SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt áp dụng đối với học sinh lớp 10 tại Trung tâm GDNN - GDTX Lang Chánh

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt áp dụng đối với học sinh lớp 10 tại Trung tâm GDNN - GDTX Lang Chánh

Công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác chủ nhiệm lớp được ví như “sợi dây” gắn kết giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Công tác chủ nhiệm là yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc gắn kết ba yếu tố có tính nguyên lý trong giáo dục ( Nhà trường - Gia đình - Xã hội), góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Trung tâm GDNN-GDTX do đặc thù đối tượng học sinh là học viên, do tính đa dạng của chương trình giáo dục và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, nên công tác chủ nhiệm có những đặc điểm khác với công tác chủ nhiệm lớp trong các cơ sở giáo dục chính quy. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trung tâm GDNN-GDTX, ngoài chức năng ,nhiệm vụ mang tính đặc thù của giáo dục thường xuyên, tính đa dạng về nhu cầu học tập, đa dạng về đối tượng người học, về chương trình giáo dục, về hình thức tổ chức học tập dẫn đến việc tổ chức các lớp học trong trung tâm GDNN-GDTX cũng hết sức đa dạng; các lớp học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo niên khóa có tính ổn định; các chương trình dẫn tới cấp chứng chỉ, chứng nhận cũng được tổ chức theo các lớp học tập chung có thời hạn tương đối ổn định; các chương trình không dẫn tới việc cấp bằng, chứng chỉ thường tổ chức theo các lớp học có thời gian ngắn( tuần, ngày,buổi.) và tính ổn định chỉ là tương đối. Vì vậy, công tác chủ nhiệm lớp trong Trung tâm GDNN-GDTX cũng khá phức tạp, yêu cầu phải thật linh hoạt và có khả năng thích ứng với sự thay đổi.

doc 17 trang thuychi01 4640
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt áp dụng đối với học sinh lớp 10 tại Trung tâm GDNN - GDTX Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC	 	Trang 1
1. MỞ ĐẦU: 	Trang 2
	1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.	Trang 2
	1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 	Trang 3
	1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.	Trang 3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.	Trang 3
2. NỘI DUNG SKKN.	 Trang 4
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.	Trang 4
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.	Trang 7
2.3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	Trang 8
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN.	 Trang 17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.	 	Trang 18
3.1. KẾT LUẬN.	Trang 18
	3.2. KIẾN NGHỊ.	Trang 18
 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác chủ nhiệm lớp được ví như “sợi dây” gắn kết giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Công tác chủ nhiệm là yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc gắn kết ba yếu tố có tính nguyên lý trong giáo dục ( Nhà trường - Gia đình - Xã hội), góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Trung tâm GDNN-GDTX do đặc thù đối tượng học sinh là học viên, do tính đa dạng của chương trình giáo dục và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, nên công tác chủ nhiệm có những đặc điểm khác với công tác chủ nhiệm lớp trong các cơ sở giáo dục chính quy. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trung tâm GDNN-GDTX, ngoài chức năng ,nhiệm vụ mang tính đặc thù của giáo dục thường xuyên, tính đa dạng về nhu cầu học tập, đa dạng về đối tượng người học, về chương trình giáo dục, về hình thức tổ chức học tập dẫn đến việc tổ chức các lớp học trong trung tâm GDNN-GDTX cũng hết sức đa dạng; các lớp học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo niên khóa có tính ổn định; các chương trình dẫn tới cấp chứng chỉ, chứng nhận cũng được tổ chức theo các lớp học tập chung có thời hạn tương đối ổn định; các chương trình không dẫn tới việc cấp bằng, chứng chỉ thường tổ chức theo các lớp học có thời gian ngắn( tuần, ngày,buổi...) và tính ổn định chỉ là tương đối. Vì vậy, công tác chủ nhiệm lớp trong Trung tâm GDNN-GDTX cũng khá phức tạp, yêu cầu phải thật linh hoạt và có khả năng thích ứng với sự thay đổi.
