cập tới trong chương trình lớp 8 (Chương XI: Sinh sản) và lớp 11 (Chương III: Sinh trưởng và phát triển; Chương IV: Sinh sản) tuy nhiên nội dung chưa nhiều, chủ yếu nói về cơ chế sinh học sinh giao tử, thụ thai và các biện pháp tránh thai. Trong sách giáo khoa chưa đi vào tâm lý học của lứa tuổi nên việc giáo dục này trong 1 tiết có nhiều hạn chế. Chủ yếu chỉ nói rằng có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lý chứ chưa đi vào cụ thể về diễn biến, hành vi và cách điều chỉnh bản thân cho phù hợp với ngoại cảnh và được an toàn. Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản chỉ được giáo dục tích hợp ở một số bộ môn như Hóa, Sinh, Văn, Địa, GDCD và hoạt động ngoài giờ lên lớp, không phải là môn học chính thức. Các tài liệu về sức khỏe sinh sản chưa nhiều và chưa đi vào từng đối tượng cụ thể là học sinh theo từng cấp, từng lớp học. Nội dung các tài liệu còn dài nên học sinh khó có thể khai thác những kiến thức cơ bản liên quan đến bản thân mình. Hiện nay chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này cho học THPT, đặc biệt là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao biên giới. Các đồng nghiệp, các nhà trường còn nhiều lúng túng trong việc tiếp cận, triển khai vấn đề này nên hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên, các tổ chức cứ nói rằng học sinh thiếu kỹ năng sống khi học sinh có những sai phạm hoặc hạn chế. Tuy nhiên không phải các giáo viên đều hiểu thế nào là kỹ năng sống, vì vậy có thể dẫn đến nói chung chung mà không đưa ra được cách thức thực hiện cụ thể để giải quyết vấn đề được thích hợp và kịp thời. Trường THPT Quan Sơn là một trường nằm trên vùng núi cao biên giới, địa hình phúc tạp, hiểm trở, dân cư thưa thớt. Học sinh chủ yếu là người dân tộc Thái, một số là dân tộc Kinh, Mường và số ít là dân tộc H’Mông. Mặt bằng chung dân trí thấp, đầu vào lớp 10 cũng rất thấp. Học sinh đi học đến trường đường xa, cách trở. Đa số học sinh phải trọ lại gần trường hoặc ở lại khu bán trú nhà trường. Cuộc sống sinh hoạt đời thường gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn và không ít các vấn đề phức tạp, nhạy cảm nảy sinh mà tâm lý học sinh khó kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp, an toàn. Xa gia đình, không người kiểm soát, hướng dẫn cho những kỹ năng sống đời thường, trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản nên học sinh có nhiều lúng túng trong xử lý các tình huống. Xung quanh có nhiều cám dỗ, mối nguy hiểm dình dập mà học sinh có thể không lường hết được để đối phó. Trong thời đại cuộc sống công nghệ, đặc biệt là điện thoại thông minh, facebook tạo nhiều tình cảm ảo mà học sinh không đủ bản lĩnh, tỉnh táo và hiểu biết để kiểm soát bản thân, xử lý tình huống có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, không an toàn cho bản thân. Hằng năm có nhiều học sinh bỏ học do kinh tế khó khăn, học yếu, đi lấy vợ, lấy chồng và không ít học sinh mang thai, đẻ con ngay khi còn chưa tốt nghiệp THPT khiến cho việc học tập gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt một số học sinh còn có biểu hiện quan hệ tình cảm quá giới hạn, một số còn có biểu hiện việc đi mua bán dâm. Đã từng có học sinh trở thành nạn nhân của buôn bán người. Nhà trường đã có một số lần tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh, đặc biệt là học sinh nữ. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao, chuyển biến trong nhận thức và hành động của học sinh chưa rõ rệt. Tình hình về sức khỏe sinh sản của học sinh có nhiều vấn đề đáng lo ngại, mang tính cấp thiết: TT Nội dung Thực trạng Ghi chú Vệ sinh kém Có, đặc biệt nữ Bệnh đường tình dục Có Mang thai sớm Có, thậm chí lớp 10 Mua bán dâm Có Chiều hướng tăng Hiếp dâm Có Chiều hướng tăng Buôn bán người Có Chiều hướng tăng Bản thân tôi đã nhiều đã quan tâm đến vấn đề này và đã thử nghiệm nhiều phương cách khác nhau để giải quyết và thấy từng bước có hiệu quả và dễ triển khai, mở rộng quy mô, phạm vi thực hiện góp phần nâng cao kỹ năng sống tự chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân các em. Việc giáo dục này là rất cần thiết và càng sớm càng tốt để các em có được an toàn hơn. Nên tôi đã chú trọng giáo dục ngay từ lớp 10 với phương châm “phòng hơn chống”. Chính vì các lý do trên nên tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn giúp các em nâng cao kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân” Trong khuôn khổ đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm của bản thân tự rút ra trong thực tế những năm qua. