Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở bậc GDTX

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở bậc GDTX

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, do đó ta phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới đó. Phương pháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học ở các trường rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Muốn sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêu dạy học cần phải tăng cường công tác quản lý thiết bị dạy học. Nó là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. Cao hơn của việc “Học đi đôi với hành” là “Học bằng hành”, là một nguyên tắc của một nền giáo dục hiện đại. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động tích cực đến chất lượng dạy và học.

 Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công nhưng còn nhiều bất cập, còn nhiều giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, đòi hỏi toàn ngành giáo dục chúng ta phải nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, phải đổi mới triệt để phương pháp dạy học, nhất thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học đặt ra cho các trường phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả và chất lượng. Bản thân tôi là người làm công tác giáo dục tôi mạnh dạn nêu lên “Một số biện pháp bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở bậc GDTX”.

 

doc 15 trang thuychi01 6941
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở bậc GDTX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDTX - HÂU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở BẬC GDTX
 Người thực hiện: Lưu Đức Hoàn
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực Môn Vật lý
 Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Hậu Lộc
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
MỤC LỤC
TRANG
A. MỞ ĐẦU 
1
1.Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4.Phương pháp nghiên cứu
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SKKN
3
1. Một số vấn đề lý luận về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
3
2. Một số nội dung bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
3
II.THỰC TRẠNG BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG TBDH TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC TỪ NĂM HỌC 2003 – 2004 TRỞ VỀ TRƯỚC
4
1.Thực trạng chung
4
2.Thực trạng đối với giáo viên, học sinh
5
III.CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
6
1.Nguyên tắc và quy trình chung sử dụng thiết bị dạy học
6
2. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học
7
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân
10
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
11
1.Kết luận: 
11
2.Đề xuất 
11
A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, do đó ta phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới đó. Phương pháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học ở các trường rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Muốn sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả vào mục tiêu dạy học cần phải tăng cường công tác quản lý thiết bị dạy học. Nó là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. Cao hơn của việc “Học đi đôi với hành” là “Học bằng hành”, là một nguyên tắc của một nền giáo dục hiện đại. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm trực tiếp tác động tích cực đến chất lượng dạy và học.
 Qua thực tế công tác ở trường tôi, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công nhưng còn nhiều bất cập, còn nhiều giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, đòi hỏi toàn ngành giáo dục chúng ta phải nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, phải đổi mới triệt để phương pháp dạy học, nhất thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học đặt ra cho các trường phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả và chất lượng. Bản thân tôi là người làm công tác giáo dục tôi mạnh dạn nêu lên “Một số biện pháp bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở bậc GDTX”.
2. Mục đích nghiên cứu
	Sử dụng TBDH trong giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- TBDH trong các trường PTTH hiện nay, đặc biệt là bậc GDTX
- Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong các giờ dạy, tiết dạy có sử dụng TBDH
- Công tác bảo quản và sử dụng TBDH 
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lý luận
+ Các văn kiện của Đảng và nhà nước, văn bản hướng dẫn của bộ GD&ĐT có liên quan đến TBDH, đồ dùng dạy học
+Các tài liệu liên quan đến TBDH
4.2.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+Bảo quản và sử dụng TBDH
+ Các bài dạy, tiết dạy cần sử dụng TBDH để nâng cao chất lượng hiệu quả, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh thúc đẩy sự tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Một số vấn đề lý luận về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết để giáo viên và học sinh tiến hành và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
