SKKN Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm khai thác tối ưu tính tích cực họat động của học sinh trong tiết lên lớp địa lí ở trường thcs và thpt Nghi Sơn
Những năm gần đây do yêu cầu của sự phát triển kinh tế -xã hội, lượng tri thức khoa học đưa vào chương trình giáo dục phổ thông ngày càng lớn và phức tạp đòi hỏi sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo ở các nhà trường THPT cần có sự đổi mới không ngừng về phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong đó việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học cũng là một yêu cầu cấp thiết
Nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được thực hiện một cách khá thường xuyên hàng năm, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của dạy học
Nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường và của các nhà giáo hiện nay là không ngừng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế -xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng. Trước tình hình đó nhiều công trình nghiên cứu khoa học giáo dục được thực hiện, cùng với việc đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học, trang thiết bị dạy học cũng không ngừng được đổi mới và trang bị một cách kịp thời nhằm không ngừng đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức cập nhật thông tin tri thức cho học sinh và cung cấp cho học sinh lượng thông tin tri thức cập nhật và chính xác nhất, tiện lợi nhất. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông cũng đã được quan tâm một cách tích cực
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HểA TRƯỜNG THPT VÀ THCS NGHI SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CứU CảI TIếN Kỹ THUậT DẠY HỌC Và KIểM TRA ĐáNH GIá NHẰM KHAI THáC TốI ƯU TÍNH TÍCH CỰC HỌAT ĐộNG CỦA HỌC SINH TRONG TIếT LÊN LớP ĐịA Lí Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN Người thực hiện: Lờ Văn Phương Chức vụ: Giỏo viờn SKKN thuộc mụn Địa lớ THANH HểA NĂM 2017 Mục lục Mục trang A.Mở đầu 3 Lí do chọn đề tài 3 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 6 B.Nội dung 6 Cơ sở lí luận của SKKN 6 Thực trạng của dạy học, kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THCS và THPT Nghi Sơn 7 Các giải pháp thực hiện 7 Bài thực nghiệm số 1 8 Bài thực nghiệm số 2 12 Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục đồng nghiệp và nhà trường 16 C.Kết luận và kiến nghị 17 Kết luận và bài học kinh nghiệm 17 Kiến nghị 18 Phụ lục 20 NGHIÊN Cứu cải tiến kỹ thuật dạy học kiểm tra, đánh giá nhằm khai thác tối ưu tính tích cực hoạt động của học sinh trong tiết lên lớp địa lí ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nghi sơn A.mở đầu i.Lí do chọn đề tài 1.Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học là yêu cầu cấp thiết của các nhà trường THPT hiện nay Những năm gần đây do yêu cầu của sự phát triển kinh tế -xã hội, lượng tri thức khoa học đưa vào chương trình giáo dục phổ thông ngày càng lớn và phức tạp đòi hỏi sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo ở các nhà trường THPT cần có sự đổi mới không ngừng về phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong đó việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học cũng là một yêu cầu cấp thiết Nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức và kĩ năng đã được thực hiện một cách khá thường xuyên hàng năm, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của dạy học Nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường và của các nhà giáo hiện nay là không ngừng đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế -xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng. Trước tình hình đó nhiều công trình nghiên cứu khoa học giáo dục được thực hiện, cùng với việc đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học, trang thiết bị dạy học cũng không ngừng được đổi mới và trang bị một cách kịp thời nhằm không ngừng đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức cập nhật thông tin tri thức cho học sinh và cung cấp cho học sinh lượng thông tin tri thức cập nhật và chính xác nhất, tiện lợi nhất. