SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử thế giới lớp 12 bằng kĩ thuật tư duy 5W1H ở trường THPT Bá Thước

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử thế giới lớp 12 bằng kĩ thuật tư duy 5W1H ở trường THPT Bá Thước

Trong nhiều năm gần đây, môn Lịch sử luôn là môn học được dư luận và xã hội đặc biệt quan tâm, bởi đơn giản điểm thi môn Lịch sử trong các kì thi THPT quốc gia hay thi xét Đại học và Cao đẳng thường rất thấp, thậm chí có hàng trăm “sĩ tử” thi Đại học, Cao đẳng có điểm thi môn Lịch sử là con số “không”. Không những thế, khi được hỏi đa số học sinh đều “sợ” môn Lịch sử. Chính vì tâm lí “sợ” môn Lịch sử làm cho các em cảm thấy chán nản, không muốn học, hoặc nếu học chỉ là học đối phó, “học vẹt”, kiến thức không thể khắc sâu hoặc “học xong lại trả cho thầy”. Cứ như thế, tâm lí đó theo các em đến hết lớp 12. Kết quả là điểm thi qua các kì thi của môn Lịch sử thường rất thấp.

Vậy làm thế nào để các em không còn “sợ” môn Lịch sử, thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử? Đó là vấn đề không chỉ là của người thầy, người trò mà còn là vấn đề của toàn ngành và toàn xã hội.

Đó chính là lí do, trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã kêu gọi đổi mới và đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp được Ngành giáo dục chính thức đưa vào nội dung nhiệm vụ năm học của các nhà trường phổ thông. Chủ trương đó được sự hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo với các hình thức phong phú và đa dạng.

 Chủ trương của Bộ GD-ĐT đã được Sở GD-ĐT quán triệt từng năm học, đến từng đơn vị giáo dục và đặc biệt đã tổ chức triển khai tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, theo góc, theo dự án, hợp đồng, KWL

 

doc 19 trang thuychi01 21077
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử thế giới lớp 12 bằng kĩ thuật tư duy 5W1H ở trường THPT Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 12 BẰNG KĨ THUẬT TƯ DUY 5W1H Ở TRƯỜNG 
THPT BÁ THƯỚC
Người thực hiện: Phan Trọng Nghĩa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Bá Thước
SKKN thuộc môn: Lịch Sử
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
PHẦN
MỤC LỤC
TRANG
1
 MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài..
1.2. Mục đích nghiên cứu...
2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến...
4
2.3. Những biện pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các biện pháp chung.
2.3.2. Các biện pháp cụ thể qua một số bài học..
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................
10
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
3.1. Kết luận............................................................................
3.2. Kiến nghị..........................................................................
14
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm gần đây, môn Lịch sử luôn là môn học được dư luận và xã hội đặc biệt quan tâm, bởi đơn giản điểm thi môn Lịch sử trong các kì thi THPT quốc gia hay thi xét Đại học và Cao đẳng thường rất thấp, thậm chí có hàng trăm “sĩ tử” thi Đại học, Cao đẳng có điểm thi môn Lịch sử là con số “không”. Không những thế, khi được hỏi đa số học sinh đều “sợ” môn Lịch sử. Chính vì tâm lí “sợ” môn Lịch sử làm cho các em cảm thấy chán nản, không muốn học, hoặc nếu học chỉ là học đối phó, “học vẹt”, kiến thức không thể khắc sâu hoặc “học xong lại trả cho thầy”. Cứ như thế, tâm lí đó theo các em đến hết lớp 12. Kết quả là điểm thi qua các kì thi của môn Lịch sử thường rất thấp.
Vậy làm thế nào để các em không còn “sợ” môn Lịch sử, thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử? Đó là vấn đề không chỉ là của người thầy, người trò mà còn là vấn đề của toàn ngành và toàn xã hội.
Đó chính là lí do, trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã kêu gọi đổi mới và đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp được Ngành giáo dục chính thức đưa vào nội dung nhiệm vụ năm học của các nhà trường phổ thông. Chủ trương đó được sự hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo với các hình thức phong phú và đa dạng.
