SKKN Nâng cao hiểu biết, năng lực, kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể và tổ chức dạy môn thể dục ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Nâng cao hiểu biết, năng lực, kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể và tổ chức dạy môn thể dục ở trường THPT Quảng Xương 4

 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, người học sẽ đóng vai trò là trung tâm, chủ thể của hành động, giáo viên đóng vai trò nòng cốt chủ đạo hướng dẫn học sinh để học sinh tìm ra chân lí, khám phá tri thức để tự nâng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân. Để làm được như vậy phải khơi dậy và phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tinh thần tự học, tự rèn luyện kỹ năng của học sinh. Người học phải biết cách biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, để làm được điều đó thì vai trò của người thầy(cô) vô cùng quan trọng để hướng dẫn học sinh, thực hiện được điều đó, để góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh bản thân tôi đã tích cực tìm tòi nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như mong muốn đóng góp với đồng nghiệp, cơ quan đơn vị, với nghành nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đào tạo.

 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em học sinh.

 Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề phát triển thể chất để đào tạo con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện “ đức- trí thể - mĩ” bác là tấm gương sáng về ý chí nghị lực tuyệt vời để chúng ta noi theo, mặc dù công việc rất bộn bề nhưng bác vẫn sắp xếp thời gian tham gia tập luyện TDTT để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và nêu gương cho cán bộ chiến sĩ và toàn dân. Bác kêu gọi toàn dân tập thể dục cho đến bây giờ nhà nước ta chính thức lấy ngày 27/3 là ngày thể thao Việt Nam.

 

doc 17 trang thuychi01 4460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiểu biết, năng lực, kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể và tổ chức dạy môn thể dục ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, người học sẽ đóng vai trò là trung tâm, chủ thể của hành động, giáo viên đóng vai trò nòng cốt chủ đạo hướng dẫn học sinh để học sinh tìm ra chân lí, khám phá tri thức để tự nâng cao nhận thức, hoàn thiện bản thân. Để làm được như vậy phải khơi dậy và phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tinh thần tự học, tự rèn luyện kỹ năng của học sinh. Người học phải biết cách biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, để làm được điều đó thì vai trò của người thầy(cô) vô cùng quan trọng để hướng dẫn học sinh, thực hiện được điều đó, để góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh bản thân tôi đã tích cực tìm tòi nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm cho bản thân cũng như mong muốn đóng góp với đồng nghiệp, cơ quan đơn vị, với nghành nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đào tạo.
 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em học sinh.
 Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề phát triển thể chất để đào tạo con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện “ đức- trí thể - mĩ” bác là tấm gương sáng về ý chí nghị lực tuyệt vời để chúng ta noi theo, mặc dù công việc rất bộn bề nhưng bác vẫn sắp xếp thời gian tham gia tập luyện TDTT để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và nêu gương cho cán bộ chiến sĩ và toàn dân. Bác kêu gọi toàn dân tập thể dục cho đến bây giờ nhà nước ta chính thức lấy ngày 27/3 là ngày thể thao Việt Nam.
 Từ trước đến nay trong giảng dạy thể dục ở trường phổ thông củng như giáo dục thể chất nói riêng và trong huấn luyện thể thao cho VĐV nói chung nhiều khi chúng ta chỉ chú trọng về mặt thành tích mà chưa mấy quan tâm đến một khía cạnh đã làm nên nền tảng của con người phát triển toàn diện đó là đạo đức trong thể thao, rèn luyện phẩm chất con người thông qua các hoạt động TDTT. Có thể nói vấn đề đạo đức của một bộ phận không nhỏ VĐV Việt Nam chúng ta còn rất hạn chế cụ thể là chúng ta xem trên các kênh thông tin đại chúng về đạo đức của cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia, và một số giải thể thao...
