SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển tư duy học sinh thông qua việc sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT Như Thanh

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển tư duy học sinh thông qua việc sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT Như Thanh

 Thế giới văn minh của loài người ngày càng phát triển nhanh chóng nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, trong đó có những đóng góp to lớn của Vật lí. Khoa học công nghệ xuất phát từ nền tảng cơ bản của Vật lí, nói cách khác sự phát triển của Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nói đến Vật lí là nói đến cuộc sống, những vật dụng xung quanh chúng ta như bóng đèn, bàn là, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện đều được tạo ra từ những nguyên tắc và quy luật của Vật lí. Không chỉ dừng lại ở những ứng dụng cơ bản, Vật lí còn là cơ sở lí thuyết nền tảng (cơ học vật rắn, cơ học kết cấu ) cho các kĩ sư thiết kế công trình xây dựng một cách tối ưu; Vật lí còn được ứng dụng trong ngành y học: sử dụng tia laser trong các vi phẫu thuật ít xâm lấn, đòi hỏi độ chính xác cao (mổ tim, mổ mắt ), sử dụng các tia phóng xạ, tia X để điều trị bệnh ung thư .

 Đặc thù của phương pháp tư duy bộ môn Vật lí là người học cần phải có tư duy hiện tượng, tư duy gắn với thực tiễn. Tuy nhiên, đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế, với một số học sinh phải nói là thực sự yếu kém. Việc giảng dạy vật lý hiện nay chưa thực sự gắn kết lý thuyết với thực tiễn. Trong quá trình dạy và học, vì quá để tâm tới công thức của các định luật hay rập khuôn theo sách giáo khoa mà chúng ta bỏ qua sắc màu tự nhiên của các hiện tượng. Điều này đã khiến môn học trở nên tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, không tạo được sự hứng thú, nghiên cứu tìm tòi ở học sinh. Để học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết, làm tăng hứng thú, dễ ghi nhớ, tăng khả năng vận dụng các kiến thức Vật lí vào cuộc sống, giáo viên có thể vận dụng các câu hỏi có nội dung gắn kết với thực tiễn trong giảng dạy. Có thể nói, việc tăng cường sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong các giờ học Vật lí đang là bước đi đúng hướng và có cơ sở khoa học.

 Là một giáo viên vật lý trực tiếp giảng dạy ở trường THPT, tôi đã rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cố gắng sao cho mỗi tiết học Vật lý khơi dậy được ở học sinh ý thức tự giác, tích cực, hứng thú và say mê, giúp các em vận dụng kiến thức được học trong sách vở vào thực tiễn đời sống. Trong giới hạn của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển tư duy học sinh thông qua việc sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT Như Thanh”.

 

docx 18 trang thuychi01 6985
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển tư duy học sinh thông qua việc sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Thế giới văn minh của loài người ngày càng phát triển nhanh chóng nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, trong đó có những đóng góp to lớn của Vật lí. Khoa học công nghệ xuất phát từ nền tảng cơ bản của Vật lí, nói cách khác sự phát triển của Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nói đến Vật lí là nói đến cuộc sống, những vật dụng xung quanh chúng ta như bóng đèn, bàn là, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện đều được tạo ra từ những nguyên tắc và quy luật của Vật lí. Không chỉ dừng lại ở những ứng dụng cơ bản, Vật lí còn là cơ sở lí thuyết nền tảng (cơ học vật rắn, cơ học kết cấu) cho các kĩ sư thiết kế công trình xây dựng một cách tối ưu; Vật lí còn được ứng dụng trong ngành y học: sử dụng tia laser trong các vi phẫu thuật ít xâm lấn, đòi hỏi độ chính xác cao (mổ tim, mổ mắt), sử dụng các tia phóng xạ, tia X để điều trị bệnh ung thư.