	Trong môi trường giáo dục tại các Trung tâm GDNN-GDTX nói chung, Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh - nơi tôi đang công tác nói riêng, các em học sinh cấp học THPT cũng được tiếp cận với những thành quả của đất nước cũng như thế giới qua nhiều kênh thông tin khác nhau, nhờ đó đã hình thành được tính tự lập từ rất sớm; tự cố gắng trong học tập, tu dưỡng đạo đức và trở thành con ngoan, trò giỏi. Tuy vậy, sự chắt lọc những gì đang tác động đến chúng ta hàng ngày để trở thành con người tốt là rất quan trọng, một bộ phận nhỏ học sinh đã bị tác động theo chiều tiêu cực của xã hội hiện nay và trở thành học sinh cá biệt. Điều này đã gây không ít khó khăn cho bản thân tôi cũng như nhà trường trong công tác giáo dục các em, đặc biệt giáo dục toàn diện đòi hỏi các em phải có thái độ hợp tác cao trong việc dạy - học; trong khi đó số lượng học sinh ở mỗi lớp cũng như trong trung tâm đang có dấu giảm theo thời gian. Vì vậy công tác giáo dục học sinh cá biệt đang là vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục, trong đó có trung tâm tôi và lớp tôi chủ nhiệm.
	Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt đặt ra cấp thiết là vậy, nhưng hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào đề cập sâu, bàn kỹ, chi tiết để áp dụng rộng rãi trong giáo dục học sinh cá biệt. Việc giáo dục các em học sinh này chủ yếu dựa vào những giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, nhưng học sinh cá biệt thì có thể rải rác ở nhiều lớp nên chất lượng giáo dục các em gặp nhiều khó khăn bởi vì kinh nghiệm của giáo viên cũng chỉ dừng lại ở những trường hợp cụ thể, trong khi đó tính cách các em cá biệt lại rất phức tạp và không giống nhau; việc giải quyết vấn đề này làm cho đội ngũ giáo viên cũng như lãnh đạo các trung tâm đang còn nhiều tranh cãi và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
	Từ những lý do trên và cùng với kinh nghiệm công tác hơn 10 năm của bản thân, tôi đã chọn đề tài về “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt áp dụng đối với học sinh lớp 10 tại Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh” để nghiên cứu, bởi đây là vấn đề cấp thiết hiện nay, viết bài này để đồng nghiệp cùng tham khảo và mong muốn được đưa ra tranh luận trong những dịp hội thảo, cùng thống nhất và được đưa vào áp dụng rộng rãi trong các trung tâm GDNN-GDTX.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp giáo viên chủ nhiệm có thêm những kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục học sinh các biệt. 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh cá biệt ở lớp 10 tại Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh năm học 2016-2017 .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tác động trực tiếp vào đối tượng học sinh cá biệt để làm rõ những biểu hiện, các quy luật phản ứng và kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các biện pháp đã áp dụng. 
- Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát những biểu hiện của học sinh cá biết dưới sự tác động trực tiếp của tôi hoặc gián tiếp thông qua một số giáo viên bộ môn trong một số tiết dạy đã có sự thống nhất, hướng dẫn của tôi và ghi chép lại. 
 - Phương pháp so sánh: So sánh sự thay đổi tính cách và kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh cá biệt mà tôi nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở ghi chép lại kết quả từ những lần tiếp xúc, tác động vào đối tượng học sinh cá biệt để phân tích, đúc rút ra những điểm chung. 
- Phương pháp trò truyện: Trò truyện để tìm hiểu tâm tư của các em.
- Những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh cùng lớp với học sinh cá biệt; trao đổi kinh nghiệm, xin ý kiến của đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận.
*Khái niệm về học sinh cá biệt.
Thuật ngữ học sinh cá biệt để chỉ những học sinh có cá tính riêng có suy nghĩ và hành vi hoặc có những năng khiếu và sở thích đặc biệt khác với các học sinh trong lớp. Gia đình những học sinh này là gia đình riêng biệt với cá thể hoặc nhóm học sinh trong những tình huống, những biện pháp khác biệt. Trong nhà trường giáo viên cho rằng (học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến) cách gọi mỗi trường hợp là những học sinh có những khiếm khuyết về đạo đức nhân cách trong quá trình giáo dục: Học sinh cá biệt là những biểu hiện về mặt hành vi của những học sinh này thường là: nghịch ngợm vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp, mất trật tự có hệ thống trong giờ học, của tiết học và bỏ buổi học không có lí do hoặc lí do không đúng, Hỗn láo, vô lễ với thầy cô giáo, giờ học thường xuyên nói tục, chửi bậy, nói dối thầy cô giáo và bố mẹ, hay đánh nhau với bạn bè trong lớp, trong trường, có thói quen nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, trấn lột.
