Phương pháp luyện tập bài 4: bài toán và thuật toán Tin học 10

Phương pháp luyện tập bài 4: bài toán và thuật toán Tin học 10

Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.

Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới.

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007.

 

doc 18 trang thuychi01 8022
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp luyện tập bài 4: bài toán và thuật toán Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN TIN HỌC 10
Người thực hiện: Nguyễn Thúy Hà
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:  1
Mục đích nghiên cứu: .. 1-2
Đối tượng nghiên cứu: . 2 
Phương pháp nghiên cứu: . 2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận: . 2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: . 2-3
 Giải quyết vấn đề: .. 3
2.3.1 Các giải pháp thực hiện:  3
 2.3.2 Nội dung thực hiện: ... 3-12
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ... 12
 3. Kết luận, kiến nghị: .. 12
 3.1. Kết luận: ............ 12-13
	3.2. Kiến nghị: ........ 13
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN TIN HỌC 10’’
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. 
Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới. 
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 4 “BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN ”, nội dung của bài này là dạy cho học sinh cách viết thuật toán bằng cách liệt kê hay sơ đồ khối và là nội dung khó đối với học sinh. Vì vậy đối với các tiết bài tập của phần này nên cần thiết kết hợp kiến thức của nhiều môn học làm cho bài dạy phong phú, gần gũi hơn để học sinh tích cực tự giác tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn. Qua đó giúp các em vừa nắm vững kiến thức Tin học, hiểu thêm kiến thức của các môn khác và qua nội dung của bài này cũng giúp giáo viên tìm được nguồn học sinh giỏi để bồi dưỡng học sinh dự thi kì thi học sinh giỏi Tỉnh năm lớp 11.
Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN TIN HỌC 10’’ .Với các ví dụ được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ giúp cho học sinh nắm bắt hơn về cách viết thuật toán của một bài toán khi học bài 4 tin học 10.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh khối 10 trường THPT Lương Đắc Bằng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Khi xây dựng đề tài này tôi đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau: Sách giáo khoa Tin học 10, Bài tập trắc nghiệm và một số đề kiểm tra Tin học 10, Một số bài tập cơ bản của các môn học khác. 
Phương pháp ứng dụng thực tiễn.
- Phương pháp quan sát. - Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)
- Phương pháp điều tra. – Phỏng vấn học sinh 
- Phương pháp khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ. Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
- Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 vầ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
- Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006 Bộ trưởng giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ về đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2004-2006.
- Chỉ thị 29/CT của trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
- Thông tư số 14/2002/TT- BGD& ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 “Bài 4: Bài toán và thuật toán” Trong chương trình tin học lớp 10 là một phần kiến thức quan trọng của chương trình vì khi học sinh học lên lớp 11 thì chỉ học lập trình mà muốn viết được chương trình thì các em phải hiểu thuật toán và cài đặt được thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
+ Học sinh thường gặp khó khăn khi xác định bài toán.
+ Khó liên hệ phương pháp giải một bài toán trong toán học với thuật giải trong tin học. 
 Chính vì vậy khi dạy giáo viên cần đưa thêm nhiều bài tập của các môn học khác không phải chỉ toán học và hướng dẫn các em diễn tả thuật toán của các bài tập đó, đây là một việc làm thiết yếu để có được kết quả tốt.
2.3 Giải quyết vấn đề
2.3.1 Các giải pháp thực hiện.
Đề tài được hình thành dựa vào các câu hỏi khoa học sau:
* Để học sinh có thể tự lực diễn tả được thuật toán của các bài toán thì phải làm cách nào?
* Việc giúp học sinh có thể dễ dàng nhận dạng được bài toán với phương pháp đã được hướng dẫn của giáo viên thì người giáo viên cần phải làm gì?
Từ các câu hỏi trên, tôi thấy rằng để học sinh học tốt được “Bài 4: Bài toán 
và thuật toán” thì cần phải đưa ra các bài toán của nhiều môn học để các em thấy hứng thú học hơn. 
2.3.2 Nội dung thực hiện
A . Nhắc lại khái niệm bài toán và thuật toán
Khái niệm bài toán
	Bài toán là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện.
	Khi dùng máy tính giải bài toán , ta cần quan tâm đến hai yếu tố: Đưa vào máy thông tin gì (Input) và cần lấy ra thông tin gì (Output).
