SKKN Nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD

SKKN Nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD

Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.

Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.

Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào cần diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.

Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những câu triết lý.

Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.

doc 45 trang Mai Loan 31/01/2025 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ 
NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG 
 NGOẠI KHÓA MÔN GDCD
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Huyền Trang
 Mã sáng kiến: 31.53.03
 Vĩnh Phúc, năm 2019
 1 Trong số lao động trẻ của thành phố có 40 % sinh viên 1 chọn lựa sai ngành 
học, học nghề không phù hợp với bản thân. Từ những số liệu thống kê trên cho 
thấy kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh vẫn còn hạn chế. 
 Việc nghiên cứu về kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung 
học phổ thông sẽ làm rõ được hệ thống khái niệm cơ bản đồng thời xác định 
được mức độ các mặt biểu hiện của kĩ năng trên. Từ đó, đề xuất ra một số giải 
pháp giúp nâng cao kĩ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học 
phổ thông. Đặc biệt là ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, vẫn chưa có nghiên 
cứu nào về kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông. 
 Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao 
kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thông 
qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD 
2. TÊN SÁNG KIẾN
 “Nâng cao kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ 
thông thông qua hoạt động ngoại khóa môn GDCD 
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Trang
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Hương Canh – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0979.160.997
 E_mail: huyentrangc3bx@gmail.com
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
 Bà Nguyễn Thị Huyền Trang – GV trường THPT Bình Xuyên
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Giảng dạy các tiết ngoại khóa môn GDCD 
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG 
THỬ:
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
* NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 3 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: thu thập, tổng hợp các kiến thức về cơ 
sở lí luận của đề tài; về nội dung các môn học có thể tích hợp trong bài.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này 
vào tiết dạy cụ thể trên lớp. Từ đó, đánh giá hiệu quả thực hiện từ không khí học 
tập trên lớp và kết quả học tập của HS.
 - Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: Thông qua việc cho HS điền vào 
phiếu đánh giá, làm bài kiểm tra, làm bài tập về nhà, GV thu thập được các số 
liệu về kết quả học tập. Từ đó, tiến hành xử lí số liệu, đưa ra kết quả tổng hợp để 
đánh giá khách quan nhất hiệu quả từ việc áp dụng sáng kiến.
 - Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với đồng nghiệp về việc áp dụng cách 
thức này.
6. Đóng góp mới của đề tài
 - Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận về dạy học ngoại khóa trong việc định 
hướng nghề nghiệp HS
 - Thiết kế các hoạt động ngoại khóa phù hợp với nội dung định hướng nghề 
trong môn GDCD.
 - Đề tài là tư liệu tham khảo hiệu quả, thiết thực cho GV trong quá trình 
thực giảng.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 phần:
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO 
KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HS THPT THÔNG 
QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN GDCD
 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ 
NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI 
KHÓA MÔN GDCD 
 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG NGOẠI KHÓA MÔN GDCD 
NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO 
HỌC SINH THPT HIỆN NAY 
 5 tri thức đặc thù, kỹ năng, nghiệp vụ gắn với cá nhân theo sự phân công lao động 
xã hội. 
 Do vậy, Latreille (1980) định nghĩa, nghề nghiệp thể hiện ra ngoài như một 
đặc tính ổn định của hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể, nó bao 
hàm một tập hợp các tri thức, bí quyết hoặc kỹ năng, kỹ thuật mà một cá nhân 
tích lũy, học hỏi được.
 ● Khái niệm giáo dục nghề nghiệp
 Giáo dục nghề nghiệp là khái niệm được hình thành trên cơ sở tổ hợp của 
khái niệm giáo dục và nghề nghiệp. Căn cứ theo nội hàm của 02 khái niệm nêu 
trên, giáo dục nghề nghiệp được hiểu là sự truyền đạt và tiếp thu từ người này 
sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác một tập hợp các tri thức, bí 
quyết hoặc kỹ năng, kỹ thuật thể hiện đặc tính ổn định của một hoạt động 
chuyên môn cụ thể.
 Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định rõ hơn về 
các cấp bậc đào tạo, theo đó, giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống 
giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ 
cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, 
đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được 
thực hiện theo 02 hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. 
Cũng theo quy định của luật trên:
 Đào tạo nghề nghiệp chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập 
trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại 
học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện để đào 
tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. 
 Đào tạo nghề nghiệp thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, 
học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ 
sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, 
được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào 
tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.
