Sử dụng bài giảng E - Learning nhằm tăng tính tương tác ở bài 2 Tin học 10 “Thông tin và dữ liệu” tại trường THPT Tô Hiến Thành

Sử dụng bài giảng E - Learning nhằm tăng tính tương tác ở bài 2 Tin học 10 “Thông tin và dữ liệu” tại trường THPT Tô Hiến Thành

Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta vẫn còn hạn chế và chưa khai thác triệt để, hiệu quả sức mạnh CNTT. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.

 Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục – Đào tạo và của Sở giáo dục - đào tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nhà trường.

 

doc 23 trang thuychi01 7402
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng bài giảng E - Learning nhằm tăng tính tương tác ở bài 2 Tin học 10 “Thông tin và dữ liệu” tại trường THPT Tô Hiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta vẫn còn hạn chế và chưa khai thác triệt để, hiệu quả sức mạnh CNTT. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
 Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục – Đào tạo và của Sở giáo dục - đào tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong các nhà trường.
	Nhằm đưa ra cách nhìn nhận đúng về việc sử dụng CNTT hiệu quả tránh lạm dụng CNTT từ việc “đọc chép” sang “nhìn chép”. Sau đây tôi xin trình bày một số quan điểm, sáng kiến việc ứng dụng CNTT vào dạy và học và đặc biệt là sử dụng bài giảng E-learning nhằm tăng khả năng tương tác giữa người học và nội dung kiến thức.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Đề tài: Sử dụng bài giảng E-Learning nhằm tăng tính tương tác ở bài 2 tin học 10 “Thông tin và dữ liệu” tại trường THPT Tô Hiến Thành.
Nghiên cứu, xây dựng sử dụng bài giảng điện tử E-Learning dạy bài 2 “Thông tin và dữ liệu” môn Tin học 10 tại trường THPT Tô Hiến Thành, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy - học đối với môn học này.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài giảng điện tử tương tác giảng dạy môn Tin học 10 trong trường trung học phổ thông.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, xây dựng bài giảng điện tử tương tác giảng dạy môn Tin học 10 trong các trường trung học phổ thông, áp dụng để giảng dạy tại trường trung học phổ thông Tô Hiến Thành.
IV. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu bài giảng E-Learning về cở sở lý luận. 
Đánh giá thực trạng giảng dạy môn tin học 10 tại trường THPT Tô Hiến Thành và xây dựng bài giảng E-Learning nhằm tăng tính tương tác và hiệu quả trong bài số 2 tin học lớp 10 “Thông tin và dữ liệu”
Tiến hành thực nghiệm sư phạm. Xử lý kết quả thực nghiệm để xác định tính khả thi và hiệu quả của đề tài
V. PHẠM VỊ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sử dụng bài giảng E-Learning áp dụng dạy học tại trường THPT Tô Hiến Thành.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 	Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp quan sát;
Phương pháp tổng hợp tài liệu
VII. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Điểm mới của sáng kiến là sử dụng bài giảng E-Learning nhằm tăng tính tương tác giữa người học và đơn vị kiến thức giúp nâng cao chất lượng dạy, học và tự học đối với đơn vị kiến thức mới.
	Thông qua thực nghiệm chứng tỏ hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy và học.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI GIẢNG E-LEARNING
1. Khái niệm E-learning 
E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video 
Một số phần mềm tạo bài giảng E-learning với nhiều chuẩn khác nhau, chủ yếu là theo chuẩn quốc tế như: AICC, SCORM do Cục CNTT- Bộ GD&ĐT giới thiệu.
