SKKN Nâng cao năng lực phòng, chống bão cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 qua môn Địa lí lớp 12

SKKN Nâng cao năng lực phòng, chống bão cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 qua môn Địa lí lớp 12

 Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của các hiểm họa tự nhiên, chủ yếu là do hiện tượng khí tượng, thủy văn. Là quốc gia nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, đặc biệt nước ta nằm trong trung tâm bão của khu vực tây Thái Bình Dương, một trong 5 ổ bão lớn trên thế giới. Sự kết hợp của bão với gió mùa gây mưa lớn và với địa hình chủ yếu là đồi núi, các đồng bằng thấp trũng, hẹp, hàng năm vào mùa bão gió to và mưa lớn đã gây nên thiệt hại về người, củ cải, mùa màng và cơ sở hạ tầng cho nước ta.

 Năm 2017 là năm của những kỷ lục về thiên tai, trong năm có nhiều bão xuất hiện, hình thành trên Biển Đông (16 cơn bão và 4 Áp thấp nhiệt đới), trong đó có 5 cơn bão(số 2,4,10,12,14) và 3 cơn áp thấp nhiệt đới đổ bộ và nước ta.

Theo thống kê của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai(Bộ NN&PTNT): Thiên tai năm 2017 đã làm 486 người chết và mất tích(tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc và miền Trung), 654 người bị thương; hơn 8100 nhà bị đổ, sập; gần 353.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 65.350 con gia súc và 2 triệu con gia cầm bị chết; gần 60. 000 ha và 42.000 lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng (riêng bão số 12 và mưa lũ sau bão làm 123 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 22.680 tỷ đồng). ( theo báo Dân Trí ra ngày 15/01/2018).

Ở Thanh Hóa, ảnh hương của áp thấp nhiệt đới làm mưa lớn ngày 09, 10 và 11/10/2017 đã làm lũ lên cao ở các huyện miền núi tương đương với mức lịch sử năm 1980 gây ngập lụt nghiêm trong. Riêng huyện Thường Xuân tổng thiệt hại là 38 tỷ đồng.

Nếu chúng ta làm tốt công tác dự báo, tăng cường gia cố nhà cửa, di dân và tài sản ra khỏi vùng ảnh hưởng của lũ thì chắc chắn thiệt hại sẽ giảm đi rất nhiều.

 Vì vậy tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực phòng, chống bão cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 qua môn Địa lí lớp 12” là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại về người và của đối với học sinh và nhân dân trên địa bàn trường học.

 