 Đã đến lúc chúng ta cần xem lại vấn đề giáo dục ý thức kỉ luật ,tinh thần thể thao cao thượng chân chính, trung thực khách quan,gan dạ dũng cảm,kiên trì ,tự lực tự cường, ý chí nghị lực và phải xem đây là điều cốt loãi làm nên thành công của nền thể thao nước nhà, giúp thể thao Việt Nam vươn ra tầm thế giới, châu lục . Mỗi khi VĐV của Việt Nam ra nước ngoài thi đấu một mặt cố gắng hết sức mang vinh quang về cho tổ quốc, mặt khác phải thể hiện được bản chất cốt cách văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, quảng bá được hình ảnh bản sắc văn hóa Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.
 Hiện nay do hội nhập toàn cầu hóa CNTT phát triển như vũ bảo mang lại nhiều lợi ích cho con người để phát triển nhưng kéo theo nó là không ít những trào lưu không tốt nhất là thế hệ trẻ chỉ biết hưởng thụ ít chịu tu dưỡng rèn luyện dẫn đến không những yếu về mặt thể chất mà còn thui chột về mặt phẩm chất lối sống có nguy cơ cao dẫn đến ảnh hưởng giống nòi con người Việt Nam. Hiện nay kĩ năng sống của không ít giới trẻ có một bộ phận không nhỏ học sinh- sinh viên rất hạn chế rất thụ động với môi trường sống xung quanh, không chịu tiếp cận hoặc lười tiếp cận giao tiếp, không chịu học hỏi rèn luyện dẫn đến không phản ứng kịp với môi trường sống, không có khả năng hội nhập để phát triển dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực thu nhập sẽ thấp, không có công việc ổn rất dễ sa ngả vào các tệ nạn xã hội.
 Mục tiêu của giáo dục thanh thiếu niên hiện nay một mặt phải bồi dưỡng chính trị truyền thống cách mạng của dân tộc, một mặt phải đẩy mạnh giáo dục thể chất tăng cường thể lực ,đạo đức lối sống lành mạnh, văn hóa ứng xử trong xã hội nói chung và trong học đường nói riêng, giáo dục bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sống cho thế hệ trẻ hiện nay rất cấp thiết để đảm bảo sau này các em trở thành những công dân có ích tương lai.
 Khi chúng ta có mục tiêu rõ ràng có động cơ hành động đúng đắn, có sự định hướng giúp đỡ chỉ dẫn tận tình kết hợp với phương pháp giảng dạy tích cực hợp lí kích thích được người học. Giáo viên(HLV) biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục trong quá trình rèn luyện các em tự nhận thức được những lợi ích thực sự, thấy được giá trị đích thực của bản thân qua đó rèn luyện cho các em tính tự giác, tích cực,tính kỷ luật, tinh thần đồng đội hợp tác phối hợp nhóm, khả năng làm việc theo nhóm tìm ra giải pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong quá trình hoạt động phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn gian khổ, đôi khi trong quá trình hoạt động gặp phải chấn thương, mệt mỏi đòi hỏi các em phải thực sự cố gắng nỗ lực hết mình mới hoàn thành nhiệm vụ được giao, chính sự cố gắng lặp đi lặp lại với mức độ ngày càng cao hơn, khó khăn hơn đã rèn luyện cho các em ý chí, nghị lực, lòng gan dạ, sự dũng cảm, tính kiên trì, sự bình tỉnh tự tin chính những điều đó là tiền đề mang lại thành công trong cuộc sống của các em sau này. 
 Là một giáo viên GDTC, là một cán bộ chủ chốt của Đoàn trường đang trực tiếp giảng dạy củng như giáo dục rèn luyện học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4 tôi rất quan tâm và nhận thấy vấn đề cấp thiết hiện nay trong nhà trường là phải tăng cường giáo dục nâng cao ý thức tổ chức kỉ luật,tinh thần đồng đội,tinh thần đoàn kết nhất trí, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, phối hợp nhóm, hội nhập cộng đồng , hội nhập quốc tế rèn luyện ý chí nghị lực qua chính các hoạt động đoàn và qua quá trình học tập môn thể dục, phong trào tập luyện và tham gia thi đấu TDTT ở nhà trường trong thời gian qua.Thông qua hoạt động tập luyện, giao lưu và thi đấu TDTT giúp con người sống tốt đẹp hơn, gần nhau hơn, thực tế đã chứng minh chính tinh thần thể thao của phong trào Olimpic quốc tế đã xóa tan mọi rào cản khoảng cách địa lí, tín ngưỡng, văn hóa , dân tộc, về sắc tộc, tôn giáo,ngôn ngữ, nâng cao tinh thần, tình đoàn kết nhân loại, nâng cao tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, tất cả vì một tinh thần thể thao cao thượng, trung thực, chân chính .
