SKKN Nâng cao nhận thức về văn hóa và pháp luật khi sử dụng internet cho học sinh lớp 10

SKKN Nâng cao nhận thức về văn hóa và pháp luật khi sử dụng internet cho học sinh lớp 10

Hỏi 1 câu trong phạm vị hẹp là nếu không có CNTT, cuộc sống bạn có thay đổi không? Có chứ!

Hệ thống tài chính toàn cầu sẽ sụp đổ do sự đóng cửa của các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới. Hệ thống bản lẻ toàn cầu sụp đổ do các tập đoàn, chuỗi siêu thị đóng cửa. Các website thương mại điện tử sập, các hãng vận tải quốc tế ngừng hoạt động. Hệ thống đường sắt, đèn tín hiệu giao thông tại các nước phát triển ngừng hoạt động .

Tính cấp thiết Internet hiện nay là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện nay. Số người dùng Internet ở nước ta rất lớn, riêng đối với lớp trẻ, đặc biệt là học sinh THPT việc sử dụng Internet càng phổ biến. Bên cạnh những tiện ích, những tác động tích cực, không thể phủ nhận việc truy cập Internet còn có những tiêu cực đối với nhận thức và hành vi của nhiều học sinh, trở thành các mối lo cho các bậc phụ huynh, đặt ra nhiều vấn đề hóc búa đối với các nhà quản lý. Sự phát triển khoa học kĩ thuật tất yếu phải kéo theo đó nhiều vấn đề trong xã hội và Internet cũng không nằm ngoài quy luật đó. Dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều phản ánh về vấn đề bức xúc này, nhưng những nghiên cứu khoa học, nhất là trong xã hội thì đây vẫn đang là vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện hơn. Hiện nay, đối với không ít bộ phận học sinh vẫn chưa có nhận thức đúng về những lợi ích mà Internet đem lại cũng như chưa có ý thức sử dụng Internet một cách hiệu quả phục vụ cho học tập. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu và nắm rõ hơn văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao nhận thức về văn hóa và pháp luật khi sử dụng Internet cho học sinh lớp 10”

 

doc 24 trang thuychi01 10386
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao nhận thức về văn hóa và pháp luật khi sử dụng internet cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VĂN HÓA VÀ PHÁP LUẬT KHI SỬ DỤNG INTERNET CHO HỌC SINH LỚP 10
 Người thực hiện: Trần Thị Lan
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Đinh Chương Dương
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HOÁ NĂM 2017
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Hỏi 1 câu trong phạm vị hẹp là nếu không có CNTT, cuộc sống bạn có thay đổi không? Có chứ!
Hệ thống tài chính toàn cầu sẽ sụp đổ do sự đóng cửa của các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới. Hệ thống bản lẻ toàn cầu sụp đổ do các tập đoàn, chuỗi siêu thị đóng cửa. Các website thương mại điện tử sập, các hãng vận tải quốc tế ngừng hoạt động. Hệ thống đường sắt, đèn tín hiệu giao thông tại các nước phát triển ngừng hoạt động ...
Tính cấp thiết Internet hiện nay là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện nay. Số người dùng Internet ở nước ta rất lớn, riêng đối với lớp trẻ, đặc biệt là học sinh THPT việc sử dụng Internet càng phổ biến.  Bên cạnh những tiện ích, những tác động tích cực, không thể phủ nhận việc truy cập Internet còn có những tiêu cực đối với nhận thức và hành vi của nhiều học sinh, trở thành các mối lo cho các bậc phụ huynh, đặt ra nhiều vấn đề hóc búa đối với các nhà quản lý. Sự phát triển khoa học kĩ thuật tất yếu phải kéo theo đó nhiều vấn đề trong xã hội và Internet cũng không nằm ngoài quy luật đó. Dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều phản ánh về vấn đề bức xúc này, nhưng những nghiên cứu khoa học, nhất là trong xã hội thì đây vẫn đang là vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện hơn. Hiện nay, đối với không ít bộ phận học sinh vẫn chưa có nhận thức đúng về những lợi ích mà Internet đem lại cũng như chưa có ý thức sử dụng Internet một cách hiệu quả phục vụ cho học tập. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu và nắm rõ hơn văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao nhận thức về văn hóa và pháp luật khi sử dụng Internet cho học sinh lớp 10” 
2. Mục đích nghiên cứu
Trong xã hội tin học hóa, các hoạt động xã hội dựa trên các dòng thông tin lưu chuyển trong một hệ thống tin học có quy mô toàn thế giới. Sống trong xã hội như vậy con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết hoặc cố ý làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống như: phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung virus vào mạng ... đều là phạm tội.
