SKKN Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - Học Bài tập thực hành tổng hợp chương III Tin học 10

SKKN Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - Học Bài tập thực hành tổng hợp chương III Tin học 10

Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Trong thực tế, tại các nhà trường trung học phổ thông còn tồn tại một số giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Các em chỉ học bài nào biết bài đó, nội dung của các bài học chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy nên chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Trong công việc giảng dạy của mỗi giáo viên cần phải có những đổi mới. Với phương pháp dạy học có vận dụng sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác dạy - học của giáo viên và học sinh. Bước đầu khơi gợi trong học sinh hứng thú với môn học, đồng thời mang đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về bộ môn Tin học. Sử dụng Sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả học tập. Từ thực trạng trên, tôi hình thành ý tưởng vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết bài tập và thực hành tổng hợp cuối chương để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - học Bài tập thực hành tổng hợp chương III Tin học 10”.

doc 16 trang thuychi01 27397
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - Học Bài tập thực hành tổng hợp chương III Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Trong thực tế, tại các nhà trường trung học phổ thông còn tồn tại một số giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Các em chỉ học bài nào biết bài đó, nội dung của các bài học chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy nên chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Trong công việc giảng dạy của mỗi giáo viên cần phải có những đổi mới. Với phương pháp dạy học có vận dụng sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác dạy - học của giáo viên và học sinh. Bước đầu khơi gợi trong học sinh hứng thú với môn học, đồng thời mang đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về bộ môn Tin học. Sử dụng Sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả học tập. Từ thực trạng trên, tôi hình thành ý tưởng vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết bài tập và thực hành tổng hợp cuối chương để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - học Bài tập thực hành tổng hợp chương III Tin học 10”. 
 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp dạy học.
- Vận dụng Sơ đồ tư duy vào một bài giảng cụ thể: Bài tập thực hành tổng hợp chương III Tin học 10.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu, kết luận về tính hiệu quả của phương pháp dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy vào bài giảng: Bài tập thực hành tổng hợp chương III - Soạn thảo văn bản - Tin học 10. 
Với học sinh lớp 10 năm đầu tiên của bậc học Trung học phổ thông, các em nên có phương pháp học mới, hiệu quả hơn, hiện đại hơn so với những phương pháp ghi chép truyền thống mà các em đã từng sử dụng. Việc rèn luyện cho các em phương pháp học có hiệu quả là điều hết sức cần thiết.
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - học Bài tập và thực hành tổng hợp Chương III Tin học 10" tôi đã thử nghiệm ở các lớp 10C4, 10C5 thuộc khối 10 của trường THPT Như Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, năm học 2018 – 2019.
 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục, sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tạp chí giáo dục có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tiến hành dự giờ, trao đổi với các giáo viên và học sinh về giờ dạy học bằng phương pháp dạy học bằng Sơ đồ tư duy.
- Ứng dụng thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và hoàn tất sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - học Bài tập và thực hành tổng hợp Chương III Tin học 10”
 - Thống kế, xử lí số liệu: Trước và sau khi thực nghiệm áp dụng phương pháp dạy học bằng Sơ đồ tư duy tác giả đều có những thống kê trên những mẫu số liệu đủ lớn, từ đó so sánh bảng số liệu để rút ra nhận xét, kết luận.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tạo hứng thú cho người học, đó là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động dạy - học. Vì dạy - học là một hoạt động phức tạp mà chất lượng, hiệu quả của nó cơ bản phụ thuộc vào người học. Để đạt được chất lượng, hiệu quả cao thì người học cần phải có: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm và hứng thú trong học tập.... Việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu cần thiết đối với giáo viên làm công tác giảng dạy.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, khi vận dụng vào dạy -học sẽ tạo cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, Sơ đồ tư duy rất phù hợp cho tiết ôn tập tổng kết chương Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi khắc sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu chính xác về tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí. Chúng ta có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể biểu diễn nó theo cách riêng của mình, phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Giáo viên và học sinh có thể vận dụng Sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, ... giúp các em học sinh hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. 
Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài.