Khái niệm thuật toán
	Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
	Các tính chất của thuật toán:
- Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.
- Tính xác đinh: Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo.
- Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.
B. Các bài tập 
Bài 1: Dãy thao tác nào sau đây là một mô tả thuật toán?
(Chỉ đường)
Bước 1: Đi thẳng, tới cửa hàng bán sách đầu tiên bên phải thì rẽ phải;
Bước 2: Tiếp đó đi thẳng qua các ngã tư, tới ngã tư thứ ba thì rẽ trái;
Bước 3: Đi tiếp, tới một quán ăn thì tìm nhà bên cạnh quán ăn để gõ cửa.
(Xử lí tình huống qua ngã ba hay ngã tư có đèn giao thông)
Bước 1: Nhìn màu của đèn giao thông đang sáng theo chiều đi của mình;
Bước 2: Nếu đèn có màu đỏ hoặc vàng thì dừng rồi quay lại bước 1;
Bước 3: Đi tiếp.
Đáp án: b
Bài 2: Cho một danh sách tên học sinh trong một tổ học tập. Có thể sắp xếp danh sách các tên đó theo thứ tự ABC của chữ cái đầu tiên ở mỗi tên bằng thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi đã được học.
	Danh sách ban đầu: Tuyết, Phương, Nam, Hà, Lan, Bình, Xuân.
a/ Danh sách nào dưới đây là kết quả sau lần duyệt thứ nhất khi thực hiện thuật toán sắp xếp với danh sách ban đầu?
 Tuyết, Phương, Nam, Hà, Lan, Bình, Xuân;
 Phương, Tuyết, Hà, Nam, Bình, Lan, Xuân;
 Phương, Nam, Hà, Lan, Bình, Tuyết, Xuân;
 Xuân, Tuyết, Phương, Nam, Hà, Lan, Bình.
b/ Với danh sách ban đầu như trên, thuật toán cần phải thực hiện bao nhiêu lần duyệt danh sách?
 1 lần; (B) 7 lần; (C) 6 lần; (D) 5 lần.
Đáp án: 	Câu a: (C)
	Câu b: (D)
Hãy xác định bài toán, nêu ý tưởng và mô tả thuật toán bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ khối để giải các bài toán sau:
Bài 1: Một đoạn phân tử ADN có A = 1500Nu, G = 3000Nu. Tính chiều dài của đoạn phân tử ADN đó
Xác định bài toán
Input: Đoạn phân tử AND có A=1500Nu, G=3000Nu;
Output: Chiều dài của đoạn phân tử AND.
Ý tưởng: 
N=2A+2G= 2 * 1500+2 * 3000=9000 Nu
Lgen= N/2 * 3,4=15300 ăngstrong
Thuật toán
Bước 1: Nhập A=1500Nu, G=3000Nu;
Bước 2: N 2 * (A + G);
Bước 3: L N/2 * 3,4;
Bước 4: Đưa ra giá trị của L rồi kết thúc.
Bài 2: Một người đi xe máy từ A đến B mất t giờ với vận tốc trung bình là v (km/h). Tính độ dài quãng đường AB.
Xác định bài toán
Input: Cho vận tốc là v và thời gian là t;
Output: Tính SAB.
Ý tưởng: 
SAB = v * t. 
Thuật toán
Bước 1: Nhập vận tốc v và thời gian t;
Bước 2: S v * t;
Bước 3: Đưa ra giá trị của S rồi kết thúc.
Bài 3: Mức phạt được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/8/2016. (Mức phạt dưới đây chỉ tính riêng với xe điện và xe đạp điện).
 - Không đội mũ bảo hiểm. Mức phạt 100.000 – 200.000 VNĐ;
 - Lấn làn, đè vạch liền. Mức phạt 50.000 – 60.000 VNĐ;
 - Rẽ phải ở ngã tư có đèn đỏ, vượt đèn vàng. Mức phạt 60.000 – 80.000 VNĐ;
 - Chạy ngược chiều, đi xe trên vỉa hè. Mức phạt 100.000 – 200.000 VNĐ;
 - Dừng, đậu xe không đúng nơi quy định. Mức phạt 60.000 – 80.000 VNĐ.