	Chủ trương của Bộ GD-ĐT đã được Sở GD-ĐT quán triệt từng năm học, đến từng đơn vị giáo dục và đặc biệt đã tổ chức triển khai tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, theo góc, theo dự án, hợp đồng, KWL
Sau thời gian nghiên cứu và ứng dụng vào dạy học thực tiễn tại trường THPT Bá Thước, tôi thấy một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực có thể phát huy được tính tích cực, hứng thú và tự học của học sinh. Một trong số đó là sử dụng Sơ đồ tư duy. Trong Sơ đồ tư duy lại có Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H - thường gọi là Kĩ thuật tư duy 5W1H (Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực của nhà xuất bản Đại học sư phạm, trang 71)
Theo đó, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H là kĩ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng câu hỏi viết tắt bằng tiếng Anh (Câu hỏi là gì – What? Hỏi khi nào – When? Hỏi ai – Who? Hỏi ở đâu – Where? Hỏi tại sao – Why? Và hỏi như thế nào – How?). Có thể nói, Kĩ thuật tư duy 5W1H là dạng Sơ đồ tư duy đặc biệt và có khả năng ứng dụng cao đối với nhiều môn học trong đó có bộ môn Lịch sử.
Kĩ thuật tư duy 5W1H (gọi tắt là Sơ đồ 5W1H) thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng một cách đúng đắn, khéo léo và thông minh. Trong quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh trả lời được 6 câu hỏi theo sơ đồ trên đây, coi như đã gần như hoàn thành được yêu cầu kiến thức. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử thế giới lớp 12 bằng Kĩ thuật tư duy 5W1H ở trường THPT Bá Thước” làm đề tài sáng kiến của mình trong năm học 2015-2016, để trao đổi với đồng nghiệp, đồng thời qua đó giúp đề tài được sử dụng hiệu quả hơn và phổ biến rộng hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu nhằm tìm đến những nội dung bài học phù hợp với sơ đồ và có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu ở học sinh khối 12 của trường THPT Bá Thước trong các năm học:
Năm học 2014-2015: Lớp 12A6 và 12A8
Năm học 2015-2016: Lớp 12A4 và 12A5 
Các bài ở phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000 như: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai; Sự phát triển kinh tế các nước tư bản; Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai; Các tổ chức chính trị cách mạng; Xu thế phát triển của các nước hiện nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết 
	Phương pháp khảo sát thực tế
	Phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả học tập của học sinh 
	Phương pháp so sánh đối chiếu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã được thông qua trong các Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999).
	Theo điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
	Như vậy, đổi mới PPDH là việc dạy học phải nhằm mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
	Theo Tony Buzan (Anthony “Tony” Peter Buzan, ông sinh năm 1942 tại Luân Đôn, là một tác gia, nhà tâm lí và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy Giản đồ ý). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia): 
“Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển”.
Sơ đồ tư duy nói chung và Sơ đồ 5W1H nói riêng là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. 