Theo khảo sát thực tế, thực trạng dạy – học môn Tin học hiện nay tại trường THPT Như Xuân đã sự đổi mới. Sự hứng thú của người học phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như phương pháp giảng dạy, phong cách, ngôn ngữ, cách thức tổ chức giờ dạy của giáo viên. Cụ thể hơn, đó là tạo được sự cuốn hút, hay nói cách khác là nghệ thuật của giáo viên khi giảng dạy, điều này đòi hỏi cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy học nói chung và cách dạy học môn Tin học nói riêng. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy có khá nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý học sinh còn xem nhẹ môn Tin học. Trong nhận thức của học sinh, mục đích học tập chủ yếu là để chuẩn bị cho tương lai của chính các em học là thi đỗ Đại học, thỏa mãn ước mơ của bản thân Chính vì vậy các môn liên quan đến thi Đại học - Cao đẳng luôn được đặt lên hàng đầu và các em học sinh chú trọng học các môn này. Điều đó thể hiện ở thái độ học tập cũng như thái độ làm các bài kiểm tra của học sinh, học sinh chỉ học những kiến thức cơ bản nhất để kiểm tra, đối phó mà không cần tư duy tìm tòi các kiến thức ở mức cao hơn. Sự nhiệt tình trong giảng dạy của giáo viên là cần thiết nhưng cách chỉ dẫn, động viên học sinh tự học, ghi nhớ theo cách hiểu và vận dụng của mình là rất cần thiết và hiệu quả. Từ thực trạng trên, tôi hình thành ý tưởng vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết bài tập và thực hành tổng hợp cuối chương để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài : “Vận dụng Sơ đồ tư duy vào dạy - học Bài tập thực hành tổng hợp chương III Tin học 10” để cải tiến cách học cho các em học sinh lớp 10 khi tiếp cận đơn vị kiến thức soạn thảo văn bản rất thiết thực trong cuộc sống của mỗi học sinh.
Các giải pháp giải quyết vấn đề.
1.  Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy – học Tin học, giúp phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Qua tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng Sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học lí thuyết đối với học sinh, giúp phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học. Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não, giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn. Vận dụng Sơ đồ tư duy vào trong dạy học nói chung và giảng dạy môn Tin học nói riêng để phát huy tối đa khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy hệ thống. Khi học sinh đã thiết kế Sơ đồ tư duy và tự “ghi chép” phần kiến thức theo ý mình, nghĩa là các em đã hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa thành cách ghi nhớ riêng của mình, phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế trong giảng dạy, tôi nhận thấy dạy học có kết hợp sử dụng Sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học tích cực mà tôi bắt đầu áp dụng đề tài của mình. 
 Để thực hiện việc củng cố nội dung kiến thức một chương bài học thông qua Sơ đồ tư duy, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị: 
Đối với giáo viên: Chuẩn bị các sơ đồ tư duy ôn tập sao cho phù hợp nhất với từng đơn vị kiến thức của bài học. 
Đối với học sinh: Các em có thể dùng Sơ đồ tư duy để tự củng cố kiến thức, ôn bài ở nhà. Khi đến lớp, các em chuẩn bị một số vật tư sẵn sàng cho việc vẽ Sơ đồ tư duy như: giấy A4, bút chì, bút màu, các mẫu giấy nhỏ, bút dạ .... Cần nắm vững nội dung kiến thức của bài đã học. 
Qua Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức, giáo viên chốt lại những kiến thức cần nhớ, đặc biệt là các từ khóa và để học sinh hiểu và nắm vững kiến thức nhờ hình ảnh trên sơ đồ. Có thể nói, đây là một phương pháp giúp người học lưu kiến thức trong trí nhớ được sâu và dài hơn so với các phương pháp khác. 
Vận dụng Sơ đồ tư duy vào tiết dạy – học Bài tập và thực hành tổng hợp Chương III – Tin học 10.
Học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Ôn tập lý thuyết về các đơn vị kiến thức.
- Tạo bảng và các thao tác với bảng.
- Kỹ năng về soạn thảo một văn bản hoàn chỉnh.
Để ôn tập các đơn vị kiến thức trên, các em có thể sử dụng Sơ đồ tư duy, tự hệ thống kiến thức theo cách hiểu và cách trình bày riêng của mình. 
Học sinh dùng Sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức về tạo bảng.
 (Phần trình bày của một học sinh lớp 10C4 trường THPT Như Xuân).
Hình 1: Tạo bảng.
Học sinh dùng Sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức về thao tác với bảng.