	Đặc thù của phương pháp tư duy bộ môn Vật lí là người học cần phải có tư duy hiện tượng, tư duy gắn với thực tiễn. Tuy nhiên, đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lí vào đời sống còn rất nhiều hạn chế, với một số học sinh phải nói là thực sự yếu kém. Việc giảng dạy vật lý hiện nay chưa thực sự gắn kết lý thuyết với thực tiễn. Trong quá trình dạy và học, vì quá để tâm tới công thức của các định luật hay rập khuôn theo sách giáo khoa mà chúng ta bỏ qua sắc màu tự nhiên của các hiện tượng. Điều này đã khiến môn học trở nên tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, không tạo được sự hứng thú, nghiên cứu tìm tòi ở học sinh. Để học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết, làm tăng hứng thú, dễ ghi nhớ, tăng khả năng vận dụng các kiến thức Vật lí vào cuộc sống, giáo viên có thể vận dụng các câu hỏi có nội dung gắn kết với thực tiễn trong giảng dạy. Có thể nói, việc tăng cường sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong các giờ học Vật lí đang là bước đi đúng hướng và có cơ sở khoa học. 
	Là một giáo viên vật lý trực tiếp giảng dạy ở trường THPT, tôi đã rất tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cố gắng sao cho mỗi tiết học Vật lý khơi dậy được ở học sinh ý thức tự giác, tích cực, hứng thú và say mê, giúp các em vận dụng kiến thức được học trong sách vở vào thực tiễn đời sống. Trong giới hạn của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển tư duy học sinh thông qua việc sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT Như Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
	- Cụ thể hóa việc thực hiện nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với việc vận dụng kiến thức vào cuộc sống, lí luận gắn với thực tiễn.
	- Nghiên cứu quá trình dạy học theo quan điểm hiện đại, xem xét vai trò của các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học Vật lí.
	- Xây dựng hệ thống các câu hỏi liên hệ thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình Vật lý 10 - THPT.
	- Vận dụng các câu hỏi liên hệ thực tiễn để dạy học Vật lý 10 - THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển tư duy học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nghiên cứu ý nghĩa của câu hỏi liên hệ thực tiễn đối với hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. 
	- Nghiên cứu phương pháp tổ chức dạy học Vật lí 10, vận dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; 
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; 
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở pháp lí
	Nghị quyết số 29-NQ/TW - Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Nghị quyết cũng nêu rõ, giáo dục phổ thông sẽ đổi mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
2.1.2. Vai trò của câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông 
	Câu hỏi liên hệ thực tiễn là những câu hỏi nhấn mạnh về mặt bản chất của hiện tượng đang khảo sát nhưng hiện tượng đó lại quen thuộc, tồn tại xung quanh con người. Để trả lời những câu hỏi loại này học sinh phải thực hiện những phép suy luận logic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý; nhận biết được những biểu hiện của hiện tượng trong các trường hợp cụ thể và cả những kinh nghiệm của học sinh có được trong đời sống hàng ngày.
	Ưu điểm của câu hỏi liên hệ thực tiễn là tạo điều kiện cho học sinh đào sâu, củng cố kiến thức, là phương tiện kiểm tra kiến thức của học sinh. Dạng câu hỏi này có tác dụng tăng khả năng hứng thú đối với môn học, tạo điều kiện phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, phát triển khả năng phán đoán, sáng tạo, của học sinh.
	Để phát huy tác dụng của câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học, giáo viên cần căn cứ vào nội dung mà học sinh cần nắm trong một đơn vị kiến thức, một chuyên đề dạy học,  tùy vào điều kiện cụ thể của lớp học, thời gian cho phép cũng như khả năng học tập của học sinh để lựa chọn các câu hỏi liên hệ thực tiễn cho phù hợp, đặc biệt lưu ý đến các câu hỏi thực tiễn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới quan khoa học cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Chương trình Vật lí phổ thông nước ta hiện nay bao gồm các phần: cơ học, nhiệt học, điện học (điện một chiều, điện xoay chiều và dao động điện từ), quang học (quang hình, các dụng cụ quang học và quang lí), vật lí phân tử và hạt nhân. Với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, những tưởng rằng thực tế cuộc sống của các em học sinh sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức, vận dụng tốt những kiến thức học được vào đời sống thực tiễn ở chính gia đình mình; việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi. Một thực trạng đáng buồn đó là sự yếu kém đến khó tưởng tượng của rất nhiều học sinh phổ thông hiện nay trong việc vận dụng kiến thức vật lí đã học vào thực tế cuộc sống của chính mình.
