SKKN Hướng dẫn đối tượng học sinh lớp 10 thpt tiếp cận truyện Kiều của Nguyễn Du qua tranh luận của các nhà văn đầu thế kỉ XX

SKKN Hướng dẫn đối tượng học sinh lớp 10 thpt tiếp cận truyện Kiều của Nguyễn Du qua tranh luận của các nhà văn đầu thế kỉ XX

Nguyễn Du là nhà văn hóa lớn của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Đoạn trường tân thanh (còn gọi là Truyện Kiều) của Nguyễn Du là một trong những kiệt tác của nhân loại. Nó là kết tinh những tình cảm và tài năng của một nhà thơ lớn. Từ khi mới ra đời, tác phẩm đã được mọi người đón nhận và ca tụng. Trải qua gần ba trăm năm với nhiều triều đại và chế độ nhưng Truyện Kiều vẫn sống, vẫn tồn tại và vẫn tiếp tục tạo ra nhiều âm hưởng hết sức độc đáo.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, Truyện Kiều luôn được lựa chọn và lưu giữ một vị trí quan trọng. Riêng trong chương trình Ngữ văn 10 hiện nay tác phẩm này đã chiếm 6 tiết học (nhiều nhất so với các tác phẩm khác). Đặc biệt theo đề án “chương trình giáo dục tổng thể” đang được đề xuất, Truyện Kiều là một trong sáu tác phẩm bắt buộc phải đưa vào chương trình cũng đủ thấy vị trí và tầm quan trọng của văn bản này.

 

doc 20 trang thuychi01 4760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn đối tượng học sinh lớp 10 thpt tiếp cận truyện Kiều của Nguyễn Du qua tranh luận của các nhà văn đầu thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Nguyễn Du là nhà văn hóa lớn của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Đoạn trường tân thanh (còn gọi là Truyện Kiều) của Nguyễn Du là một trong những kiệt tác của nhân loại. Nó là kết tinh những tình cảm và tài năng của một nhà thơ lớn. Từ khi mới ra đời, tác phẩm đã được mọi người đón nhận và ca tụng. Trải qua gần ba trăm năm với nhiều triều đại và chế độ nhưng Truyện Kiều vẫn sống, vẫn tồn tại và vẫn tiếp tục tạo ra nhiều âm hưởng hết sức độc đáo.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Truyện Kiều luôn được lựa chọn và lưu giữ một vị trí quan trọng. Riêng trong chương trình Ngữ văn 10 hiện nay tác phẩm này đã chiếm 6 tiết học (nhiều nhất so với các tác phẩm khác). Đặc biệt theo đề án “chương trình giáo dục tổng thể” đang được đề xuất, Truyện Kiều là một trong sáu tác phẩm bắt buộc phải đưa vào chương trình cũng đủ thấy vị trí và tầm quan trọng của văn bản này.
Một lí do khác cũng cần phải nhắc đến là giá trị của Truyện Kiều rất lớn nhưng sức hút và niềm đam mê của nó hình như đang phai nhạt dần trong điều kiện xã hội thị trường, hội nhập hiện nay. Đối tượng học sinh không còn thấy hứng thú như các thế hệ trước. Thậm chí theo khảo sát gần đây nhiều học sinh không hiểu, không nắm bắt được tác phẩm. Từ đó tôi có ý định nghiên cứu và ứng dụng đề tài này.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Với những lí do đã trình bày ở trên, trước trách nhiệm của một thầy giáo dạy văn, tôi thấy cần phải đánh thức lại niềm đam mê, yêu thích những tác phẩm vốn là kiệt tác của dân tộc ta đối với thế hệ học sinh hôm nay. (Thực ra, tôi biết không ít bạn đọc trên thế giới vẫn yêu thích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thậm chí có không ít luận văn thạc sĩ, tiến sĩ viết về Truyện Kiều, mà tác giả là những người nước ngoài). Muốn vậy phải tiếp tục nghiên cứu, tìm ra những phương pháp phù hợp tạo hứng thú cho đối tượng học sinh. Trong đó tôi chọn đề tài hướng dẫn các em tiếp cận Truyện Kiều thông qua giới thiệu, tìm hiểu những tranh luận của các nhà văn, nhà nghiên cứu trong những năm đầu của thế kỉ XX.