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông cũng đã được quan tâm một cách tích cực 2.Đổi mới phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí theo xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay Trong xu thế chung đó môn Địa lí cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể về: nội dung chương trinh sách giáo khoa, chuẩn kiến thức và kĩ năng, phương pháp và kỹ thuật dạy học Địa lí trong nhà trường THPT và không ngừng cập nhật thông tin tri thức Địa lí cho học sinh, trong xu thế mới lượng thông tin tri thức ngày càng đa dạng và phức tạp việc nắm vững kiễn thức địa lí ở nhà trường ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, vì vậy đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học Địa lí ở nhà trường THPT nói chung và đổi mới phương pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết Cùng với việc kiểm tra, đánh giá Địa lí theo phương pháp và kỹ thuật truyền thống có hiệu quả, việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật mới trong kiểm tra, đánh giá cũng đã được đề cập một cách tích cực, song trong thực tế vì nhiều lí do khác nhau các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá mới đươc áp dụng vào giảng dạy chưa nhiều, một số kỹ thuật mới chưa được được vào thực tế giảng dạy Năm 2016 Bộ giáo dục đã ban hành tài liệu “Tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về kĩ thuật xây dựng ma trận và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá- môn Địa lí” Tài liệu này đã hướng dẫn chi tiết cách thức xây dựng ma trận và biên soạn câu hỏi, cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí, nhưng khi áp dụng rộng rãi hơn ở nhiều phần học và ở nhiều nội dung khác của chương trình,với nhiều lớp học sinh khác nhau tôi nhận ra rằng nếu dụng máy móc và thuần tuý theo hướng dẫn thì hiệu quả sẽ hạn chế rất nhiều, sau một vài lần làm việc với học sinh theo nhóm và tập thể bằng việc quan sát và đánh giá đối tượng học sinh trên lớp và trên bài làm thấy học sinh có nhiều lúng túng và bắt đầu có biểu hiện sao nhãng, giờ học hiệu quả thấp II.Mục đích của vấn đề nghiên cứu 1.Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Địa lí Địa lí học, là bộ môn khoa học đặc thù gắn liền với tư duy lãnh thổ, đồng thời cũng là nguồn tri thức đa dạng về tự nhiên, xã hội kinh tế, hệ thống tri thức địa lí ngày càng đa dạng và phong phú cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự biến đổi của môi trường tự nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí trong nhà trường cũng trở nên đa dang phức tạp hơn để phản ánh kịp những biến động của tự nhiên kinh tế xã hội. Nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí không chỉ thuần túy là kênh chữ mà còn bao gồm nhiều kênh thông tin khác nhau như bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ vì vậy việc kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh cũng cần phải đổi mới theo hướng linh hoạt và đa dạng. Trong thực tế dạy học Địa lí việc kiểm tra đánh giá còn khá đơn điệu và thuần nhất bằng việc làm bài và chấm bài cho học sinh để đảm bảo đủ cơ số điểm theo quy định, thiếu tính linh hoạt và đa dạng vì vậy khó phát hiện năng lực của học sinh. Đổi mới dạy học kiểm tra đánh giá nhằm, đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Có thể sử dụng các hình thức trên thay cho bài kiểm tra hiện hành 2.Nghiên cứu đổi mới một vài thao tác nhỏ về kĩ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá trong tiết lên lớp nhằm đem lại kết quả lớn trong dạy học Địa lí -Dạy học kiểm tra đánh giá thường được tiến hành theo ba bước +Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra, GV xác định hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra, đặt câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh cần kiểm tra +Bước 2: Tiến hành kiểm tra theo hình thức và nội dung đã chuẩn bị +Bước 3: Đánh giá bằng cho điểm theo thang điểm quy định, có nhận xét, sửa chữa, ghi kết quả và công bố kết quả -Hình thức kiểm tra đánh giá +Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra thường xuyên được tiến hành trong suốt quá trình dạy học, việc kiểm tra thường xuyên có thể được tiến hành bằng việc kiểm tra việc học bài ở nhà của học sinh thông qua việc làm bài tập, cũng có thể được kiểm tra vở ghi chép bài học của học sinh, hoặc kiểm tra kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức bài học giải thích các hiện tượng địa lí diễn ra trong thực tế. Việc kiểm tra thường xuyên giúp học sinh củng cố kiến thức rèn luyện kĩ năng địa lí, đồng thời không ngừng phát huy tính tích cực của học sinh +Kiểm tra định kì, là hình thức kiểm tra bắt buộc theo phân phối chương trình gồm kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì, việc kiểm tra định kì được tiến hành theo kế hoạch, có sự chuẩn bị như ôn tập, lập ma trận, ra đề và xây dựng đáp án. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: *Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; *Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề học tập; *Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống vấn đề đã học *Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng giải quyết, vấn đề mới, không giống với những tình huống vấn đề đã được hướng dẫn, đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống Trong sách giáo viên và trong các tài liệu hướng dẫn dạy học Địa lí đều đề cập đến vấn đề sử dụng thiết bị dạy học trong đó Bản đồ-Atlát Địa lí là thiết bị đựoc dùng nhiều nhất ở hầu hết các bài học, điều đó cho thấy sử dụng Bản đồ-Atlát địa lí trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu trong đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học Địa lí,vận dụng ngay thiết bị dạy học đặc thù để kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh cũng mang lại hiệu quả tích cực 3.Kết quả: Đổi mới phương pháp dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là vấn đề cần thiết trong nhà trường hiện nay nhằm không ngừng phát huy tính tích cực của học sinh, song thực tế việc đổi mới chưa được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả kết quả là tỉ lệ học sinh đạt kết quả học tập cao chưa nhiều. Với mong muốn phát huy tối ưu tính tích cực của học sinh trong học tập địa lí tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật dạy học kiểm tra, đánh giá nhằm khai thác tối ưu tính tích cực hoạt động của học sinh trong tiết lên lớp địa lí ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Nghi Sơn",tạm gọi kĩ thuật mới này là “Kĩ thuật trả công nhanh” III.Đối tượng nghiên cứu 1.Học sinh các lớp khối 10 trường THCS và THPT Nghi Sơn Tôi nghiên cứu thực nghiệm và đối chứng ở 2 lớp khối 10 của trường gồm các lớp 10A1 và 10A2 với đặc điểm là học sinh ngoan chăm học có động cơ học tập đúng kiểm tra đầu năm và điểm đầu vào tương đương. Đặc điểm của học sinh các lớp này là mới bắt đầu chương trình THPT còn nhiều bỡ ngỡ mới mẻ, nhiều hoài bão, thích khám phá tìm tòi cái mới, cái hay, nhưng dễ chán nản, dao động 2.Học sinh các lớp khối 11 trường THCS và THPT Nghi Sơn Tôi chọn thực nghiệm và đối chứng ở 2 tập thể lớp 11C và 11D đây là 2 lớp học sinh chưa chăm ngoan, kết quả học tập của năm học lớp 10 chưa cao. Với đặc điểm lứa tuổi mới lớn hiếu động ưa các hoạt động bề nổi như văn nghệ thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp. ở các lớp này học sinh đã được học tập và rèn luyện một năm ở chương trinh THPT nên cũng đã có chuyển biến đáng kể về nhận thức và hành động, nhìn chung tính ỳ còn lớn IV.Phương pháp nghiên cứu: 1.Phương pháp thực nghiệm sư phạm -Nghiên cứu lí luận dạy học, thực hiện dạy học theo hướng dẫn của SGV, từ thực tiễn dạy học đánh giá ưu điểm và hạn chế từ đó rút kinh nghiệm và tìm giải pháp mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn 2.Phương pháp thống kê Sử dụng phép tính toán xác định độ lệch chuẩn, để khẳng định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu 3.Phương pháp so sánh -So sánh đối chiếu cách làm mới với cách làm cũ rút ra bài học kinh nghiệm -Đề xuất một số giải pháp B.nội dung chính I.cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.Sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. Chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo đối với các địa phương, các cơ sở giáo dục về việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác, đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dung tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGD ĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT 2.Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương các cơ sở giáo dục đào tạo triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường học, tập trung vào dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; giúp cán bộ quản lí, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dung các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp liên môn phù hợp với việc tổ choc hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dung tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh II.Thực trạng dạy học và kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THCS và THPT Nghi Sơn 1.Môn Địa lí chưa được chú trọng đúng mức Quan niệm của học sinh, vì thời lượng của môn Địa lí trong phân phối chương trình không nhiều nên nhiều học sinh quan niệm về học địa lí chưa đúng, hoc sinh vẫn cho rằng đây là môn học phụ không quan trọng nên trong giờ học thường thiếu tập trung, có em còn mang môn học khác ra để học, bài tập về nhà không làm hoặc là làm một cách đối phó dẫn đến tình trạng học sinh không có kĩ năng địa lí, thậm chí những kĩ năng rất sơ đẳng như chỉ bản đồ cũng không làm được hoặc làm sai, kĩ năng xử lí số liệu vẽ biểu đồ rất kém Thiết bị dạy học không có, hoặc có nhưng chưa triển khai (để ở trong kho chưa đưa vào sử dụng), cả trường mới có một phòng máy chiếu đa năng cho tất cả các môn học việc khai thác công nghệ thông tin vào dạy học địa lí rất khó khăn, trong khi đó thông tin địa lí được khai thác qua kênh này rất phong phú và hấp dẫn 2.Kết quả dạy học Địa lí chưa caovà cần có giải pháp khắc phục Kết quả dạy học Địa lí ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Nghi Sơn được đánh giá qua thi học kì và tổng kết hàng năm rất thấp, có lớp tỉ lệ đủ điểm chỉ đạt trên 50%, điểm thi học kì rất thấp, thi học sinh giỏi thấp hơn, nhiều năm nay nhà trường không có học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí dù chỉ là giải khuyến khích. Đây là một thực trạng đau lòng làm cho tôi phải trăn trở rất nhiều, tôi đã thử nghiệm nhiều biện pháp nhưng chưa có hiệu quả Quan sát thái độ, hành vi cũng như động cơ học tập của học sinh nhiều năm tôi nhận thấy dù học sinh quan niệm chưa đúng, chưa chú trọng học tập môn Địa lí nhưng lại rất chú trọng đến điểm số nhất là các bài kiểm tra, có khi vừa mới nộp bài xong học sinh đã hỏi điểm số rồi, hoặc trong giờ học rất nhiều học sinh xung phong lên bảng trả lời câu hỏi lấy điểm, tôi nghĩ đây là một ưu thế để khai thác hiệu quả tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập III.Các giải pháp thực hiện 1.Giải pháp thực nghiệm sư phạm: Soạn bài tổ chức hướng dẫn học sinh học tập với phương pháp và kĩ thuật mới trên cơ sở nghiên cứu kĩ lí luận phương pháp tổ chức dạy học kết hợp kiểm tra, đánh giá phù hợp với năng lực học sinh 2.Giải pháp thống kê: Thống kê kết quả đạt được của học sinh sau giờ học So sánh đối chiếu giữa cách làm thông thường với cách tổ chức mới Thực hiện soạn và giảng bài địa lí trên lớp bằng kỹ thuật dạy học có sử dụng thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, kết hợp phân tích kết quả kiểm tra đánh giá qua các bài thực nghiệm 1.1:Bài thực nghiệm số 1: Bài 8 ; Lớp 10 (chương trình chuẩn) Tác động của nôị lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Nội dung cần đạt được : - Khái niệm nội lực và nguyên nhân gây ra nội lực -Tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang Lớp đối chứng: 10A2 ; số học sinh: 42 Chuẩn bị -Các hình vẽ về uốn nếp, địa hào, địa luỹ -Bản đồ tự nhiên thế giới -Bản đồ Tự nhiên Việt Nam -Tranh ảnh về tác động của nội lực -Phiếu học tập 1 Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân hoàn thiện bảng sau Vận động theo phương thẳng đứng Nguyên nhân Kết quả Nâng lên Hạ xuống Thông tin phản hồi Vận động theo phương thẳng đứng Nguyên nhân Kết quả Nâng lên Sự dịch chuyển các dòng vật chất trong lòng trái Đất theo sức đẩy của trọng lực Tạo ra hiện tượng biển thoái (bề mặt Trái Đất được nâng lên ở 1 số khu vực rộng lớn) Hạ xuống Sự dịch chuyển các dòng vật chất trong lòng Trái Đất theo sức hút của trọng lực Tạo ra hiện tượng biển tiến (bề mặt Trái Đất bị hạ thấp xuống ở một số khu vực) -Phiếu học tập 2 Dựa vào hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 kết hợp nội dung SGK, kiến thức đã học, hãy điền vào bảng sau nguyên nhân và kết quả của hiện tượng uốn nếp, đứt gãy Vận động theo phương nằm ngang Nguyên nhân Kết quả Uốn nếp Đứt gãy Thông tin phản hồi Vận động theo phương nằm ngang Nguyên nhân Kết quả Uốn nếp Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá có độ dẻo cao +Nếu cường độ nén ép yếu sẽ tạo thành nếp uốn +Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ tạo thành các miền núi uốn nếp Đứt gãy Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá cứng +Khi cường độ nén ép yếu sẽ tạo thành các đứt gãy +Khi cường độ nén ép mạnh sẽ tạo thành địa hào, địa luỹ Tiến hành giảng dạy trên lớp Bước 1: Chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 6 đến 7 HS) tính theo dãy bàn từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới lần lượt nhóm số chẵn rồi nhóm số lẻ Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm +Các nhóm chẵn nghiên cứu vận động theo phương thẳng đứng +Các nhóm lẻ nghiên cứu vận động theo phương nằm ngang Chia nhiệm vụ xong tôi phát phiếu học tập đã chuẩn bị cho từng nhóm (trong phiếu học tập ghi rõ thời gian thảo luận là 5’) Bước 3: HS thảo luận nhóm, GV quan sát theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm Bản đồ và Atlát được sử dụng theo phương pháp tập thể (cả lớp cùng quan sát bản đồ treo tường) Bước 4: Đại diện 1 em trong mỗi nhóm trình bày kết quả, có 8 bảng kết quả khác nhau, giữa các nhóm tiếp tục quá trình tranh luận để đi đến thống nhất GV đưa thông tin phản hồi và giải thích bổ sung phần học kết thúc sau 12’ Bước 5: HS bổ sung phần kiến thức thiếu và sai lệch vào vở ghi bài thời gian 3’ Sau khi thực hiện bài học xong chúng tôi ra đề kiểm tra để đánh giá như sau Đề bài:Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất Đáp án: ý Nội dung Điểm 1 Các vận động kiến tạo gồm: -Vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên, hạ xuống) -Vận động theo phương nằm ngang (uốn nếp, đứt gãy) 1,0 1,0 2 Tác động của vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất là: -Vận động kiến tạo do nội lực sinh ra làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất. -Có 2 cách phân loại quan trọng nhất là chuyển động theo phương thẳng đứng và chuyển động theo phương nằm ngang +Chuyển động theo phương thẳng đứng: * Sinh ra chủ yếu do sự phân dị vật chất trong lòng đất * Vỏ Trái Đất nâng lên ở nơi này, hạ xuống ở nơi khác * Tạo ra hiện tượng biển tiến, biển thoái * Mở rộng, hoặc thu hẹp lục địa, đại dương * Diễn ra chậm lâu dài trên diện tích lớn +Chuyển động theo phương nằm ngang: * Do sự chuyển dịch các mảng lớn của vỏ Trái Đất * Uốn nếp: ở vùng có độ dẻo cao, tạo thành các dãy núi uốn nếp * Đứt gãy: ở vùng đá cứng tạo thành các khe nứt, địa hào 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 Kết quả kiểm tra như sau Điểm số Tổng 8,0 -10 6,5 -7,5 5,0 - 6,0 < 5,0 Số lượng 42 9 15 15 3 Tỉ lệ (%) 100 21,4 35,7 35,7 7,2 Phân tích bảng kết quả trên cho thấy số lượng bài làm đạt điểm giỏi và khá tương đối cao, song số lượng bài đạt điểm trung bình còn nhiều, đặc biệt số bài đạt điểm yếu kém còn cao trên 7% Kết hợp với quan sát lớp học trong giờ cho thấy vẫn còn một bộ phận học sinh chưa tích cực làm việc tính ỷ lại còn khá cao, những học sinh được cử làm nhóm trưởng và thư kí nhóm kết quả cao rõ rệt, nguyên do các học sinh có t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_cai_tien_ky_thuat_day_hoc_va_kiem_tra_danh_g.doc