	Với kiến thức về các dạng chuyển động, các lực cơ học, ở trên lớp các em có thể viết một cách đầy đủ, chính xác các phương trình của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, đọc đúng định nghĩa về vận tốc, gia tốc, các định luật Niutơn ... Thế nhưng, nhiều học sinh lại không thể giải thích được những hiện tượng rất gần gũi với đời sống: Tại sao khi đi xe máy dưới trời mưa (trong điều kiện không có gió), ta lại có cảm giác những giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng đứng mà theo phương xiên? hay tại sao những vận động viên đua xe máy phải nghiêng xe khi đi qua những chỗ đường vòng?... Cứ như thế, kiến thức vật lí đối với nhiều học sinh phổ thông hiện nay chỉ là nội dung các định luật, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của các em. 
	Nguyên nhân, khó khăn chung của thực trạng
	- Nguyên nhân đầu tiên kể đến là sự quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức cần truyền tải trong các tiết học quá nhiều nên thời gian để liên hệ thực tế cho các em rất hạn chế. Sau mỗi bài học, các em lại phải giải quyết nhiều bài tập với những phép toán phức tạp để đáp ứng yêu cầu của các đề kiểm tra, đánh giá hiện nay.
	- Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức nói chung và kiến thức môn Vật lý nói riêng ở nhiều nội dung dạy học, nhiều nhà trường vẫn còn theo lối “dạy chay”. 
	- Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, một số giáo viên còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Giáo viên dạy Vật lý mà xa rời kiến thức thực tế, dạy Vật lý mà như dạy Toán do chỉ quan tâm tới công thức và cho học sinh áp dụng công thức để tính ra đáp số. 
2.3. Giải pháp sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT Như Thanh
	Để học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa thực tiễn của môn Vật lý, khơi dậy ở các em niềm đam mê môn học và trở thành con người phát triển toàn diện, có hai yếu tố quan trọng nhất phải thay đổi, đó là: phương pháp dạy của giáo viên và cách thức kiểm tra đánh giá.
	Phải thay đổi phương pháp dạy của giáo viên, người giáo viên phải có tư duy đổi mới, gắn kiến thức vật lý với thực tiễn, giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tiễn liên quan, phù hợp với học sinh; hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Học sinh sẽ thấy hứng thú, dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hằng ngày một cách hợp lý, hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, đảm bảo mục đích dạy học môn Vật lí. 
	Phải tích cực đổi mới nội dung đề kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng đề có lồng ghép kiến thức thực tế, làm cho học sinh phải thay đổi phương pháp học cho phù hợp. Xu hướng “thi gì học nấy” ảnh hưởng rất mạnh đến việc dạy của thầy và những điều cần học của trò. Một số năm gần đây, nội dung đề thi môn Vật lí đã có những thay đổi tích cực, “tính thực tiễn” đã được đề cập đến trong nội dung của đề thi, tuy nhiên, số lượng câu hỏi loại này còn ít và chưa thể hiện rõ nét.
Một buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ Vật lí – Công nghệ, trường THPT Như Thanh thảo luận về việc vận dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí.
	Tuy nhiên thời gian dành cho việc vận dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học Vật lí không được quá nhiều, nếu không sẽ dẫn đến sự lan man, làm mờ nhạt đi vấn đề trọng tâm, nó được ví như thứ gia vị trong đời sống, không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì món ăn sẽ kém hấp dẫn. 
	Để đạt hiệu quả tối ưu trong dạy học Vật lí, giáo viên sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn bằng cách:
	- Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho lời giới thiệu vào bài giảng mới để tạo bất ngờ cho học sinh và tạo được sự chú ý, quan tâm của học sinh tới vấn đề trong bài học. 