Quy ước: 	- Số 1 đối với lỗi ’Không đội mũ bảo hiểm’;
 - Số 2 đối với lỗi ’Lấn làn, đè vạch liền’;
 - Số 3 đối với lỗi ’Rẽ phải ở ngã tư có đèn đỏ, vượt đèn vàng’;
 - Số 4 đối với lỗi ’Chạy ngược chiều, đi xe trên vỉa hè’;
 - Số 5 đối với lỗi ’Dừng, đậu xe không đúng nơi quy định’.
Cho số nguyên N (0<N<6) là quy ước của lỗi vi phạm. Hãy đưa ra mức phạt tương ứng với lỗi đó.
Xác định bài toán
Input: Cho số nguyên dương N (0<N<6) là quy ước của lỗi vi phạm;
Output: Đưa ra mức phạt tương ứng với lỗi vi phạm.
Ý tưởng: 
Nếu N=1 thì mức phạt 100.000 – 200.000 VNĐ;
Nếu N=2 thì mức phạt 50.000 – 60.000 VNĐ;
Nếu N=3 thì mức phạt 60.000 – 80.000 VNĐ;
Nếu N=4 thì mức phạt 100.000 – 200.000 VNĐ;
Nếu N=5 thì mức phạt 60.000 – 80.000 VNĐ.
Thuật toán
Nhập số nguyên N (0<N<6)
Thông báo mức phạt là 100.000 – 200.000 VNĐ 
 rồi kết thúc
Đúng
N=1?
Sai
Thông báo mức phạt là 50.000 – 60.000 VNĐ 
 rồi kết thúc
Đúng
N=2?
Thông báo mức phạt là 60.000 – 80.000 VNĐ 
 rồi kết thúc
Sai
Đúng
N=3?
Sai
Thông báo mức phạt là 100.000 – 200.000 VNĐ 
 rồi kết thúc
Đúng
N=4?
Sai
Thông báo mức phạt là 60.000 – 80.000 VNĐ 
 rồi kết thúc
Bài 4: Cuối mỗi học kì cô Hà dạy bộ môn Tin học sẽ thưởng cho một bạn trong lớp cô dạy có điểm thi ≥ 9 và điểm phải cao nhất lớp. Học kì II năm nay lớp 10A1 có những 8 bạn đạt điểm 10 tuyệt đối. Cô không biết sẽ thưởng cho bạn nào, vậy cô yêu cầu các bạn trong lớp bỏ phiếu. Kết quả bỏ phiếu cho biết bạn Hùng được a1 phiếu, bạn Dũng được a2 phiếu, bạn Ánh được a3 phiếu, bạn Lan được a4 phiếu, Bạn Hoàng được a5 phiếu, bạn Quân được a6 phiếu, bạn Minh được a7 phiếu, bạn Mạnh được a8 phiếu (giả sử không có hai bạn nào có số phiếu bằng nhau) . Ai cao phiếu nhất sẽ được thưởng.. Hãy tìm bạn được thưởng .
Xác định bài toán
Input: Cho tên của các bạn lần lượt là b1, b2, b3, b4, b5, b6, b7, b8 có số phiếu tương ứng là a1, a2, a3, a4, a5, a6, a7, a8; 
Output: Đưa ra tên bạn được thưởng.
Ý tưởng: 
Khởi tạo giá trị Max = a1.
Lần lượt với i chạy từ 2 đến 8, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai > Max thì Max nhận giá trị mới là ai. Sau khi tìm được Max thì cho i chạy từ 1 đến 8 kiểm tra xem giá trị ai nào bằng Max thì đưa ra bi.
Thuật toán
Bước 1: Nhập tên các bạn là b1,..., b8 và dãy số phiếu là a1,...,a8;
Bước 2:Max a1, i 2;
Bước 3: Nếu i > 8 thì chuyển xuống bước 5;
Bước 4:
Bước 4.1: Nếu ai > Max thì Max ai;
Bước 4.2: i i+1 quay lại bước 3;
	Bước 5: i 1;
Bước 6: Nếu ai = Max thì đưa ra bi rồi kết thúc.
Bước 7: i i+1 quay lại bước 6.
