SKKN Nâng cao kết quả học tập Lịch sử Lớp 11 ở nội dung các nước tư bản giai đoạn 1919-1939 thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy (trường Trung học Phổ thông số 2 Mường Khương)
TÓM TẮT:
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngày càng phổ biến ở tất cả các môn học. Đây được coi là khâu đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy – học.
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. SĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của SĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). SĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng SĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,.
Trong dạy học lịch sử việc sử dụng SĐTD sẽ phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học sinh:
+ Sử dụng SĐTD trong dạy học dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc, công việc của giáo viên đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống, giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư duy lôgíc cho HS.
+ Sử dụng SĐTD giúp học sinh học được phương pháp học, học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu và cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống.
Giải pháp của tôi là hướng dẫn học sinh tạo lập và học theo sơ đồ tư duy ở một số nội dung về tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939) trong chương trình lớp 11.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 11 trường THPT số 2 Mường Khương. Lớp 11A3 là lớp thực nghiệm và 11A1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài ở chương II phần II Lịch sử thế giới lớp 11. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,59; điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng là 6,78. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05="" có="" nghĩa="" là="" có="" sự="" khác="" biệt="" lớn="" giữa="" điểm="" trung="" bình="" của="" lớp="" thực="" nghiệm="" và="" lớp="" đối="" chứng.="" điều="" đó="" chứng="" minh="" rằng="" sử="" dụng="" sơ="" đồ="" tư="" duy="" trong="" dạy="" học="" nội="" dung="" các="" nước="" tư="" bản="" giai="" đoạn="" 1919-1939="" làm="" nâng="" cao="" kết="" quả="" học="" tập="" của="" học="" sinh="" lớp="" 11="" trường="" thpt="" số="" 2="" mường="">
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ LỚP 11 Ở NỘI DUNG CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIAI ĐOẠN 1919-1939 THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (TRƯỜNG THPT SỐ 2 MƯỜNG KHƯƠNG) MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. 7 Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu 7 Bảng 3. Thời gian thực nghiệm 7 Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 8 1. TÓM TẮT: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngày càng phổ biến ở tất cả các môn học. Đây được coi là khâu đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy – học. Sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. SĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của SĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). SĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng SĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... Trong dạy học lịch sử việc sử dụng SĐTD sẽ phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học sinh: + Sử dụng SĐTD trong dạy học dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc, công việc của giáo viên đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống, giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư duy lôgíc cho HS. + Sử dụng SĐTD giúp học sinh học được phương pháp học, học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu và cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống. Giải pháp của tôi là hướng dẫn học sinh tạo lập và học theo sơ đồ tư duy ở một số nội dung về tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939) trong chương trình lớp 11. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 11 trường THPT số 2 Mường Khương. Lớp 11A3 là lớp thực nghiệm và 11A1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài ở chương II phần II Lịch sử thế giới lớp 11. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,59; điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng là 6,78. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung các nước tư bản giai đoạn 1919-1939 làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT số 2 Mường Khương. 