SKKN Nâng cao kỹ năng làm bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học

SKKN Nâng cao kỹ năng làm bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học

Kì thi đại học 2018 - 2019 đang ở trước mắt với nhiều sự đổi thay theo hướng ra đề mới của Bộ GD&ĐT. Đề thi môn Ngữ văn năm nay cũng giống như đề thi năm 2018, về thời gian làm bài vẫn là 120 phút, không có sự thay đổi về cấu trúc đề thi. Vẫn là phần đọc hiểu với một ngữ liệu duy nhất và chỉ trả lời 4 câu hỏi, phân hoá theo các mức độ, nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Phần làm văn vẫn là câu nghị luận xã hội viết đoạn văn 200 chữ, tuy nhiên phần ở NLVH đã có sự thay đổi rõ rệt cả về ngữ liệu và về mức độ. Đề thi năm 2018 câu nghị luận văn học là dạng đề liên hệ cả kiến thức chương trình lớp 12 và kiến thức chương trình lớp 11. Nhưng đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT năm 2018 - 2019 câu nghị luận văn học đã thay đổi hoàn toàn. Nội dung kiến thức chỉ tập trung vào lớp 12 và đề ra cũng gói gọn trong một tác phẩm văn học, những khía cạnh của một nhân vật, hay tình tiết, chi tiết trong chính một tác phẩm văn học đó. Dạng đề thi năm 2018- 2019 thiên về cảm nhận hai chi tiết, hai đoạn văn trong cùng một văn bản nào đó để có cái nhìn đa chiều liên hệ so sánh nhất định. Học sinh gần như không không thể học vẹt học tủ hay chép y nguyên một bài văn mẫu. Đánh giá dạng câu hỏi này là để phát huy sự sáng tạo của học sinh. Chính vì thế không ít học sinh đang băn khoăn với câu hỏi làm sao xử lí tốt phần này. Thực tế dạng đề thi này mới chỉ xuất hiện trong đề thi minh hoạ năm 2018 - 2019 của Bộ GD&ĐT. Bởi vậy trong quá trình dạy và học ngữ văn hiện nay cả người dạy và người học còn lúng túng khi tiếp cận và giải quyết dạng đề thi trên.

doc 21 trang thuychi01 13643
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng làm bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KỸ NĂNG 
LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT 
QUA HAI CHI TIẾT TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
 Người thực hiện: Hoàng Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên	
 SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
1.
MỞ ĐẦU.
1
1.1.
Lí do chọn đề tài
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
1
1.3.
Đối tượng nghiên cứu..
1
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5.
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2
2.1.
Cơ sở lý luận .
2
2.2.
Thực trạng việc dạy và học nghị luận văn học trong bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT Quảng Xương II..
2
2.3.
Các giải pháp để giải quyết vấn đề..
3
2.3.1.
Những dạng đề nghị luận văn học gặp trước đây
4
2.3.2.
Sự cần thiết của việc ra đề phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học.
4
2.3.3.
Phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học cho học sinh THPT..
5
2.3.4.
Hướng dẫn cách làm bài..
7
2.3.5.
Lập ý
8
2.3.6.
Dàn bài chi tiết.
9
2.3.7.
Từ những ví dụ trên liên hệ đến việc ra đề phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học ở những tác phẩm văn học khác...
14
2.3.8.
Công thức làm bài
15
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...
16
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...
17
3.1.
Kết luận
17
3.2.
Kiến nghị..
17
Tài liệu tham khảo
18
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng SKKN Ngành GD tỉnh đánh giá đạt từ loại C trở lên..