Bài 5: Trong một trang trại trồng rau ông A lắp hệ thống gồm n vòi phun để tưới nước (máy) cho rau. Hằng ngày, các vòi phun đều hoạt động 2 lần với tổng thời gian phun trong một tháng là h giờ. Nếu mỗi vòi phun nước trong 1giờ thì sẽ hết k khối nước. Tính số tiền nước cuối tháng mà ông A phải trả, biết rằng giá những khối nước từ 1-->99 là X đồng/ khối, từ 100 -->200 giá là Y đồng/khối, nếu >200 khối trở lên giá là Z đồng/khối.
Xác định bài toán
Input: Cho tổng số thời gian phun nước trong một tháng là h giờ và k là số khối nước phun hết trong 1 giờ, cho X, Y, Z là mức giá những khối nước.
Output: Đưa ra số tiền nước cuối tháng mà ông A phải trả.
Ý tưởng: 
Tính số khối nước dùng hết trong một tháng T = h*k.
Nếu T ≤ 99 thì ST = X*T;
Nếu T ≤ 200 thì ST = 99*X + (T-99)*Y;
Nếu T > 200 thì ST = 99*X + (200-99)*Y + (T-200)*Z;
Nhập h, k , X, Y, Z
Thuật toán
T h*k 
Đúng
ST X*T 
Đúng
T ≤ 99?
Sai
ST 99*X+(T-99)*Y 
T ≤ 200?
Đúng
Sai
ST 99*X+101*Y +(T-200)*Z 
Đưa ra số tiền nước cuối tháng ông A phải trả là ST rồi kết thúc
Bài 6: Từ khi bé Gấu vào lớp 1 thì mẹ bé có kế hoạch tiết kiệm cho bé. Mỗi tháng mẹ bé sẽ bỏ vào lợn đất 600.000 đồng. Hỏi sau bao nhiêu tháng mẹ bé sẽ bỏ được cho bé số tiền ít nhất là A đồng.
Xác định bài toán
Input: Cho số tiền A.
Output: Đưa ra số tháng mẹ bé phải bỏ tiền vào lợn để đạt được số tiền ít nhất là A đồng.
Ý tưởng: 
Khởi tạo giá trị Tong = 600.000 và T = 1.
So sánh giá trị A với giá trị Tong, nếu Tong < A thì T = T+1 và Tong = Tong + 600.000. Thao tác này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi Tong ≥ A
Thuật toán
Bước 1: Nhập A;
Bước 2:Tong 600000, T 1;
Bước 3: Nếu Tong ≥ A thì đưa ra T rồi kết thúc;
Bước 4: Tong Tong + 600000;
Bước 5: T T+1 quay lại bước 3.
Bài 7: Viết một bài bói vui nho nhỏ, nếu cộng tổng các chữ số của ngày, tháng, năm sinh của bạn sẽ được một số N. Nếu 1 ≤ N ≤ 5 bạn là người mạnh mẽ, thẳng thắn. Nếu 6 ≤ N ≤ 9 bạn là người tình cảm, vị tha. Nếu N ≥ 10 bạn là người luôn vui vẻ, hòa đồng. Cho d1, d2 là các con số thể hiện ngày; m1, m2 là các con số thể hiện tháng; y1, y2, y3, y4 là các con số thể hiện năm. Hãy in ra một lời nhận xét về ngày, tháng, năm sinh đó.
Xác định bài toán
Input: Cho d1, d2, m1, m2, y1, y2, y3, y4 là các số của ngày, tháng, năm sinh.
Output: In ra lời nhận xét về ngày, tháng, năm sinh tương ứng với tổng tính được.
Ý tưởng: 
Tính tổng N = d1+ d2+ m1+ m2+ y1+y2+ y3+y4.
Nếu 1 ≤ N ≤ 5 thì đưa ra nhận xét ‘Bạn là người mạnh mẽ, thẳng thắn’;
Nếu 6 ≤ N ≤ 9 đưa ra nhận xét ‘Bạn là người tình cảm, vị tha’;
Nếu N ≥ 10 đưa ra nhận xét ‘Bạn là người luôn vui vẻ, hòa đồng’.
Thuật toán
Nhập d1, d2, m1, m2, y1, y2, y3, y4
N d1+ d2+ m1+ m2+ y1+y2+ y3+y4
Đưa ra nhận xét ‘Bạn là người mạnh mẽ,thẳng thắn’
rồi kết thúc
N ≤ 5?
