SKKN Nâng cao hiệu quả việc sử dụng thao tác lập luận so sánh khi làm câu Nghị Luận văn học trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia cho học sinh khối 12 trường THPT Quảng Xương II
Trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một thao tác tư duy phổ biến. Nó giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Bởi so sánh giúp ta thấy rõ được tính kế thừa cũng như tính đột phá độc đáo của đối tượng nghiên cứu. So sánh là động lực của sự phát triển. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong quỹ đạo của một hệ thống lớn hơn chính nó. So sánh là việc đặt sự vật được nghiên cứu trong dòng chảy lịch đại và đồng đại của lịch sử để đánh giá giá trị của sự vật hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng trước và sau nó. So sánh cũng giúp con người đánh giá, lựa chọn hay loại bỏ một vấn đề, một quyết định nào đó. Từ đó làm động lực cho sự phát triển của xã hội nói riêng, của lịch sử nói chung.
Trong quá trình học tập, nếu phân tích giúp hiểu sâu bản chất của đối tượng thì so sánh giúp đánh giá về đối tượng một cách toàn diện nhất. Cấu trúc chương trình Sách giáo khoa dựa theo nguyên tắc tích hợp và đồng tâm, nâng cao. Do đó, việc sử dụng thao tác so sánh giúp người học dễ dàng đánh giá nội dung học tập trong tương quan với các nội dung khác có liên quan. Từ đó làm nền tảng cho sự tiếp nhận những kiến thức mới hơn, cao hơn.
Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới toàn diện của nền giáo dục, việc đổi mới kiểm tra đánh giá rất được chú trọng. Đặc biệt trong các đề thi Trung học phổ thông quốc gia những năm gần đây, việc sử dụng thao tác so sánh trong câu Nghị luận văn học trở nên rất cần thiết. Thao tác lập luận so sánh giúp học sinh có được cái nhìn tổng quan và sâu sắc về các hiện tượng văn học. Bởi vì mỗi tác phẩm văn học đều nằm trong dòng chảy của lịch sử văn học. Giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ liên văn bản. Và việc sử dụng thao tác lập luận so sánh chính là sự khám phá mối liên hệ kì diệu đó và trả văn bản trở về với chỉnh thể mà nó tồn tại. Giúp học sinh có được cái nhìn toàn diện nhất về văn học.
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, so sánh là một thao tác tư duy phổ biến. Nó giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Bởi so sánh giúp ta thấy rõ được tính kế thừa cũng như tính đột phá độc đáo của đối tượng nghiên cứu. So sánh là động lực của sự phát triển. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong quỹ đạo của một hệ thống lớn hơn chính nó. So sánh là việc đặt sự vật được nghiên cứu trong dòng chảy lịch đại và đồng đại của lịch sử để đánh giá giá trị của sự vật hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng trước và sau nó. So sánh cũng giúp con người đánh giá, lựa chọn hay loại bỏ một vấn đề, một quyết định nào đó. Từ đó làm động lực cho sự phát triển của xã hội nói riêng, của lịch sử nói chung. Trong quá trình học tập, nếu phân tích giúp hiểu sâu bản chất của đối tượng thì so sánh giúp đánh giá về đối tượng một cách toàn diện nhất. Cấu trúc chương trình Sách giáo khoa dựa theo nguyên tắc tích hợp và đồng tâm, nâng cao. Do đó, việc sử dụng thao tác so sánh giúp người học dễ dàng đánh giá nội dung học tập trong tương quan với các nội dung khác có liên quan. Từ đó làm nền tảng cho sự tiếp nhận những kiến thức mới hơn, cao hơn. Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới toàn diện của nền giáo dục, việc đổi mới kiểm tra đánh giá rất được chú trọng. Đặc biệt trong các đề thi Trung học phổ thông quốc gia những năm gần đây, việc sử dụng thao tác so sánh trong câu Nghị luận văn học trở nên rất cần thiết. Thao tác lập luận so sánh giúp học sinh có được cái nhìn tổng quan và sâu sắc về các hiện tượng văn học. Bởi vì mỗi tác phẩm văn học đều nằm trong dòng chảy của lịch sử văn học. Giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ liên văn bản. Và việc sử dụng thao tác lập luận so sánh chính là sự khám phá mối liên hệ kì diệu đó và trả văn bản trở về với chỉnh thể mà nó tồn tại. Giúp học sinh có được cái nhìn toàn diện nhất về văn học. Tuy nhiên việc sử dụng thao tác lập luận so sánh ở học sinh THPT vẫn còn nhiều yếu kém. Tuy đây là một thao tác lập luận khá quen thuộc trong quá trình làm văn nhưng đa số các em học sinh vẫn chưa biết cách khai thác ưu điểm của thao tác này. Trong các đề thi THPTQG, phần nhiều các em chỉ mới sử dụng thao tác lập luận phân tích để làm rõ yêu cầu của luận đề. Còn phần so sánh, liên hệ thì chưa biết cách vận dụng. Nếu có sử dụng thao tác so sánh thì mới dừng lại ở sự chỉ ra ở biểu hiện trong các văn bản văn học, chứ chưa có sự lập luận, phân tích điểm giống và khác giữa chúng để chỉ ra nét độc đáo khác biệt của đối tượng được so sánh. Do đó, trong khuôn khổ Sáng kiến kinh nghiệm, người viết tập trung vào đề tài “Nâng cao hiệu quả việc sử dụng thao tác lập luận so sánh khi làm câu Nghị luận văn học trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia cho học sinh khối 12 trường THPT Quảng Xương II” nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn trong việc giúp học sinh luyện tập thành thục, có hiệu quả thao tác lập luận so sánh trong làm văn nói chung, trong quá trình xử lí câu Nghị luận văn học trong đề thi THPTQG nói riêng. Nâng cao kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo lập văn bản giao tiếp của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khảo sát thực tế sử dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình làm văn của học sinh. Trên cơ sở đó, đưa ra những biện pháp hữu ích giúp học sinh nắm vững và thành thục kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh trong tư duy cũng như trong quá trình làm văn. Giải quyết tốt những yêu cầu về thao tác trong quá trình làm văn nghị luận, từ đó nâng cao chất lượng bài thi THPTQG cho học sinh khối 12. Giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu các văn bản văn học và các hiện tượng văn học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm tập trung phân tích thực trạng sử dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình làm văn nghị luận văn học tại trường THPT Quảng Xương II. Từ đó đưa ra những giải pháp, biện pháp tích cực giúp các em sử dụng có hiệu quả hơn thao tác nghị luận này để làm tốt câu Nghị luận văn học trong đề thi THPTQG. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát trên tất cả các bài kiểm tra định kì trong chương trình học của học sinh khối 12. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp điều tra. 5. Thời gian thực hiện đề tài Đề tài đuộc người viết nghiên cứu, triển khai trong năm học 2018 – 2019, nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh cho học sinh khối 12, đạt kết quả cao trong kì thi THPTQG sắp tới. Phần thứ hai: NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lí luận của việc vận dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình làm văn nghị luận 1.1. Thao tác so sánh phù hợp với nhu cầu nhận thức và tư duy của con người Khi nhận thức về thế giới, con người sử dụng thao tác phân tích để chia tách đối tượng thành các mặt, các thành phần nhỏ hơn nhằm hiểu đúng bản chất của đối tượng. Nhưng khi đánh giá về đối tượng, con người thường sử dụng thao tác so sánh để chỉ ra mặt ưu việt hay hạn chế của đối tượng trong tương quan với đối tượng khác. Từ đó có được nhận định chính xác về đối tượng. So sánh giúp chúng ta đánh giá đúng đắn về giá trị của đối tượng nghiên cứu. Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm trong quỹ đạo, thuộc về một hệ thống chỉnh thể nhất định. Khi so sánh, tư duy con người đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với đối tượng khác để phân tích, làm rõ bản chất đối tượng. Mỗi một văn bản văn học hay một hiện tượng văn học cũng vậy. Chúng đều nằm trong một chỉnh thể lớn hơn như một trường phái, trào lưu văn học; một xu hướng hay một giai đoạn văn học, một nền văn học. So sánh giúp tư duy con người đặt văn bản văn học trong mối quan hệ liên văn bản, thấy được mối liên hệ tất yếu mang tính kế thừa của chúng. Và sự đánh giá một văn bản văn học cũng thường bắt đầu từ tư duy so sánh với các hiện tượng văn học trước và sau nó. 1.2. Thao tác lập luận so sánh phù hợp với yêu cầu kiểm tra đánh giá trong các đề thi THPTQG hiện nay Không chỉ cần thiết trong quá trình tư duy và nhận thức về thế giới, so sánh càng trở nên cần thiết khi nó trở thành yêu cầu tất yếu trong các câu nghị luận văn học hiện nay. Cùng với đổi mới toàn diện nền giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các đề kiểm tra định kì và các kì thi quốc gia đang được chú trọng. Trong vài năm trở lại đây, các câu nghị luận văn học đều yêu cầu sử dụng thao tác lập luận so sánh để liên hệ, mở rộng đối tượng nghị luận. Điều này phù hợp với nhận thức của người học. Giúp học sinh đánh giá được tính chất liên văn bản, tính kế thừa và sáng tạo của các văn bản văn học. Trong làm văn nghị luận, thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật đối tượng hoặc các mặt của một sự vật để chỉ ra nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật nào đó. Học sinh có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh như thao tác lập luận chính hoặc kết hợp nhằm giúp cho người học phân tích sâu sắc, chính xác hơn về vấn đề nghị luận. Đặc biệt mang lại cái nhìn toàn diện về đối tượng, giúp cho quá trình lập luận của người viết được chặt chẽ, sâu sắc hơn. Bài văn nghị luận vì thế có tính thuyết phục hơn. Lập luận so sánh thường có hai dạng: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. Dựa trên các tiêu chí so sánh, các đối tượng đem ra so sánh có thể đồng đại hoặc lịch đại với đối tượng được so sánh. Trên cơ sở chỉ ra những nét giống và khác nhau giữa các đối tượng để đánh giá sự kế thừa hoặc sáng tạo của đối tượng nghiên cứu. Mang đến cái nhìn toàn diện về đối tượng nghị luận. So sánh có từ thời văn học La Mã. Dần dần cùng với quá trình nhận thức của con người, so sánh được sử dụng rộng rãi và trở thành những trường phái văn học so sánh ở Pháp, Hoa Kì và Nga từ thế kỉ XX đến nay. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn có ý thức rèn luyện kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong quá trình làm văn nghị luận. Tuy nhiên chỉ những học sinh có học lực khá trở lên mới sử dụng thao tác lập luận so sánh. Bởi vì nó đòi hỏi ở người viết vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng khái quát hóa cao. Những năm gần đây, trong các đề thi THPTQG yêu cầu sử dụng thao tác so sánh như một thao tác bắt buộc trong làm văn nghị luận. Do đó, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo thao tác này để đạt mục đích nghị luận của bài văn. Chương 2. Thực trạng việc vận dụng thao tác lập luận so sánh vào trong quá trình làm văn của học sinh trường THPT Quảng Xương II Trong vài năm gần đây, do yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, thao tác lập luận so sánh được chỉ định là thao tác lập luận bắt buộc khi học sinh viết văn nghị luận văn học. Chủ yếu ở