SKKN Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học chủ đề dinh dưỡng kháng ở thực vật - Sinh học 11 cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bộ Giáo dục nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trí thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thành học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa”.
Sinh học là môn học thực nghiệm, có tính liên hệ thực tiễn rất cao; tuy nhiên thực tế dạy học Sinh học hiện nay chủ yếu diễn ra trong lớp học bao quanh bởi bốn bức tường, tài liệu học tập chính là SGK có bổ sung nữa chỉ là các sách tham khảo, điều đó đã làm cho HS học một cách thụ động, máy móc và nhàm chán, thiếu hứng thú học tập, chưa hình thành được đầy đủ những phẩm chất và năng lực ở mà môn học có thể mang lại. Một trong những giải pháp giáo dục hiện đại giúp khắc phục những hạn chế nên trên đó là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm gắn dạy học với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Bằng việc phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng môn khoa học, từng lĩnh vực tri thức, quá trình học tập, đào tạo được gắn một cách hữu cơ vào cuộc sống xã hội, vào đời sống khoa học. Tổ chức HĐTNST là thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”; đồng thời, người học thấy được giá trị thực tiễn của các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học được, điều này tạo ra động cơ tích cực cho việc học. Hiện nay việc sử dụng phân bón không hợp lí đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, nông sản , từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người có mà có thể ngày một ngày hai chưa phát hiện ra. Thông qua việc đưa HS vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, sẽ góp phần phát triển năng lực phẩm chất cho HS đồng thời là cơ hội để các em vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài: " Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học chủ đề dinh dưỡng kháng ở thực vật- Sinh học 11 cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo”
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐ Hoạt động CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực GV THPT Giáo viên trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh GD Giáo dục HĐ TNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT Trung học phổ thông XH Xã hội PPCT Phân phối chương trình SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SGK Sách giáo khoa STT VSTP GQVĐ BVMT Số thứ tự Vệ sinh thực phẩm Giải quyết vấn đề Bảo vệ môi trường Mục lục I. MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài I.2. Mục đích nghiên cứu I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu I.4. Phương pháp nghiên cứu I.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm II. NỘI DUNG Chương I: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Căn cứ để xây dựng chủ đề dạy học 2. Cơ sớ lý luận của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2.2. Đặc điểm và mục tiêu của hoạt động TNST 2.3. Quan niệm về hoạt động TNST ở trường phổ thông 2.4. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông:.. 2.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy - học trải nghiệm sáng tạo 2.6. Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo. 3. Cơ sở thực tiễn 3.1.Thực trạng dạy – học TNST ở trường phổ thông hiện nay 3.2. Ưu điểm của phương pháp: Chương II: ĐIỂU TRA VÀ KHẢO SÁT THỰC TIỄN DẠY – HỌC CHỦ ĐỀ: DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT HIỆN NAY 1. Các nguồn thông tin khảo sát 2. Đánh giá dạy học chủ đề: Dinh dưỡng khoáng ở thực vật theo phương pháp truyền thống 3. Kết quả khảo sát thu được như sau: Chương III: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT 1. Nội dung kiến thức liên quan đến chủ đề: 2. Dạy chủ đề: “Dinh dưỡng khoáng ở thực vật theo hướng phát triển năng lực của HS thông qua HĐTNST 2.1. Cấu trúc chủ đề 2.2. Phương pháp 2.3. Mục tiêu chủ đề 2.4. Định hướng các năng lực chính hướng tới: 2.4.1. Năng lực tự học 2.4.2. Năng lực giải quyết vấn đề 2.4.3. Năng lực tư duy sáng tạo 2.4.4. Năng lực tự quản lý 2.4.5. Năng lực giao tiếp 2.4.6. Năng lực hợp tác 2.4.7. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông : Tìm kiếm tài liệu từ mạng 2.5. Các năng lực chuyên biệt (đặc thù bộ môn Sinh học): 2.6. Bảng mô tả đánh giá mức độ nhận thức của HS 2.7. Chuẩn bị 2.7.1. Chuẩn bị của GV 2.7.2. Chuẩn bị của HS 2.8. Kế hoạch thực hiện chủ đề 2.9. Tiến trình bài dạy 3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Chương IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm: 2. Nội dung thực nghiệm: 3. Kết quả thực nghiệm: III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 2. Kiến nghị: TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Trong Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bộ Giáo dục nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trí thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thành học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa”. Sinh học là môn học thực nghiệm, có tính liên hệ thực tiễn rất cao; tuy nhiên thực tế dạy học Sinh học hiện nay chủ yếu diễn ra trong lớp học bao quanh bởi bốn bức tường, tài liệu học tập chính là SGK có bổ sung nữa chỉ là các sách tham khảo, điều đó đã làm cho HS học một cách thụ động, máy móc và nhàm chán, thiếu hứng thú học tập, chưa hình thành được đầy đủ những phẩm chất và năng lực ở mà môn học có thể mang lại. Một trong những giải pháp giáo dục hiện đại giúp khắc phục những hạn chế nên trên đó là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm gắn dạy học với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Bằng việc phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng môn khoa học, từng lĩnh vực tri thức, quá trình học tập, đào tạo được