 Tôi xin dẫn lời của một nhà giáo dục “ thành công của con người có được 99% là do mồ hôi nước mắt sức lao động tu dưỡng rèn luyện chỉ có 1% do bẩm sinh mà thôi ”hoặc một ví dụ khác : “trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của kẻ lười nhác” Người có ý chí nghị lực tốt thì tự bản thân luôn luôn cố gắng phấn đấu tu dưỡng rèn luyện vươn lên đạt thành tích cao nhất của bản thân để được khẳng định bản thân với bạn bè với thầy cô với gia đình và mọi người xung quanh luôn cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội, nói như vậy ta thấy vai trò rất lớn của tu dưỡng rèn luyện, muốn đạt được vinh quang đó ,muốn trở thành người có ích cho xã hội khẳng định được bản thân thì phải chú trọng rèn luyện ý chí nghị lực cho bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, là môi trường tốt nhất và đầy đủ nhất để các em tu dưỡng rèn luyện, học tập vì ngày mai lập nghiệp.
 Tôi xin đưa ra một dẫn chứng để mọi người thấy rõ được ý chí nghị lực, ý thức tổ chức, kỷ luật cao của người Nhật, tinh thần võ sĩ đạo đã được người Nhật Bản áp dụng thành công trong cải cách đem lại thành công rất lớn đưa nước Nhật từ nước bị bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai trở nên một nước có nền kinh tế phát triển hùng cường không chỉ ở châu Á mà toàn thế giới, Nhật từng đứng thứ 2 về nền kinh tế toàn thế giới. 
 Theo tôi có kiến thức đơn thuần thôi chưa đủ để chúng ta hoàn thiện và hội nhập với thế giới, chúng ta cần có kĩ năng mềm để thực hiện và hoàn thành công việc đòi hỏi áp lực ngày càng cao. Trong các cuộc thi đấu quốc tế học sinh- sinh viên Việt Nam thường có kiến thức hàn lâm về lí thuyết rất tốt nhưng khi thi thực hành hoặc thi vấn đáp thì chúng ta thực hiện đạt kết quả không cao. Nguyên nhân tới điều đó là do thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay chưa nặng tính hình thức, tính thực tiễn chưa cao, truyền thụ cho học sinh vẫn còn đang tính một chiều, nặng về mặt lí thuyết, tính thực tiễn chưa cao, ít quan tâm đến giáo dục kỹ năng dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức, phản xạ với môi trường thường chậm, thích nghi với bên còn ngoài hạn chế, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Như vậy đổi mới giáo dục hiện nay là tất yếu khách quan, để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo dục tôi đã sử dụng những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay.
 Tuyển dụng lao động hiện nay các công ty nhà máy xí nghiệp ngoài kiến thức chuyên môn người ta rất chú trọng đến kiến thức thực tiễn, hiểu biết xã hội, kỹ năng làm việc, khả năng lập và thực hiện kế hoạch, khả năng giải quyết các vấn đề, các tình huống phát sinh trong thực tế. Mục tiêu của giáo dục đào tạo phải bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội, sản phẩm của giáo dục là đào tạo ra con người có trình độ, năng lực, hiểu biết đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để phát nền triển kinh tế, để xây dựng đất nước cũng như bảo vệ tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia.
 Xuất phát từ những điều như đã nói ở trên nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiểu biết, năng lực, kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể và tổ chức dạy học môn thể dục ở trường THPT Quảng Xương 4”
 Trong giới hạn của đề tài này tôi chỉ xin trình bày kinh nghiệm của bản thân về công tác bồi dưỡng nâng cao hiểu biết, kĩ năng sống cho học sinh trong trường. Qua sáng kiến này tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức mình vào việc đảm bảo mục tiêu công tác giáo dục của nhà trường, của nghành và của tỉnh đề ra. 