Việc sử dụng Sơ đồ 5W1H là một trong những biện pháp cụ thể để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và chủ động, sáng tạo của học sinh, thu hút hứng thú của học sinh. Rèn luyện cho các em kĩ năng tư duy lôgic qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học đối với bộ môn Lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với học sinh: Qua kết quả thăm dò ở trường THPT Bá Thước, 100% học sinh được hỏi cho biết chưa từng tiếp xúc với dạng sơ đồ tư duy 5W1H ở cấp THCS vì vậy các em không có phương pháp học tập một cách khoa học, sáng tạo, không khái quát được những nội dung chủ yếu hoặc hệ thống hóa kiến thức qua các bài học. Dẫn đến các em cũng có tư tưởng ngại học môn Lịch sử, điểm thi môn Lịch sử cũng thường là rất thấp, không có hứng thú học tập
Đối với giáo viên: Đa số các giáo viên ở trường THPT Bá Thước nói chung và các giáo viên giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử nói riêng đều ra sức tìm tòi, áp dụng các phương pháp, giải pháp, các kĩ thuật dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên các phương pháp dạy học mới lại được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, chưa có sự thống nhất và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với bộ môn Lịch sử cho các lớp đại trà. Điểm thi của các em học sinh vẫn còn thấp và vẫn còn ít học sinh yêu thích hoặc lựa chọn học môn Lịch sử
2.3. Những biện pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Các biện pháp chung
	Kĩ thuật tư duy 5W1H có thể áp dụng một cách linh hoạt trong các bước khác nhau và ở những dạng nội dung bài học khác nhau, Giáo viên: có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố kiến thức và giao bài tập về nhà; giáo viên cũng có thể sử dụng đề tài ở những dạng nội dung bài học khác nhau, như: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai; Sự phát triển kinh tế các nước tư bản phát triển; Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai; Các tổ chức chính trị cách mạng; Xu thế phát triển của các nước hiện nay Tuy nhiên việc sử dụng kĩ thuật tư duy 5W1H có thể được tiến hành qua các bước chung như sau:
Bước 1: Học sinh lập Sơ đồ 5W1H theo gợi ý của giáo viên.
Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về Sơ đồ 5W1H mà nhóm mình đã thiết lập. 
Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thành Sơ đồ 5W1H về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một Sơ đồ 5W1H mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ 5W1H mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
Ví dụ giáo viên sẽ gợi ý, hướng dẫn hs vẽ Sơ đồ 5W1H với 6 dạng câu hỏi tương ứng 6 từ viết tắt tiếng Anh khi tìm hiểu về Bài 4 – Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ theo các câu hỏi sau: Tổ chức đó được thành lập khi nào (When)? Thành lập ở đâu (Where)? Do ai thành lập (Who)? Được thành lập như thế nào (How)? Đặc điểm nổi bật của tổ chức này là gì (What)? Vì sao lại thành lập (Why)? 
(Phụ lục 1)
Who?
How?W
When?
Why?
What?
Vì sao lại thành lập ?
Đặc điểm nổi bật của tổ chức này là gì?
Thành lập ở đâu?
ASEAN và Đảng Quốc Đại
Được thành lập như thế nào?
Where?
Tổ chức đó được thành lập khi nào?
Do ai thành lập?
Qua việc tìm hiểu và trả lời về các câu hỏi trên có nghĩa là học sinh đã tìm hiểu được những nét cơ bản nhất về tổ chức này. Những bài đầu tiên Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trả lời 6 dạng câu hỏi nêu trên sau đó sẽ cung cấp cho các em sơ đồ 5W1H tương ứng, ở những bài tiếp theo có nội dung có thể sử dụng sơ đồ, giáo viên sẽ cho học sinh tự hoạt động và vẽ sơ đồ theo định hướng của Giáo viên. 
2.3.2. Các biện pháp cụ thể qua một số bài học
- Đối với Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ la tinh
Giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ 5W1H để khai thác nội dung của bài. Tùy theo mục đích khai thác của giáo viên mà có thể sử dụng ở những thời điểm khác nhau. 
Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các câu hỏi: Ai là lãnh tụ tiêu biểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây? Phong trào bắt đầu từ khi nào? Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất là ở đâu? Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở đây diễn ra như thế nào? Tại sao phong trào giải phóng dân tộc ở đây lại diễn ra mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Đặc trưng nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở đây là gì? (Phụ lục 2)
Phong trào giải phóng dân tộc ở C.Phi và KV MLT
Ai là lãnh tụ tiêu biểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây?
Who?
Where? ?
Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất là ở đâu?
How?W
Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở đây diễn ra như thế nào?
Phong trào bắt đầu từ khi nào?
When?
Why?
What?
Tại sao phong trào giải phóng dân tộc ở đây lại diễn ra mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Đặc trưng nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở đây là gì?
Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất là ở đâu?
Ai là lãnh tụ tiêu biểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đây?
Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên.
Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh.