doc 17 trang thuychi01 6721
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực phòng, chống bão cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 qua môn Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục
 Nội dung
Trang
1
 Mở đầu
2
1.1
 Lí do chọn đề tài
2
1.2
 Mục đích nghiên cứu
2
1.3
 Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
 Phương pháp nghiên cứu
3
2
 Nội dung
3
2.1
 Cơ sở lí luận
3
2.2
 Thực trạng vấn đề
4
2.3
 Biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4
 Hiệu quả
15
3
 Kết luận, kiến nghị
16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của các hiểm họa tự nhiên, chủ yếu là do hiện tượng khí tượng, thủy văn. Là quốc gia nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, đặc biệt nước ta nằm trong trung tâm bão của khu vực tây Thái Bình Dương, một trong 5 ổ bão lớn trên thế giới. Sự kết hợp của bão với gió mùa gây mưa lớn và với địa hình chủ yếu là đồi núi, các đồng bằng thấp trũng, hẹp, hàng năm vào mùa bão gió to và mưa lớn đã gây nên thiệt hại về người, củ cải, mùa màng và cơ sở hạ tầng cho nước ta.
	Năm 2017 là năm của những kỷ lục về thiên tai, trong năm có nhiều bão xuất hiện, hình thành trên Biển Đông (16 cơn bão và 4 Áp thấp nhiệt đới), trong đó có 5 cơn bão(số 2,4,10,12,14) và 3 cơn áp thấp nhiệt đới đổ bộ và nước ta.
Theo thống kê của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai(Bộ NN&PTNT): Thiên tai năm 2017 đã làm 486 người chết và mất tích(tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc và miền Trung), 654 người bị thương; hơn 8100 nhà bị đổ, sập; gần 353.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 65.350 con gia súc và 2 triệu con gia cầm bị chết; gần 60. 000 ha và 42.000 lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại,Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng (riêng bão số 12 và mưa lũ sau bão làm 123 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 22.680 tỷ đồng). ( theo báo Dân Trí ra ngày 15/01/2018).
Ở Thanh Hóa, ảnh hương của áp thấp nhiệt đới làm mưa lớn ngày 09, 10 và 11/10/2017 đã làm lũ lên cao ở các huyện miền núi tương đương với mức lịch sử năm 1980 gây ngập lụt nghiêm trong. Riêng huyện Thường Xuân tổng thiệt hại là 38 tỷ đồng.
Nếu chúng ta làm tốt công tác dự báo, tăng cường gia cố nhà cửa, di dân và tài sản ra khỏi vùng ảnh hưởng của lũ thì chắc chắn thiệt hại sẽ giảm đi rất nhiều.
	Vì vậy tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực phòng, chống bão cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 qua môn Địa lí lớp 12” là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại về người và của đối với học sinh và nhân dân trên địa bàn trường học. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Trong cấu trúc nội dung môn học Địa lí lớp 12 có đề cập đến nhiều vấn đề không chỉ bao hàm lí thuyết mà còn có tính liên hệ thực tiễn rất cao. Vì vậy việc dạy học phải gắn liền giữa tìm hiểu lí thuyết và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là đúng mục tiêu giáo dục.
	Tích cực tích hợp giáo dục kĩ năng ứng phó với thiên tai nói chung và các vấn đề của tự nhiên và xã hội nói chung sẽ làm phong phú nội dung dạy học, tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lí.
Tìm hiểu kĩ lưỡng về nguyên nhân hình thành, biểu hiện của bão, hậu quả của bão và cách phòng tránh bão để học sinh biết cách ứng phó với bão, hạn chế thiệt hại người và của trong mùa mưa bão hàng năm đối với học sinh và nhân dân trên địa bàn trường THPT Thường Xuân 2.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12A3 và 12A6 là hai lớp tôi phụ trách giảng dạy năm học 2017- 2018. Các em ở lứa tuổi phát triển về thể lực, tiếp thu kiến thức và hình thành phát triển các kĩ năng sống thông qua các môn học trong trường phổ thông chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống tự lập. Thiên tai nói chung và bão nói riêng thường xuyên xuất hiện trên địa bàn, vì vậy tôi nhấn mạnh nội dung này vào các tiết dạy được lựa chọn để các em nghiên cứu, tìm hiểu từ đó rèn luyện, nâng cao năng lực phòng tránh bão để hạn chế thiệt hại cho bản thân và mọi người. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra.( Trích từ nguồn vi.kipkip.com)
	Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của người nghiên cứu lên một nhóm lớp- gọi là lớp thực nghiệm với một nhóm lớp tương đương không được tác động- gọi là lớp đối chứng. Để có kết quả thuyết phục hơn ta có thể lấy kết quả đối chứng về một nhóm lớp trước và sau tác động.
Trong quá trình giảng dạy ở nhiều lớp cùng một khối với mức độ nhận thức khác nhau nên tôi chọn cách đối chứng kết quả đạt được từ trước tác động và sau tác động ở hai lớp cho khách quan và chính xác.
Phương pháp thực nghiệm có những ưu điểm sau: 
	Thứ nhất, cùng một nội dung và tư liệu tôi tiến hành làm việc được với nhiều học sinh, nhiều lớp.
	Thứ hai, chi phí cho công tác chuẩn bị về tư liệu, phương tiện thuận tiện có sẵn và đỡ tốn kém hơn, dễ tìm kiếm hơn(video, tranh ảnh, phiếu khảo sát), kết quả đánh giá nhanh hơn.