(Phần trình bày của một học sinh lớp 10C5 trường THPT Như Xuân)
Hình 2: Thao tác với bảng.
Học sinh báo cáo và thuyết trình về sản phẩm của mình trước lớp.
 Qua hoạt động này, các em vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của mình vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy về hình thức, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. 
Bài mới:
Mục đích, yêu cầu:
GV giới thiệu về mục đính yêu cầu của bài:
- Làm việc với bảng (Tạo bảng và các thao tác với bảng) được minh họa bằng sơ đồ sau:
Hình 3: Làm việc với bảng.
- Tổng hợp kỹ năng soạn thảo văn bản để thực hiện soạn một văn bản hoàn chỉnh: (gõ văn bản tiếng Việt; định dạng kí tự, đoạn văn bản; định dạng kiểu danh sách và liệt kê; sử dụng bảng trong soạn thảo) được minh họa bằng sơ đồ tư duy sau: 
Hình 4: Kỹ năng soạn thảo văn bản
Nội dung:
Làm việc với bảng.
 Hãy tạo thời khóa biểu theo mẫu dưới đây:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Tiết 1
Chào cờ
Toán
Toán
Sinh Học
Toán
Tiếng anh
Tiết 2
Tiếng anh
Lịch Sử
Toán
Thể Dục
Toán
Hóa học
Tiết 3
GDCD
Thể Dục
Lịch Sử
Tin Học
Địa Lí
Sinh Học
Tiết 4
Văn
Tin Học
Tiếng anh
Vật Lý
Hóa học
Công Nghệ
Tiết 5
Văn
Văn
Địa Lí
Văn
Vật Lý
Sinh Hoạt
Giáo viên đặt câu hỏi:
 Em hãy nêu các thao tác khi tạo bảng thời khóa biểu? Hãy thực hiện tạo thời khóa biểu theo yêu cầu của bài tập thực hành?
Học sinh suy nghĩ, trình bày theo quan điểm của mình về những thao tác cần thực hiện khi tạo bảng thời khóa biểu. Sau đây là phần trình bày của học sinh Lê Huy Hoàng học sinh lớp 10C5 trường THPT Như Xuân.
Hình 5: Tạo thời khóa biểu.
Học sinh báo cáo và thuyết trình về sản phẩm của mình trước lớp. Giáo viên là người cố vấn, giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy (nếu cần), từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm: Tạo bảng thời khóa biểu gồm các thao tác:
Tạo bảng gồm 6 hàng 7 cột.
 Nhập dữ liệu cho bảng.
 Căn chỉnh độ rộng các hàng và cột.
 Định dạng văn bản trong ô.
 Hoàn thiện bảng.
 Học sinh thực hành tạo bảng thời khóa biểu theo mẫu. Giáo viên đưa ra đánh giá, nhận xét và chốt lại nội dung.
Hãy trình bày bảng so sánh Đà Lạt theo mẫu dưới đây:
Địa danh
Cao độ trung bình (m)
Nhiệt độ ( oC )
Lượng 
mưa trung bình năm
 (mm)
Số ngày mưa trung bình năm (ngày)
Cao nhất
Thấp nhất
Trung bình
Đà Lạt (Việt Nam)
1500
31
5
18
1755
170
Dac-gi-ling (Ấn Độ)
2006
29
3
12
3055
150
Sim-la (Ấn Độ)
2140
34
6
12
1780
99
Ba-gui-o(Phi-Lip-Pin)
1650
28
9
18
2100
195
Giáo viên đặt câu hỏi:
 Em hãy cho biết khi tạo bảng so sánh Đà Lạt ở trên cần thực hiện những thao tác nào? Hãy tạo bảng so sánh Đà Lạt theo yêu cầu của bài tập thực hành?
Học sinh trình bày theo quan điểm của mình về những thao tác cần thực hiện khi tạo bảng so sánh Đà Lạt. Sau đây là phần trình bày của học sinh Lê Quang Hiệp học sinh lớp 10C4 trường THPT Như Xuân.
Hình 6: Tạo bảng so sánh Đà Lạt.
Học sinh báo cáo và thuyết trình về sản phẩm của mình trước lớp.
Giáo viên giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy (nếu cần), từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm: Tạo bảng sánh Đà Lạt ở trên gồm những thao tác:
Tạo bảng gồm 6 hàng 7 cột. 