Các bài: Nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
Đối với dạng bài về sự phát triển kinh tế của các nước, trong chương trình Lịch sử lớp 12 có 3 bài có nội dung này là: Bài số 6: Nước Mĩ; Bài số 7: Tây Âu và Bài số 8: Nhật Bản. Khi dạy các bài này, GV khai thác Sơ đồ 5W1H theo các cách như sau:
Cách 1: Hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ sẵn Sơ đồ 5W1H để trả lời các câu hỏi như sau: Vì sao các nước lại có sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau CTTGII? Ai là người thực hiện các chương trình phát triển kinh tế? Các thành tựu kinh tế diễn ra ở đâu? Sự phát triển kinh tế bắt đầu từ khi nào? Sự phát triển kinh tế diễn ra như thế nào? Sự phát triển kinh tế ở các nước để lại hệ quả gì ? (Phụ lục 3)
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
Who?
Where? ?
How?W
Sự phát triển kinh tế diễn ra như thế nào?
When?
Why?
What?
Các thành tựu kinh tế diễn ra ở đâu?
Ai là người thực hiện các chương trình phát triển kinh tế?
Sự phát triển kinh tế bắt đầu từ khi nào?
Vì sao các nước lại có sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau CTTGII? 
Sự phát triển kinh tế ở các nước để lại hệ quả gì ?
Trong quá trình dạy bài mới, Giáo viên có thể chia lớp hoạt động theo nhóm, 
thảo luận và hoàn thành sơ đồ chung, sau đó dán (hoặc chiếu) sơ đồ của nhóm,
yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày; các nhóm có thể thảo luận bổ sung.
Cuối cùng giáo viên dán (hoặc chiếu) sơ đồ đã chuẩn bị trước để củng cố kiến thức học sinh.
Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên.
Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh.
Đối với Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Dạng nội dung bài dạy này, trong chương trình Lịch sử lớp 12 thì chỉ có một bài nhưng bao gồm nhiều nội dung liên quan với nhau, tuy nhiên Giáo viên vẫn có thể thực hiện được bằng Sơ đồ 5W1H và tương đối hiệu quả. 
Với Mục I: Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh Giáo viên định hướng cho các em học sinh về 6 câu hỏi cần phải trả lời như: Tại sao lại xuất hiện mâu thuẫn Đông - Tây? Mâu thuẫn Đông – Tây bắt đầu từ đâu? Mâu thuẫn Đông – Tây xuất hiện khi nào? Ai là người châm ngòi cho mâu thuẫn này? Mâu thuẫn Đông – Tây diễn ra như thế nào? Hệ quả của mâu thuẫn này là gì? (Phụ lục 4)
Mâu thuẫn Đông - Tây
Who?
How?W
Mâu thuẫn Đông – Tây diễn ra như thế nào?
When?
Why?
What?
Mâu thuẫn Đông – Tây bắt đầu từ đâu?
Ai là người châm ngòi cho mâu thuẫn này?
Hệ quả của mâu thuẫn này là gì?
Mâu thuẫn Đông – Tây xuất hiện khi nào?
Tại sao lại xuất hiện mâu thuẫn Đông - Tây?
Where?
Có thể tùy vào thời lượng chương trình, nội dung chương trình và mục đích sử dụng của giáo viên, giáo viên có thể khai thác Sơ đồ 5W1H ở các khâu lên lớp khác nhau (yêu cầu học sinh vẽ tại lớp hoặc bài tập về nhà hoặc giáo viên vẽ sẵn và chỉ giới thiệu cho học sinh). Cứ như vậy, khi nhắc tới nội dung bài học các em học sinh sẽ liên tưởng ngay tới 6 câu hỏi với 6 chữ cái tiếng Anh.