	Thứ ba, phương pháp này dễ học hơn đối với học sinh, vì học sinh có thể kết hợp nhiều tư liệu và liên hệ ngay với thực tế mà các em đã chứng kiến khi bão xuất hiện ở địa phương.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
	Vị trí môn Địa lí trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường (MT) sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên xã hội.
	Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thiên tai và phòng, chống thiên tai. Tùy từng trường hợp cụ thể các đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế - xã hội có lúc là nguyên nhân, có khi là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của thiên tai. Vả lại chúng ta đang triển khai tích hợp giáo dục phòng tránh thiên tai qua môn Địa lí ở trường trung học nên đã có những tiền đề khai thác, phục vụ cho việc giáo dục phòng, chống thiên tai.
	Nguyên tắc tính thực tiễn và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện cho việc thực hiện giáo dục phòng, chống thiên tai. Việc gắn nội dung bài học có khả năng tích hợp giáo dục ứng phòng, chống thiên tai với thực tiễn địa phương sẽ giúp cho học sinh hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thấy được kiến thức địa lí là bổ ích; làm cho các em biết thực tế ở địa phương, hiểu thêm về quê hương từ đó có được tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai. Trong quá trình học tập các em được suy nghĩ, liên hệ và đôi khi vận dụng hiểu biết của mình đề đưa ra các giải pháp góp phần giải quyết vấn đề của phòng, chống thiên tai. Điều đó làm cho tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
	Trên cơ sở đó, tôi đã và sẽ tiếp tục tích hợp giáo dục phòng, chống bão qua môn địa lí lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 là hợp lí.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung
Trong sách giáo khoa Địa lí lớp 12 đã biên soạn về bão, nhưng nó được thể hiện ở các mức độ khác nhau qua mỗi bài. Nội dung giới thiệu đầy đủ nhất về bão được thể hiện trong bài 15 “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”. Tuy nhiên nội dung mới dừng lại ở mức: thời gian xuất hiện, biểu hiện của bão, hậu quả gây ra, phương tiện cảnh báo và biện pháp phòng tránh một cách chung chung. Trong đó biện pháp phòng chống bão cụ thể ở địa phương, vùng miền ít đề cập. Vì vậy năng lực phòng, chống thiên bão của học sinh còn rất hạn chế. Ngoài ra, nó chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong cấu trúc bài học nên ít được giáo viên và học sinh chú trọng giải quyết.
- Đối với GV:
+ Nội dung phòng chống bão chưa được thiết kế thành chuyên đề cụ thể nên kiến thức và kĩ năng ứng phó, phòng chống ít được chú trọng trong quá trình thiết kế bài giảng. 
+ Tư liệu có liên quan nhiều đến bão rất nhiều qua các phương tiện truyền thông nhưng chủ yếu mang tính thống kê thông báo, vì vậy nội dung của nó chỉ dừng lại ở việc thông báo thời gian, biểu hiện và hậu quả của bão. Nếu giáo viên ít tìm hiểu và ít kinh nghiệm sống sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển năng lực phòng chống bão cho học sinh.
- Đối với HS:
+ Tuổi các em còn nhỏ, ít kinh nghiệm sống, sống ở các vùng miền khác nhau nên kiến thức về bão và năng lực ứng phó bão đa số là hạn chế.
+ Trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà nội dung phòng, chống bão không nhiều và không cụ thể nên các em ít quan tâm.
+ Hiện nay các em dành thời gian xem phim, ca nhạc, giao tiếp trên face book nhiều nhưng ít xem thời sự, nghe đài, đọc báo nên thông tin về bão và cách phòng, chống bão cũng ít.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Thường Xuân 2
	- Đối với GV: Việc dạy học theo chủ đề phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống bão nói riêng chưa có ai thực hiện mà chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ qua một số bài.
	- Đối với HS:
	+ Hiện tượng chờ đợi, lười suy nghĩ, ít tìm tòi còn phổ biến, đa số học sinh chỉ chờ giáo viên trình chiếu, ghi bảng hoặc đọc để ghi vì vậy việc liên hệ với thực tế là yếu.
	+ Là học sinh huyện Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa, nơi thượng nguồn của sông Chu, địa hình đồi núi dốc nên khi mùa bão tới thường xuyên xảy mưa lớn, gió to, lũ quét, ngập lụt, sạt lở nhưng các em học sinh ứng phó với tình trạng trên chưa tốt, thường nghỉ học. Đặc biệt khi giáo viên đề cập đến các thiên tai ở những vùng miền khác thì các em không quan tâm hoặc không đưa ra được giải pháp phòng chống. 
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giáo viên xác định địa chỉ giáo dục
Tên bài
Địa chỉ giáo dục
Nội dung
Mức độ
Khối lớp 12
Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Mục III. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, kinh tế và an ninh - quốc phòng.
- Kiến thức:
Việt Nam nằm trong phạm vi hình thành và di chuyển của nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới.