Mặc khác, tôi thiết nghĩ đây cũng là một hướng đón đầu cho chương trình giáo dục tổng thể sẽ được thực hiện trong những năm tới đây mà Truyện Kiều là một tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong bộ môn Ngữ văn (đặc biệt ở bộ phận học sinh có nguyện vọng học chuyên sâu).
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Vào những năm nửa đầu thế kỷ XX (tính đến Cách mạng tháng Tám 1945), Truyện Kiều tiếp tục là tác phẩm được nhiều người quan tâm và đặc biệt là đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, thông qua những luồng ý kiến rất khác nhau (thậm chí là đối lập nhau) về cả nội dung và hình thức của tác phẩm nổi tiếng này. Cuộc tranh luận không dừng lại ở một năm, hai năm mà kéo dài hơn hai mươi năm (từ 1924 đến 1945) với những tên tuổi rất đáng lưu tâm như Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng Kim, Nguyễn Tường Tam, Lê Tràng Kiều, Nguyễn Bách Khoa, Hoài Thanh, Đinh Gia Trinh Bởi vậy có thể xem như đây là một sự kiện văn học rất đáng được quan tâm trên diễn đàn phê bình văn học của dân tộc những năm đầu thế kỷ XX.
Sau cuộc tranh luận nổi lửa ấy, đã có rất nhiều những bài viết đi vào phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định rất đáng được chú ý. Tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào màn đầu cực kỳ sôi nổi và gay gắt của cuộc tranh luận, mà cụ thể là từ năm 1924 đến năm 1930 giữa các cây bút xuất thân nho học là Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng với Phạm Quỳnh, Phan Khôi mà ít đề cập đến các cuộc tranh luận của các tác giả sau này. Bởi vậy mới chỉ làm nổi bật lên hai quan điểm trái ngược (khen, chê) xuất phát từ quan điểm chính trị, quan điểm dân tộc, mà chưa đề cập được các vấn đề khác xuất phát từ cái nhìn nghệ thuật của các nhà phê bình. 
Giữa năm 2009, các tác giả Nguyễn Ngọc Thiện, Cao Kim Lan cho xuất bản cuốn Tranh luận Truyện Kiều (1924 - 1945) mà nội dung chính là tuyển chọn các bài tranh luận của các nhà phê bình trong suốt thời gian từ năm 1924 đến năm 1945 và khẳng định ngoài màn đầu như các bài viết từ trước đến nay thường nói tới, Truyện Kiều còn có thêm hai màn nữa, trong đó màn thứ hai kéo dài từ 1935 đến 1939 và màn thứ ba diễn ra trong những năm từ 1941 đến 1944.