Về lĩnh vực này, nước ta đã có những văn bản pháp lý, những điều luật chống tội phạm tin học. Chính phủ đã có những giải pháp thực tế để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet xâm hại an ninh, kinh tế quốc gia và truyền bá văn hóa phẩm độc hại. 
Đối với học sinh THPT, nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi phạm tội khi sử dụng Internet của học sinh, giáo viên cần giáo dục về nhận thức cho học sinh và cung cấp cụ thể, chi tiết hơn cho các em về những văn bản pháp lý, điều luật liên quan tới tội phạm tin học. Để các em có thêm hiểu biết về trách nhiệm của bản thân, cách ứng xử có văn hóa trong thời kỳ xã hội tin học hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu những tác động tiêu cực của Internet đối với học sinh. Dẫn đến những hành vi, cách ứng xử sai lệch, thậm chí có thể vi phạm pháp luật. Từ đó, nâng cao ý thức cho các em trong việc sử dụng Internet một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, cung cấp thêm cho các em những văn bản pháp lý, những điều luật của nhà nước liên quan đến hành vi có thể vô tình hay cố ý vi phạm khi sử dụng Internet.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu dựa trên các phương pháp chính sau:
Thống kê: Thống kê số liệu người sử dụng Internet ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và tại trường THPT Đinh Chương Dương
So sánh: So sánh các số liệu người (học sinh) sử dụng Internet ở trường THPT Đinh Chương Dương và các thành phố lớn ở Việt Nam
Phân tích: Phân tích các số liệu để tìm ra nguyên nhân tiêu cực của Internet đem lại cho học sinh
Tổng hợp: Tổng hợp các ý kiến nhằm đưa ra giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức về văn hóa và pháp luật khi sử dụng Internet cho học sinh lớp 10.
Đánh giá: Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho học sinh lớp 10.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Khái niệm Internet 
Theo định nghĩa của Wikipedia: “Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu”. Theo một trang web khác: “Hiểu một cách đơn giản tổng quát thì Internet là một Mạng lưới Quốc tế (Inter = International (quốc tế) – Net = lưới). Từ đó, người ta thiết lập hàng ngàn mạng lưới trải rộng toàn cầu (World Wide Web viết tắt là WWW) để có thể trao đổi và tìm kiếm tài liệu được viết, trang trí hình ảnh qua hệ thống ngôn ngữ điện tử HTML (Hypertext Marked Language) của những Website (hay Website hoặc Webpages) của một người, một công ty, chính phủ, tổ chức, đoàn thể v.vvới tốc độ nhanh chóng chỉ trong giây phút. Người ta có thể gửi đi: điện thư (email) hay tài liệu (file) trong đó có hàng ngàn chữ viết và nhiều hình ảnh cho người khác chỉ trong tích tắc, một cái nhấn nút là hàng chục người có thể nhận ngay sau đó. Người ta cũng có dịp trò chuyện (chat) với bạn bè ở năm châu bốn biển qua máy tính bằng chương trình Messenger, facebook trên Internet. Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam năm 2011 do hãng Cimigo vừa công bố, Việt Nam có khoảng 26,8 triệu người đang sử dụng Internet, với tỷ lệ 31% dân số. Việt Nam có tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng Internet nhanh nhất khu vực. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt mức 12.035%. Theo đó, tỷ lệ người sử dụng Internet tại nước ta đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Báo cáo này được thực hiện thông qua cuộc khảo sát hơn 3.400 người sử dụng Internet tại 12 thành phố ở Việt Nam và được triển khai trong tháng 11-12/2010, với phương pháp phỏng vấn qua điện thoại. Theo khảo sát tại Việt Nam trung bình mỗi ngày họ dành khoảng 2 giờ 20 phút trên Internet. Ở những thành phố lớn, người dân truy cập Internet thường xuyên hơn so với thành phố nhỏ. Theo báo cáo, người dùng ở Hà Nội dành hơn 160 phút mỗi ngày để truy cập Internet, cao hơn so với TP.HCM (dành 150 phút mỗi ngày để truy cập Internet). Hoạt động thường xuyên nhất khi truy cập Internet là đọc tin tức và sử dụng các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, Internet cũng thường được sử dụng để nghiên cứu trong học tập và phục vụ cho công việc. Các hoạt động như giải trí, giao tiếp cũng chiếm phần lớn hoạt động của người dùng Internet. 