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Kì thi đại học 2018 - 2019 đang ở trước mắt với nhiều sự đổi thay theo hướng ra đề mới của Bộ GD&ĐT. Đề thi môn Ngữ văn năm nay cũng giống như đề thi năm 2018, về thời gian làm bài vẫn là 120 phút, không có sự thay đổi về cấu trúc đề thi. Vẫn là phần đọc hiểu với một ngữ liệu duy nhất và chỉ trả lời 4 câu hỏi, phân hoá theo các mức độ, nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Phần làm văn vẫn là câu nghị luận xã hội viết đoạn văn 200 chữ, tuy nhiên phần ở NLVH đã có sự thay đổi rõ rệt cả về ngữ liệu và về mức độ. Đề thi năm 2018 câu nghị luận văn học là dạng đề liên hệ cả kiến thức chương trình lớp 12 và kiến thức chương trình lớp 11. Nhưng đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT năm 2018 - 2019 câu nghị luận văn học đã thay đổi hoàn toàn. Nội dung kiến thức chỉ tập trung vào lớp 12 và đề ra cũng gói gọn trong một tác phẩm văn học, những khía cạnh của một nhân vật, hay tình tiết, chi tiết trong chính một tác phẩm văn học đó. Dạng đề thi năm 2018- 2019 thiên về cảm nhận hai chi tiết, hai đoạn văn trong cùng một văn bản nào đó để có cái nhìn đa chiều liên hệ so sánh nhất định. Học sinh gần như không không thể học vẹt học tủ hay chép y nguyên một bài văn mẫu. Đánh giá dạng câu hỏi này là để phát huy sự sáng tạo của học sinh. Chính vì thế không ít học sinh đang băn khoăn với câu hỏi làm sao xử lí tốt phần này. Thực tế dạng đề thi này mới chỉ xuất hiện trong đề thi minh hoạ năm 2018 - 2019 của Bộ GD&ĐT. Bởi vậy trong quá trình dạy và học ngữ văn hiện nay cả người dạy và người học còn lúng túng khi tiếp cận và giải quyết dạng đề thi trên.
Với mong muốn góp phần giúp các em có thêm kĩ năng làm tốt bài nghị luận văn học tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Nâng cao kĩ năng làm bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi thực hiện đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:
	+ Giúp học sinh nắm được những phương pháp kĩ năng cơ bản, để làm tốt bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học trong các kì thi.
	+ Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận văn học, giúp học sinh nâng cao khả năng hiểu biết của mình từ tác phẩm văn học. Các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình. 
	+ Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ văn khi dạy dạng đề phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Cách làm bài nghị luận văn học phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học cho học sinh THPT. 
Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT Quảng Xương II. Áp dụng thực nghiệm ở học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPTQG.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Đề đạt được mục đính và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, giải thíchCùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra kết hợp với trải nghiệm thực tế giảng dạy. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Viết bài nghị luận văn học phân tích nhân vật qua hai chi tiết là dạng bài tập khó, nhưng tôi vẫn chọn viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này. Đề thi những năm trước đây, câu NLVH yêu cầu phân tích một đoạn thơ, một nhân vật qua nhận định, so sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn trong hai tác phẩm văn học hoặc dạng đề liên hệ như năm học 2017- 2018. Thì bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2019 phần NLVH chỉ yêu cầu kiến thức lớp 12 và đề ra cũng gói gọn trong một tác phẩm. Yêu cầu là phân tích nhân vật qua hai chi tiết hoặc cảm nhận về hai đoạn thơ trong cùng một tác phẩm.
 Khi đọc dạng đề này cần xác định đúng vấn đề nghị luận. Sẽ có rất nhiều học sinh làm theo kiểu phân tích nhân vật. Thực tế đề không phải phân tích nhân vật, mặc dù cũng là phân tích nhân vật nhưng chỉ bám vào hai chi tiết trọng tâm, chứ không phải phân tích nhân vật nói chung. Nếu học sinh làm theo kiểu dạng đề phân tích nhân vật truyền thống thì sẽ bị lạc đề. Mặc dù phân tích nhân vật qua hai chi tiết, người viết cũng sẽ chạm đến các chi tiết này, chạm đến dụng ý mà nhà văn muốn truyền tải qua hai chi tiết. Phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học tưởng chừng đã dễ, đã quen nhưng kì thực để làm thật tốt, thật hay cũng không hề đơn giản. Để hiện thực tốt yêu cầu, cần chú ý mấy điểm sau:
- Hiểu đúng đối tượng, xác định rõ mục đích, yêu cầu;
- Xác định đúng vị trí, vai trò chi tiết đó của nhân vật trong tác phẩm, cần chú ý tương quan, mối quan hệ của nhân vật ấy với các nhân vật khác. Cần đặc biệt chú ý hoàn cảnh xuất hiện, tình thế nảy sinh hành động của nhân vật;
- Cảm nhận đúng chi tiết đắt giá và biết tập trung khai thác, phân tích kĩ các chi tiết ấy đối với nhân vật;
“Nâng cao kĩ năng làm bài phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học’’ còn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả hơn. Kích thích hứng thú học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo, tư duy liên kết, thói quen nghiên cứu khoa học. Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề có tình huống. Góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy với hành động.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học đề làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Việc đưa dạng đề phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học vào chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên. Phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học: là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ hai chi tiết, hai hình ảnh trong tác phẩm văn học đó làm nội dung phân tích bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề. Thông qua đó người học hiểu một cách thấu đáo, yêu quý về nhân vật mà nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm của mình.