2. GIỚI THIỆU 2.1 Hiện trạng: Lịch sử là một môn khoa học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Lịch sử là môn học với nhiều lượng thông tin, các vấn đề lịch sử cần xâu chuỗi một cách logic nhằm giúp học sinh nhận biết được quy luật lịch sử, tiến trình lịch sử. Vì vậy, học sinh cần được “học cách học” điều đó sẽ giúp các em học tập một cách tích cực, ghi chép có hiệu quả, tránh được sự nhàm chán trong việc học Lịch sử hiện nay. + Trong nhận thức của phụ huynh học sinh cũng như của học sinh đây là môn học có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. + Thực trạng việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh. Do đó, hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế, chưa đem lại những kết quả như mong đợi của giáo viên giảng dạy bộ môn. + Tài liệu phục vụ cho bộ môn lịch sử như: sách tham khảo, tài liệu băng đĩa hình, truyện tranh, hiện vật phục chế, sa bàn, còn hạn chế. Việc học tập chăm chỉ chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng phương pháp gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu khi học không chỉ học có kiến thức mà còn phải có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức đó. Như vậy, việc học mới hoàn thành chu trình khép kín của nó, hay nói cách khác “học phải đi đôi với hành”. Môn Lịch sử nói riêng và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội khác nói chung thường xuyên được tiếp xúc với kiến thức lí thuyết nhiều. Để lĩnh hội kiến thức đòi hỏi mỗi người học phải ghi chép thường xuyên. Hầu hết các em vẫn có suy nghĩ cần phải ghi tỉ mỉ những lời nói, lời giảng của thầy cô giáo thì việc lĩnh hội kiến thức mới được đầy đủ. Trong thực tế có những học sinh khi thầy cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi vào trong vở của mình, về nhà mở vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi vẫn không hiểu hoặc có hiểu được thì kiến thức không thành hệ thống. Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian, học thụ động nhất là sự thụ động rất lớn của các em HS người sở tại nên cách học đó chưa đem lại hiệu quả cao. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy rất hữu ích với người dạy, có thể thiết lập và phát triển khả năng học tập chủ động và năng động của học sinh. Đây là cách làm khả thi có thể góp phần giải quyết tận gốc phương pháp dạy học “đọc – chép” mà Bộ giáo dục - đào tạo đã chỉ đạo khắc phục. 2.2 Giải pháp thay thế: Sơ đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lí học sinh muốn thể hiện mình, muốn được bạn bè tôn trọng, thừa nhận khả năng, đồng thời khắc phục sự nhàm chán của phương pháp dạy học thụ động, một chiều. Học sinh ghi chép nhanh, tự do, linh hoạt sẽ gây hứng thú cho người học, kích thích tư duy tích cực. Sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính, các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau, sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể ” mô tả ý tưởng chung một cách đầy đủ, rõ ràng. Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “ vẹt ” . Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phù hợp với tâm lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng cách ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hoá kiến thức, có thể vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào của nhà trường mà không phụ thuộc quá nhiều cơ sở vật chất. Một số đề tài gần đây: - Đề tài: Áp dụng BĐTD trong việc tăng cường hứng thú học tập môn lịch sử ở trường THPT hiện nay. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Lớp: QH-2007-S Sư phạm Lịch sử trường ĐHQG Hà Nội, ĐHSP. Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Đức - Đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở trường THPT Ngọc Hồi” - Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Anh Nguyệt – Giáo viên môn văn - Đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống hóa kiến thức môn lịch sử THPT”. Sinh viên: Đặng Thị Tuyết Mai Lớp: QH-2007-S Sư phạm Lịch sử. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Đức. - Đề tài: “Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6”. Giáo viên nghiên cứu: Vũ Thị Quỳnh Đơn vị: Trường THCS Ba Cụm Bắc, Khánh Sơn, Khánh Hòa. Nhìn chung, các công trình, các bài viết trên dù ở những góc độ nghiên cứu khác nhau song đều ít nhiều có đề cập đến vai trò, ý nghĩa cũng như việc sử dụng sơ đồ tư duy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Các công trình, các bài viết trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu giúp tôi có cơ sở để giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu của mình. 2.3 Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung các nước tư bản giai đoạn 1919-1939 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT số 2 Mường Khương không? 2.4 Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung các nước tư bản giai đoạn 1919-1939 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT số 2 Mường Khương. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11A3 - lớp thực nghiệm và lớp 11A1 - lớp đối chứng ở Trường THPT số 2 Mường Khương. - Giáo viên: Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy 4 năm trong đó 3 năm dạy khối 11, là giáo viên luôn nhiệt huyết, luôn tìm tòi áp dụng và đổi mới phương pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh, có trách nhiệm cao công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Học sinh: Hai lớp được chọn có nhiều điểm tương đồng nhau. + Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có năng lực học tập bộ môn, hầu hết học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, có ý thức trong học tập tốt. + Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. + Về thành phần học sinh dân tộc thiểu số và giới tính hai lớp có tỷ lệ gần tương đương. Học sinh nữ lớp 11A3=24/32, lớp 11A1 là 20/34, học sinh dân tộc thiểu số lớp 11A3 là 18/32, lớp 11A1 là 20/34. 3.2. Thiết kế: Tôi sử dụng bài kiểm tra 1 tiết trong chương trình học kỳ I môn lịch sử làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,43 6,51 P = 0,73 P = 0,73 > 0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy 03 Đối chứng 02 Dạy học không sử sơ đồ tư duy 04 3.3. Quy trình nghiên cứu *Chuẩn bị bài của giáo viên: - Đối với lớp đối chứng: Tôi thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng sơ đồ tư duy, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Đối với lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng sơ đồ tư duy, tìm kiếm thông tin trên internet, sử dụng các phần mền chuyên dụng để vẽ và thiết kế sơ đồ điện tử, ... - Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 3. Thời gian thực nghiệm Thứ ngày Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy 13/11/2013 11ª3 12 Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 15/11/2013 11ª3 13 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 16/11/2013 11ª3 14 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 29/11/2013 11ª3 15 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 3.4. Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra một tiết của học kỳ I môn lịch sử. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài 11, bài 12, bài 13, bài 14 chương trình lịch sử thế giới hiện đại lớp 11. Bài kiểm tra sau tác động gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm và 3 câu tự luận. Đề kiểm tra này áp dụng cho hai lớp thực nghiệm 11ª3 và đối chứng 11ª1 để kiểm chứng tác động của việc ứng dụng đề tài này. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên cho học sinh tiến hành làm bài kiểm tra 45 phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Phân tích dữ liệu Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 6,78 7,59 Độ lệnh chuẩn 0,87 0,94 Giá trị p của T-test 0.000302 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,93 Bảng thống kê ở trên chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p =0.000302, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,93 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng sơ đồ tư duy đến kết quả học tập của lớp thực nghiệp là lớn. Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả học tập lịch sử lớp 11 ở nội dung các nước tư bản giai đoạn 1919 - 1939 thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy ” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình của lớp 11ª1 và 11ª3 trước và sau tác động. 4.2. Bàn luận kết quả Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm điểm trung bình = 7,59; kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng điểm trung bình = 6,78. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,81. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệnh giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0.000302 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm. * Hạn chế: Nghiên cứu xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học một số nội dung lịch sử thế giới hiện đại lớp 11 là một giải pháp hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng để sử dụng có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, đầu tư nhiều thời gian đặc biệt phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin, các phần mềm có liên quan, kĩ năng khai thác và sử dụng thông tin trên internet, nắm vững lý luận dạy học bộ môn... Bên cạnh đó cũng còn hạn chế như chưa thu hút được một số HS yếu kém vì các em cho rằng học như cũ tốt hơn, đỡ mất thời gian làm quen với cái mới lạ. Đòi hỏi giáo viên phải quan tâm nhiều hơn đến việc dạy học phân hóa theo đối tượng, đảm bảo thu hút được tất cả các đối tượng tham gia. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Qua kết quả thu nhận được trong quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy rằng việc hướng dẫn cho học sinh cách học với SĐTD làm nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức cho học sinh, học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn, đồng thời tạo được hứng thú trong quá trình giảng dạy cho cả cô và trò. Nhờ đó mà học sinh khi học Lịch sử có sự tập trung cao độ đối với môn học. Lớp học sôi nổi và tất cả các em đều được tham gia hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần. Các em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái. Xây dựng thói quen tự học, tự lập kế hoạch trong cuộc sống, tư duy nhanh, rèn phương pháp học tập. Kết quả và thành tích học tập cao hơn: Kiến thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn, ghi chép có hiệu quả. Nhờ không khí học tập cởi mở giúp học sinh tự tin, thoải mái thể hiện mình khi trình bày ý kiến qua Sơ đồ tư duy và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của thành viên khác. 5.2. Khuyến nghị - Đối với giáo viên: cần phải tích cực thực hiện đối mới phương pháp dạy học, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học mới, biết khai thác thông tin trên mạng internet. Giáo viên không chỉ sử dụng thành thạo mà còn phải hướng dẫn học sinh các phương pháp học tập để phát huy tính tích cực và hứng thú học tập bộ môn của học sinh. - Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm thích đáng tới hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật, xây dựng nguồn tư liệu điện tử phục vụ dạy học, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp kĩ thuật dạy học mới cho giáo viên với nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn dạy học của các trường Trung học phổ thông trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy có ứng dụng phần mềm CNTT trong dạy học lịch sử. Tổ chức giao lưu với các trường trọng điểm qua đó giáo viên có điều kiện để trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp kĩ thuật dạy học mới và những sản phẩm xây dựng từ ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng khai thác sử dụng sao cho có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử 11 NXB giáo dục 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn Kiến thức , kĩ năng môn Lịch Sử lớp 11 NXB giáo dục. 3. Ứng dụng Bản đồ tư duy (Joyce Wycoff ) .NXB LĐXH 4. Thiết kế, sử dụng BĐTD góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. TS. Nguyễn Mạnh Hưởng-Tổ Phương pháp dạy học môn Lịch sử-khoa Lịch sử- Trường ĐHSP Hà Nội. 5. Diendankienthuc.net: Tác dụng của BĐTD trong cuộc sống. PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Tiết 12 Bài 11:TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình chung của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh; việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.Bản chất của CNTB 1919 – 1939. - Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II của các nước tư bản. + Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. + Nắm được nguyên nhân ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng Sản đối lập với chủ nghĩa tư bản. + Thấy rõ nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. + Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin tưởng vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít. - Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng phân tích, liên hệ, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ GV: Lược đồ thế giới hoặc lược đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới 1. Tranh ảnh liên quan. HS: chuẩn bị trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thảo luận nhóm, thuyết trình, phát vấn, giảng giải. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Khởi động - Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. - Thời gian: 7p - Tiến hành: Kiểm ra bài cũ. 1. Nêu các biện pháp của chính sách kinh tế mới ? 2. Thành tựu công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 1925-1941? Dẫn dắt vào bài mới. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, trật tự thế giới được hình thành như thế nào nghiên cứu bài mới để biết được tình hình các nước tư bản sau chiến tranh. 3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cần đạt GV hướng dẫn học sinh nội dung chính của bài học trên sơ đồ tư duy với 2 nội dung chính là hai ý lớn cấp 1. Đó là mục 1 và mục 3. * Hoạt động 1: tìm hiểu trật tự thế giới mới Vecxai -Oasinhton. - Mục tiêu: HS hiểu được sự thiết lập trật tự Vecsai-Oasing ton. - Thời gian:15p - Tiến hành: GV triển khai các ý cấp 2. GV hỏi: sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước thắng trận đã tổ chức những hội nghị nào? HS trả lời GV nhận xét-kết luận. GV hỏi: Với hệ thống hòa ước Vec-xai -Oa-sinh -tơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Với hòa ước Vec-xai -Oa-sinh -tơn, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Đế quốc Áo - Hungari bị tách ra thành 2 nước nhỏ khác nhau là Áo và Hungari với diện tích nhỏ hơn trước rất nhiều. Trên đất đai Áo - Hungari cũ, những nước mới được thành lập và Tiệp khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác thì cắt thêm cho Rumani và Italia PV: Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này? Rõ ràng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước Anh, Pháp, Mĩ xâm phạm chủ quyền và l
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_lich_su_lop_1.doc
- Đơn đề nghị.doc