 2.Mục đích nghiên cứu 
 Nhằm mục đích đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất mang lại kết quả cao cho giáo dục và đào tạo, sản phẩm của giáo dục cần đạt được là tạo ra những con người phát triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay. Đào tạo ra những con người vừa có trình độ văn hóa cao vừa có phẩm chất chính trị tốt, năng lực chuyên môn tốt, có kỷ năng làm việc tốt, kỹ năng giao tiếp tốt đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn mục đích giúp học sinh : “ Nâng cao hiểu biết, năng lực, kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể và tổ chức dạy môn thể dục ở trường THPT Quảng Xương 4” để học sinh phát triển toàn diện.
 3.Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh trường THPT Quảng Xương 4, các hình thức tổ chức hoạt động tập thể(ngoại khóa), lí luận giáo dục thể chất, lí luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Lí luận và phương pháp giáo dục kỹ năng cho học sinh THPT. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT, những yếu tố mang lại hứng thú, đam mê học tập của học sinh THPT. Các yếu tố hình thành nên nhân cách học sinh. Các hình thức tập luyện, các dạng bài tập tác động lên sự phát triển các tố chất của học sinh.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp xác suất thống kê
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp điều tra phỏng vấn hỏi ý kiến những đối tượng có liên quan
 - Phương pháp phân tích xử lí thông tin tổng hợp tài liệu 
B. NỘI DUNG
 1/ Cơ sở lý luận 
 Thực tế đã chứng minh rằng, hiệu quả của quá trình sư phạm nói chung và giáo dục thể chất nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ tự giác tích cực của người học đối với nhiệm vụ học tập.Theo quan điểm sư phạm,GDTC là một hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác. Là một hoạt động được điều khiển bởi mục đích tự giác nên hoạt động GDTC chỉ cóthể thực hiện được khi con người có khả năng điều khiển hành động của bảnthân bởi mục đích đã được ý thức.
 Quá trình học tập để hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động là một quá trình nhận thức. Quá trình tập luyện để nâng caokhar năng chức phận, phát triển các tố chất thể lực là quá trình khổ luyện, khắc phục mệt mỏi, khắc phục khó khăn.
 Xét từ góc độ tâm- sinh lí :
 Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú đối với mục đích tập luyện và nhiệm vụ tập luyện cụ thể của từng buổi tập.
 Giáo dục động cơ tập luyện cho người tập: từ những động cơ ngẫu nhiên không sâu sắc, cảm tính đến những động cơ sâu sắc có ý nghĩa xã hội
 +Động cơ trực tiếp
 +Động cơ gián tiếp
 Phải làm cho người tập nhận thức được nhiệm vụ, mục đíchcác buổi tập, hiểu được ý nghĩa cụ thể của các nhiệm vụ cần thực hiện, hiểu được tính chất, cơ sở khoa học của nhiệm vụ
 Tạo hứng thú cho người tập bằng nhiều cách thức
 Kết nối những nhiệm vụ, yêu cầu hoạt động với thỏa mãn nhu cầu của cá nhân trong hoạt động.
 Kích thích tư duy trong quá trình dạy học và huấn luyện: Tự phân tích, cảm nhận, tự đánh giá sau mỗi lần thực hiện.Tự phát hiện sửa chữa những sai lệch về kỹ thuật
 Sử dụng phương pháp tập luyện bằng tư duy :
 Giáo dục tính sáng kiến, tính tự lập và thái độ sáng tạo của người tập trong thực hiện nhiệm vụ vận động
 Khuyến khích, tạo điều kiện để người tập tự lập giải quyết các nhiệm vụ, tình huống cũng như vận dụng sáng tạo những tri thức, kỹ năng đã tiếp thu được vào trong thực tế GDTC.