	1. Adobe Presenter: Phần mềm có khả năng tích hợp trong PowerPoint sau khi cài đặt. Dễ sử dụng, đơn giản, có key.
	2. Adobe Captivate: Phần mềm độc lập, sử dụng dễ dàng tuy nhiên chi phí đắt. Có thể dùng thử trong 30 ngày.
	3. Daulsoft Lecture Maker: Là công cụ soạn bài giảng Multimedia; dễ dùng và giá cả thích hợp, có key.
	4. Microsoft Proceduce và LSDS: Dễ sử dụng và miễn phí có thể tải về từ Internet.
	5. Camtasia: Công cụ ghi Multimedia, ghi lại tiến trình hoạt động Powerpoint (Quay phim Powerpoint).
2. Tương tác
Thuật ngữ “tương tác” trong tiếng anh là “Interaction”, được ghép từ hai từ “Inter” và “Action”. Trong đó từ “Inter” có nghĩa là: Sự kết nối, sự nối liền với nhau. Còn “Action” có nghĩa là: Hoạt động, hành động hay sự tiến hành làm điều gì đó. Mặt khác “Interaction” còn có nghĩa là: Sự hợp tác, ảnh hưởng qua lại; sự tác động qua lại trực tiếp giữa các yếu tố. Theo từ điển wikipedia (Từ điển bách khoa toàn thư online) định nghĩa tương tác (Interaction): Là hành động tương hỗ giữa các đối tượng hoặc hành động dựa trên một đối tượng khác; Một cuộc trao đổi hoặc thảo luận giữa người này với người khác[20].
Như vậy, tương tác là quá trình tác động qua lại giữa các yếu tố với nhau nhằm tạo ra sự trao đổi và biến đổi của các yếu tố đó. Vì thế, với mỗi chuyên ngành khác nhau thì khái niệm tương tác cũng có cách lí giải riêng. 
Ví dụ như:
Tương tác vật lí: Tác động qua lại của hai hai nhiều vật thể hiện qua lực tương tác.
Tương tác hóa học: Tác động của thuốc đối với cơ thể thể hiện qua các phản ứng sinh hóa.
Tương tác dạy học: Tác động của giáo viên, học viên và môi trường thể hiện qua các hoạt động dạy và học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.
 Hiện nay các trường phổ thông đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. 
Tại trường THPT Tô Hiến Thành: Hiện nay hầu hết các môn học đều được ứng dụng CNTT vào giảng dạy; đặc biệt là các môn đặc thù như: Tin học, Công nghệ và hầu hết các môn học khác như: Toán, văn, lí, hóa, anh Số bài học hiện tại được giảng dạy bằng CNTT chiếm khoảng hơn 30% số bài dạy, số tiết học. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT chỉ dừng lại ở trình diễn (PowerPoint) là chủ yếu. Việc Tìm kiếm tài liệu học liệu tại trường cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao cho giáo viên. Đa số các giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức tìm kiếm các bài giảng có sẵn trên mạng nên phần nào vẫn còn bị phụ thuộc. Việc chủ động trong soạn bài giảng, giáo án điện tử, bài giảng E-Learning cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa.
Thực tế trước đây và hiện nay, giáo viên các trường THPT nói chung và THPT Tô Hiến Thành nói riêng đều áp dụng một số phương pháp dạy học truyền thống, cơ bản như:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đặt vấn đề, nêu vấn đề.
- Phương pháp diễn giải.
- Phương pháp qui nạp
Đối với bài học “Thông tin và dữ liệu”: Hầu hết các tiết dạy lí thuyết đều tiến hành trên lớp học truyền thống và một phần nhỏ các bài học lí thuyết dạy trên lớp học có sử dụng máy chiếu Projector, sử dụng bài giảng thuyết trình Powerpoint vào giảng dạy. Trong đó tác giả nhận thấy có những tương tác nhất định như tương tác giữa giáo viên và học sinh; GV đặt các câu hỏi dạng như em hiểu như thế nào về vấn đề, em có nhận xét gì về vấn đề, em hãy so sánh giữa 2 vấn đề, em hãy quan sát hình rồi cho biết vv? Học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa, hình ảnh sau đó trả lời câu hỏi. 
Nội dung và tiến trình giảng dạy theo cách truyền thống
Tiết PPCT:	02,03	Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	
	– Biết khái niệm TT, lượng TT, các dạng TT, mã hoá TT cho máy tính.
	– Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
	– Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit
	– Biết mã hoá thông tin cho máy tính.
	– Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
	– Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kĩ năng: 
	– Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
	– Học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính.
Thái độ: 
	– Kích thích sự tìm tòi học hỏi tin học nhiều hơn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	Giáo án, các tranh ảnh, tài liệu liên quan.
	Học sinh: 	 SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	 Hỏi: Mục tiêu của ngành khoa học tin học là gì?
	Đáp: Phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu, xử lí thông tin.
	3. Bài mới 
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khái niệm thông tin và dữ liệu:
 · Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó.
Ví dụ: – Bạn Hoa 16 tuổi, nặng 50Kg, học giỏi, chăm ngoan,  đó là thông tin về Hoa.
· Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
Đặt vấn đề: Đối tượng nghiên cứu của Tin học là thông tin và MTĐT. Vậy thông tin là gì? nó được đưa vào trong máy tính ntn?
· Tổ chức các nhóm nêu một số ví dụ về thông tin.
· Muốn đưa thông tin vào trong máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
· Các nhóm thảo luận và phát biểu:
– Nhiệt độ em bé 400C cho ta biết em bé đang bị sốt.
– Những đám mây đen trên bầu trời báo hiệu một cơn mưa sắp đến.
II. Đơn vị đo thông tin:
· Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit (viết tắt của Binary Digital). Đó là lượng TT vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện của 2 trạng thái đó là như nhau.
Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu là 0 và 1.
· Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin:
III. Các dạng thông tin:
· Có thể phân loại TT thành loại số (số nguyên, số thực, ) và phi số (văn bản, hình ảnh, ).
· Một số dạng TT phi số:
– Dạng văn bản: báo chí, sách, vở 
– Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp, băng hình, 
– Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, 
IV. Mã hoá thông tin trong máy tính:
· Muốn máy tính xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin.
· Để mã hoá TT dạng văn bản dùng bảng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0.. 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.
V. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
 1. Thông tin loại số: 
a) Hệ đếm: Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
 – Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
 · Hệ thập phân: 
Kí hiệu: 0, 1, 2, , 9.
– Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.
Qui tắc: Mỗi đơn vị ở 1 hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận ở bên phải.
b) Các hệ đếm thường dùng trong Tin học:
 – Hệ nhị phân: (cơ số 2) chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.
Ví dụ: 10112 = 1.23 + 0.22 + 1.21 + 1.20 = 1110.
 – Hệ 16: (hệ Hexa ): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, , 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
Ví dụ: 2AC16 = 2.162 + 10.161 + 12.160 = 684
c) Biểu diễn số nguyên: Biểu diễn số nguyên với 1 Byte như sau:
7
6
5
4
3
2
1
0
các bit cao
các bit thấp
 – Bit 7 (bit dấu) dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương. Qui ước: 1 dấu âm, 0 dấu dương.
2. Thông tin loại phi số: 
– Văn bản.
– Các dạng khác: (hình ảnh, âm thanh )
· Nguyên lý mã hoá nhị phân:
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh  Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
Đặt vấn đề: Muốn MT nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ TT về đối tượng này. Có những TT luôn ở một trong 2 trạng thái. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn TT trong MT.
· Cho HS nêu 1 số VD về các thông tin chỉ xuất hiện với 1 trong 2 trạng thái.
· Hướng dẫn HS biểu diễn trạng thái dãy 8 bóng đèn bằng dãy bit, với qui ước: S=1, T=0. 
1B (Byte) = 8 bit
– 1KB (kilo byte) = 1024 B
– 1MB = 1024 KB
– 1GB = 1024 MB
– 1TB = 1024 GB
– 1PB = 1024 TB
· Cho các nhóm nêu VD về các dạng thông tin. Mỗi nhóm tìm 1 dạng.
GV minh hoạ thêm 1 số 
tranh ảnh.
Đặt vấn đề: TT là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà MT có thể hiểu và xử lý. Việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin.
· GV giới thiệu bảng mã ASCII và hướng dẫn mã hoá một vài thông tin đơn giản.
+ Dãy bóng đèn: 
 TSSTSTTS –> 01101001.