 	Sự khác biệt với đề thi THPT Quốc Gia năm 2018 - 2019 đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT ở môn Ngữ văn, là ở câu hỏi Nghị luận văn học không còn kiến thức lớp 11 giống như đề thi năm 2017- 2018. Mà năm nay 2018- 2019 chỉ tập trung vào kiến thức của lớp 12. Có một điều khá khó khăn, đó là bớt kiến thức lớp 11 nhưng đề thi lại khó hơn. Đây là dạng đề mới và khó vì ở dạng đề này là phân tích một chi tiết, một hình ảnh, vì trước đây đề thường cho chúng ta cả đoạn văn dài. Phân tích cả đoạn văn đã khó rồi nhưng phân tích chi tiết, hình ảnh còn khó hơn vì cắt ra một lát rất nhỏ. Người học phải làm thế nào để tái dựng lại cả nhân vật, tái dựng theo cách nào để không rơi vào tình trạng lạc đề. Đề bài yêu cầu là phân tích nhân vật qua hai chi tiết, qua hai hình ảnh chứ không phải phân tích nhân vật nói chung. Đây là vấn đề khó, ngắn, ít, vì thế học sinh sẽ rất lúng túng khi làm bài không biết phân tích kiểu gì. Như vậy buộc học sinh phải có kĩ năng làm bài, phải hiểu nhân vật, phải nắm chắc, hiểu nội dung văn bản thì mới làm được dạng bài này.
 	Năm học 2017-2018 đề thi Ngữ văn chính thức của Bộ GD&ĐT là dạng đề thi liên hệ đó là nội dung chương trình lớp 12 liên hệ nội dung chương trình của lớp 11. Nhưng năm học này 2018-2019, Bộ giáo dục đã ra đề thi minh hoạ lại tập trung nội dung kiến thức chỉ ở chương trình lớp 12 và chỉ gói gọn trong một tác phẩm và đề yêu cầu là phân tích nhân vật qua hai chi tiết, hai hình ảnh trong văn bản. Cho đến nay dạng đề này vẫn còn mang tính thời sự chưa được đưa vào sách giáo khoa hiện hành. Thời lượng chương trình giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học chương trình THPT, theo quy định của Bộ giáo dục ở ban Cơ bản và ban Khoa học xã hội và nhân văn đều có 1 tiết lý thuyết về cách làm bài nghị luận văn học. Thực tế đó khiến học sinh không có nhiều điều kiện để rèn luyện ở dạng đề này một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao.
	Về học sinh: Học sinh THPT đều ở độ tuổi mới lớn chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với cuộc sống đa chiều, ngại đọc những tác phẩm văn học. Chưa hiểu hết về nhân vật mà nhà văn muốn truyền tải trong tác phẩm. Vì thế nhiều em cách nhìn nhận vấn đề chưa thực sự sâu sắc thậm chí lệch lạc. Do đó để làm một bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết, hai hình ảnh thì không đơn giản với các em. 