Theo khảo sát tại trường THPT Đinh Chương Dương năm học 2016 – 2017 với 700 phiếu thăm dò. Trong đó: có 80, 12% sử dụng Internet từ 2- 4h mỗi ngày; trong số này, có 51,48% sử dụng Internet cho các mạng xã hội, có 35,17% sử dụng Internet cho các trò chơi game online, có 10,31% sử dụng Internet cho việc tìm kiếm thông tin học tập và giải trí và 3,04% sử dụng Internet cho mục đích khác.
1.2. Tác động của Internet đối với hành vi và nhận thức của học sinh.
 	Hiện nay, học sinh chính là bộ phận tiếp cận và sử dụng Internet lớn nhất. Chính vì vậy, Internet có tác động không nhỏ tới nhận thức và hành vi của học sinh. Cũng như rất nhiều phương tiện khác sự tác động của Internet cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực.
a. Tác động tích cực
 Internet giúp cho học sinh tự tin làm chủ cuộc sống của mình. Internet là một công cụ hữu ích giúp cho học sinh mở mang và trau dồi kiến thức. Chỉ một thao tác nhấp chuột là đã có rất nhiều nguồn thông tin bổ ích phục vụ cho công việc học tập, với các công cụ tìm kiếm như: google, yahoo Ngoài ra, đó còn là diễn đàn để học sinh chia sẻ thông tin, tài liệu, kinh nghiệm trong học tập cũng như cuộc sống. Với những phần mềm ứng dụng hiện đại cho phép học sinh có thể thực hiện những công việc tưởng chừng không thể: vẽ, giải những phép toán phức tạp, làm phim, Thậm chí, có không ít học sinh đã tự viết ra những chương trình, phần mềm có tính ứng dụng cao giúp ích cho xã hội. Nhờ đó, học sinh có cơ hội khẳng định bản thân. Đó là kênh thông tin đa chiều, giúp học sinh cập nhật một cách đầy đủ các thông tin, sự kiện trong nước và thế giới một cách nhanh nhất. Từ đó, có cái nhìn toàn diện cũng như mở rộng tầm hiểu biết ở nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, Internet còn là nơi để học sinh thể hiện tình cảm với những người xung quanh. Qua các trang mạng xã hội như: yahoo, facebook, zingme, học sinh có thể trò chuyện trực tiếp với bạn bè, người thân. Hơn nữa, Internet còn giúp học sinh thư giãn sau giờ lao động, học tập vất vả, như: xem phim, nghe nhạc, chơi game 
b. Tác động tiêu cực 
Bên cạnh những lợi ích đó, Internet cũng mang lại những ảnh hưởng xấu nhất định. Có thể thấy rất rõ, chính việc lạm dụng Internet trong công việc quá nhiều đã làm cho chúng ta ít nhiều trở nên thụ động. Bất cứ khi làm việc gì chúng ta cũng có thói quen dùng Internet để giải quyết công việc hoặc vấn đề đó. Đây là kênh thông tin cộng đồng nên cũng có rất nhiều những trang web truyền tải những thông tin phản động gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tư tưởng cũng như hành vi của học sinh. Đó còn là phương tiện truyền tải những thông tin, phim ảnh đồi trụy gây ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh. Vì thế hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đã tự quay những clip, chụp ảnh phản cảm phát tán trên mạng. Ngoài ra, chỉ bàn đến một sản phẩm sản sinh từ Internet, đó là game online, sản phẩm này cũng đã gây ra nhiều tranh luận xung quanh nó. Game online xuất hiện đã gây ra nhiều biến động đáng kể trong đời sống hằng ngày của một nhóm người trong xã hội. Không ít học sinh bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn của game online đã lãng phí thời gian của họ. Thay vì làm việc, học hành, chăm lo công việc gia đình, họ mãi mê chìm đắm trong thế giới ảo của game online. Mặt khác, có những em cuộc sống đã gắn liền với Internet. Khi vui khi buồn các em cũng không có nhu cầu chia sẻ với gia đình, những người thân, bạn bè xung quanh mình. Họ chỉ thích lên mạng, trút hết những nỗi niềm của mình với mọi người qua những nick name xa lạ. Vì các em cảm thấy chỉ có ở thế giới ảo đó mình mới có thể trải lòng mình ra tất cả, chuyện thật chuyện giả cứ trộn lẫn vào nhau, tin cũng được mà không tin cũng được, không ai mất lòng ai, 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Internet đã làm thay đổi thế giới một cách sâu sắc. Thời gian, không gian như bị thu hẹp; Các mối quan hệ xã hội từ chính trị đến kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá văn nghệ đều được tác động, thúc đẩy; Diện mạo, tính chất văn hóa của các cộng đồng, ít hay nhiều, đều có sự thay đổi bởi Internet. Sự thay đổi có mặt thuận và mặt không thuận. Nếu biết khai thác, phát huy những lợi thế ưu việt của công nghệ thông tin này thì văn hóa phát triển, nếu không, sẽ có những tác động tiêu cực và để lại nhiều hệ lụy khôn lường. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện đang tồn tại hàng triệu website có nội dung không lành mạnh, thậm chí độc hại ảnh hưởng rất xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của mỗi người và cả cộng đồng. Đạo đức bị băng hoại, văn hoá bị tầm thường hoá, méo mó; an toàn xã hội bị đổ vỡ Đó là chưa nói đến những ảnh hưởng bất lợi khác về chính trị, kinh tế do một số website cố tình hay vô tình gây ra.