Do trình độ, thời gian và khuôn khổ và mục đích của bài viết, tôi không có ý định đi quá sâu vào các nội dung tranh luận của các nhà phê bình, mà chỉ tổng hợp, phân tích, so sánh một số nét cơ bản nhất từ những ý kiến tranh luận. Từ đó cung cấp và tạo hứng thú để đối tượng học sinh tiếp cận phần nào nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều – một kiệt tác lớn của dân tộc và nhân loại.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành bài viết này, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh đối chiếu để làm nổi bật luận điểm mà tôi trình bày.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II.1.1. Như trên đã trình bày, cuộc tranh luận Truyện Kiều của Nguyễn Du được xuất phát từ Bài diễn thuyết bằng Quốc văn của Phạm Quỳnh đọc tại lễ kỉ niệm Nguyễn Du nhân ngày mất (10 tháng ba âm lịch) do Hội Khai trí Tiến Đức (Ban văn học) tổ chức ngày 8 tháng 9 năm 1924 và sau đó được đăng trên báo Nam Phong, số 86 tháng 8 năm 1924. Cổ suý cho bài diễn thuyết của Phạm Quỳnh là bài viết Văn chương Truyện Kiều của Vũ Đình Long cũng đăng trên tạp chí Nam Phong các số 81, 83 và 87 năm 1924. Ngay tức thì nhà nho Ngô Đức Kế đã viết bài Luận về chính học cùng tà thuyết quốc văn – Kim Vân Kiều - Nguyễn Du, đăng trên báo Hữu Thanh, số 21 ra ngày 1 tháng 9 năm 1924, đáp trả lại quan điểm của hai bài viết trên. Trong những năm 1924 – 1925, bạn đọc còn được chứng kiến một số bài viết khác như Mấy lời bình văn chương Truyện Kiều của Nguyễn Tường Tam đăng trên báo Nam Phong số 79 (1924), Tựa Truyện Kiều của Trần Trọng Kim đăng trong tác phẩm Truyện Thuý Kiều (Khảo luận chú giải - Trần Trọng Kim và Bùi Kỉ biên soạn, 1925) cùng với Bàn góp Truyện Kiều của Vũ Đoan Trang viết vào cuối năm 1924. Đến năm 1926 Phan Bội Châu khi trả lời phỏng vấn nhà báo Yên Sơn (tức Thanh Tao) tại Huế cũng đề cập lại vấn đề tranh luận này. (Bài này sau đó được đăng lại trên báo trung lập ra ngày 8 tháng 8 năm 1931, với tựa đề Về chủ ý của Truyện Kiều). 
II.1.2. Cuộc tranh luận tưởng như đã kết thúc, nhưng đến năm 1929, khi báo Phụ nữ tân văn nêu câu hỏi: “Kiều nên khen hay nên chê”, thì một loạt các bài viết xuất hiện để trình bày quan điểm của mình. Tôi xin thống kê ra một số bài cụ thể như sau: Bài đáp thứ 3 của Thạch Lan (Phụ nữ tân văn, số 5, ngày 30 tháng 5 năm 1929); Bài đáp thứ 4 của Duyệt Vân Hiên cư sĩ (Phụ nữ tân văn, bộ 1 số 6, ngày 6 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 5 của Nguyễn Thị Xuân Sơn (Phụ nữ tân văn, số 7, ngày 13 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 6 của Bùi Xuân Hoè (Phụ nữ tân văn, số 7, ngày 12 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 7 của Nguyễn Minh Bổng (Phụ nữ tân văn, số 8, ngày 20 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 8 của M.Lle Bích Thuỷ (Phụ nữ tân văn, số 8, ngày 20 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 9 của M.Lle Trần Linh Vân (Phụ nữ tân văn, số 9, ngày 27 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 10 của Nguyễn Thị Hồng Vân (Phụ nữ tân văn, số 9, ngày 27 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 11 của NG. H. TH (Phụ nữ tân văn, số 9, ngày 27 tháng 6 năm 1929); Bài đáp thứ 12 của Triệu Văn Thạng (Phụ nữ tân văn, số 10, ngày 4 tháng 7 năm 1929); Bài đáp thứ 13 của Ngọc Khôi (Phụ nữ tân văn, số 10, ngày 4 tháng 7 năm 1929); Bài đáp thứ 14 của Lương Thị Đại (Phụ nữ tân văn, số 44, ngày 20 tháng 3 năm 1930); Bài đáp thứ 15 của Trần Minh Sinh (Phụ nữ tân văn, số 44, ngày 20 tháng 3 năm 1930); Bài đáp thứ 16 của Đ. V. T (Phụ nữ tân văn, số 44, ngày 20 tháng 3 năm 1930). Cũng trên báo Phụ nữ tân văn còn có nhiều bài viết khác cùng tham gia diễn đàn này như Một cái nghĩa mới của Truyện Kiều (tiêu đề do toà soạn đặt) của Trần Trọng Kim; Cô Kiều đáng khen hay đáng chê của Song An Hoàng Ngọc Phách (bài này được đăng lại trên Thời thế với văn chương, 1941). 