2.2. Thực trạng việc dạy và học nghị luận văn học trong bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT Quảng Xương II
Cũng giống như thực tế chung của các trường THPT trong cả nước, trường THPT Quảng Xương II cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
 Về phía giáo viên: Các giáo viện bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến dạng đề phân tích nhân vật qua hai chi tiết, hai hình ảnh trong một tác phẩm văn học. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế, nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức, cũng như kĩ năng viết bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết, hai hình ảnh cho học sinh. Với thời gian ôn tập 2 tiết trên lớp chỉ đủ giáo viên giới thiệu khái niệm kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách đơn giản nhất. Vì thế các em chỉ mới tiếp cận đề và làm quen với cách làm bài chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn được. 
	Về phía học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng làm bài văn phân tích nhân vật qua hai chi tiết, hai hình ảnh trong một tác phẩm không nhiều. Đa số các em thường lúng túng khi phải làm những dạng đề này. Nhiều em không thuộc nội dung tác phẩm văn học không nhớ chi tiết và không nhớ nhân vật, không hiểu nhân vật, thường hiểu lơ mơ, viết sơ sài, viết theo cảm hứng không nắm được quy trình làm bài. Khi gặp những dạng đề này không hình dung được viết như thế nào.
	Về phía nhà trường: Nhà trường đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp nhưng chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò. 
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Những dạng đề nghị luận văn học gặp trước đây
- Cảm nhận (hoặc phân tích) một đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn.
- Phân tích một nhân vật.
- Phân tích tình huống truyện.
- Cảm nhận về một hình ảnh, một chi tiết nghệ thuật (ví dụ: Cảm nhận về hình ảnh đôi bàn tay Tnú (Truyện “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành)
- Phân tích một đoạn thơ, một nhân vật, một tác phẩm để chứng minh, làm rõ một ý kiến, nhận định.
- So sánh nhân vật trong hai tác phẩm văn học hoặc trong một tác phẩm văn học.
- So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn trong hai tác phẩm văn học.
- Từ việc cảm nhận về hình tượng văn học, nội dung tác phẩm văn học để bình luận các ý kiến.
- Cảm nhận về một hình ảnh, một chi tiết nghệ thuật (ví dụ: Cảm nhận về hình ảnh đôi bàn tay Tnú – Truyện “Rừng xà nu” của tác giả Nguyễn Trung Thành)
- Phân tích và liên hệ. 
Ví dụ: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. (Đề thi Ngữ văn THPTQG Năm 2018)
2.3.2. Sự cần thiết của việc ra đề phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học
a. Quan điểm đổi mới của Bộ Giáo dục đối với dạy và học văn
+ Quan điểm đổi mới của Bộ GD&ĐT đã được thực thi ngay từ kì thi tốt THPTQG năm 2019 này, cụ thể là ở đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT.
Trích đề thi tham khảo THPTQG năm 2018 - 2019- phần làm văn (5.0 điểm).
Trong truyện ngắn Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì.” Và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ tay mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.[1]
(Kim Lân- Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 27 và trang 31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
b. Thực ra trước đây khi hướng dẫn học sinh làm dạng đề nghị luận văn học, giáo viên thường nhắc nhở học sinh phải đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc nội dung tác phẩm. Phải có hiểu biết nhất định về nhân vật, liên hệ với bản thân về những điều được gợi ra từ tác phẩm để bài viết thêm phần sâu sắc. Tuy nhiên một số em dường như chỉ đọc tác phẩm một cách miễn cưỡng qua loa, không cảm thụ hết vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong khi, tác phẩm văn học bao giờ cũng được thai nghén từ một hiện thực nào đó. Ra đời giữa những quặn đau, trăn trở hoặc hạnh phúc, sướng vui của người nghệ sĩ với cuộc đời. Thể hiện những dự báo của người nghệ sĩ về một hiện tượng nào đó trong tương lai. Có thể ví tác phẩm văn học như một con diều, dù bay cao đến đâu cũng vẫn phải nối với mặt đất bởi một sợi dây vững chắc. Thiếu “sợi dây” đó, văn học không còn là văn học nữa. Bielinxki- nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga đã từng nói: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau nữa mới là nghệ thuật”. Đó chính là quy luật không bao giờ thay đổi của văn chương. Vậy nên, nếu học văn mà không cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn chương, không hiểu hết được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm là đi ngược với quy luật của văn học. Như vậy, các chức năng cao quý của văn học như nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ sẽ không còn tác dụng. 
c. Phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học: là để học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong học văn, tránh tình trạng học vẹt, học tủ, khơi dậy sự sáng tạo của học sinh khi bàn bạc vấn đề. Đánh giá năng lực của học sinh sau 12 năm đèn sách.