- Kĩ năng: 
+ Tuân thủ cảnh báo của trung tâm phòng chống bão lụt.
+ Không ra khơi vào những ngày có bão hoạt động hoặc di chuyển tàu thuyền khẩn trương ra xa khu vực ảnh hưởng của bão.
+ Chủ động phòng tránh bão ảnh hưởng tới mùa màng, công trình xây dựng, sinh hoạt, sản xuất và tính mạng của con người: Gia cố đê điều, kênh mương, thu hoạch mùa, di tản đến nơi an toàn .
Liên hệ
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục I: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Kiến thức: Địa hình Việt Nam chịu ảnh hưởng của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Hiện tượng sạt lở, xói mòn, ngập úng, lũ , mưa đá.
- Kĩ năng: Đảm bảo thảm thực vật để hạn chế lũ và sạt lở khi có bão.
Liên hệ
Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi
Mục II: Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội 
- Kiến thức: 
+ Khu vực miền núi là địa bàn xảy ra lũ, sạt lở, xói mòn, rét đậm rét hại.
+ Khu vực đồng bằng thường xuất hiện lụt, bão, bão cát, hạn hán.
- Kĩ năng: 
+ Di chuyển đến nơi đồi núi cao khi có lũ. Tránh những nơi địa hình có độ dốc cao và không có thảm thực vật để tránh sạt lở
+ Gia cố nhà cửa, xếp gọn đồ đạc: lớn, nặng ở dưới, nhỏ nhẹ ở trên. 
+ Khơi thông mương máng, chuẩn bị máy bơm cho tiêu nước.
+ Xử lí nguồn nước sau lũ lụt.
Bộ phận
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Mục II: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
- Kiến thức: 
+ Là nơi hình thành bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển. 
+ Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.
- Kĩ năng: 
+ Cảnh báo tránh ra khơi vào những ngày có bão hoặc di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.
+ Gia cố nhà cửa, xếp gọn đồ đạc: lớn, nặng ở dưới, nhỏ nhẹ ở trên. 
+ Khơi thông mương máng, chuẩn bị máy bơm cho tiêu nước.
+ Hạn chế sạt lở và bão cát bằng việc trồng rừng ven biển.
Liên hệ
Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Mục III: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
- Kiến thức: 
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như dong, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái .
Toàn bài
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục I: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Kiến thức:
+ Biết được ý nghĩa của trồng và bảo vệ rừng sẽ chống xói mòn đất; Tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt; Điều hòa khí quyển...
Liên hệ
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai
Mục I: Bảo vệ môi trường
Mục II: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
Mục III: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Kiến thức:
+ Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu từ đó hướng học sinh sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
+ Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh và hạn chế ảnh hưởng của thiên tai nói chung và bão nói riêng.
- Kĩ năng: 
+ Cảnh báo tránh ra khơi vào những ngày có bão hoặc di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.
+ Gia cố nhà cửa, xếp gọn đồ đạc: lớn, nặng ở dưới, nhỏ nhẹ ở trên. Gia cố đê điều, kênh mương, thu hoạch mùa, di tản đến nơi an toàn, nơi đồi núi cao khi có lũ. Tránh những nơi địa hình có độ dốc cao và không có thảm thực vật để tránh sạt lở.
+ Khơi thông mương máng, chuẩn bị máy bơm cho tiêu nước.
+ Hạn chế sạt lở và bão cát bằng việc trồng rừng ven biển.
+ Xử lí nguồn nước sau lũ lụt.
Toàn bài
Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Mục I: Nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Kiến thức: Khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới ngoài dịch bệnh còn có bão, lũ, lụt.
- Kĩ năng: Xây dựng hệ thống cảnh báo ngập lụt và hệ thống kênh mương, trạm bơm tiêu thoát nước đối với mùa mưa bão.
Liên hệ
Bài 24: Vấn đề phát triền ngành thủy sản và lâm nghiệp
Mục I: Ngành thủy sản.
- Kiến thức: Khó khăn của ngành thủy sản là bão lụt.
- Kĩ năng: Biết được một số biện pháp khoanh nuôi, gia cố lồng, bè để hạn chế việc vỡ hoặc trôi dạt, vỡ bờ khu vực nuôi trồng .
Liên hệ
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Mục III: Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:
Mục IV: Thế mạnh về chăn nuôi gia súc .
- Kiến thức: Khó khăn khi khai thác tiềm năng của vùng: Lũ ống, lũ quét, sạt lở ảnh hưởng đến sản xuất và sinh sống của người dân.
- Kĩ năng: Biết được một số biện pháp phòng tránh lũ, sạt lở đất đá, gẫy đổ cây khi có mưa to gió lớn .
Liên hệ
Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng
Mục I: Thế mạnh và hạn chế
- Kiến thức: Học sinh biết được một số thiên tai ở Đồng Bằng Sông Hồng: Bão, ngập lụt.
- Kĩ năng: Biết được một số biện pháp phòng tránh ngập lụt và xử lí vệ sinh nguồn nước sau ngập lụt.
Liên hệ
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Mục II: Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp
- Kiến thức: 
+Ý nghĩa của việc trồng rừng đối với lũ, sạt lở ở miền núi, đối với bão và bão cát ở ven biển.
