SKKN Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10

SKKN Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10

Sau những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức để có thể hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thể giới. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, nhân tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy giáo dục được coi là LLSX trực tiếp, là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiếp tục đầy mạnh CNH-HĐH đất nước. Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, tất cả các quốc gia, dân tộc đã và đang tiến hành đổi mới giáo dục. Có thể nói, hầu hết các nước hiện nay đều tập trung tìm mọi cách khai thác, phát triển nguồn lực con người. Do đó, trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của nhân loại, chưa bao giờ người lao động cần phải có một trình độ toàn diện ở một mức độ cao như giai đoạn hiện nay và tương lai.

 Trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cho thời kì CNH-HĐH thì việc dạy học môn Tin học ở các trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng.Trên cơ sở xác định mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển hài hoà, toàn diện và tính chất XHCN của nền giáo dục, điều 27 Luật giáo dục nước ta xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Trên cơ sở mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục nước ta đã xác định rõ mục tiêu của từng cấp học, bậc học. Trong đó, mục tiêu của cấp THPT là “Nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,học nghề hoặc đi vào cuộc sồng lao động”.

 

docx 17 trang thuychi01 6383
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.LỜI MỞ ĐẦU.
 1.Lý do chọn đề tài: 
 Sau những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức để có thể hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thể giới. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, nhân tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy giáo dục được coi là LLSX trực tiếp, là một trong nhiều yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiếp tục đầy mạnh CNH-HĐH đất nước. Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, tất cả các quốc gia, dân tộc đã và đang tiến hành đổi mới giáo dục. Có thể nói, hầu hết các nước hiện nay đều tập trung tìm mọi cách khai thác, phát triển nguồn lực con người. Do đó, trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội của nhân loại, chưa bao giờ người lao động cần phải có một trình độ toàn diện ở một mức độ cao như giai đoạn hiện nay và tương lai.
 Trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển nguồn nhân lực cho thời kì CNH-HĐH thì việc dạy học môn Tin học ở các trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng.Trên cơ sở xác định mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển hài hoà, toàn diện và tính chất XHCN của nền giáo dục, điều 27 Luật giáo dục nước ta xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Trên cơ sở mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục nước ta đã xác định rõ mục tiêu của từng cấp học, bậc học. Trong đó, mục tiêu của cấp THPT là “Nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,học nghề hoặc đi vào cuộc sồng lao động”. 
 Mục tiêu trên đã trở thành định hướng chỉ đạo cho toàn bộ các hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân mà trước hết là thông qua quá trình dạy học các môn học ở nhà trường THPT, trong đó có môn Tin học, Liên quan đến vai trò và vị trí môn Tin học, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) đã nhấn mạnh: “Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” nhằm “giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo” góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
 Để thực hiện tốt được mục tiêu giáo dục thì các nhà trường, toàn xã hội phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
 Hiện tại chưa có tài liệu chuyên sâu từ các đồng nghiệp, nhà trường chưa có sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết vấn đề: “Nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10”.
 Qua các nội dung ở trên tôi khẳng định lý do lựa chọn vấn đề “Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán– Tin học 10”. Để viết sáng kiến kinh nghiệm là cấp thiết.
2.Mục đích nghiên cứu đề tài:
 - Làm rõ cơ sở lý luận và nội dung của các phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động trong giảng dạy môn Tin học. 
 - Với mục đích trên nhiệm vụ của đề tài này là: 
+ Trình bày những vấn đề về “Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10”. 
+Vận dụng các phương pháp này để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10. 
+ Làm tài liệu ứng dụng vào dạy học tin học tại các nhà trường THPT, là nguồn tài liệu để làm cơ sở nghiên cứu các đề tài khác.
3.Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10. 
 Tổng kết “Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán –Tin học 10”. Khi áp dụng các phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động.
 4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
+Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin. 
+Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 1.Cơ sở lý luận: 
 Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây: 
 1.1 Luật Giáo dục số 8/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". 
 1.2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI "Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội".
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong dạy và học"; 
 1.3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"