	- Đưa ra các hiện tượng thực tiễn trong đời sống hàng ngày qua một số tính chất vật lý cụ thể trong bài, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học, biết vận dụng kiến thức vừa học để thảo luận tìm ra đáp án, giải toả tính tò mò của học sinh.
	- Nêu hiện tượng thực tiễn trong đời sống hàng ngày qua những câu chuyện ngắn và những câu chuyện mang tính chất khôi hài, tạo không khí học tập thoải mái - đó cũng là cách kích thích niềm đam mê môn học.
	- Nêu hiện tượng thực tiễn liên quan đến kiến thức trong bài sau khi học xong bài học. Cách nêu vấn đề này giúp học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích những hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó.
	- Nêu hiện tượng thực tiễn trong đời sống hàng ngày thông qua bài tập tính toán giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng, hiểu rõ hơn về các quy luật của tự nhiên đã được đúc kết trong các định luật vật lý và nhất là tránh được tình trạng toán học hoá bài tập vật lý.
	- Nêu các hiện tượng thực tiễn trong đời sống hàng ngày liên quan đến bài học tiếp theo sau khi kết thúc bài học trước, học sinh căn cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà, đưa các em vào vòng xoáy trên con đường tìm tòi khám phá kiến thức, buộc các em phải suy nghĩ, ấp ủ vì sao lại xảy ra hiện tượng đó, tạo tiền đề thuận lợi cho việc dạy học ở tiết sau.
	Như vậy, giáo viên có thể sử dụng hình thức tổ chức lồng ghép câu hỏi liên hệ thực tiễn vào trong bài dạy như sau:
	- Lồng ghép vào phần mở bài;
	- Lồng ghép trong quá trình giảng dạy kiến thức mới;
	- Lồng ghép khi củng cố bài học, kiểm tra, đánh giá học sinh.
	Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn trong dạy học vật lí, giáo viên phải nắm chắc kiến thức xuyên suốt cả chương trình để xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp, thu thập những kiến thức thực tế liên quan đến bài học dựa trên cơ sở sách giáo khoa, các tư liệu tham khảo, các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh ta và trong đời sống sản xuấtlàm thành cuốn tư liệu chuyên môn.
2.4. Hệ thống câu hỏi liên hệ thực tiễn sử dụng trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT Như Thanh
2.4. 1. Câu hỏi liên hệ thực tiễn được sử dụng trong phần mở bài
Câu 1: Khi bắn cung, nguyên nhân nào đã làm cho mũi tên của cung tên chuyển động?
Trả lời: Do lực đẩy của dây cung, thân cung lên mũi tên, lực này chính là lực đàn hồi xuất hiện do sự biến dạng của dây cung và thân cung khi người bắn cung kéo chúng. 
Bắn cung
Vận dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này cho phần mở bài khi học bài 12: “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” - VL10 CB, bài 19 - VL10 NC; giáo viên cũng có thể cho học sinh xem hình ảnh người đang bắn cung, nhảy sào,  để mở bài.
Câu 2: Giáo viên phát dụng cụ làm thí nghiệm cho mỗi nhóm học sinh (mỗi nhóm một bao diêm) và yêu cầu các em làm thí nghiệm lấy được lửa, thảo luận nhóm để giải thích dựa trên cơ sở vật lý nào đã lấy được lửa?
Giải thích: Cho đầu que diêm cọ xát vào bao diêm có phủ lớp sinh để lấy lửa ra. Do có ma sát giữa que diêm và vỏ diêm đã tạo ra nhiệt làm cháy đầu que diêm (vật dễ bắt lửa). 
Vận dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này cho phần đặt vấn đề mở bài, bài 13: “Lực ma sát” - VL10 CB; bài 20 - VL10 NC.
Nghệ sĩ xiếc đi trên dây
Câu 3: Những nghệ sĩ xiếc khi đi trên dây thường cầm một cái sào dài. Cái sào này có tác dụng gì?