+ Ảnh hưởng của bão đến hoạt động khai thác thế mạnh của biển.
- Kĩ năng: Biết bảo vệ rừng đầu nguồn và lựa chọn loại cây thích hợp để trồng ven biển hạn chế cát bay và sạt lở bờ biển.
Liên hệ
Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên 
Hải Nam Trung Bộ
Mục II: Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Kiến thức: Ảnh hưởng của bão đến hoạt động khai thác thế mạnh của biển.
- Kĩ năng: Có biện pháp tránh bão, xây dựng bến, cảng cho neo đậu tàu thuyền, trồng rừng ven biển và hạn chế khai thác cát để tránh sạt lở bờ biển bảo vệ khu vực nuôi trồng và khu vực định cư của các làng chài.
Liên hệ
Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, An ninh – quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Mục III: Phát triển kinh tế biển
- Kiến thức: Vùng biển hình thành và nằm trên đường di chuyển của nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới.
- Kĩ năng: Có biện pháp tránh bão, xây dựng bến, cảng cho neo đậu tàu thuyền trú ngụ, các trung tâm dịch vụ hàng hải gắn với nhiệm vụ an ninh – quốc phòng 
Liên hệ
2.3.2. Tiến hành soạn bài để dạy học dựa vào mục tiêu cần đạt.
Ví dụ : Trong bài BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI BÀI 15 – TIẾT 15
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ởû nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).
- Biết được sự phân bố hoạt động của một số loại thiên tai chủ yếu (bão, ngập lụt lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tế ở nước ta. Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai.
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường và một số loại thiên tai
3. Thái độ: Nghiêm túc học tập, trân trọng môi trường tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
+ Định hướng chung: Thuyết trình, giao tiếp, hợp tác.
+ Định hướng riêng: Thu thập tài liệu về bão lụt, tư duy tổng hợp thể lãnh thổ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh về suy thoái tài nguyên, phá huỷ cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, video về một số cơn bão.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam
III. Hoạt động dạy học
A. Tình huống xuất phát (5’)
1. Mục tiêu
Gợi lại kiến thức cũ về sự đa dạng sinh học của nước ta.
2. Cách thức: cá nhân
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Dựa vào hiểu biết của em hãy trình bày về đa dạng sinh học của nước ta và hậu quả của việc khai thác cạn kiệt tài nguyên sinh vật.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện trong 2 phút.
Bước 3. Trao đổi thảo luận và bảo cáo kết quả: Hs so sánh kết quả với nhau, bổ sung cho nhau. Gv gọi 1- 2 Hs trả lời, trên cơ sở đó Gv dẫn dắt vào bài học.
Bước 4. Đánh giá: Gv quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
B. Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về bảo vệ môi trường (11’)
1. Mục tiêu
- Biết được tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường.
- Biết được tình trạng Ô nhiễm môi trường.
2. Phương thức: Cá nhân/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
- Nêu những diễn biến bất thường về thời tiết khí hậu xảy ra ở nước ta trong những năm qua. (Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao. Mưa đá trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006; Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007; Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc tháng 2/2008 làm HS không thể đến trường để học tập...
 - Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện trong 2 phút.
Bước 3. Trao đổi thảo luận và bảo cáo kết quả: Hs so sánh kết quả với nhau, bổ sung cho nhau. Gv gọi 1- 2 Hs lên bảng ghi kết quả thực hiện được, trên cơ sở đó Gv chuyển ý.
1. Bảo vệ môi trường:
Có 2 vấn đề Môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu
- Tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường nước.
+ Ô nhiễm không khí. 
+ Ô nhiễm đất. 	
Các vấn đề khác như: khai thác, sử dụng tiết kiệm nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí các vùng cửa sông, biển để tránh làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa du lịch
Bước 4. Đánh giá: Gv quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về một số thiên tai ở Việt Nam và cách phòng chống (12’)
1. Mục tiêu
Biết được một số thiên tai ở VN và cách phòng chống
2. Phương thức: Nhóm/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
- Nhóm 1: Đọc SGK mục 2a kết hợp quan sát hình 10.3, xem đoạn video về hoạt động của bão hãy nhận xét đặc điểm của bão ở nước ta theo dàn ý: 
+ Thời gian hoạt động của bão ở nước ta.
+ Số trận bão trung bình mỗi năm ..........
+ Cho biết vùng bờ biển nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão. Vì sao? 
+ Ảnh hưởng của bão
+ Biện pháp phòng chống bão
- Nhóm 2: Đọc SGK mục 2b cho biết:
+ Ngập lụt diễn ra chủ yếu ở đâu
+ Đồng bằng nào chịu ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nang_luc_phong_chong_bao_cho_hoc_sinh_truong_t.doc