Xét về phương diện tâm sinh lý lứa tuổi thì các em ở cấp THPT, trung tâm GDNN-GDTX đang trong thời kỳ mong muốn được khẳng định mình, muốn chứng tỏ rằng mình đã thành người lớn. Trong khi đó các em thực sự lại đang trong giai đoạn mất cân bằng về tâm sinh lý, sự hiểu biết về bản thân chưa đầy đủ, kỹ năng sống còn thiếu, ... Điều kiện gia đình lại khác nhau, có em phải chịu cảnh sống thiếu thốn tình cảm, có em lại sống trong điều kiện kinh tế thiếu thốn, có em được bố mẹ quan tâm đầy đủ cả tinh thần và vật chất, có em lại gần như không có sự quan tâm, điều kiên sinh hoạt xa gia đình ....
	Từ những tác động của các yếu tố trên đã biến các em trở thành những học sinh cá biệt, cũng vì vậy mà mỗi học sinh cá biệt có biểu hiện và mức độ khác nhau. Bản chất con người là lương thiện, nhưng do những yếu tố của cuộc sống, học tập tác động làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nên các em có những biểu hiện tiêu cực và trở thành học sinh cá biệt. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ về mặt tâm lý của người lớn rất nhiều, người lớn - giáo viên và phụ huynh học sinh cần theo sát các em để nắm bắt sự thay đổi về tâm sinh lý và tác động hỗ trợ kịp thời khi cần thiết và phải tìm ngay được nguyên nhân chứ không nên hiểu rằng học sinh cá biệt là bản chất của các em.
* Ý nghĩa của việc giáo dục học sinh cá biệt.
 Giáo dục học sinh cá biệt trở thành những học sinh tốt là một trong những nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và là nhiệm vụ khó khăn nhất nhưng lại có ý nghĩa hết sức to lớn đối với bản thân học sinh, nhà trường, gia đình, xã hội.
	Về sự phát triển tâm lý của học sinh, tính cách của các em được hình thành từ sự tác động của nhiều mối quan hệ. Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê Nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Vì vậy có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến trẻ trở thành học sinh cá biệt như sau:
- Nguyên nhân về phía gia đình.
	Gia đình là tế bào của xã hội, nó mang những đặc điểm cơ bản của xã hội; gia đình lại là chỗ dựa cơ bản, vững chắc của trẻ; thời gian các em sống với gia đình là chủ yếu vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em. Những hành vi, thái độ, cách cư xử trong gia đình ban đầu các em chỉ làm theo, học theo một cách máy móc nhưng dần dần đó lại là nền móng xây dựng nên nhân cách để các em ra ngoài xã hội. Gia đình có sự quan tâm đúng mực sẽ giúp các em có điểm tự vững chắc, có phẩm chất tốt và nhân cách tốt; nếu không sẽ ngược lại và dẫn các em đến con đường tiêu cực và trở thành những học sinh các biệt, ngoài ra do các em ở xa nhà nên chưa có sự quan tâm của gia đình đúng mực, chưa thực sự gần gũi với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm nên việc buông lỏng đó dẫn đến học sinh cá biệt còn rất nhiều .
- Nguyên nhân về phía nhà trường .
	Nếu gia đình là điểm tựa để học sinh hình thành và phát triển nhân cách thì nhà trường là nơi sẽ hoàn thiện nhân cách của các em; ở đó sẽ giúp các em lớn lên về mọi mặt, từ kiến thức khoa học cho đến tổng hòa các mối quan hệ xã hội và cả sự định hướng sau này. Chính vì vậy, chúng ta cần tạo môi trường học tập, hoạt động lành mạnh, thân thiện, làm cho các em thực sự yêu thích cảm giác được đến trường.
	Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhà trường có những giáo viên chưa tâm huyết, chưa yêu nghề mà có sự cư xử với học sinh không tốt, làm giảm niềm tin của phụ huynh và học sinh; thậm chí là xúc phạm, đối xử không công bằng với học sinh làm các em hoang mang, chán nản và dẫn đến tiêu cực.
- Nguyên nhân về phía xã hội.
Trong sự hình thành nhân cách cho học sinh, ngoài sự tác động của gia đình, nhà trường ra thì xã hội đóng vài trò cũng rất quan trọng, bởi vì càng lớn lên thì các càng tham gia nhiều hoạt động ngoài xã hội và sự va chạm ngoài xã hội cũng càng nhiều. Đất nước ta hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cùng với đó là sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi a, caraoke ... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Việc học sinh trốn học đi chơi game, bi a, ... hầu như ở đâu cũng có với số lượng có xu hướng ngày càng tăng. Một bộ phận học sinh rất nhạy cảm với các trò chơi mang tính xã hội này rất dễ lôi cuốn vào những thói hư, tật xấu bởi vì khi chơi hết tiền sẽ nảy sinh ý đồ trộm cắp, cướp dật, lừa đảo, ...
- Nguyên nhân về phía bản thân các em.
	Lưa tuổi học sinh THPT là thời kỳ mà đặc điểm tâm sinh lý chưa ổn định, lứa tuổi này các em có nhận thức chưa cao, vì vậy nếu không có sự định hướng tốt sẽ dẫn đến các em có những hành vi thiếu chuẩn xác.
	Đa phần các em học sinh tại các Trung tâm GDNN-GDTX của huyện miền núi như trung tâm tôi đang công tác là con em dân tộc thiếu số gia đình có hoàn cảnh khó khăn lại phải sống xa nhà, mặt khác chất lượng tuyển sinh đầu vào đa phần là các em có học lực kém. Từ nguyên nhân này đã cho thấy nhận thức kém dẫn đến hành vi không tốt, không xác định được việc gì là quan trọng nhất cho bản thân, việc tiếp thu bài học trên lớp bị hạn chế dẫn đến mai một dần và mất gốc kiến thức. Khi đó các em sẽ thấy việc học quá khó khăn, làm việc không hiệu quả và dẫn tới chán nản, lười biếng, tiêu cực, luôn thấy bất mãn, lầm lì, muốn phá phách. 
Một khía cạnh nữa, đã là học sinh cá biệt thì các em thường có học lực, hạnh kiểm yếu kém dẫn đến bạn bè cùng trang lứa sẽ ít giao lưu, thầy cô thường hay cáu gắt và đưa ra hình phạt cho những lỗi lầm gây ra. Trong hoàn cảnh này, các em ấy cảm thấy không còn hòa đồng minh nữa sẽ phải bỏ đi và tìm đến những học sinh tương tự ở các lớp khác, thậm chí trường khác để tụ tập dẫn đến chơi bời, bỏ học. Thường thì các em này hay bị bạn bè chê cười về những thành tích thấp kém; khi đó tất yếu là nổi dậy bằng cách phá phách, gây rối, đánh nhau, ...
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi gặp một số học sinh được cho là cá biệt đã đặt tôi trước những thử thách trong công việc. Tôi đã đi nghiên cứu, tìm hiểu nhiều nguyên nhân làm cho các em trở thành cá biệt; dùng nhiều biện pháp để giáo dục các em. Từ những kết quả đạt được đã cho tôi những kinh nghiệm thật quý giá. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin được trình bày một số biện pháp trong việc giáo dục học sinh cá biệt để các đồng nghiệp cùng trao đổi, tham khảo. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2016– 2017 tôi được phân công chủ nghiệm lớp 10, tổng số học sinh trong lớp là 35 em trong đó số học sinh nam 15 học sinh, học sinh nữ 20 em. Trong lớp phần lớn các em là con em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, gia đình lại ở cách xa trung tâm huyện nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn .Vì vậy các em đi học phải ở trọ nên các em và gia đình không muốn đi học muốn ở nhà giúp đỡ gia đình. Với sự tận tình và đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo phải xuống tận thôn bản, tận gia đình để động viên các em và phụ huynh để các em có thể đến trường. Đây là một thử thách rất lớn cho giáo viên chủ nhiệm. Sau khi nhận lớp, tìm hiểu qua học bạ cấp 2 của các em, tôi thấy lực học của các em đều ở mức trung bình , có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, có 4 học sinh cá biệt đặc biệt khi tiếp cận lớp tôi thấy thái độ thực hiện nề nếp của các em rất kém, gần như không có động cơ học tập, hay nghỉ học vô lý do; nhiều lúc không nghe lời thầy cô giáo, hay phản ứng lại khi bị nhắc nhở hay chỉ trích vì vi phạm. 