Từ thực tiễn ở trường THPT Đinh Chương Dương cho thấy: là một ngôi trường bán công chuyển đổi sang hệ công lập từ năm 2010, đối tượng học sinh chủ yếu có học lực trung bình và hạnh kiểm yếu. Do đó, các em dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các website xấu vì các em chưa được trang bị đầy đủ tri thức và kinh nghiệm về cuộc sống, xã hội, các em đang trong quá trình hình thành và ổn định nhân cách, tâm lý. Sự ham hiểu biết của tuổi trẻ nếu không được hướng dẫn sẽ bị các thông tin của thế lực “mạng đen” đánh lừa, chinh phục. Và rất có thể họ sẽ tự hủy hoại nhân cách của mình và gây mất an toàn cho cộng đồng xã hội. Mặt khác, việc tham gia chơi game online đang là nguyên nhân chủ yếu của những học sinh nghỉ học vô lý do. Nhiều em bỏ cả học, quên cả ăn ... để chơi game. Ngoài ra, hiện nay việc hình thành các mạng xã hội facebook, zalo ... đã tạo điều kiện cho các em được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. Về cơ bản, ta bắt gặp những xu thế ngôn ngữ “chat” của giới trẻ như: Xu hướng đơn giản hóa. Đây là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn)  chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như:    wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Đây là điều chúng ta đã biết từ lâu. Thế nhưng việc quản lý hệ thống cung cấp dịch vụ Internet trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Hậu Lộc vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn các điểm dịch vụ truy cập Internet đều gần các trường học, học sinh là khách hàng chính. Các em, ngoài một bộ phận ít truy cập để tìm kiếm thông tin phục vụ cho học tập, nghiên cứu, còn lại chủ yếu là để chơi game, để chat và để tự nguyện làm nô lệ cho các website đen. Nhiều học sinh bỏ học vì chơi game. Việc xử sự, giao tiếp trên mạng đang tạo nên những lổ hổng lớn về đạo đức và văn hoá. Rất nhiều vụ án đã có căn nguyên từ ảnh hưởng của lối sống sa đoạ và bạo lực trên các website.
Theo tôi, nguyên nhân chính không phải xuất phát từ Internet, mà là do bản thân chúng ta – những người trực tiếp sử dụng Internet. Các em chưa nhận thức đúng đắn những lợi ích của các dịch vụ Internet đem lại cho bản thân mình, chưa biết sử dụng Internet đúng lúc, đúng nơi, đúng mục đích.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Giải pháp về văn hóa trong xã hội tin học hóa
Trước những vấn đề liên quan tới hành vi của học sinh, tôi luôn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục. Rõ ràng như ở trên chúng ta đã khẳng định rằng việc sử dụng Internet của học sinh hiện nay chưa nhận được sự quan tâm, định hướng đúng cách. Để góp phần bảo vệ thế hệ trẻ, học sinh và toàn xã hội khỏi bị ảnh hưởng xấu từ Internet tôi nghĩ trước hết cần giáo dục ý thức cho các em. Vậy tại sao lại không thể hướng dẫn học sinh biết khai thác, sử dụng tài nguyên Internet một cách hiệu quả thông qua các bài học như: Bài 8. Những ứng dụng của tin học, Bài 9. Tin học và xã hội, Bài 22. Một số dịch vụ cơ bản của Internet... Nhằm: Nêu cao ý thức sử dụng Internet để khai thác, tìm kiếm thông tin phục vụ cho học tập; Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các quan hệ ứng xử trong thế giới mạng  để mọi người cùng hướng đến chân, thiện, mỹ; Phổ biến, tuyên truyền những quy định có ý nghĩa xã hội rộng rãi, dần hình thành những tập quán mới, đúng đắn, phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức dân tộc trong việc khai thác, sử dụng Internet thông qua các bài học cho học sinh. 