Trả lời: Cân bằng của nghệ sĩ xiếc khi đi trên dây là cân bằng không bền. Muốn cân bằng trên dây, trọng tâm của người và sào phải nằm trên đường thẳng đứng đi qua điểm tiếp xúc của chân và dây. Cái sào giúp cho người trên dây dễ điều chỉnh vị trí trọng tâm: nếu người nghiêng sang phải cái gậy sẽ nghiêng sang trái và ngược lại.
Vận dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này để nêu vấn đề khi dạy học bài 20: “Các dạn cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế” - VL10 CB; bài 26 - VL10 NC. Câu trả lời sẽ được hoàn thiện sau khi học xong bài.
Câu 4: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một tảng đá to. Sau đó, cho người khác lấy búa tạ đập vào tảng đá. Khi tảng đá vỡ ra, người làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười chào khán giả. Điều gì đã giúp anh ta thoát khỏi "mối nguy hiểm" nêu trên? 
Một tiết mục biểu diễn xiếc
Giải thích: Sau khi búa tạ đập vào tảng đá, theo định luật bảo toàn động lượng, vật có khối lượng càng lớn thì vận tốc biến thiên càng nhỏ, tảng đá hầu như không nhúc nhích (tức là người gần như không bị chấn động). Tảng đá trên ngực sẽ có tác dụng làm giảm chấn động cho người, đá càng to càng an toàn. 
Vận dụng: Giáo viên có thể dùng câu hỏi này để mở bài khi dạy học bài 23: “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng” - VL10 CB; bài 31 - VL10 NC, phần giải thích sẽ được giải đáp hoàn thiện sau bài học.
Câu 5: Để nước từ trong ống có thể phun ra xa hơn, người ta thường bịt đầu ống chỉ để một lỗ nhỏ cho nước phun ra. Hãy giải thích cơ sở của cách làm trên?
Trả lời: Để làm giảm tiết diện của dòng chảy, theo hệ thức liên hệ giữa vận tốc chảy và tiết diện của dòng chảy, vận tốc dòng chảy tỉ lệ nghịch với tiết diện ống. Vận tốc dòng chảy tăng thì nước trong ống phun được xa hơn.
Vận dụng: Giáo viên dùng câu hỏi này để nêu vấn đề khi dạy học bài 42: “Sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Bec - nu - li” - VL 10 NC.
2.4. 2. Câu hỏi liên hệ thực tiễn được sử dụng trong quá trình giảng dạy kiến thức mới
Câu 6: Trong chuyển động quay của Trái Đất
a. khi nào có thể coi Trái Đất là chất điểm?
b. khi nào không thể coi Trái Đất là chất điểm?
Trả lời: 
a. Trái Đất được coi là chất điểm trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
b. Trái Đất không được coi là chất điểm trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Vận dụng: Câu hỏi này được vận dụng trong quá trình dạy học bài 1: “Chuyển động cơ” - VL 10 CB; bài 1 - VL10 NC, sau khi dạy học xong khái niệm “chất điểm”.
Câu 7: Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên đường quốc lộ? 
Trả lời: Ta chọn một điểm trên đường làm vật mốc (ví dụ như cột mốc). Đo khoảng cách từ mốc đến ô tô. Từ đó, ta xác định được vị trí của ô tô.
Vận dụng: Dùng câu hỏi này để hướng dẫn học sinh cách xác định vị trí của một vật trong không gian, bài 1: “Chuyển động cơ” - VL 10 CB, bài 1 - VL10 NC.
Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào người ta nói đến độ lớn của vận tốc tức thời?
a. Vận tốc của búa máy khi đập vào đầu cọc là 20 m/s.
b. Vận tốc của một ô tô đi trên đoạn đường giữa hai địa điểm A và B là 45 km/h.
c. Viên đạn bắn ra khỏi nòng súng với vận tốc 300 m/s.
d. Bảng chỉ dẫn của một đoạn đường đang sửa ghi 5 km/h.
e. Biển báo giao thông ghi tốc độ hạn chế tối đa là 120 km/h. 