gắn một cách hữu cơ vào cuộc sống xã hội, vào đời sống khoa học. Tổ chức HĐTNST là thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”; đồng thời, người học thấy được giá trị thực tiễn của các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học được, điều này tạo ra động cơ tích cực cho việc học. Hiện nay việc sử dụng phân bón không hợp lí đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, nông sản , từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người có mà có thể ngày một ngày hai chưa phát hiện ra. Thông qua việc đưa HS vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, sẽ góp phần phát triển năng lực phẩm chất cho HS đồng thời là cơ hội để các em vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài: " Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học chủ đề dinh dưỡng kháng ở thực vật- Sinh học 11 cơ bản thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo” I.2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Dinh dưỡng khoáng ở thực vật thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, quan sát và phân tích thực tiễn, các kiến thức khoa học Sinh học, các thí nghiệm thực hành, các kĩ thuật dạy học, nhằm tạo hứng thú đối với HS, góp phần phát triển HS năng lực và phẩm chất giải quyết vấn đề thực tiễn, gắn kiến dạy học với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông. Cung cấp tài liệu cho GV tham khảo và vận dụng vào công tác giảng dạy. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề: Dinh dưỡng khoáng ở thực vật Sinh học 11 ở trường THPT Nông Cống 3 năm học 2018 – 2019. 2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung kiến thức, phương pháp dạy và học, phương tiện dạy và học, hình thức kiểm tra đánh giá cho chủ đề: Dinh dưỡng khoáng ở thực vật – Sinh học 11. - Trên địa bàn 2 xã Công Liêm, Công Chính - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018 I.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Cở sở lí luận dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, điều tra, khảo sát; dạy học giải quyết vấn đề. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực tiễn dạy và học Sinh học ở trường THPT Nông Cống 3; khảo sát biểu hiện của cây khi thừa hoặc thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng, điều tra khảo sát về việc sử dụng phân bón hiện nay, thực trạng sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sau khi bón phân; tuyên truyền người dân về tác hại của việc bón phân không hợp lí đến môi trường đất, nước, nông sản, tuyên truyền người dân kĩ thuật bón phân hợp lí và cách sử dụng nông sản sau khi bón phân. - Nhóm phương pháp quan sát: quan sát biểu hiện cây thiếu hoặc thừa nguyên tố dinh dưỡng khoáng, quan sát kết quả thí nghiệm về vai trò của phân bón, quan sát kĩ thuật bón phân; quan sát các sơ đồ chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ - Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp sử dụng kiến thức Hóa học, Công nghệ, điều tra, xử lí số liệu. - Nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực để soạn nội dung tiết dạy: “Tiết 5,6,7 Chủ đề: Dinh dưỡng khoáng ở thực vật - Sinh học 11”; thực hành giảng dạy trên lớp. Cho HS làm bài kiểm tra sau khi dạy làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của đề tài. I.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Nếu đề tài được áp dụng sẽ góp phần vào hệ thống cơ sở lí luận của dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giải quyết các vấn đề thực tiễn. - HS sẽ hứng thú hơn trong giờ học; HS sẽ biết cách quan sát và phân tích, tìm hiểu các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn và tìm cách giải quyết vấn đề. - HS sẽ có một buổi tham gia trải nghiệm tìm hiểu về vai trò của nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với cây, quan sát nhận biết những biểu hiện bên ngoài của cây khi thiếu hoặc thừa nguyên tố dinh dưỡng khoáng, điều tra khảo sát các nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phân bón hợp lí. - Đề xuất phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, Sinh học 11, ở trường THPT Nông Cống 3, theo hướng trải nghiệm sáng tạo qua đó giải quyết vấn đề thực tiễn nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường thông qua việc bón phân hợp lí và sử dụng các nông sản sau khi bón phân đảm bảo an toàn VSTP. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chương I: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Căn cứ để xây dựng chủ đề dạy học Trên cơ sở công văn 791/HD-BGDĐT ra ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT và các công văn hướng dẫn của Sở GDĐT Hà Tĩnh ban hành cho phép sắp xếp lại nội dung cấu trúc từng môn trong chương trình hiện hành theo hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, có thể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các hoạt động giáo dục khác vào CT hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối CT mới của các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường. Tổ bộ môn nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất sắp xếp nội dung các bài: bài 4 – Vai trò của các nguyên tố khoáng, bài 5, 6 – Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (trong chương trình Sinh học 11) thành chủ đề: Dinh dưỡng khoáng ở thực vật. 2. Cơ sớ lý luận 2.1. Cơ sớ lý luận của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 2.1.2. Đặc điểm và mục tiêu của hoạt động TNST - Đặc điểm + Trải nghiệm sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động. + Nội dung của HĐTNST mang tính tích hợp và phân hóa cao. + HĐTNST dưới nhiều hình thức đa dạng. + HĐTNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường - Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. Mục tiêu của HĐTNST phù hợp đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới: Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Mục tiêu chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm phát triển nhân cách công dân trên cơ sở phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; duy trì, tăng cường và định hình các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở, có kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động. 2.1.3. Quan niệm về hoạt động TNST ở trường phổ thông HĐTNST là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, HĐTNST là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè, Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. HĐTNST có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có ưu thế hơn về nhiều mặt như đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh hơn. HĐTNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, vv 2.1.4. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 2.1.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy - học trải nghiệm sáng tạo - Vai trò của giáo viên + Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và là nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong dạy học trải nghiệm sáng tạo, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng chứ không phải là người “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình. + Giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của bài học tới các địa chỉ, lĩnh vực, hình thành ý tưởng cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với nội dung cần học. + Giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh, giúp đỡ các em trên con đường chiếm lĩnh tri thức. - Vai trò của học sinh + Học sinh được tự thành lập nhóm, là người quyết định các hoạt động cần tiến hành để giải quyết vấn đề. + Chính học sinh là người được tự tìm tòi tự khám phá thu thập thông tin, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em. + Học sinh vừa được tham quan, dã ngoại vừa hoàn thành việc học tập vừa được trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, tình cảm của bản thân tích lũy được thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + Học sinh tự tìm kiếm và tập giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống bằng các kĩ năng, năng lực thông qua hoạt động nhóm và hoạt động trải nghiệm sáng tạo của bản thân. 2.1.6. Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo được gọi là thiết kế HĐTNST cụ thể. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động. Việc thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bước 2: Đặt tên cho hoạt động Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động. Bước 5: Lập kế hoạch Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Bước 8:Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh 2.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề 2.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Năng lực GQVĐ Là năng lực hoạt động trí tuệ của con người trứớc những vấn đề, những bài toán cụ thể, có mục tiêu và có tính hứớng đích cao đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy tích cực và sáng tạo nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề. Năng lực GQVĐ có thể đựợc hiểu là khả năng của con người phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề đặt ra. Năng lực GQVĐ là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của vấn đề. Có thể nói năng lực GQVĐ có cấu trúc chung là sự tổng hòa của các năng lực trên. 2.2.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề Năng lực GQVĐ là sự tổng hòa của các năng lực sau: - Năng lực nhận thức, học tập bộ môn giúp người học nắm vững các khái niệm, quy luật, các mối quan hệ và các kỹ năng bộ môn. - Năng lực tư duy độc lập giúp người học có được các phương pháp nhận thức chung và năng lực nhận thức chuyên biệt, biết phân tích, thu thập xử lí, đánh giá, trình bày thông tin. - Năng lực hợp tác làm việc nhóm, giúp người học biết phân tích đánh giá, lựa chọn và thực hiện các phương pháp học tập, giải pháp GQVĐ và từ đó học được cách ứng xử, quan hệ xã hội và tích lũy kinh nghiệm GQVĐ cho mình. - Năng lực tự học giúp người học có khả năng tự học, tự trải nghiệm, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch GQVĐ, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau. - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, giúp người học có khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức trong việc phát hiện vấn đề và vận dụng nó để GQVĐ học tập có liên quan đến thực tiễn cuộc sống. 3. Cơ sở thực tiễn 3.1. Thực trạng dạy – học TNST ở trường phổ thông hiện nay 1. Về phía giáo viên Khi xây dựng phân phối chương trình cho môn Sinh học, các thành viên trong tổ bộ môn đã nhận thức được tầm quan trọng của dạy học thông qua hoạt động TNSTGV. Các GV đều đồng tình với quan điểm giáo dục học sinh qua hoạt động TNST sẽ góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất mà hình thức tổ chức học tập này mang lại, hoạt động TNST sẽ kích thích hứng thú học tập, tăng tính thuyết phục trong quá trình dạy học, khơi dậy sự đam mê nghiên cứu khoa học, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giảm phần lý thuyết, tính hàn lâm của kiến thức, tránh việc áp đặt, rập khuôn cho học sinh. Tuy nhiên, các GV cũng băn khoăn, lo lắng và có phần lúng túng vì dạy học chủ đề thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn rất mới mẻ, giáo viên chưa có kinh nghiệm, việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất công phu và mất nhiều thời gian, công sức; vấn đề quản lí học sinh tham gia TNST là cả vấn đề. Để tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cần phải có sự đồng ý của nhà trường, sự phối kết hợp của nhiều bộ phận trong nhà trường, phu huynh học sinh và các
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_nang_luc_giai_quyet_van_de_thuc_tien_trong_day.doc