+ Ví dụ: Kí tự A
 – Mã thập phân: 65
 – Mã nhị phân là: 01000001 .
· Cho các nhóm thảo luận tìm mã thập phân và nhị phân của một số kí tự .
· Cho HS viết 1 số dưới dạng số La Mã.
· Hướng dẫn HS nhận xét đặc điểm 2 hệ đếm.
Ví dụ: 355 (chữ số 5 hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị, trong khi đó chữ số 5 ở hàng chục chỉ 50 đơn vị).
· Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. 
· GV giới thiệu một số hệ đếm và hướng dẫn cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.
Thập phân nhị phân hệ 16
? Hãy biểu diễn các số sau sang hệ thập phân: 1001112, 4BA16.
· Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte hay 4 byte để biểu diễn. Trong phạm vi bài này ta chỉ đi xét số nguyên với 1byte.
· Để xử lí thông tin loại phi số cũng phải mã hoá chúng thành các dãy bit.
· HS thảo luận, đưa ra kết quả:
– công tắc bóng đèn
– giới tính con người
· Các nhóm tự đưa ra trạng thái dãy bóng đèn và dãy bit tương ứng.
· Các nhóm dựa vào SGK và tự tìm thêm những VD khác.
Lắng nghe + Ghi chép
· Các nhóm tra bảng mã ASCII và đưa ra kết quả.
· Các nhóm nêu một số ví dụ.
XXX = 30, XXXV = 35
MMVI = 2006
· Hệ đếm La mã: không phụ thuộc vị trí.
Hệ đếm thập phân: phụ thuộc vị trí.
· Các nhóm thực hành chuyển đổi giữa các hệ đếm.
III. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING “THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU” 
1 Yêu cầu bài giảng
Để có thể xây dựng bài giảng đảm bảo tính tương tác cao thì bài giảng phải có những đặc điểm sau:
Là một bài giảng đạt chuẩn sư phạm.
Là một bài giảng được xây dựng dưới dạng các file *.exe; chuẩn Scom, chuẩn HTLM (web) để có thể dùng làm tài liệu E-Learning. Giúp GV tiện lợi trong việc đưa lên mạng, dùng cho việc giảng dạy từ xa hoặc HS tự học, tự nghiên cứu mà không phụ thuộc vào GV.
Phải có phần lý thuyết, thực hành (hoặc minh họa) và kiểm tra đánh giá. Phần thực hành theo hình thức mô phỏng thực tế, cho phép tương tác như đối tượng thật. Phần kiểm tra, đánh giá dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu tác giả nhận thấy để xây dựng bài giảng theo công nghệ e-learning thì cần sử dụng một số phần mềm và tiến hành theo trình tự sau.
	Có nhiều cộng cụ khác nhau để thiết kế bài giảng điện tử như MS FontPage, PowerPoint, Adobe Presenter Ở đây sau khi nghiên cứu tác giả sử dụng phần mềm Power point, Adobe Presenter, VIOLET và một số phần mềm hỗ trợ khác để xây dựng bài giảng tương tác.
Sau đây là quy trình xây dựng bài giảng tương tác.
Hình 1: Quy trình thực hiện bài giảng tương tác E-Learning
Sử dụng phần mềm SnapIT, Camtasia Studio, Adobe Captivate,  quay phim, chụp ảnh màn hình.
Sử dụng phần mềm Sothink SWF, Macromedia,Wondershare quizcreator.Tạo file Swf
Bắt đầu
Xác định nội dung bài giảng, ý tưởng; phân chia giai đoạn chuẩn bị.
Sử dụng violet, Powerpoint, Joomla, Fontgage, thiết kế giao diện, nội dung bài giảng.
Kiểm tra
Hoàn thành bài giảng.
2. Sản phẩm
Sau đây là sản phẩm được xây dựng chủ yếu thông qua powerpoint. Adobe Presenter và kết xuất ra dạng file html theo chuẩn Scorm. Sản phẩm có thể được dùng để dạy trực tiếp hoặc dạy qua mạng, hoặc để học sinh tự học.