phần liên hệ, mở rộng để làm rõ một nhận định, một đánh giá nào đó. Ví dụ về đề thi minh họa môn Ngữ văn THPTQG năm 2019: Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng’. (Kim Lân – Ngữ văn 12, tập hai, NXB GD VN, 2015, tr 27 và tr 31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. Từ thực tiễn trong quá trình học, giáo viên đã rất chú tâm luyện tập kĩ năng vận dụng thao tác so sánh trong quá trình làm văn nghị luận cho học sinh. Những thuận lợi từ chủ trương đổi mới của Bộ GD và ĐT đến sự thay đổi trong cách dạy và học, đã thu được những thành tựu nhất định. Trường THPT Quảng Xương II nằm trên địa bàn xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Là một ngôi trường có truyền thống học tập đjat chuẩn quốc gia. Một mặt các em học sinh đa số chăm ngoan, đội ngũ giáo viên trong trường có nhiều sáng tạo đổi mới trong dạy học; nhưng mặt khác chất lượng học tập của học sinh chưa nổi trội nên còn gặp nhiều khó khăn trước thềm đổi mới giáo dục. Việc học tập của các em đối với môn Văn nhìn chung chỉ đạt yêu cầu đối với các lớp tốp đầu. Ở các lớp còn lại vẫn còn thực trạng học vẹt, bịa văn, suy diễn. Các em thờ ơ với môn học, ngại luyện tập. Dẫn đến chất lượng học tập chưa cao. Nhất là so với yêu cầu trong các đề kiểm tra thi cử thì các em còn nhiều yếu kém. Đặc biệt việc sử dụng thao tác lập luận so sánh để giải quyết yêu cầu đề ra trong các câu Nghị luận văn học thì nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu. Đa số các em chỉ sử dụng thao tác lập luận phân tích, bình luận để làm rõ vấn đề nghị luận. Nhiều em bỏ qua phần so sánh, liên hệ với tác phẩm khác nên chất lượng bài viết chưa cao, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra. Nguyên nhân của thực trạng nêu trên có thể kể đến các nhóm nguyên nhân sau: - Nguyên nhân chủ quan: học sinh học lực còn yếu nên tâm lí ngại học, kĩ năng kết hợp các thao tác lập luận trong quá trình làm văn còn nhiều yếu kém. Giáo viên chưa có nhiều biện pháp hiệu quả giúp các em nắm bắt và vận dụng tốt trong bài viết. - Nguyên nhân khách quan: trước yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, chưa bắt nhịp với sự thay đổi. Từ thực tiễn kể trên, sáng kiến kinh nghiệm nhằm đưa ra những biện pháp tích cực hóa kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận, giúp các em thành thục các thao tác nghị luận, đem lại kết quả cao trong kiểm tra thi cử. Chương 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận văn học Trong chương trình Ngữ văn THPT có tích hợp một số bài học có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Trong chương trình Ngữ văn 11 gồm các bài học sau: Thao tác lập luận so sánh Luyện tập thao tác lập luận so sánh Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Trong chương trình Ngữ văn 12 có bài học: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Thông qua các bài học này, giáo viên cần làm được các nội dung sau: Cung cấp kiến thức về thao tác lập luận so sánh: mục đích, yêu cầu, cách so sánh Luyện tập kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh vào quá trình làm văn nghị luận Linh hoạt vận dụng các thao tác lập luận. Biết nhận diện, sử dụng thao tác lập luận chính và thao tác lập luận kết hợp. Trong quá trình dạy học, giáo viên đã chú ý truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh cho học sinh. Tuy nhiên việc sử dụng thao tác lập luận so sánh nói riêng và các thao tác lập luận trong làm văn nói chung của học sinh còn nhiều yếu kém. Dẫn đến chất lượng bài làm các câu nghị luận văn học chưa cao. Chính vì thế, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, người viết đưa ra một số biện pháp sau nhằm giúp giáo viên