SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học một số bài lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 11 bằng phương pháp sử dụng tài liệu văn học
Trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc. Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, ở các bài học nội dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh. Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động.
Ví dụ như cung cấp thêm những hình ảnh ngoài sách giáo khoa hoặc những mẫu chuyện kể về những con người đã góp phần xây dựng đất nước để có được những thành tựu của hôm nay mà trong sách giáo khoa không đề cập đến. Qua tiết dạy không đem lại hứng thú cho học sinh, tiết học trở nên khô khan đôi lúc học sinh lại có những suy nghĩ lệch lạc về những nhân vật lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử quan trọng. Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Vì vậy người giáo viên phải biết sử dụng đến kiến thức các môn học khác như địa lí, giáo dục công dân, văn học, Những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó nếu giáo viên biết vận dụng một số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạng sẽ làm phong phú tri thức cho học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NHƯ THANH =======****====== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC Người thực hiện: Vi Thị Khoa Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực môn: Lịch sử THANH HOÁ, NĂM 2017 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc. Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, ở các bài học nội dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh. Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động. Ví dụ như cung cấp thêm những hình ảnh ngoài sách giáo khoa hoặc những mẫu chuyện kể về những con người đã góp phần xây dựng đất nước để có được những thành tựu của hôm nay mà trong sách giáo khoa không đề cập đến. Qua tiết dạy không đem lại hứng thú cho học sinh, tiết học trở nên khô khan đôi lúc học sinh lại có những suy nghĩ lệch lạc về những nhân vật lịch sử hoặc những sự kiện lịch sử quan trọng. Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Vì vậy người giáo viên phải biết sử dụng đến kiến thức các môn học khác như địa lí, giáo dục công dân, văn học, Những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó nếu giáo viên biết vận dụng một số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạngsẽ làm phong phú tri thức cho học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy- học một số bài Lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 11 bằng phương pháp sử dụng tài liệu văn học”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học lịch sử có hiệu quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích môn học. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. - Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy – học Lịch sử ở trường THPT Như Thanh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy- học một số bài Lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 11 bằng phương pháp sử dụng tài liệu văn học ”. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp học sinh khối 11 của trường THPT Như Thanh 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. - Sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 11 - Sưu tầm các tác phẩm văn học có liên quan - Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn lịch sử lớp 11, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá cần phối hợp các phương pháp hiện đại, trong đó có phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sơ lí luận Bất cứ giáo viên bộ môn nào đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần hình thành thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng. Một thế hệ người Việt Nam có năng lực,trình độ, có phẩm chất đạo đức để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi người giáo viên phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm. Dạy – học là quá trình đưa đến cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị quí báu của loài người về phương diện tri thức cũng như về phương diện tình cảm, tư tưởng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ. Giảng dạy lịch sử là giảng về quá khứ của xã hội loài người, quá khứ của dân tộc, quá khứ của địa phương. Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử tư duy, tình cảm của giáo viên và học sinh hướng về những gì rất gần gũi đó là những con người thật những con người cụ thể chứ không phải là những con người hư cấu. Trong lịch sử dân tộc địa phương những con người đó là lại càng gần gũi hơn đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị của những người đang giảng dạy và học tập lịch sử. Để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức giáo viên bắt đầu từ việc giúp học sinh hiểu biết cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử. Đó là nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục. Có câu: “Lời khen của sử còn vinh dự hơn áo đẹp vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời.” Qua đó ta thấy được môn lịch sử vô cùng quan trọng không những cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho học sinh 2.2. Thực trạng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh 2.2.1. Thuận lợi Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật . Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin Đa số các em học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Trong tiết học các em học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp các em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. 2.2.2. Khó khăn Vẫn còn một số ít giáo viên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn. Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có câu hỏi gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia hoạt động đều này làm cho các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy chán nản và không yêu thích môn học. Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc tiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại nhiều lần. Các em chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì thế các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh. Học sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần thiết. 2.3. Giải pháp thực hiện 2.3.1. Đối với học sinh Để nâng cao hiệu quả tiết học lịch sử với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, thì một số yêu cầu đặt ra cho học sinh đó là: Học sinh phải đọc trước bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị tất cả các câu hỏi trong SGK phần sẽ học trong bài. Trong giờ học phải chú ý nghe giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến, xây dựng bài, không tiếp thu máy móc phải có suy nghĩ. Biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho. Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này với sự kiện khác. Học sinh cần có quyển sổ tay để ghi những vấn đề, những thông tin giáo viên cung cấp mà không có trong sách giáo khoa. Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử. 2.3.2. Đối với giáo viên Với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức học sinh hoạt động, để giờ học đạt hiệu quả cao nhất, người giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu như sau: Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án (hoặc giáo án điện tử), bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập Hạn chế giảng giải, thuyết trình, hạn chế đưa ra những câu hỏi vụn vặt nên tập hợp các câu hỏi thành gợi ý, hướng giải quyết vấn đề. Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ kiến thức cũ. Khi học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên cần theo dõi, giải đáp ngay các thắc mắc của học sinh. Không nên đưa ra những câu hỏi quá đơn giản như: có, không, đúng, sai. Nếu đặt câu hỏi như vậy phải kèm theo vế sau như vì sao? Hoặc tại sao? Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi khó sẽ làm cho học sinh căng thẳng. Nếu câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề. Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học sinh, có thể nêu gợi ý tạo cho học sinh không khí thoải mái. Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu thiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể. Khi dạy những bài có các danh nhân, vị anh hùng dân tộc nên sơ lược thân thế sự nghiệp, kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức. Xây dựng nhân vật điển hình cho học sinh ghi nhớ được lâu. Nội dung bài giảng phải thật ngắn gọn, cô động nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài. 2.4. Một số giải pháp cụ thể gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh bằng sử dụng tài liệu văn học 2.4.1. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử nói chung Trong thực tiễn dạy học, các tác phẩm văn học của dân tộc cũng như thế giới có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng kinh tế, chính trị những qui luật của của đời sống xã hội. Trong khi sáng tác một tác phẩm nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử, không ít tác phẩm văn học tự nó đã là tư liệu lịch sử . Ví dụ như “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh..Những tác phẩm này gắn liền với những sự kiện lịch sử nhất định, vì vậy khi dạy học đến sự kiện lịch sử đó giáo viên nên đưa những tác phẩm văn học đó vào để học sinh hiểu rõ hơn bức tranh về lịch sử thời kì đang học. Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu văn học chủ yếu như: văn học dân gian, những tác phẩm ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử tiêu biểu như truyện, tiểu thuyết, thơ. Văn học dân gian ra đời sớm với nhiều thể loại như : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích dân ca, ca dao, tuyện trạng, truyện cười. Đây là tài liệu phản ánh nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ví dụ như truyện Thánh Gióng, qua câu chuyện ta xác định được những yếu tố hiện thực của lịch sử là thời Hùng Vương thứ 6 (tương ứng với thời nhà Ân ở Trung Quốc), đồ sắt phát triển với vũ khí công cụ dùng đều bằng sắt (nón sắt, giáp sắt, gậy sắt, ngựa sắt), đồng thời nêu cao truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ (cả làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn) hay truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là biểu tượng đoàn kết, đồng lòng của dân tộc ta đắp đê chống bão, lũ lụt đặc trưng rất rõ của cư dân trồng lúa nước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử vừa dựng nước và giữ nước. Thế kỉ XVI – XVIII, thể loại văn học dân gian phát triển, các tác phẩm đã kích chế sự thối nát và lạc hậu của chế độ phong kiến đồng thời nói lên mơ ước của người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như truyện “Trê Cóc”, một câu chuyện ngụ ngôn chủ ý bày tỏ cái thói "tranh hơi tức khí" gây nên những cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái bọn thầy cò. Ở truyện Trê Cóc còn có ý nghĩa về luân lý, bởi tác giả đã phô bày lắm nét hủ bại và nực cười ở xã hội xưa, xoay quanh những vụ kiện tụng trước cửa quan, người ta thấy trở đi trở lại những chữ “lo lót, lễ vật, lễ mọn, phí tổn”. Chung quy thì chỉ người dân là phải chịu thiệt hại, thua cũng thiệt mà được cũng thiệt. Cóc sù sì, thô kệch giống như là những người dân chất phác hiền lành. Trê nhẵn nhụi, trơn tru hay chui luồn, có thể tiêu biểu cho những người có nết láu lĩnh, hay làm việc mờ ám... Sử dụng tài liệu văn học dân gian, không chỉ góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo được không khí gần gủi với bối cảnh lịch sử, sự kiện đang học mà giáo viên tiến hành có thể đạt được kết quả giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng. Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử, có ý nghĩa quan trọng đối với việc khôi phục hình ảnh quá khứ. Khi nói đến cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới chế độ thực dân nửa phong kiến thì không thể không kể đến tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình chị, một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này là một bản án đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị. “Văn học là hiện thực của cuộc sống”. Vì vậy khi sử dụng tài liệu văn học phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản là giá trị giáo dục – giáo dưỡng và giá trị văn học, các tài liệu đó phải giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện, nhân vật lịch sử của quá khứ một cách chính xác, chân thực. Nhằm mục đích phục vụ được yêu cầu của nội dung bài học, phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, không làm loãng nội dung bài học lịch sử. 2.4.2. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học một số bài lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 11 cơ bản. Đưa một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn, một câu nói nổi tiếng hoặc một nhận định nhằm minh họa những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động. Qua đó giúp học sinh hiểu được sự kiện lịch sử mà không thấy khô khan, nặng về kiến thức. 2.4.2.1. Sử dụng tài liệu văn học trong bài dạy 19. Khi dạy bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)”, đây là bài mở đầu cho phần Lịch sử Việt Nam thời cận đại. Trong bối cảnh triều Nguyễn lâm vào khủng hoảng, suy yếu, đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược, để khắc họa cho học sinh thấy được tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược thì chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng kéo theo khủng hoảng về kinh tế, xã hội như nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, dân phiêu tán khắp nơi. Giáo viên có thể trích một bài vè nói về tình cảnh của nhân dân, nhất là người nông dân Việt Nam ở giai đoạn này: “Cơm thì chẳng có Rau cháo cũng không Đất trắng xóa ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống Vơ vất đi ăn mày” Sau khi thất bại tại mặt trận Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công xâm lược Việt Nam ở Gia Định. Ngày 17/2/1859, quân Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã, nhân dân hoảng loạn trước sự xâm lược của kẻ thù. Thông qua bài thơ “Chạy giặc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên cho học sinh thấy được sự bi thảm của nhân dân trước nguy cơ bị mất nước. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ tẻ lơ xơ chạy, Mất ổ đàn chim dáo dát bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này” “Chạy Tây” – Nguyễn Đình Chiểu Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ, không thể không nhắc đến người anh hùng dân tộc Trương Định. Người được nhân dân phong chức “Bình Tây đại nguyên soái”, phất cao lá cờ yêu nước chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa của Ông đã gây cho giặc Pháp nhiều khó khăn, ông đã chiến đấu hi sinh dũng cảm khi mới 44 tuổi. Thương tiếc người anh hùng dân tộc, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế khóc khóc người anh hùng. “Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp lúc gian truân Đất Gò Công cây cỏ ủ ê Cảm niềm thần tử, hết lòng trung ái Xưa còn làm tướng, giốc rạng ngời hai chữ Bình Tây Nay thác theo thần , xin dựng hộ một câu phúc thán” (Nguyễn Đình Chiểu) Qua bài văn tế, giáo viên khắc họa cho học sinh hình ảnh cao đẹp , trở thành điểm sáng ngời trong lịch sử dựng nước, giữ nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ông đã trở thành người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống giặc Pháp xâm lược. Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, rồi chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Nguyễn Trung Trực đã đấu tranh anh dũng qua hai trận đánh là: đánh chìm tàu Ét-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861), tiêu diệt đồn Kiên Giang (16/6/1868), ông đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi qua 2 câu thơ sau: “Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần” Hay giáo viên có thể sử dụng câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giặc đem đi hành hình: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Qua câu nói của ông đã thể hiện ý chí, quyết tâm chống giặc đến cùng của ông, cũng đồng thời là ý chí chống giặc của toàn dân Việt Nam. 2.4.2.2. Sử dụng tài liệu văn học học trong bài dạy 20 Trong bài 20 “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”. Chiến thắng tiêu biểu trong cuộc đấu tranh của quân dân Bắc Kì là chiến thắng Cầu Giấy lần nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần hai (19/5/1883), chiến thắng này công lớn thuộc về đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, để khắc họa về tài cũng như tinh thần chống Pháp của Lưu Vĩnh Phúc như sau: “Cung kiếm tài cao ít kẻ lường Đáo để anh hùng lòng bất khuất Về Tàu còn nguyện giết Tây dương” Trong khi phong trào chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp nơi thì triều đình nhà Nguyễn lại lần lượt kí với Pháp từ hiệp ước Nhâm Tuất đến các hiệp ước Giáp Tuất, cuối cùng là Hác măng và Pa-tơ-nốt làm cho nhân dân vô cùng phẫn nộ, giáo viên có thể minh họa bằng những câu thơ sau: “Tan nhà cám nổi câu ly hận Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ Ngậm cười hết nói nổi quan ta” ( Cảm khái – Phan Văn Trị Sau hiệp ước Giáp Tuất 1874, nhân dân phản đối mạnh mẽ, nhân dân không chỉ đánh Tây mà chống cả triều đình nhà Nguyễn. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây” Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam diễn ra anh dũng, kiên cường. Nhiều nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh khô
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mot_so_bai_lich_su_viet_nam_t.doc