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để tìm ra cách giáo dục cho học sinh kỹ năng sống cơ bản về tự chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân các em với các nội dung chủ yếu sau: - Giới và giới tính - Sự phát triển của tuổi vị thành niên - Tình bạn, tình yêu, hôn nhân - Sức khỏe tình dục - Sự thụ thai - Vệ sinh phụ nữ - Mang thai sớm - Các biện pháp tránh thai - Các bệnh lây nhiễm đường sinh sản, tình dục - Phòng chấm mại dâm - Phòng chống buôn bán người Để học sinh được trang bị các kiến thức cơ bản nhất, dễ hiểu nhất và xử lý các tình huống có thể có trong cuộc sống. Từ đó học sinh có bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc sống. Để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với người khác, ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Đảm bảo sức khỏe sinh sản được tốt, tâm hồn luôn được trong sáng của tuổi học trò. Các kỹ năng này cần được trang bị ngay từ khi các em mới vào cấp hoc THPT Quan Sơn. Một môi trường mới có nhiều điều mới lạ mà học sinh cần tiếp cận ngay. Chứ không để có hậu quả rồi mới rút kinh nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu Tôi chọn là học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn. Là ngôi trường mà tôi đã công tác nhiều năm, đã chứng kiến nhiều các sự kiện của nhà trường. Trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản của học sinh. Nhận thấy kỹ năng của các em còn nhiều hạn chế. Học sinh lớp 10 mới vào trường còn nhiều bỡ ngỡ, đa số xa gia đình, sống tại các nhà trọ đơn sơ, khu bán trú nhiều thiếu thốn. An ninh trật tự phức tạp, nhiều cái cám dỗ nên dễ bị tổn thương hơn cả. Phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh là những nội dung gì và cách thức tổ chức như thế nào cho hiệu quả. Từ đó học sinh có được các kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân mình và những người thân xung quanh. Đó là các kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong cuộc sống đời thường hằng ngày của mỗi học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn. Từ đó các em phải tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chính bản thân mình. Học sinh có thể nhận ra các thủ đoạn của tội phạm để ứng phó hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn để đưa ra các giải pháp cho hợp lý với đối tượng học sinh của mình. Với đặc thù là vấn đề nhạy cảm nên tôi chọn các phương pháp cũng nhạy cảm để thu thập số liệu như sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra như sau (sử dụng phiếu cho học sinh cả 5 lớp 10 cho tự viết câu trả lời mà không cần ghi tên. Kiểm tra mức độ nhận thức của các em) Câu hỏi Câu trả lời Phân biệt giới và giới tính? .. Tuổi vị thành niên có những phát triển quan trọng nào? .. Phân biệt tình bạn, tình yêu và hôn nhân. Là học sinh có nên yêu không? Vì sao? .. Thế nào là sức khỏe tình dục .. Thụ thai dựa trên cơ sở nào? .. Vệ sinh phụ nữ cần phải làm những gì .. Vệ sinh nam giới cần phải làm những gì? .. Mang thai sớm là thế nào? Hậu quả? .. Nêu các biện pháp tránh thai. Với em biện pháp nào là tốt nhất? .. Kể tên các bệnh lây truyền qua đường sinh sản và tình dục. Nêu các phòng tránh. .. Thế nào là mại dâm? Cách phòng, chống .. Thế nào là buôn bán người? Đối tượng? Thủ đoạn và cách phòng chống? .. Kết quả cho thấy đa số các em hiểu biết quá ít về các vấn đề này. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua các năm học có số liệu thu thập như sau + Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh viện Đa khoa Quan Sơn và Trung tâm Y tế dự phòng nhận định + Mại dâm: Lấy số liệu từ Ban quản lý bán trú, Ban cờ đỏ, thông tin từ Ban nữ công, nữ sinh, ý kiến của học sinh ở trong khu bán trú và khu nhà trọ gần trường, ý kiến từ lễ tân nhà nghỉ + Buôn bán người: Xin nhận định của Công an huyện Quan Sơn. (Không công bố số liệu chi tiết, đích danh vì là vấn đề cần bảo mật) Phần 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Hiện nay giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người (Senegal – 2000) đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị kỹ năng cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, mang lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. Việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cần được thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý, phòng chống tai nạn thương tích... Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra kỹ năng chung cho mối quan hệ hiệu quả của công dân, đó cũng là một trong những đích quan trọng của quá trình giáo dục. Người Việt Nam thường nói dạy chữ cần đi đôi với dạy người. Dạy người phải hướng tới tạo cho người học kỹ năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống trong cuộc sống. Đó là những kỹ năng thiết thực mà người học cần có để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh và hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo dục bên cạnh việc hình thành các kỹ năng mang tính học tập, gắn với chuyên môn, như kỹ năng thực hành kỹ năng đọc sách, quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp... các kỹ năng đôi khi không chủ động vẫn được hình thành như diễn đạt trôi chảy, biểu lộ tình cảm, ứng xử nhanh nhẹn làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng... Những kỹ năng này được hiểu là mục tiêu tiềm ẩn trong quá trình giáo dục nhưng lại là những thứ mà người học cần có, cần sử dụng dụng trong cuộc sống hàng ngày để họ trở thành những công dân đích thực trong xã hội hiện đại. Kỹ năng sống thường gắn với một bối cảnh để người ta có thể hiểu và thực hành một cách cụ thể. Nó gắn với nội dung nhất định. Các môn học trong trường THPT Việt Nam đều ít nhiều có khả năng thực hiện giáo dục kỹ năng sống, trong đó Sinh học là một môn học có nhiều thuận lợi trong giáo dục kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay: - Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội: thực tế cho thấy có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Kỹ năng sống còn góp phần vào sự phát triển của xã hội và bảo vệ con người. Thiếu kỹ năng sống của cá nhân làm phát sinh nhiều vấn đề của xã hội như nghiện rượu, nghiện ma tuý, mại dâm, cờ bạc... - Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, vì chính các em là tương lai của đất nước, giai đoạn các em đang hình thành giá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... đặc biệt là trong xã hội ngày nay có nhiều yếu tố tích cực nhưng kéo theo nhiều tiêu cực. - Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: thể hiện ở Luật Giáo dục năm 2005 xác định là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp... - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là xu thế của nhiều nước trên thế giới, hiện nay bằng nhiều hình thức (môn học riêng biệt, tích hợp vào vài môn học chính, tích hợp vào tất cả các môn) có hơn 150 nước đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường. Như vậy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiếu và có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ kết quả điều tra cho thấy đáng báo động rằng là học sinh THPT Quan Sơn chưa có kỹ năng tốt trong việc tự chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân. Nên chịu nhiều hậu quả cho hiện tại và tương lai. 2. Thực trạng vấn đề Quan Sơn là một huyện miền núi cao nhất nhì tỉnh Thanh Hoá. Đa số học sinh là người dân tộc Thái, một số Mường, Mông và Kinh cùng chung sống. Điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí tương đối thấp. Trường THPT Quan Sơn được thành lập từ năm 1999 sau khi tách huyện Quan Hoá thành lập huyện Quan Sơn từ năm 1997. Hiện nay trong trường có gần một nghìn học sinh (thường xuyên có học sinh bỏ học) đa số các em ở xa, nhà nghèo, phải trọ lại ở gần trường (ở bán trú, thuê phòng trọ, dựng lều lán ven sông suối, vách núi để ở...) nên có nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn đó, dân cư thưa thớt ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, phong trào học tập... với sự hiện diện của các thầy cô giáo từ miền xuôi lên công tác đã góp phần làm thay đổi đáng kể đến nhiều mặt của huyện, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Cho đến nay đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, học tập, sinh hoạt... vì vậy mà rất cần được giáo dục kỹ năng sống cho các em. Hiện nay vẫn chưa có môn học chính khoá về kỹ năng sống, việc tích hợp vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ ở các môn, các giáo viên. Tuy nhiên bằng tâm huyết của người thầy mà không chỉ giảng dạy về kiến thức khoa học mà tôi còn luôn quan tâm tới giáo dục kỹ năng sống cho các em. Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ trên lớp mà ở mọi nơi, mọi lúc với nhiều hình thức khác nhau. Tôi rất quan tâm đến điều này nên đã thử nghiệm nhiều, rút kinh nghiệm qua các năm. Kết quả cho thấy đa số các em hiểu biết quá ít về các vấn đề này. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Qua các năm học có số liệu thu thập như sau + Bệnh lây truyền qua đường tình dục có chiều hướng giảm do vệ sinh môi trường tốt hơn, dịch vụ y tế tốt hơn (Bệnh viện Đa khoa Quan Sơn và Trung tâm Y tế dự phòng nhận định) + Mại dâm có chiều hướng gia tăng (do hệ thống nhà nghỉ phát triển, mặt trái của công nghệ thông tin tác động, một bộ phận học sinh muốn ăn chơi, đua đòi, gia đình khó quản lý do ở xa): Số học sinh để cho người ngoài vào ngủ qua đêm tăng, số vụ bị phát hiện lập biên bản tăng, số học sinh đi qua đêm tăng; thậm chí 1 số học sinh còn đi xuống thành phố vào cuối tuần, học hành chểnh mảng, son phấn lòe loẹt + Buôn bán người có chiều hướng gia tăng với các chiêu bài dụ đi làm ăn với mức lương hấp dẫn 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Giáo dục SKSS cho học sinh lớp 10 ngay từ học kỳ I tại các lớp Cách làm cũ Cách làm mới Ưu điểm Sân khấu hóa toàn trường Theo khấu hóa theo lớp Học sinh tập trung hơn, giáo viên kiểm tra năng lực của tất cả học sinh trước và sau hoạt động HS có cơ hội thực hành, bày tỏ quan điểm, được thảo luận nhiều hơn Số học sinh tham gia gần như 100% (Tổ chức cả trường thường các HS không tham gia là học sinh không ngoan) Học sinh nữ Cả nam và nữ Cả học sinh nam và nữ đều cần biết, cần thiết Ít nội dung chuyên sâu Nhiều nội dung chuyên sâu Có nhiều thời gian nói chuyên sâu hơn, quản lý học sinh dễ hơn * Vắn tắt về kỹ năng sống 1. Quan niệm về kỹ năng sống - WHO: KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày - UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới - UNESCO: + Học để biết (tư duy phê phán, sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức) + Học để sống với người khác (Kỹ năng xã hội: giao tiếp, thương lượng, hợp tác, làm việc nhóm, cảm thông) + Học để làm (Kỹ năng thực hiện công việc như đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm) => KNS là khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với người khác, ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. KNS được hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. 2. Phân loại KNS - Giải quyết vấn đề - Suy nghĩ - Giao tiếp hiệu quả - Ra quyết định - Giao tiếp ứng xử cá nhân - Thể hiện sự cảm thông - Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc * Kiến thức về SKKS và kỹ năng cơ bản I. Giới tính và giới 1. Giới tính: là đặc điểm khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, chủ yếu liên quan đến chức năng sinh sản. Vốn có và không thay đổi qua không gian và thời gian. 2. Giới: chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội: vai trò, trách nhiệm, hành vi, lối sống, mối quan hệ Thay đổi theo quan niệm xã hội. * Bình đẳng giới là nam giới, nữ giới được công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội. Hiện nay vẫn tồn tại bất bình đẳng giới: trọng nam khinh nữ, bạo lực gia đình. II. Sự phát triển ở tuổi vị thành niên (quá độ từ trẻ con – người lớn, 10 – 19 tuổi) 1 Thể chất: nhiều biến đổi sâu sắc về lượng và chất + Ở em gái: Vú phát triển từ nhô lên, quầng vú, bầu vú (có thể không đều 2 bên); phát triển khung chậu, tăng chiều cao, cân nặng; mọc lông mu và lông nách; da dày, tuyến bã, mồ hôi phát triển thường xuất hiện trứng cá, thường có mùi hôi; Cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh dần + Ở em nam: Tinh hoàn phát triển; tăng nhanh chiều cao, cân nặng; hệ thống lông phát triển; vỡ giọng, trầm; phát triển tuyến bã và mồ hôi, cơ quan sinh dục hoàn chỉnh dần. 2. Sinh lí: đặc biệt và phức tạp, nữ - kinh nguyệt, nam – mộng tinh => Tuổi nổi loạn (bùng nổ): - Tự trọng, độc lập trong suy nghĩ và hành động; - Cảm xúc giới tính; mất cân bằng trong tâm lí, tình cảm tạm thời; - Đánh giá bản thân mình: Muốn khẳng định mình III. Tình bạn, tình yêu, hôn nhân 1. Tình bạn: hợp nhau về tính cách ý nghĩa quan trọng vì mang lại niềm vui 2. Tình yêu: là loại tình cảm đặc biệt, cao đẹp nhất 3. Hôn nhân: là sự cam kết về mặt pháp lý, với nam từ đủ 20 tuổi, với nữ đủ 18 tuổi. Tảo hôn là việc kết hôn của trẻ chưa đủ tuổi IV. Sức khỏe tình dục 1. Tính dục: bản năng, muốn khoái cảm, thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí rất phong phú. 2. Tình dục: tất cả những gì hai người làm để đem lại cảm xúc, khoái cảm cho nhau.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_de_tim_ra_cach_giao_duc_cho_hoc_sinh_ky_nang.doc