Trả lời: Các trường hợp a; c; e là các độ lớn của vận tốc tức thời.
Vận dụng: Câu này được dùng để dạy học bài 3: “Chuyển động thẳng biến đổi đều” - VL 10 CB; bài 4 - VL10 NC, sau khi dạy khái niệm “vận tốc tức thời”.
Câu 9: Một người quan sát quỹ đạo của đầu van xe khi đi xe đạp trên đường thẳng. Quỹ đạo đầu van xe sẽ như thế nào trong trường hợp người quan sát ngồi trên xe và trường hợp người đứng ở ven đường?
Trả lời: Với người quan sát đứng bên lề đường thì quỹ đạo của đầu van xe là đường cong, lúc lên cao, lúc xuống thấp. Đối với người quan sát ngồi trên xe, van xe sẽ chuyển động với quỹ đạo là đường tròn.
Vận dụng: Khi dạy học về tính tương đối của quỹ đạo, bài 6: “Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc” - VL10 CB; bài 10 - VL10 NC.
Câu 10: Hai người A và B cùng ngồi trên xe ô tô chuyển động với vận tốc v. Hãy cho biết vận tốc của người A so với người B và vận tốc của người A so với người C đang đứng ven đường.
Trả lời: Vận tốc của người A so với người B bằng 0; vận tốc của người A so với người C đang đứng ven đường là v (bằng vận tốc của xe).
Vận dụng: Khi dạy học về tính tương đối của vận tốc, bài 6: “Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc” - VL10 CB; bài 10 - VL10 NC.
Câu 11: Giải thích tại sao khi ngồi trên xe đang chuyển động, lúc thì ta bị ngã về phía trước, lúc bị ngã về phía sau, khi ngã về bên phải, khi ngã về bên trái. 
Trả lời: Khi xe đang chuyển động, người ngồi trên xe cũng chuyển động cùng với xe. Khi xe thay đổi trạng thái chuyển động thì chỉ có thân người tiếp xúc với xe là thay đổi chuyển động cùng với xe, phần trên của người chưa kịp thay đổi trạng thái chuyển động (do không tiếp xúc với xe) vẫn giữ nguyên quán tính chuyển động ban đầu. Vì vậy, khi xe đột ngột dừng lại (hoặc tăng tốc) thì người sẽ có xu hướng chúi về phía trước (hay phía sau); khi xe đột ngột nghiêng sang trái (hay sang phải) thì người sẽ có xu hướng ngã về bên phải (hay bên trái).
Vận dụng: Câu hỏi này được dùng khi dạy học khái niệm quán tính, bài 10: “Ba định luật Niu Tơn” - VL10 CB; bài 14 - VL10 NC.
2.4. 3. Câu hỏi liên hệ thực tiễn được sử dụng để củng cố bài học, kiểm tra, đánh giá học sinh
Câu 12: Viên đạn được bắn ra từ nòng súng chuyển động theo hai giai đoạn: chuyển động trong nòng súng và sau đó bay tới mục tiêu ở xa. Giai đoạn nào viên đạn được coi là chất điểm?
Trả lời: Giai đoạn đạn rời nòng súng và bay tới mục tiêu.
Vận dụng: Câu hỏi này được sử dụng để kiểm tra bài cũ sau khi dạy học bài 1: “Chuyển động cơ” - VL 10 CB; bài 1 - VL10 NC.
Câu 13: Một truyện dân gian kể rằng: Khi chết, một phú ông đã để lại cho người con mình một hũ vàng chôn trong một khu vườn rộng và đưa cho con một mảnh giấy vẽ sơ đồ, trong đó ghi rõ: Đi vể phía đông 20 bước chân, sau đó rẽ phải 10 bước chân, đào sâu 2 m. Với chỉ dẫn này, người con có tìm được hũ vàng không? Vì sao?
Trả lời: Không tìm được vì không có vật

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phat_trien_tu_duy_hoc_sinh_th.docx