BÀI 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Hình 2. Giao diện bài Thông tin và dữ liệu phần nội dung
	Trong phần học nội dung lí thuyết, HS được theo dõi hình ảnh động, theo dõi các mô phỏng thông qua video, clip liên quan đến bài học.
Hình 3. Giao diện chuyển đổi sang hệ hệ cơ số 2 và 10
\Hình 4 Giao diện kiểm tra cuối bài 2
Cuối bài học, Học sinh phải vượt qua một phần kiểm tra để đánh giá mức độ nhận thức, tiếp thu kiến thức bài học. Sau khi trả lời mỗi câu hỏi, HS đều được hệ thống phản hồi bằng văn bản và lời nói, đồng thời sẽ đưa ra hướng dẫn nếu như trả lời chưa đúng với đáp án.
Phần kiểm tra đánh giá là các bài tập trắc nghiệm với thiết kế các dạng câu hỏi đầy đủ: Chọn đáp án đúng, câu hỏi Đúng/Sai, điền vào chỗ trống, ghép đôi để kiểm tra lý thuyết và thực hành. Học sinh có thể tự đánh giá kiến thức của mình thông qua bài học, bài kiểm tra với các phương án và thời gian quy định trước. Máy tính sẽ trả về đáp án, lời nhận xét, chỉ dẫn bằng cả text và âm thanh; ngoài ra phần bài học lý thuyết thì học sinh có thể trả lời câu hỏi, có thể làm lại và bắt buộc phải hoàn thành trên 80% số lượng câu hỏi mới tiếp tục việc học của mình. Điều này làm tăng khả năng học hỏi, hiểu tường minh kiến thức đã được hướng dẫn.
Hình 5. Giao diện kiểm tra đánh giá chưa trả lời
Hình 6. Giao diện khi trả lời đúng
Hình 7. Giao diện khi trả lời sai và hướng dẫn
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Mục đích thực nghiệm
Khẳng định hướng đi đúng đắn và sự cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu khả năng và tính hiệu quả áp dụng bài giảng E-Learning vào dạy học môn tin học nói riêng và các môn học khác nói chung.
2 Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm
Học sinh lớp 10C1 và lớp 10C2 tại trường THPT Tô Hiến Thành năm học 2015 – 2016.
Lựa chọn cặp lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo yêu cầu tương đương về số lượng, lứa tuổi.
Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng do cùng một GV phụ trách, thực hiện trên cùng một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau. Lớp thực nghiệm dạy học sử dụng bài giảng E-Learning. Lớp đối chứng thực hiện dạy học theo phương pháp thường sử dụng (không có sử dụng bài giảng e-learning).
Trên cơ sở đó các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn lựa như sau.
STT
Giáo viên
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp
Sĩ số
Lớp
Sĩ số
1
Hoàng Thị Trang
10C1
40
10C2
44
Tổng
40
44
Bảng 4.1 Cặp lớp thực nghiệm – đối chứng
3. Kết quả câu hỏi điều tra của học sinh
Thu được 40 phiếu phản hồi của HS lớp thực nghiệm với các câu hỏi và kết quả như sau:
Câu 1: Ý kiến của các em khi tham gia học tập bằng phương pháp dạy học tương tác với máy tính sử dụng bài giảng E-Learning?
Tiêu chí
Số học sinh
Tỉ lệ %
Rất thích
20
50,0
Thích
13
34,2
Bình thường
7
18,4
Không thích
0
0
Bảng 4.2 Kết quả điều tra học sinh câu 1Câu 2: Tự đánh giá mức độ tiếp thu bài học bằng phương pháp dạy học tương tác có sử dụng bài giảng E - Learning?
Tiêu chí
Số học sinh
Tỉ lệ %
Tốt
27
67,5
Khá
9
22,5
Trung Bình
4
10,0
Yếu
0
0
Bảng 4.3 Kết quả điều tra học sinh câu 2

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_bai_giang_e_learning_nham_tang_tinh_tuong_tac_o_bai.doc