Một số giải pháp tôi đã áp dụng trong năm học 2016 - 2017 như:
a. Giải pháp dành cho giáo viên bộ môn Tin học
Đối với giáo viên Tin học, luôn yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy trong các giờ thực hành. Mỗi buổi thực hành yêu cầu các em tìm hiểu về một chủ đề cụ thể. Nhằm giáo dục các em ý thức sử dụng các dịch vụ của Internet một cách văn hóa và hiệu quả nhất. Sau đó, gõ thành văn bản hoàn chỉnh và nạp bài vào cuối buổi thực hành.
- Tháng 2: Tìm hiểu về chủ đề “Đảng đã cho ta một mùa xuân”
- Tháng 3: Tìm hiểu về chủ đề: “Gửi người phụ nữ tôi yêu”
- Tháng 4: Tìm hiểu về chủ đề: “Thanh niên làm theo lời Bác”
- Tháng 5: Tìm hiểu về chủ đề: “Mùa hoa phượng đỏ”
b. Giải pháp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm
 	Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm động viên tích cực cho các em học sinh tham gia các cuộc thi trên mạng Internet, các buổi ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Qua đó, các em có dịp tìm hiểu, trao đổi thêm kiến thức, kỹ năng sống trong những môi trường tích cực như trường, lớp, đoàn hội. Ngoài ra, các em còn được rèn luyện kỹ năng về phương pháp tìm kiếm trên Internet, trau dồi vốn hiểu biết ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc.
c. Giải pháp kết hợp với giáo viên bộ Ngữ Văn 
 Việc phối hợp giữa các giáo viên mới mang lại nhiều thay đổi về nhận thức cho học sinh. Đặc biệt, là giáo viên bộ môn Ngữ Văn. Thầy cô là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ, những người có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Hằng tháng, tôi sẽ gửi các bài viết đánh máy về mỗi chủ đề khác nhau của học sinh đến các thầy cô bộ môn Ngữ Văn. Thông qua các bài viết đó nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh nhằm nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
d. Giải pháp kết hợp với các tổ chức đoàn thể nhà trường
 Về phía nhà trường THPT Đinh Chương Dương, trong năm học 2016 – 2017 đã tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi “Tìm hiểu sức khỏe sinh sản cho học sinh” nhân dịp 8/3 trên website  “Đi đường an toàn - cho bạn cho tôi” của Bộ giáo dục trên website  Ngoài ra, các tổ nhóm chuyên môn trong trường đã tổ chức các buổi ngoại khóa vui chơi lành mạnh tạo môi trường học tập tích cực để thu hút các em học sinh như: Câu lạc bộ Hóa học, Đối thoại tiếng anh, Văn học dân gian...
e. Giải pháp kết hợp với gia đình học sinh
 Mỗi tháng tôi đều thông qua website  để gửi kết quả cũng như nhận xét về ý thức học tập của học sinh lớp mình giảng dạy. Vì theo tôi, các em cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Gia đình, thường xuyên truy cập vào website  để xem thông báo tình hình học tập của con em mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng. Ngoài ra, gia đình hãy xem con em mình  như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em hiện nay, và đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất. Giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trang bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.
3.2. Giải pháp thông qua pháp luật trong xã hội tin học hóa
Ngoài việc giáo dục ý thức, giáo viên cần cung cấp thêm cho học sinh những văn bản pháp lý, những điều luật quy định của nhà nước về tội phạm tin học thông qua các bài giảng. Như: 
Điều 34. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo (Chương II. Mục 4 - Số: 67/2006/QH11 – Luật công nghệ thông tin)
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy, học, tuyển sinh, đào tạo và các hoạt động khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định của pháp luật về giáo dục.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện hoạt động giáo dục và đào tạo, công nhận giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.
Điều 69. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Chương IV. mục 4 - Số: 67/2006/QH11 – Luật công nghệ thông tin)
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân truyền đưa thông tin trên m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nhan_thuc_ve_van_hoa_va_phap_luat_khi_su_dung.doc