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ TẬP THỂ LỚP
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Vì đây là lớp đầu cấp, với phong trào học tập và nề nếp ở mức bình thường, lại có đến 4 học sinh thuộc diện cá biệt nên tôi đã chuẩn bị tinh thần, lên kế hoạch giáo dục chi tiết, sát với thực tế của lớp như nội dung bài giảng, nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ...
Vấn đề nan giải đặt ra là đối với các em học sinh cá biệt này mới là thử thách lớn. Tôi đã lên kế hoạch mang tính đặc thù dành riêng để giáo dục các em này, tuy nhiên cũng phải thống nhất với kế hoạch chung của lớp, lấy phong trào của lớp làm nền tảng. 
	Tôi xin đưa ra những biện pháp mà tôi đã thực hiện hiệu quả sau đây.
* Biện pháp giáo dục bằng tâm lý.
	Trước kia người thầy giáo dục học sinh bằng phương pháp đưa ra mệnh lệnh để bắt học sinh tuân thủ làm theo, vì vậy mà vị trí thầy - trò là tách biệt hoàn toàn. Với phương pháp giáo dục như vậy không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện nay; nền giáo dục hiện tại đòi hỏi thầy - trò phải có mối quan hệ gần gũi hơn, thường xuyên chia sẻ những tâm tư, tình cảm, dạy bảo một cách mềm dẻo thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình.
	Với học sinh cá biệt, các em thường hay xa lánh thầy cô, bạn bè, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm; trong hoạt động tập thể của lớp, của Đoàn TN Trung tâm các em thường trốn tránh trách nhiệm hoặc phá ngang. Ý thức được như vậy nên tôi đã luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi tiếp xúc với 4 học sinh cá biệt đang chủ nhiệm. Với các em này càng không nên gây căng thẳng, phải theo sát các em trong suốt thời gian hoạt động ở trung tâm, phải kiên trì uốn nắn, dùng lời lẽ nhẹ nhàng mang tính tâm sự để giáo dục, tạo được sự gần gũi giữa thầy và trò, đặc biệt là khi các em mắc lỗi. Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện vọng của các em, chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp được.
	Việc gần gũi với học sinh cá biệt là rất khó khăn vì thực tế các em ấy thường xuyên mắc lỗi. Nhưng vì nhiệm vụ giáo dục, muốn có thành quả tốt trong sự nghiệp trồng người thì giáo viên phải cố gắng rất nhiều, luôn sẵn sàng đối mặt với những vấn đề nảy sinh từ những học sinh này. Những việc các em gây ra luôn làm giáo viên bị căng thẳng, ức chế nhưng không được buông xuôi, phải gồng mình lên để giải quyết tình huống bởi vì chỉ một chút nóng nảy, không kìm được mà giáo viên dùng lời lẽ xúc phạm hay đưa ra những hình phạt không hợp lý sẽ đẩy các em ra xa hơn, mang tư tưởng tiêu cực nhiều hơn. Chỉ cần tạo được mối quan hệ gần gũi, làm cho các em thấy giáo viên là chỗ dựa đáng tin cậy thì những tâm tư tình cảm của các em sẽ bộc lộ hết, các em sẽ có những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. Đây là mấu chốt để chúng ta hướng các em đi đúng hướng, giúp các em tiến bộ hơn.