2.3.3. Phân tích nhân vật qua hai chi tiết trong một tác phẩm văn học cho học sinh THPT
a. Tìm hiều đề
	Phân tích nhân vật qua hai chi tiết đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về nghị luận văn học, lí luận văn học và cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học. Dạng đề này là xuất phát từ việc phân hai chi tiết trong một tác phẩm văn học yêu cầu học sinh phải phân tích, so sánh, chứng minh bàn bạc vấn đề.	.
	Về dẫn chứng, người viết phải huy động kiến thức về nội trong tác phẩm văn học, những hiểu biết về thơ văn của các tác giả khác để làm cho bài viết sâu sắc, sinh động, đầy sức thuyết phục.
 Yêu cầu quan trọng nhất về nội dung phải xác định đúng trọng tâm của đề bài thì bài viết mới đúng hướng.
b. Gợi ý đề bài 
 Trích đề thi tham khảo kỳ thi THPTQG năm 2018 - 2019
Đề 1:
	Trong truyện ngắn Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ tay mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.[1],[5]
(Kim Lân- Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
Đề 2:
Trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ nhà văn Tô hoài nhiều lần nói về tiếng sáo, đặc biệt là hai lần trong đêm tình mùa xuân. Ban đầu nghe tiếng sáo vọng lại Mị thấy “Thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Đến khi bị A Sử trói “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơiMị vùng bước đi nhưng chân tay đau không cựa được.”[2] 
(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2008, tr, 7 và tr, 8)
Anh / chị hãy phân tích hình ảnh của Mị trong hai lần miêu tả trên. Từ đó làm nổi bật diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật này trong đêm tình mùa xuân và phát biểu giá trị nhân đạo của tác phẩm này.
Đề 3:
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng Sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân qua hai đoạn trích sau:
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã nghe thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”[1] 
2.3.4. Hướng dẫn cách làm bài
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm dạng bài nghị luận văn học.
- Bố cục 3 phần rõ ràng (Mở bài, Thân bài, Kết bài), văn viết phải có cảm xúc thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.
- Vận dụng các thao tác lập luận. 
	- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ, ngữ pháp.
	- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
b. Yêu cầu về kiến thức
	Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm và kiến thức lí luận văn học, học sinh phân tích nội dung hai chi tiết trọng tâm và nghệ thuật. 
Đề bài 1
I. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu nhân vật người vợ nhặt với những chi tiết đặc sắc thể hiện sự thay đổi sau cột mốc theo Tràng về làm vợ.
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân
- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt.
- Nêu vấn đề cần bàn luận.
II. Thân bài
1. Giới thiệu nhân vật 
2. Luận điểm
a. Luận điểm 1: Lần 1: Chiều hôm trước khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ngoài chợ “ Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật, thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì”. 
b. Luận điểm 2: Lần 2: Sáng hôm sau khi đón nhận bát chè khoán từ tay mẹ chồng. “ Người con dâu đón lấy cái bát đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại,. Thị điềm nhiên và vào miệng”.
3. Đánh giá, tổng hợp
a. Giá trị nội dung
b. Giá trị nghệ thuật.
III. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề
- Khẳng định vị trí của tác giả trên văn đàn dân tộc.
Đề bài 2
I. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu nhân vật Mị:
	- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
	- Nêu vấn đề cần bàn luận.
II. Thân bài
1. Khái quát chung về nhân vật
2. Luận điểm: 
a. Luận điểm 1:Ban đầu nghe tiếng sáo Mị thấy “ Thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”.
b. Luận điểm 2: Đến khi bị A Sử trói “

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ky_nang_lam_bai_van_phan_tich_nhan_vat_qua_hai.doc