định hướng học sinh luyện tập tốt hơn thao tác lập luận so sánh trong làm văn. 3.1. Sử dụng thao tác lập luận so sánh để so sánh các chi tiết trong một văn bản văn học Các văn bản văn học được bố trí trong chương trình Sách giáo khoa chiếm khoảng 40 – 50% tổng khối lượng kiến thức. Ngoài các bài học về kĩ năng làm văn, kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh; giáo viên cần chú ý việc vận dụng thao tác lập luận so sánh trong mỗi bài học văn bản văn học. Trước nay, khi dạy học một văn bản văn học thì phương pháp chủ đạo được sử dụng là nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, giảng bình. Kết hợp với một số kĩ thuật dạy học hiện đại như đặt câu hỏi gợi mở, kĩ thuật mảnh ghép... Giáo viên cũng đã sử dụng thao tác lập luận so sánh trong quá trình giảng bài nhằm giúp học sinh hiểu đúng văn bản, so sánh để thấy được tính kế thừa và sáng tạo của văn bản đó. Ví dụ như khi dạy học văn bản “Chí Phèo” (Nam Cao), người dạy có thể so sánh với văn bản “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) để có được cái nhìn toàn diện về cuộc sống của người dân lao động những năm trước Cách mạng Tháng Tám 1945. So sánh trong cách xây dựng nhân vật để thấy được chất riêng của Nam Cao khi khai thác nội tâm nhân vật. Tuy nhiên thao tác so sánh được giáo viên sử dụng thì lại thờ ơ đối với học sinh. Các em nghe và lướt qua kĩ năng sử dụng nó trong quá trình làm văn. Chính vì thế, tôi đề xuất các phương án sau để giáo viên định hướng học sinh luyện tập thao tác lập luận so sánh trong quá trình học các văn bản văn học như sau: 3.1.1. Sử dụng bảng thống kê Văn bản văn học có đặc thù là sử dụng thế giới ngôn từ để xây dựng hình tượng. Từ đó gửi gắm thông điệp của nhà văn về cuộc sống. Khi tiếp nhận các hình tượng văn học, người học cần có tư duy logic các chi tiết, hình ảnh được nhà văn cấu trúc theo một ám dụ nghệ thuật riêng. Trong quá trình khám phá tác phẩm văn học, học sinh cần có sự đối chiếu, so sánh, liên hệ để đưa ra kết luận khái quát về bản chất của vấn đề. Sử dụng bảng thống kê vừa giúp cho học sinh tổng hợp các chi tiết, sự việc tiêu biểu vừa giúp học sinh đối soát chiều hướng phát triển của sự vật, của hình tượng. Như vậy, các em sẽ có được sự nắm bắt cụ thể, đầy đủ về đối tượng. Ví dụ khi học văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường), có thể định hướng học sinh hoàn thiện bảng thống kê sau: Tiêu chí Hình ảnh dòng sông Hương Vị trí Ở thượng nguồn Ra khỏi rừng già Ngoại vi thành phố Trong thành phố Ra biển Tính cách - bản trường ca của rừng già, mãnh liệt qua ghềnh thác - bản lĩnh, gan dạ, phóng khoáng, man dại - có lúc dịu dàng, say đắm, tâm hồn tự do trong sáng - chế ngự sức mạnh bản năng - mang vẻ đẹp dịu dàng, tâm hồn sâu thẳm - uốn mình, ý thức đi tìm người tình mong đợi - vẻ đẹp trầm mặc cổ thi khi đi qua lăng tẩm, chùa Thiên Mụ - vui tươi khi gặp thành phố tương lai - chảy lững lờ như điệu slow tình cảm giành riêng cho Huế - chuyển dòng đột ngột hướng tây – đông để gặp thành phố lần cuối - nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu Hình ảnh so sánh Cô gái Di gan Người mẹ phù sa Người gái đẹp nằm ngủ mơ màng Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya Nàng Kiều trong đêm tình tự Nhận xét: Nhìn vào bảng so sánh học sinh có thể dễ dàng hơn khi đưa ra kết luận: Dòng sống Hương được tác giả miêu tả theo góc nhìn địa lí Biện pháp nhân hóa, so sánh được sử dụng để miêu tả tính cách độc đáo của dòng sông. Tính cách sông Hương được thuần hóa, chế ngự sức mạnh bản năng trở thành một cô gái Huế dịu dàng, sâu lắng, tình tứ, chung tình. Thông qua bảng thống kê, học sinh có thể liệt kê chi tiết theo một trình tự nhất định. Giúp các em nắm bắt chi tiết và so sánh các giai đoạn giữa chúng. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định khái quát về hình tượng. Thao tác so sánh có thể giúp các em nhìn thấy sự thay đổi và tiến trình phát triển của hình tượng văn học. 3.1.2. Luyện tập viết đoạn văn so sánh các chi tiết trong một văn bản văn học Ngoài việc cung cấp hệ thống kiến thức trọng tâm, cơ bản về bài học; giáo viên rất cần chú trọng việc rèn luyện kĩ năng làm văn của các em thông qua các bài học văn bản văn học. Bằng việc tăng cường các bài tập viết đoạn văn so sánh giữa các chi tiết trong một văn bản văn học, học sinh sẽ thành thục hơn việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận. Quan trọng hơn, giúp các em hiểu đúng vấn đề, nắm vững tiến trình phát triển của hình tượng văn học. Ví dụ: viết đoạn văn so sánh hai chi tiết miêu tả về hình tượng rừng xà nu ở đoạn đầu và cuối tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành). Trước khi viết đoạn văn nghị luận này, học sinh phải sử dụng thao tác so sánh để chỉ ra điểm giống và khác trong cách miêu tả của nhà văn về rừng xà nu: - Giống nhau: + Sử dụng bút pháp miêu tả để khắc họa tính cách cây xà nu: Hình ảnh rừng xà nu án ngữ trước làng phải hứng chịu nỗi đau từ chiến tranh: những cây xà nu bị đạn đại bác đánh ngã, nhựa ứa ra tràn trề. Hình ảnh rừng xà nu có sức sống mãnh liệt, đạn đại bác không giết nổi chúng. Cạnh những cây ngã, vô số cây con mọc lên, nhọn hoắt như những mũi lê. + Sử dụng bút pháp tượng trưng: rừng xà nu biểu tượng cho những đau thương và sức sống của dân làng Xô Man trong chiến tranh chống Mĩ. Là sự che chở của thiên nhiên đối với con người. Là lòng yêu nước, sức sống quật cường, ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam. + Điệp cú pháp câu: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” Và câu cuối của văn bản: “Ba người đứng đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. - Khác nhau: + Đầu văn bản: hình ảnh cây xà nu được miêu tả cụ thể, chi tiết bằng bút pháp tả thực. Và được miêu tả trong cái nhìn của người kể chuyện. Tập trung miêu tả những đau thương mà cây xà nu phải gánh chịu trong chiến tranh. Đồng thời ngợi ca sức sống mãnh liệt, bất diệt, bản chất ham ánh sáng. Xà nu vừa là bạn vừa là người mẹ che chở cho nhân dân làng Xô Man. + Cuối văn bản: chủ yếu là lối viết tượng trưng, khái quát. Việc sắp xếp những đồi xà nu nối tiếp nhau như một vĩ thanh của bản hùng ca bất diệt về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. Và được đặt trong cái nhìn của ba nhân vật, tượng trưng cho các thế hệ loài cây và loài người trong cuộc kháng chiến vĩ đại. Tác dụng của việc đặt các chi tiết, sự vật giống nhau trong các thời điểm khác nhau của văn bản: Tạo ra kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng cho văn bản. Tạo ra cấu trúc cân xứng, kích thích tư duy phát hiện, kiến giải của người đọc. Thấy được chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, con người. Từ sự so sánh ở trên, có thể cho học sinh thấy được rằng: thông qua việc so sánh các chi tiết trong một văn bản văn học, hình tượng văn học có sự phát triển, trưởng thành về tính cách, phẩm chất. Không thể có sự trùng lặp ngẫu nhiên, đó là ý đồ sắp xếp riêng của người nghệ sĩ. Trong tương quan so sánh, học sinh có thể đưa ra kết luận về sự thay đổi hoặc trưởng thành trong nhận thức, tính cách của nhân vật. Từ đó thấy được tài năng của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật hoặc hình tượng văn học. Việc luyện tập viết đoạn văn sau khi học xong
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_viec_su_dung_thao_tac_lap_luan_so_san.doc