Năm 1930, trên tạp chí Tiếng dân, số 317 (ngày 17 tháng 9 năm 1930) nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã có một bài viết khá nổi tiếng mang tựa đề Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không? Và ngay sau đó lại cho đăng bài Lại vấn đề chánh học hay tà thuyết (đăng trên Tiếng dân ngày 18 tháng 10 năm 1930).
Năm 1933, trên Phụ nữ thời đàm số 13 ra ngày 10 tháng 12 năm 1933 xuất hiện bài viết Mấy lời chiêu tuyết cho Vương Thuý Kiều của Lưu Trọng Lư để rồi ngay sau đó có bài phản hồi của Huỳnh Thúc Kháng Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát đăng trên Tiếng dân ngày 24 tháng 1 năm 1934, để rồi sau đó ông tiếp tục thể hiện quan điểm của mình trong bài Lại câu chuyện bác “Truyện Kiều” (báo Tiếng dân, ngày 17 tháng 2 năm1934).
Năm 1936, Tràng Kiều viết bài Nghệ thuật đăng báo Hà Nội báo, số 2, ngày 8 tháng 1 năm 1936. Ngay sau đó là những bài bút chiến của Khương Hữu Tài Nội dung và hình thức, của Hoài Thanh Nội dung và hình thức 
Năm 1939, Lưu Trọng Lư cho đăng Một nền văn chương Việt Nam, đăng trên Tao đàn tạp chí, số 2 năm 1939.
Năm 1941, Nguyễn Bách Khoa cho ra đời tác phẩm có dung lượng khá lớn là Nguyễn Du và Truyện Kiều (Tạp chí Văn mới) và sau đó là Văn chương Truyện Kiều (in lần đầu năm 1945).
Năm 1943, một loạt bài viết của các nhà nghiên cứu được đăng trên các báo như: Nguồn gốc văn “Kiều” của Hoàng Xuân Hãn (báo Thanh Nghị, số 29, 30 tháng năm 1943); Nguyễn Du viết “Đoạn trường tân thanh” vào lúc nào của Đào Duy Anh (Tri tân, số 96 tháng 5 năm 1943); Khảo luận về Truyện Kiều cũng của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư, Huế, 1943); Một số bài viết của Hoài Thanh: Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải (Thanh nghị, số 36 tháng 5 năm 1943), Kiều có mạt sát Hồ Tôn Hiến không? (Thanh nghị, số 45 năm 1943), Một vài ý kiến về quyển “Nguyễn Du và Truyện Kiều” của ông Nguyễn Bách Khoa (Vì chúa nguyệt san, số 238, tháng 7, 8 năm 1943).
Kết thúc cuộc tranh luận về Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm Nghiên cứu về “Nguyễn Du và Truyện Kiều” của Đinh Gia Trinh, đăng trên báo Thanh nghị các số 58, 59, 61, 62, 65, 66, 68, 80 năm 1944.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tất cả mọi người chúng ta điều biết Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác lớn, là đỉnh cao của văn học dân tộc. Không phải vô cớ mà từ khi ra đời tác phẩm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong lòng người dân Việt Nam. Điều thú vị là nó đã có thời gian sống dài lâu trong cả nếp sống văn hóa dân gian. Có một thời số lượng người biết, người yêu Truyện Kiều là rất lớn, thậm chí có rất nhiều người không hề biết chữ mà vẫn thuộc Truyện Kiều, ít là một vài đoạn, một vài chương, nhiều là toàn bộ tác phẩm. Theo khảo sát của bản thân, tôi còn gặp những người đọc cả xuôi, cả ngược Truyện Kiều mà không sai, không sót một câu, một chữ. Điều này đủ thấy tình yêu, sự trân trọng đối với Truyện Kiều lớn tới mức nào.
Trong chương trình giáo dục của chúng ta, ngay từ những ngày đầu đất nước thoát khỏi ách Thực dân phong kiến, Truyện Kiều đã được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho mọi thế hệ. Nó trở thành tác phẩm kinh điển, nó tạo nên bao nguồn mạch cảm xúc, nó gợi lên nguồn cảm hứng để cho ra đời những bài văn đầy xúc động của các thế hệ học trò, nó cũng để lại bao nhiêu hình ảnh đẹp của những người thầy say sưa trên bục giảng khi được truyền đạt, được sống, được hòa mình trong tác phẩm. Thiết nghĩ đó là những cảm xúc đẹp, những kỉ niệm của một thời đáng yêu, đáng nhớ.