Cụ thể là trường hợp em Lê văn Hiếu học sinh lớp 10 do tôi chủ nhiệm năm học 2016-2017 có lực học rất yếu ở học kì một, thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm bài kiểm tra rất thấp, em chán nản và có ý định bỏ học nhưng vì gia đình ép nên em đành phải đi học. Em tỏ ra lầm lì ít nói, mặc cảm với bạn bè, với thầy cô, xa lánh mọi người, nhất là đối với tôi em lại càng lẩn tránh hơn.
	Tôi đã tiếp cận em bằng cách: Trong một lần em không thuộc bài và không chép bài trong giờ học bị điểm 1 vào sổ đầu bài bị giáo viên bộ môn đánh giá giờ C và giáo viên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài. Như thông lệ, những em không thuộc bài thì bị phê bình trước lớp, và làm trực nhật lớp, nhưng với em Hiếu lần này tôi không phê bình việc bị điểm 1 mà trong tiết sinh hoạt này tôi dành chủ yếu thời gian chú ý đến việc phê bình các em còn mất trật tự trong tiết học. Trước khi xét đến lỗi điểm 1 của Hiếu, tôi tìm cách tuyên dương những mặt tiến bộ của em (bạn Hiếu là một học sinh học rất yếu, tuy vậy bạn rất có tinh thần tập thể, trong các tiết học bạn đều nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, không gây ảnh hưởng đến các bạn khác. Điểm 1 lần này xem như một sự cố và thầy cho nợ để phấn đấu lấy điểm cao hơn). Sau sự việc đó, em Hiếu đã có một thái độ tích cực hơn, tự tin hơn và gần gũi với mọi người hơn. Tiếp sau đó tôi có nhờ em lên giúp một chút việc nhà vào buổi chiều (đó là cái cớ), sau những hỏi han về tình hình gia đinh, việc học tập của em, ... Hiếu đã tâm sự: “Em học yếu, đó là điều em luôn mặc cảm, việc học đối với em như một gánh nặng, gia đình em chẳng ai giúp được gì cho em, nhà lại ở cách xa trung tâm xa nhà các bạn, điều kiện gia đình lại khó khăn, em muốn nghỉ học đi làm giúp đỡ gia đình , em nghĩ em học yếu quá, có học cho lắm sau này cũng chẳng làm được việc gì. Hơn nữa việc đi làm thì sẽ có cuộc sống tự do hơn...” 
	Biết được tâm tư của em, tôi động viên em học và khi trung tâm có các lớp học nghề thì em nên chọn cho mình học một nghề khi tốt nghiệp THPT để kiếm cho mình một công việc phù hợp, trong các giờ học tôi thường xuyên quan tâm em nhiều hơn, phối hợp với giáo viên bộ môn tạo điều kiện tốt hơn để em tự tin trong học tập. Phân lại chỗ ngồi cho em với các bạn học tốt hơn, bí mật giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn học tập và em Hiếu đã tự tin tiếp nhận sự giúp đỡ của bạn, học tập tiến bộ, và nay tại trung tâm có lớp nghề xây dựng liên kết với Trường trung cấp nghề Việt Xô Ninh Bình hiện nay em đang theo học rất chăm chỉ.
BUỔI THỰC HÀNH LỚP TRUNG CẤP NGHỀ
Trường hợp em Lò Văn Hoàn lại có hoàn cảnh éo le khác: Bố mẹ em bỏ nhau từ khi em mới học lớp 7, một mình mẹ nuôi em ăn học, trong khi mẹ em thường xuyên ốm đau,hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, thu nhập hầu như không có, chủ yếu dựa vào số tiền ít ỏi hỗ trợ hàng tháng của nhà nước và được sự giúp đỡ của ông bà và anh em bên ngoại nên đời sống vất vả, mẹ không có điều kiện để quan tâm nhiều đến em. Hoàn theo bạn bè đi chơi điện tử.
	Tôi đã gặp riêng em để khuyên nhủ em, trước mặt tôi em rất ngoan ngoãn không có biểu hiện gì. Tôi bắt đầu hỏi gia đình, về tình hình sức khỏe của mẹ em, rồi đến công việc và thu nhập của mẹ. Trước sự quan tâm chân tình của thầy giáo ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_ap_dung_doi.doc
  • docxBia SKKN-Pham Duc Huy.docx