 1.4. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học.
 - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.Thực hiện Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015, Công văn sô 1695/SGD&ĐT-GDCN ngày 09/9/2015 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; căn cứ Quy định quản lý hoạt động khoa học Ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá ban hành kèm theo Quyết định số 100/GD-GDCN ngày 06/5/2002 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạoThanh Hóa) năm học 2015-2016 : “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. 
 Xuất phát từ nhận thức về vai trò, vị trí môn Tin học trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Trên cơ sở nhận thức lí luận khoa học cũng như quá trình tích luỹ kinh nghiệm dạy học bộ môn Tin học ở trường THPT, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10”. 
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
 Trường THPT Hậu Lộc 3 là một đơn vị đóng trên vùng Tây Bắc của Huyện Hậu Lộc, đây là vùng mà phần lớn nhân dân có điều kiện kinh tế còn rất khó khăn so với 
điều kiện kinh tế của nhân dân các vùng khác trong huyện và trong tỉnh. Do vậy ý thức của mọi tầng lớp nhân dân trong vùng với việc xã hội hoá giáo dục còn rất thấp, ngoài ra sự quan tâm đầu tư cho giáo dục của các cấp lãnh đạo huyện cũng chưa thực sự hiệu quả. Bậc THPT gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, trong đó lớp 10 là năm học có thể được xem là căn bản nhất của giáo dục phổ thông, nối tiếp các lớp ở cấp THCS và là nền móng cho các năm học tiếp theo, bậc học THPT có trách nhiệm hoàn thành việc đào tạo các thế hệ học sinh làm nguồn cho các bậc Cao đẳng, Đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc CNH – HĐH đất nước nói chung. Nói cụ thể hơn cấp THPT cần chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kỹ năng áp dụng thực tế có phong cách làm việc đúng đắn với các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhất là khi sử dụng và làm việc với máy tính PC để giải các bài toán quản lý (kinh tế) tự động hoá trong thực tế của cuộc sống hàng ngày. Việc Dạy – Học Tin học ở Trường THPT hiện nay còn rất nhiều khó khăn như sau:
 Trường THPT Hậu Lộc 3 chúng tôi là một trường mới được thành lập từ năm 2004, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, nhất là các thiết bị thí nghiệm và phòng thực hành (Môn Tin học), đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu và trẻ vì thế kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chất lượng học sinh của nhà trường đầu vào có điểm tuyển sinh vào lớp 10 là thấp nhất so với mặt bằng chung trong vùng và trong toàn huyện Hậu Lộc, hiện nay tại Trường THPT Hậu Lộc 3 về điều kiện phòng học 19 lớp/19 phòng học, máy tính để thực hành còn thiếu và không đồng bộ (các máy tính hầu như bị hỏng không hoạt động được), qua các điều trên nhà trường khó có thể bố trí để dạy các giờ bài tập và thực hành có hiệu quả cao, gây trở ngại rất lớn đến chất lượng dạy và học môn tin học. Do mặt trái của cơ chế thị trường đã mở cửa cho làn sóng văn hoá không lành mạnh tràn vào nước ta làm hoen ố, biến dạng nền văn hoá của dân tộc, một bộ phận thanh niên có quan niệm không đúng về việc học tập của bản thân có ý nghĩ học tin học là ra quán net (Vào mạng Internet để chơi game) sẽ hiểu hết mọi vấn đề. Do đặc điểm của môn học và trình độ của từng học sinh nên chúng ta cần chú ý đến việc phát triển tự học và ý thức bảo vệ của công, tôn trọng pháp luật.
 Do đặc điểm của từng vùng miền, và môn học không chỉ dừng ở mức minh hoạ qua nội dung bài học mà phải trở thành công cụ nhận thức. Yêu cầu tăng hoạt động giải bài tập và thực hành với lứa tuổi tò mò và hiếu động chưa quen với tác phong nghiêm túc khi dùng thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại là máy tính PC, chưa có ý thức bảo vệ tài sản chung của xã hội.
 Học sinh còn quen với chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục "định hướng nội dung" dạy học hay "định hướng đầu vào" (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học.Thầy(người dạy) truyền thụ trò(người học) tiếp thu. 
 Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội dung được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra. Việc quản lý chất lượng giáo dục ở đây tập trung vào "điều khiển đầu vào" là nội dung dạy học. 
 Học sinh quan niệm đây là môn học phụ, chưa thực sự bị cuốn hút khi học môn tin học, dể mắc tính ỉ lại lười suy nghĩ hoạt động, lười tư duy và hành động, không phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp còn hạn chế, chưa có năng lực cộng tác làm việc theo nhóm, cộng đồng, dẫn đến việc dạy học Tin học hiệu quả chưa cao.
Từ thực tế đó cho chúng ta thấy rằng hiệu quả của việc dạy học tin học trong các trường THPT là chưa cao. Cụ thể là năm học 2014– 2015 khi chưa đưa các sáng kiến để giảng dạy tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10, giáo viên thông qua phiếu điều tra xã hội học về thực trạng học sinh sau khi học xong Bài toán và thuật toán -Tin học 10 cụ thể ở các lớp 10 có kết quả như sau: 
TT
Em hãy xác định bài toán, thiết kế thuật toán
ý kiến học sinh (%)
Xác định đúng
Xác định không đúng
Xác định không rõ
1
10C1
12%
70%
18%
2
10C2
10%
70%
20%
3
10C3
14%
65%
11%
4
10C4
8%
75%
17%
5
10C5
7%
80%
13%
6
10C6
5%
80%
15%
Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn Tin học ở trường Trung học phổ thông để góp phần vào việc dạy – học tin học, ứng dụng những thành tựu tiên tiến của công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc học THPT là vấn đề thời sự mang tầm chiến lược của ngành giáo dục nước nhà trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin thế giới, chúng tôi xin mạnh dạn được đóng góp một số sáng kiến trong việc dạy học môn tin học trong trường THPT: “Sử dụng nhóm phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 10 §4 Bài toán và thuật toán – Tin học 10”. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 §4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN. (Tiết 10)
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được:
a. Về kiến thức:
- Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các đặc trưng chính của thuật toán.
- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và ngôn ngữ liệt kê.
- Hiểu một số thuật toán thông dụng.
b. Về kỹ năng :
 - Xây dựng được thuật toán giải một sô bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc ngôn ngữ liệt kê.
c. Về thái độ :
- Có thái độ nghiêm túc, tự giác, hợp tác trong học tập.
2. Phương pháp:
	Kết hợp phương pháp đàm thoại với thảo luận nhóm, động não, thuyết trình
 . Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động
 . Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
 . Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
 . Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
 . Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
 . Phát triển năng lực đánh giá.
3. Phương pháp:
	 .Máy chiếu projecter, GA, các tài liệu SGV, SGK Tin học 10.
 . Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính
4. Phát hiện và giải quyết vấn đề trong các hoạt động: 
 Có thể nói quá trình dạy học là quá trình vận động và phát triển trong trí tuệ, trong nhân cách và trong năng lực môn học của người học, sự vận động này có nguồn gốc từ việc giải quyết các mâu thuẫn cơ bản bên trong của chính người học và được quy định bởi các nhiệm vụ học tập, trong quá trình dạy học ẩn chứa rất nhiều mâu thuẫn ví dụ như: Mâu thuẫn giữa mục tiêu và điều kiện phương tiện để dạt mục tiêu, mâu thuẫn giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học chưa đổi mới. 
 Lấy “Học” làm trung tâm thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm: Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học” - Được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những 
tình huống của đời sống thực tế, người học được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải là được thông báo tri thức dưới dạng có sẵn, học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ nghe thầy(cô) giáo giảng một cách thụ động, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động, tích cực tham gia các hoạt động học tập như thông qua thảo luận, tranh luận tập thể, hoạt động nhóm.
 Dạy học là một dạng hoạt động đặc trưng của loài người nhằm truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích luỹ được biến chúng thành vốn liếng kinh nghiệm và phẩm chất năng lực của cá nhân người học. 	Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động bao gồm hai hoạt động liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động trong đó thầy(cô) giáo sử dụng các tình huống gợi vấn đề giúp học sinh hiểu rõ những vấn đề phức tạp trừu tượng trong từng bài giảng là tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú trong giờ học khơi dậy cho người học có cảm nghĩ là tuy họ chưa có ngay lời giải, nhưng đã có một số tri thức, kĩ năng liên quan đến vấn đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ thì có nhiều hi vọng giải quyết được vấn đề đó, như vậy học sinh có thể lĩnh hội được nội dung học đồng thời phát triển được nhân cách, năng lực người học. Để tiếp thu những tri thức kĩ năng, kinh nghiệm nhằm sử dụng chúng trong hoạt động thực tiễn, người học cần thông qua hoạt động tích cực của bản thân, tham gia vào quá trình tái tạo lại chúng, chiếm lĩnh chúng thông qua tình huống vấn đề, học sinh cảm thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện tri thức, kĩ năng bằng cách giải quyết các vấn đề nảy sinh. Có như vậy người học mới không bị phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động dưới dạng trừu tượng là các tranh tĩnh, bài tập cố định trong sách giáo khoa hoặc qua lời thầy giáo dạy. 
 Điều quan trọng nhất đối với phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động là thầy (cô) giáo dạy phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện phù hợp nội dung từng bài (tiết) dạy phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật có thể vận hành dể dàng làm tăng sức hấp dẫn đối với người học, phải phù hợp với nguyên tắc tính tự giác và tích cực, vì nó khêu gợi được hoạt động học tập mà chủ thể được hướng đích, gợi động cơ trong quá trình phát hiện và gải quyết vấn đề phải cụ thể, sát thực tế mới có tính thuyết phục cao. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động cũng biểu hiện sự thống nhất giữa kiến tạo tri thức, phát triển năng lực trí tuệ và bồi dưỡngphẩm chất, những tri thức mới (đối với học sinh) được kiến tạo nhờ quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề. Tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của kiểu dạy học này là ở chỗ học sinh học được cách khám phá, tức là rèn luyện cho trò học cách 
thức phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Đồng thời, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, trong hoạt động và bằng hoạt động cũng góp phần bồi dưỡng cho người học tiếp thu, tích luỹ, tổng hợp tri thức rất hiệu quả.
 Cũng như các môn học khác

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_nhom_phuong_phap_phat_hien_va_giai_quyet_van_de.docx