Khi dạy mục III: Xu thế hòa hoãn Đông – Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt 
Giáo viên có thể khai thác bằng Sơ đồ 5W1H như sau:
Bước 1: yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và lập Sơ đồ 5W1H để trả lời được các câu hỏi như sau: Tại sao lại diễn ra xu thế hòa hoãn Đông - Tây? Xu thế hòa hoãn Đông – Tây diễn ra khi nào? Xu thế này bắt đầu từ đâu? Ai là người tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh? Xu thế hòa hoãn Đông – Tây diễn ra như thế nào? Xu thế hòa hoãn Đông – Tây có ý nghĩa gì?
Bước 2: Yêu cầu đại diện một số tổ lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. 
Bước 3: Các tổ thảo luận và cho ý kiến bổ sung để sơ đồ được hoàn chỉnh.
Bước 4: Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn và kết hợp giới thiệu một số kiến thức cần thiết.
- Đối với Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
	Khi dạy về các dạng bài có nội dung này, giáo viên phải hình thành cho học sinh 6 câu hỏi cần phải trả lời khi các em vẽ Sơ đồ 5W1H: Tại sao phải tiến hành cách mạng khoa học – công nghệ? Cuộc cách mạng được tiến hành khi nào? Thành tựu của cách mạng KH- CN ở đâu? Ai là người tạo ra cừu Đôli, giải mã bản đồ ghen người? Những thành tựu của cuộc cách mạng KH - CN được áp dụng như thế nào? Cách mạng KH- CN có tác dụng gì? 
(Phụ lục 5)
Who?
How?W
Những thành tựu của cuộc cách mạng KH - CN được áp dụng như thế nào?
Why?
Thành tựu của cách mạng KH- CN ở đâu?
Tại sao phải tiến hành cách mạng khoa học – công nghệ?
Ai là người tạo ra cừu Đôli, giải mã bản đồ ghen người?
Where??
When?
Cuộc cách mạng được tiến hành khi nào?
Cách mạng KH- CN
Cách mạng KH- CN có tác dụng gì?
What?
Đối với các dạng bài có nội dung có các tổ chức chính trị - cách mạng.
Giáo viên cũng có thể khai thác như sau: (Phụ lục 6)
Cách 1: Giáo viên phải hình thành cho học sinh 6 câu hỏi cần phải trả lời khi các em vẽ Sơ đồ 5W1H: Tại sao được thành lập? Thành lập khi nào? Thành lập ở đâu? Ai là người thành lập? Hoạt động như thế nào? Có vai trò, ý nghĩa
gì?
Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị trước để trả lời 6 câu hỏi như trên.
Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ đồ 5W1H theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh.
- Một số nội dung khác
	 Ngoài các nội dung đã trình bày ở trên, trong quá trình dạy môn Lịch sử thế giới lớp 12, giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ này để khai thác một số nội dung khác, như: Tìm hiểu về về một nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc một thành tựu nào đó Tuy nhiên với những nội dung này, chủ yếu là giáo viên chỉ yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu theo sơ đồ dưới dạng bài tập về nhà.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và lịch sử thế giới lớp 12 nói riêng, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép.
Việc dạy học bằng Sơ đồ 5W1H giúp các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà và ghi nhớ lâu kiến thức bài học, đồng thời đã góp phần giúp giáo viên khắc phục được tình trạng “học vẹt”, học trước quên sau của học sinh. Tất cả học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học. Học sinh hoặc nhóm học sinh tự khám phá và vẽ được sơ đồ theo ý tưởng hoàn chỉnh . 
Bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, góp phần tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai. Tuy ở mức độ khác nhau nhưng hầu hết học sinh biết cách vẽ Sơ đồ 5W1H. Lúc đầu, các em vẽ chưa quen theo cách ghi ký tự ở từng nhánh, nhưng dần dần học sinh đã thực yêu cầu tốt hơn. 
Bước đầu hình thành cho các em tư duy lô-gic khi học môn Lịch sử. Khi giáo viên yêu cầu trả lời một vấn đề nào đó, các em sẽ được định hướng bởi các câu hỏi tương ứng với các nội dung được hỏi. 
Điều quan trọng nhất là qua việc sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học Lịch sử lớp 12, đã từng bước giúp các em có cái nhìn “thiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_lich_su_the_gioi_lop_12_bang.doc