Tuy nhiên cùng với sự chảy trôi của thời gian, sự phát triển và đổi thay của xã hội, quan điểm nhận thức cũng như tình yêu của các thế hệ học sinh đối với Truyện Kiều dường như đang giảm sút rất nhanh. Theo khảo sát của cá nhân tôi có tới gần năm mươi phần trăm học sinh trong một lớp học cụ thể không hề có một ấn tượng gì về Truyện Kiều (dù các em đã được học nhiều tiết ở kì 1 lớp 9 trung học phổ thông cơ sở). Một số em có nhớ nhưng cũng chỉ nhớ sơ lược nội dung Truyện Kiều theo kiểu tóm tắt ngắn gọn nhất. Vì vậy khi hướng dẫn đọc hiểu các đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 10 về tác phẩm Truyện Kiều các em thường hiểu một cách hời hợt, đôi khi vụn vặt, thiếu liên kết. (Điều này được thể hiện qua các bài tập tôi giao cho học sinh làm cả trên lớp và ở nhà). Đây quả là một điều đáng lo ngại và báo động. (Cũng xin lưu ý những gì tôi khảo sát và nhận định chỉ trên một đối tượng cụ thể, ở một địa bàn cụ thể còn gặp nhiều khó khăn trong học tập với điểm tuyển sinh đầu vào còn rất thấp). Điều này thôi thúc tôi cần có một cách nào đó để có thể tạo được hứng thú cho học sinh khi tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều của nhà văn hóa lớn Nguyễn Du.
II.3 Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tiếp cận “Truyện Kiều” của Nguyễn Du qua các tranh luận, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu.
II.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tranh luận, đánh giá về nội dung Truyện Kiều.
II.3.1.1. Những cuộc tranh luận về Truyện Kiều những năm đầu thế kỉ XX có ý nghĩa khởi xướng nhưng không kém phần quyết liệt, mà xuất phát điểm của nó là từ Bài diễn thuyết bằng Quốc văn của Phạm Quỳnh (lúc này đang là chủ bút báo Nam Phong). Trong bài diễn thuyết Phạm Quỳnh đã đề cao đến mức sùng bái Truyện Kiều (thực ra tư tưởng sùng bái này đã được chính Phạm Quỳnh khởi xướng từ năm 1919), trong đó ông nhấn mạnh và coi “Truyện Kiều đối với vận mệnh nước ta có một cái quý giá vô ngần”. Ông cho rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa của ta”, “Truyện Kiều là quốc tuý của ta”, “Truyện Kiều là quốc hồn của ta”, “Truyện Kiều là cái “văn tự” của giống Việt Nam ta” Ông còn mạnh dạn so sánh Truyện Kiều với các tác phẩm khác của thế giới như văn học Trung Hoa, văn học Pháp để khẳng định giá trị nổi bật của tác phẩm này. Từ đó mà đi đến kết luận: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn”. Nhìn bề ngoài thì đây có vẻ là một tấm lòng ngưỡng vọng tiền nhân, nhưng bên trong đó, thông qua sự tán dương quá đáng vị trí của Truyện Kiều đối với sự tồn vong của dân tộc, của tiếng Việt, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang bị Thực dân Pháp đô hộ, Phạm Quỳnh như muốn hướng đến một mục đích khác mà như nhận định của Cố Tổng bí thư Trường Chinh là: “cốt nêu cao đạo đức phong kiến để gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên, trí thức, khiến họ sao nhãng chính trị” (Trường Chinh - Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam, Hội văn hoá Việt Nam xuất bản, Việt Bắc, 1948).