 7 - Quan điểm thứ nhất coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt 
 động. - Từ điển Tâm lý học của Mỹ do tác giả J. P. Chaplin chủ biên (1968) 
 định nghĩa kỹ năng là “thực hiện một trật tự cho phép chủ thể tiến hành hành 
 động một cách trôi chảy và đúng đắn” 
 Từ định nghĩa này cho thấy tác giả nhìn nhận kỹ năng ở cả hai góc độ gồm 
thứ tự thực hiện hành động của một cá nhân và tính chất của những hành động 
đó. - Từ điển Tâm lý học (1983) của Liên Xô (cũ) định nghĩa: “Kỹ năng là giai 
đoạn của việc nắm vững một phương thức hành động mới - cái dựa trên một qui 
tắc (tri thức) nào đó và trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tương 
ứng với tri thức đó, nhưng còn chưa đạt đến mức độ kỹ xảo” 
 Từ cách định nghĩa này có thể hiểu rằng, khi đề cập đến kỹ năng của một ai 
đó tức là xem xét người đó có biết rõ những cách hành động mới mà cơ sở của 
những cách này là sự ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn hay không. - Tác giả V. 
A. Kruchetxki thì cho rằng: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động đã 
được con người nắm vững từ trước”.
 - Quan điểm thứ hai xem xét kỹ năng là một biểu hiện của năng lực của con 
 người trong hoạt động. Trong từ điển Tâm lí học của A. M. Colman, kỹ 
 năng đƣợc hiểu là: “Sự thông thạo, hiểu biết chuyên môn sâu, là khả 
 năng đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nhất định; cụ thể là một 
 cách thức thực hiện hành vi có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông 
 qua sự huấn luyện và thực hành” 
 Định nghĩa trên đề cập đến kỹ năng như là sự tổng hợp hai khía cạnh trong 
khả năng của một cá nhân gồm nắm vững cơ sở lý thuyết của việc gì đó và hoàn 
thành tốt việc đó trong thực tế. Khi cụ thể hóa khả năng này thì có thể hiểu đây 
chính là phương pháp làm điều gì đó dựa trên sự huấn luyện và thực hành. Các 
tác giả V. S. Cudin và A. G. Covaliop cho rằng: “Kỹ năng là phương thức thực 
hiện hành động với mục đích và điều kiện hành động”.
 Theo các tác giả, kết quả của hành động phải phụ thuộc vào yếu tố, trong đó 
quan trọng hơn cả là là năng lực của con ngƣời chứ không đơn giản là cứ nắm 
vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng 
 9 Kỹ năng càng đạt tới mức độ hoàn hảo thì chủ thể càng gần nhƣ không mắc 
lỗi sai nào. Hai là, tính linh hoạt của kỹ năng, tức là năng lực tâm lý mà chủ thể 
cố gắng thử nhiều cách khác nhau có thể để tổ chức và lập kế hoạch các bước 
trong tương lai của một vấn đề. 
 ● Khái niệm giáo dục trải nghiệm 
 Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải 
nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến 
khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để 
tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển 
tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.”
 Người dạy ở đây có thể là: giáo viên, tình nguyện viên, hướng dẫn viên, 
huấn luyện viên, bác sĩ tâm lý... Nó nói lên tính đơn giản, đa dạng, phổ biến và 
ứng dụng của “Giáo dục trải nghiệm”.
 “Giáo dục trải nghiệm” cũng có cơ sở lý thuyết dựa trên một nghiên cứu 
(Edgar Dale 1946) chỉ ra rằng: Chúng ta nhớ...20% những gì chúng ta đọc, 
20% những gì chúng ta nghe, 30% những gì chúng ta nhìn và 90% những gì 
chúng ta làm
 Các đặc điểm nổi bật của “Giáo dục trải nghiệm”: Quá trình học qua trải 
nghiệm diễn ra khi trải nghiệm được lựa chọn kỹ càng và sau khi thực hiện được 
tổng kết bởi quá trình chia sẻ, phân tích, tổng quát và áp dụng. Người học được 
sử dụng toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội 
trong quá trình tham gia. Trải nghiệm được thiết kế để yêu cầu người học phải 
sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được.
 Qua “Giáo dục trải nghiệm”, người học được tham gia tích cực vào việc: 
đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm. Kết quả 
của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học 
được từ trải nghiệm đó. Kết quả đạt được là của cá nhân, tạo cơ sở nền tảng cho 
việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương lai. Các mối quan hệ được 
hình thành và hoàn thiện: người học với bản thân mình, người học với những 
người khác, và người học với thế giới xung quanh.
 11 Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi 
thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, 
nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa 
tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn 
ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.
 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 
 Hoạt động học tập
 Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT 
nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. 
Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy 
khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các 
em gặp thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ 
không phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của 
các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú 
mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
 Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ 
rệt. Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức 
được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý 
thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý 
nghĩa sống còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những 
tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình 
thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả 
vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu 
đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu 
có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ 
như nhau với các môn học. 
 Mặt khác,ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các 
em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có 
hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một 
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ky_nang_dinh_huong_nghe_nghiep_cho_hoc_sinh_th.doc