Đúng
Đưa ra nhận xét ‘Bạn là người tình cảm, vị tha’
rồi kết thúc
Sai
Đúng
N ≤ 9?
Sai
Đưa ra nhận xét ‘Bạn là người luôn vui vẻ, hòa đồng’
 rồi kết thúc
C. Bài tập tham khảo
Bài 1: Cho một gen có chiều dài 4080 ăngstrong, có A = 400 nuclêôtit. Tính số chu kì xoắn của phân tử ADN. 
Bài 2: Một đoạn ADN tương ứng với một gen có khối lượng phân tử là 900.000 đvC. Phân tử trên có tổng số nuclêôtit là bao nhiêu?
Bài 3: Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B. Nửa thời gian đầu, ô tô đi với vận tốc 50km/giờ và nửa thời gian còn lại ô tô đi với vận tốc 35 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên suốt quãng đường AB.
Bài 4: Một người đi xe đạp với tốc độ 10km/h và một người đi xe máy với tốc độ 30km/h cùng xuất phát từ một vị trí, cùng một thời điểm và đi cùng một hướng. Tính khoảng cách giữa hai người sau t giờ (0 ≤ t ≤ 15).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với học sinh: 
- Không khí lớp học sôi nổi, ở học sinh có tiến bộ rõ rệt về kết quả học tập. Các em đã biết cách diễn tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê hoặc sơ đồ khối, các em dần dần mạnh dạn, tự tin không còn rụt rè khi đưa ra ý kiến, khi giáo viên gọi lên bảng làm bài.
- Học sinh tích cực tham gia tốt các phong trào nhà trường, các phong trào của nhà trường các em tham gia đều có đạt giải, đặc biệt: Thi học sinh giỏi cấp trường có 9/10 em đạt giải và có hai em được chọn để bồi dưỡng sang năm lớp 11 sẽ đi thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.
Đối với bản thân, đồng nghiệp: Sáng kiến kinh nghiệm này là một tài liệu tham khảo bổ ích khi dạy Bài 4: Bài toán và thuật toán của Tin học 10. Dựa trên cơ sở đề tài giáo viên có thể sáng tác các bài tập hoặc dạng bài tập theo chủ ý của mình.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
	Trên đây là những giải pháp mà tôi đúc rút được trong suốt quá trình giảng dạy tại trường THPT Lương Đắc Bằng.
	Bài 4: Bài toán và thuật toán là nội dung quan trọng trong chương trình môn tin lớp 10 nói riêng và bậc THPT nói chung. Nhưng đối với học sinh là một mảng tương đối khó, đây cũng là phần nội dung mà nhiều thầy cô giáo quan tâm.
	Đề tài của tôi đã được kiểm nghiệm trong các năm giảng dạy lớp 10, được học sinh đồng tình và đạt kết quả. Các em hứng thú học tập hơn đặc biệt đối với các em ban khoa học xã hội sau khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy thì số học sinh hiểu và có kĩ năng giải được cơ bản các bài tập nói trên.
	Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song không tránh được thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm của tất cả các đồng nghiệp bổ sung và góp ý cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
3.2. Kiến nghị
Đối với Sở GD&ĐT: Duy trì thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, học tập của học sinh.
Đối với nhà trường: Nên có nhiều sách tham khảo hơn nữa cho giáo viên.
XÁC NHẬN CỦA 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2018
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Nguyễn Thúy Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tin học lớp 10
Bài tập trắc nghiệm và một số đề kiểm tra Tin học 10 (Hồ Sĩ Đàm – chủ biên)
Sách giáo khoa Vật lí lớp 10
Sách giáo khoa Sinh học lớp 10
Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thong đường bộ và đướng sắt, có hiệu lực từ ngày 1/8/2016
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH XẾP LOẠI
Tên tác giả: Nguyễn Thúy Hà
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Tổ Toán – Tin
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
TT
Tên đề tài SKKK
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm đánh giá xếp loại
1
Phương pháp dạy một số bài tập trong SGK Tin học 11
C
2010
2
Chuyên đề bồi dưỡng kiểu dữ liệu xâu
B
2015

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_luyen_tap_bai_4_bai_toan_va_thuat_toan_tin_hoc_1.doc