Ngay tức khắc, một nhà nho thời đó là cụ Ngô Đức Kế đã lên tiếng phản bác bằng một bài viết khá nổi tiếng Luận về chánh học cùng tà thuyết quốc văn – Kim Vân Kiều - Nguyễn Du. Ở bài viết này sau khi phân tích, lập luận giữa chánh văn và tà văn liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia, ông khẳng định: “Tà thuyết lưu hành trong nước như gió lướt cỏ, như nước vỡ đê, không ai ngăn cản, thì thường vào lúc chính học đã suy đồi, mà nhất là cuộc đời biến cải, việc nước đổi thay, quốc thị mơ màng, nhân tâm bỡ ngỡ, nền cũ đã đổ, nhà mới chưa thành, bậc hiền nhân quân tử thì kín tiếng dấu tăm, nằm co ở nơi thảo dã, mà bọn bỉ phu tục tử thì khua chuông gõ mõ nhảy nhót ở trên vũ đài”. Tiếp đó ông đi vào phân tích Truyện Kiều, từ tên gọi đến nguồn gốc tác phẩm, đến các nhân vật. Một mặt ông thừa nhận tài thơ của Nguyễn Du nhưng mặt khác ông lại chỉ ra cái “tà thuật” trong Tryuện Kiều: “Nói về văn chương quốc âm của ông Nguyễn Du, thì vẫn là hay thiệt, song cái lối văn vần, ngâm nga ngợi hát, chỉ là một lối trong đạo văn chương. Văn tuy hay nhưng chuyện là chuyện phong tình, thì cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục, tăng, bi, tám chữ ấy không tránh đường nào cho khỏi.” Ông còn khẳng định: “Cái bản ý ông Nguyễn Du làm truyện Đoạn trường tân thanh chỉ là mượn chút văn chương mà ngụ chút tâm sự mình” mà thôi. Điều này cũng có nghĩa là tác phẩm chỉ có giá trị tiêu khiển. Từ đó ông phê phán kịch liệt tư tưởng sùng bái cũng như cách thức tung hô quá trớn mà Phạm Quỳnh đã làm một cách có chủ ý.
Có thể nói đây là hai bài viết nổi bật nhất và cũng là đối lập nhất về việc tranh luận Truyện Kiều ở giai đoạn đầu, bởi cũng trong thời kì này và cũng cùng mục đích tranh luận nhưng các bài viết của các tác giả khác như Nguyễn Tường Tam, Trần Trọng Kim, Vũ Đoan Trang, Nguyễn Như Ngọc lời lẽ và ý từ nhẹ nhàng, chừng mực hơn nhiều.
II.3.1.2. Cuộc tranh luận giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh đã có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của một số người, bằng chứng là khi báo Phụ nữ tân văn mở diễn đàn với chủ đề “Kiều nên khen hay nên chê” thì đã có một loạt bài báo của nhiều tác giả lên tiếng (tôi đã tạm thống kê ở phần trên). Nhìn chung các tác giả đều nghiêng về hướng chê trách Thuý Kiều. Chẳng hạn như Thạch Lan trong Bài đáp thứ 3 (báo Phụ nữ tân văn, số 5 ngày 30 tháng 5 năm 1929): “Kiều không biết giữ danh dự cho châu đáo, không biết cái danh dự khắt khe của bậc chí sĩ anh hùng trong các truyện La Mã, Hy Lạp, không biết giữ tiết cho thật sạch, giá cho thật trong, thường chỉ biết “xử biến tòng quyền”, cũng là đánh liều “nhắm mắt đưa chân”, thành ra cuộc đời thật nhiều chỗ đáng chê”. Tác giả còn kết luận một cách thật nặng nề: “Cô (Kiều) rước khách, cô giật chồng người, cô ăn cắp, cô nói láo, cô ca hát cho kẻ giết chồng cô được nghe () Cô Kiều, tôi tiếc cho tài sắc của cô, mà tôi chê cái đạo lý của cô”. Các bài đáp khác của Duyệt Vân Hiên cư sĩ, Nguyễn Thị Xuân Sơn, Bùi Xuân Hoè, Nguyễn Mạnh