 Tôn trọng đặc điểm cá nhân trong tập luyện và trong việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nếu những đặc điểm đó không ảnh hưởng đến tập thể, không ảnh hưởng đến nguyên lý động tác.
 Đánh giá cao và khuyến khích làm việc tập thể.
 Quan tâm khuyến khích người tập và tạo cảm hứng cho họ thông qua lời nói và hành động.
 Kĩ năng hoạt động,kĩ năng sống của con người tích lũy được là thông qua chính quá trình học tập tu dưỡng rèn luyện mà có được. Con người càng có nhiều kiến thức tham gia vào càng nhiều hoạt động thì tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm, rèn luyện được càng nhiều kinh nghiệm,kĩ năng sống vốn sống tốt để hòa nhập và phát triển.
 Kĩ năng sống càng phong phú thì khả năng linh hoạt, phản ứng càng tốt với môi trường sống cơ hội để con người phát triển càng thuận lợi,cơ hội thành công trong cuộc sống càng cao.
 Kĩ năng sống giúp con người xích lại gần nhau hơn, kĩ năng tốt giúp con người bĩnh tỉnh tự tin giải quyết khéo léo và hiệu quả các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, biết cách lập kế hoạch lâu dài cho tương lai,củng như dự đoán được các vấn đề sẽ diễn ra trong tương lai.
 Chính các hoạt động học tập rèn luyện sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể đây là cơ hội tốt để các em thực hành được lí luận lí thuyết đã được tiếp thu được trang bị và vận dụng chúng một cách linh hoạt sáng tạo nhất quá trình này giúp con người hoàn thiện và trưởng thành hơn.
 2.Thực trạng vấn đề :
 Như trình bày ở phần trên thì do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc giáo giáo dục phẩm chất ý chí, nghị lực, kỹ năng sống của học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4 thông qua các hoạt động tập thể, các phong trào tập luyện và thi đấu thể thao, học tập môn thể dục chưa đạt được thành tích cao. Nguyên nhân khách quan do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ tập luyện chưa đáp ứng yêu cầu, làm giảm hiệu quả, giảm hưng phấn trong tập luyện của học sinh. Các phong trào tập luyện và thi đấu TDTT thực sự còn thiếu quy mô, thiếu chiều sâu, còn ít các sân chơi và các hình thức không phong phú, thiếu sự hấp dẫn, chưa thực sự thu hút đông đảo số lượng học sinh tham gia. Mặt khác các em còn chưa hiểu hết được tầm quan trọng, môn thể dục và các hoạt động này chưa được ban giám hiệu và các đoàn thể quan tâm đúng mức, vẫn chỉ xem là hoạt động phụ trong nhà trường phổ thông nói chung.
 Nguyên nhân chủ quan theo tôi nó có tính quyết định đến vấn đề này là yếu tố con người: Do ý thức của không nhỏ một bộ phận học sinh lười vận động, không tham gia nhiệt tình trong các hoạt động tập thể, kĩ năng sinh hoạt tập thể còn nhiều hạn chế, động lực học tập không cao, 
 Do ý thức của một bộ phận không nhỏ học sinh là lười vận động , sống được gia đình chiều chuộng từ nhỏ, động lực cũng như nhu cầu học tập của các em không cao. Trong các nhà trường nói chung và trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng môn thể dục vẫn chỉ xem là môn phụ, ít nhận được sự quan tâm chú trọng của nhà trường. Ngoài ra cách đánh giá kết quả môn học không bằng điểm số chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên là Đạt (Đ) hoặc Chưa đạt(CĐ) nên các em sẽ không nỗ lực cố gắng để đạt số điểm thật cao chỉ cần thực hiện yêu cầu của giáo viên ở mức trung bình là được.