Thay đổi độ rộng của cột thứ nhất tính từ trái sang phải và các cột khác nếu cần. Gộp 2 ô thành một ô và gộp 3ô thành một ô.
 Nhập dữ liệu cho bảng.
 Căn chỉnh độ rộng các hàng và cột.
 Định dạng văn bản trong ô
Học sinh hoàn thành phần thực hành tạo bảng theo mẫu trên máy tính.
b. Soạn thảo và trình bày văn bản.
Hãy sử dụng các công cụ soạn thảo mà em biết để trình bày văn bản sau:
(Văn bản được cập nhật về địa điểm và nội dung phù hợp với hiện tại.)
Giáo viên đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết để soạn thảo và trình bày văn bản trên cần sử dụng những công cụ và thao tác soạn thảo nào?
 Học sinh suy nghĩ, trình bày theo quan điểm của mình về những thao tác cần thực hiện khi soạn thông báo. Sau đây là phần trình bày của học sinh Bùi Thị Duyên học sinh lớp 10C4 trường THPT Như Xuân.
Hình 7: Soạn thảo văn bản “THÔNG BÁO”.
Học sinh báo cáo và thuyết trình về sản phẩm của mình trước lớp. Giáo viên giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy về hình thức (nếu cần).
Trong bài này yêu cầu một số kỹ năng tổng hợp về gõ và trình bày văn bản. Giáo viên có thể kiểm tra kỹ năng của học sinh qua các thao tác:
Gõ đúng chính tả tiếng Việt và tuân thủ các qui ước trong soạn thảo văn bản.
Tạo tiêu đề và phần cuối của văn bản nên dùng bảng để việc căn chỉnh văn bản được khoa học và hợp lí.
Căn giữa cho 3 dòng tiếp theo kể từ dòng “THÔNG BÁO”.
Sử dụng định dạng kiểu số thứ tự cho phần thân thông báo.
Sử dụng định dạng kiểu liệt kê cho phần “Nơi nhận”.
Học sinh hoàn thành phần thực hành của mình trên máy tính. Giáo viên đánh giá, nhận xét phần thực hành của học sinh và tổng hợp các đơn vị kiến thức về soạn thảo văn bản của chương 3 Tin học 10.
Hình 8:Tổng hợp chương III- Soạn thảo văn bản.
Trong quá trình dạy - học soạn thảo văn bản, giáo viên cần lưu ý cho học sinh. Văn hóa soạn thảo nên được quan tâm đúng mức trong quá trình soạn thảo văn bản. Việc thực hành soạn thảo văn bản có các mục đích:
Rèn luyện kỹ năng nhập và trình bày văn bản.
Học sinh học được văn phong của từng loại văn bản, biết cấu trúc, khuôn mẫu, bố cục của từng loại văn bản....
c. Phần mở rộng.
Chương trình Tin học 10 - phần soạn thảo văn bản được thực hiện trên Word 2003. Chính vì thế, hầu hết giáo viên đều dạy cho học sinh những lượng kiến thức cơ bản này. Bộ Office của hãng Microsoft đã liên tục ra phiên bản mới như Office 2007, Office 2010, Office 2016Hiện nay cũng đã có rất nhiều học sinh ngoài sử dụng bộ Office 2003 các em còn dùng các bộ Office khác như Office2007, Office2010 Nên nhu cầu biết thêm của học sinh về Word 2007 hoặc Word 2010 là rất lớn. 
Lồng ghép trong tiết thực hành, giáo viên có thể giới thiệu thêm về Word 2007, Word 2010, ... để học sinh được tiếp cận được phiên bản Word mới phù hợp với thực tế. 
Ví dụ: Giáo viên giới thiệu sơ lược về phiên bản word 2010:
Giới thiệu màn hình làm việc với Word 2010.
 Các thành phần cơ bản trên màn hình.
 Thanh Ribbon.
 Định dạng văn bản.
 Lưu văn bản
 Mở tệp văn bản.
........
Ý tưởng đưa kiến thức sách giáo khoa vận dụng vào thực tiễn là một việc làm có ý nghĩa. Khi tiếp xúc với những phiên bản mới của Microsoft word trong soạn thảo văn bản tạo cho các em học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn. Vì các em có thể có vận dụng kiến thức học được để giúp đỡ công việc của người thân về soạn thảo văn bản trên phiên bản mới.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm ”Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy – học Bài tập và thực hành tổng hợp Chương III Tin học 10" tôi nhận thấy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được cả lớp tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Việc vận dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho người học tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. 