Bổng đều có ý chê Kiều. Họ cho rằng: Kiều “tính tình bất chính” (Duyệt Vân Hiên cư sĩ), rồi “cả đời Kiều không được một điều hay” (Nguyễn Thị Xuân Sơn), “Thuý Kiều kể tài sắc cũng là bực nghiêng nước, nghiêng thành, nhạn sa cá lặn, người rất thông minh hiếu thảo, kể tài tình thì thơ sánh với Tạ Ban, đàn phỏng tầm Tư Mã. Song trước sau cái bước lưu li thì để lại tiếng chê rành rành” (Lương Thị Đại). Có người đáp thẳng ngay rằng: “Theo thiển ý của tôi xin trả lời rằng Kiều nhi không đáng khen, mà nên chê” (Trần Mạnh Sinh) Tất nhiên bên cạnh rất nhiều những lời lên án, chê bai ấy cũng có những lời ca ngợi. Ví như ý kiến của M. Lle Bích Thuỷ “Xét ra thì Kiều thì có gì mà đáng chê, mà nhiều đoạn mình phải tấm tắc, ngậm ngùi mà thầm khen nữa. Kiều dẫu có ba chìm, bảy nổi, có dày gió, dạn sương đi nữa, thì phẩm giá cũng còn thơm tho, lóng lánh ngang ngọn gió phong trần”. Hoặc như sự bênh vực của Triệu Văn Thạng “Dẫu cho mười lăm năm bấy nhiêu lần, chẳng qua là cái quả kiếp của nàng xui nên phải vậy, vả chăng nàng lại mang lấy chữ tài, sắc, thì chữ tai, sao cho thập toàn được. Vả chăng bà sư Tam Hợp đạo cô có nói với vãi Giác Duyên rằng: “Thửa công đức ấy ai bằng” thì trung, hiếu, tiết, nghĩa, và công đức của nàng hồ dễ đời xưa mấy mặt, mà đời này mấy gan, thiệt là hiếm có, đáng khen nàng lắm vậy!” Nổi bật nhất là các quan điểm của Trần Trọng Kim khi ông dùng thuyết lý đạo Phật để bênh vực cho Kiều, để khẳng định tất cả đều do cái nghiệp tạo nên. Hay như quan điểm của Hoàng Ngọc Phách khi ông chỉ ra những nét tốt đẹp của Kiều thông qua phép so sánh giữa Kiều với người em ruột của mình là Thuý Vân.
II.3.1.3. Đánh giá về Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả Vũ Đình Long đề cao giá trị nội dung của tác phẩm. Ông cho rằng: “Cái đặc sắc của Truyện Kiều là có chủ não, là bao nhiêu việc đều quay về cái chủ não ấy cả. Chủ não đã là chữ “tình” làm hi sinh cho chữ “hiếu” thời bao nhiêu việc trước sau chỗ hi sinh đều là những việc khiến cho độc giả ai cũng phải hết lòng thương người vì hiếu quên tình, mà cả đến chỗ kết cục đoàn viên cũng thuộc chủ não Truyện Kiều”. Như vậy tác giả đã khẳng định giá trị đặc biệt của tác phẩm là đề cao cái tình, cái hiếu của con người. Đây cũng là chuẩn mực đạo đức mang tính truyền thống của xã hội Việt Nam.
Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết “Nội dung và hình thức Truyện Kiều” lại có một cách nhận định rất riêng, rất độc đáo. Tác giả cho rằng: “Theo cách hiểu thông thường, nội dung ở đây tức là triết lí của Truyện Kiều, một cái triết lí nhuộm màu Phật giáo mà người thì cho là từ bi, bác ái, người thì cho là khiếp nhược, hàng phục. Còn hình thức là những tình, những cảnh, những hình tượng, những âm điệu Nguyễn Du đã dùng để diễn dịch cái triết lí ấy.
Có lẽ chính ý muốn của Nguyễn Du cũng là thế. Song tôi không nghĩ thế: cái điều mà người ta cho là nội dung Truyệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_doi_tuong_hoc_sinh_lop_10_thpt_tiep_can_truye.doc
  • docMỤC LỤC.doc