 3. Giải pháp 
 Để đạt kết quả cao trong việc bồi dưỡng, giảng dạy, giáo dục học sinh thì phải đạt được các yếu tố điều kiện sau:
a.Giải pháp 1: Nắm bắt cụ thể rõ ràng về tình hình ban đầu của học sinh:
 Giáo viên phải tiến hành khảo sát thật kĩ để nắm bắt tìm hiểu rõ những yếu tố ban đầu của học sinh. Yếu tố đầu tiên để thực hiện công việc giảng dạy huấn luyện chúng ta phải nắm bắt cụ thể được số lượng người tham gia, trình độ của người tham gia, lứa tuổi, giới tính, có dị tật hay bị bệnh bẩm sinh không, mức độ yêu thích, điều kiện kinh tế gia đình. Nắm được những điều đó huấn luyện viên, giáo viên mới lập kế hoạch, lập phương án giảng dạy sao cho phù hợp nhất. để phân chia đội tập luyện và thời gian từng buổi tập sao cho hợp lí. Mặt bằng thể lực chung của học sinh trường THPT Quảng Xương 4 ở mức trung bình khá. Kĩ thuật ban đầu của các em ở mức trung bình nên ban đầu tập luyện tôi cho tiến hành khởi động thật kĩ chủ yếu là tập bổ trợ sau đó nâng dần độ khó. Đối với mỗi đối tượng học sinh giáo viên soạn giáo án sao cho phù hợp. Học sinh Nam có thể lực tốt cho tập riêng, học sinh Nam có thể lực trung bình và yếu thì cho tập với học sinh Nữ. Giáo viên cử học sinh học tập tốt giúp đỡ học sinh học tập còn yếu, cường độ tập luyện của học sinh ở trình độ khác nhau phải khác nhau để đảm bảo an toàn cho học sinh tránh hiện tượng xảy ra chấn thương trong tập luyện cũng như thi đấu. 
Nắm bắt rõ sự yêu thích, hứng thú của học sinh giúp giáo viên động viên kịp thời cũng như nhắc nhở, phân tích, giảng giải cho học sinh thấy được lợi ích của môn học, nội dung học. Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được tập luyện thể dục thể thao giúp con người nâng cao các chức năng trong cơ thể, sửa chữa được một số khiếm khuyết, một số bệnh, cải thiện hình thể nâng vóc dáng cho con người. Đối với học sinh có khiếm khuyết về mặt cơ thể giáo viên chọn các bài tập phù hợp để phục hồi chức năng cho các em. Đối với vùng trường THPT Quảng Xương 4 do địa bàn gần vùng biển nên giáo viên giới thiệu, hướng dẫn cho các em nắm được nguyên tắc bơi lội, cách cứu đuối, làm mẫu cách cứu đuối, cách cấp cứu ban đầu khi bị tai nạn, đuối nước.
Thành lập các câu lạc bộ thể thao để nâng cao trình độ chuyên môn, tùy thuộc vào kinh tế gia đình, năng khiếu từng em cụ thể mà tư vấn sắp xếp các em vào câu lạc bộ cho phù hợp.
 b.Giải pháp 2: Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, huấn luyện, thi đấu, phục vụ hoạt động tập thể :
 Sân tập(phòng tập) phải rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo không có chướng ngại vật ảnh hưởng đến quá trình tập luyện, không bị chi phối bởi các hoạt động xung quanh. Do điều kiện nhà trường đang làm công trình nhà tập đa năng nên việc sắp xếp chỗ tập phòng tập còn đang phải tận dụng địa điểm còn chật hẹp. Để cải thiện vấn đề này nhà trường sắp xếp các lớp học lệch nhau để các em có diện tích tập luyên. Giáo viên chia nhỏ học sinh thành nhiều nhóm nhỏ và luân phiên nhau tập luyện.
 Những tiết có lí giáo viên bố trí các em vào học trong phòng lí thuyết,dùng máy chiếu projerte có kết nối mạng cho các em xem kĩ thuật mới và xem trình diễn giúp các em nắm vững lí thuyết thấy được nét đẹp tạo cảm hứng, hứng thú giúp các em yêu thích và hăng say tập luyện. Một số tiết học ngoài trời giáo viên mang máy tính xách tay có loa nhỏ để các em vừa xem hình, nghe nhạc và tập theo mẫu, giáo viên bao quát hướn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_biet_nang_luc_ky_nang_cho_hoc_sinh_thong.doc