Nhận thức của học sinh về bộ môn Tin học cũng đã được thay đổi, đó không còn là một môn học khô cứng, máy móc, các em đã hào hứng và thấy tầm quan trọng của bộ môn Tin học, qua đó yêu thích bộ môn Tin, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
Kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài Sáng kiến kinh nghiệm tại lớp 10C4 và 10C5 trường THPT Như Xuân qua một bài test nhanh so với kết quả thực hiện test ở lớp 10C1và 10C2 không áp dụng đề tài sáng kiên kinh nghiệm như sau:
Kết quả test của 10C1, 10C2
(82 học sinh)
Kết quả test của 10C4, 10C5
(84 học sinh)
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Giỏi
3
4%
12
14%
Khá
38
46%
45
54%
Trung bình
38
46%
27
32%
Yếu
3
4%
0
0
Kém
0
0
0
0
Tổng
82
100%
84
100%
Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học soạn thảo văn bản đối với Bài tập và thực hành tổng hợp - Tin học 10 qua số liệu thực tế. Tôi tự đánh giá kết quả như sau:
Thực tế khả năng tiếp thu bài của học sinh rất chậm, là trở ngại lớn đối với các em vì phải đồng thời kết hợp nghe, nhìn, nhớ và tư duy trong quá trình tham gia học môn Tin học nói riêng và các môn học khác nói chung. Nhưng việc ứng dụng phương pháp dạy học có vận dụng Sơ đồ tư duy có nhũng ưu điểm vượt trội, cụ thể như sau:
Học sinh rất hứng thú sử dụng sơ đồ tư duy để ôn bài và chuẩn bị bài mới.
Các em nắm bắt kịp thời các ý cần triển khai của giáo viên và áp dụng nó vào thực hành.
Vận dụng Sơ đồ tư duy vào quá trình dạy - học là một phương tiện kỹ thuật dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi một vài tình huống, lung túng trong một số kĩ năng như sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ, tìm ý tưởng. Năng lực học sinh chưa đồng đều nên đôi khi việc vẽ Sơ đồ tư duy trong học tập là sự máy móc không hiệu quả và mất khá nhiều thời gian hơn so với các phương pháp giảng dạy và học tập khác. Tuy nhiên, nếu có sự nỗ lực, quyết tâm của cả thầy và trò thì sẽ khắc phục được hạn chế đó, tính hiệu quả và tích cực được phát huy. Từ đó, chúng ta nhận thấy được vai trò của giáo viên và học sinh đối với quá trình ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học soạn thảo văn bản, đặc biệt đối với Bài tập và thực hành tổng hợp - Tin học 10.
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1	Kết luận
 Kết quả thực nghiệm mà tôi áp dụng với một số lớp thuộc khối 10 trường THPT Như Xuân năm học 2018 - 2019. Kết quả cho thấy số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi nhiều hơn, không có học sinh yếu, các em rất ham mê học.
Sử dụng Sơ đồ tư duy vào tiết ôn tập, bài tập và thực hành tổng hợp cuối chương giúp các em tư duy tốt hơn, không khí lớp học sinh động hơn. Từ đó các em ý thức tự học tập, học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng, nắm vững kiến thức nhờ tác dụng của Sơ đồ tạo hình sinh động và khoa học, tăng khả năng nhớ bài và nhớ bài học tốt hơn. Tôi hy vọng các em học sinh sẽ sử dụng Sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách vững vàng hơn không những ở bộ môn Tin học mà có thể vận dụng được cho tất cả các bộ môn khác. Ngoài ra, có thể áp dụng dạng Sơ đồ tư duy vào trong cuộc sống hằng ngày như lập kế hoạch, thời gian làm việc hay vẽ ra những lựa chọn cho tương lai 
3.2	Kiến nghị
Trong thực tế giảng dạy, vận dụng Sơ đồ tư duy vào quá trình dạy - học là một phương tiện kỹ thuật dạy học tạo hứng thú cho người học, kích thích học sinh t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_so_do_tu_duy_vao_day_hoc_bai_tap_thuc_hanh_ton.doc
  • docTo bia SKKN.doc