- Cơ sở vật chất thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về loại hình, cấu trúc, đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng.
- Cơ sở vật chất của nhà trường là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá thông qua trình độ trang thiết bị và việc sử dụng chúng trong quá trình học tập giảng dạy như thế nào.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương diện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương tiện, là đối tượng, là tiền đề của nhận thức.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng cho việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho phép giáo viên tăng khối lượng kiến thức giảm thời gian đáng kể cho những đơn vị kiến thức, tạo ra sự lôi cuốn và hứng thú trong việc học tập của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho cả người học lẫn người dạy.
2. Một số nội dung bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
2.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
- Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên.
- Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
- Có quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học. Xây dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm.
2.2. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học.
2.3. Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ , hợp lý và khoa học.
Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất cần thiết.
2.4. Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên của tập thể sư phạm tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
II.THỰC TRẠNG BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG TBDH TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC TỪ NĂM HỌC 2003 – 2004 TRỞ VỀ TRƯỚC
1.Thực trạng chung
1.1 Giai đoạn trước năm học 2002 - 2003
Trong giai đoạn này ngành giáo dục đào tạo chưa thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chủ yếu dạy theo lối thầy chủ động truyền thụ kiến thức, trò bị động nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là việc làm hiếm thấy, nếu có chỉ xảy ra ở các môn Lý, Hóa, Sinh với các dụng cụ thí nghiệm. Các môn Văn, Sử, Địa với các bản đồ, lược đồ hoặc chỉ có bảng phụ mà thôi. 
Các trường không phải là trường chuẩn quốc gia thì không có phòng thiết bị thí nghiệm, nhân viên văn phòng làm công tác kiêm nhiệm quản luôn phòng thiết bị thí nghiệm. Công tác bảo quản thiết bị dạy học bị lơ là, buông lỏng dẫn tới tình trạng thiết bị hư hỏng xuống cấp nếu còn thì cũng không sử dụng được. 
1.2. Giai đoạn từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009
Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 ngành giáo dục - đào tạo tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bắt buộc mọi giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bị dạy học, bắt buộc các trường phải xây dựng phòng thiết bị thí nghiệm, phòng bộ môn. Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng túng, chưa có biện pháp chỉ đạo, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
Khi thiết bị được cấp trên đưa về là chuyển vào phòng không sắp xếp theo thứ tự, không chia theo môn. Khi giáo viên sử dụng là phải tìm rất tốn thời gian , có khi tìm cả ngày mới thấy thiết bị mình cần. Các thiết bị dạy học không được bảo quản tốt dẫn tới tình trạng bị hỏng, giảm chất lượng. Điều đó đã khiến cho nhiều giáo viên chỉ ghi đăng kí sử dụng thiết bị dạy học trong sổ mà không sử dụng khi giảng dạy. Việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ quản lý gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ được làm trên lý thuyết. Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của giáo viên lơ là trong việc kiểm tra sử dụng thiết bị dạy học chỉ đến khi cán bộ quản lý kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thì mới kí.
Cán bộ quản lý chưa sâu sát trong vấn đề chỉ đạo quản lý sử dụng thiết bị dạy học, chính vì thế việc sử dụng của giáo viên còn gặp chăng hay chớ, sử dụng thì sử dụng còn không sử dụng thì thôi. Phòng thiết bị thí nghiệm không khác gì một kho chứa, ở trường nhỏ các môn chỉ có một bộ thiết bị đã thế, các trường lớn có 2 bộ thì quả là vấn đề đáng bàn!
1.3. Giai đoạn từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2014 – 2015
Thiết bị dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.
Thiết bị dạy học nhằm năng cao tính trực quan của quá trình dạy học vì vậy nó có vai trò quan trọng đối với phương pháp dạy học.Sử dụng có hiệu quả TBDH giúp học sinh nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái quát một cách cụ thể hơn, dễ dàng hơn.Mặt khác , TBDH là nguồn tri thức, HS chủ động làm việc với TBDH, Tự học với TBDH là quá trình các em trực tiếp làm việc với nguồn tri thức với tư cách là người tìm tòi, khám phá, phát hiện tri thức và kĩ năng.
Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của CNTT, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngày càng rộng rãi bởi những tính năng ưu việt của nó và những hiệu quả cao mà nó mang lại trong quá trình dạy học. Việc sử dụng các hiệu ứng kĩ thuật của máy tính để mô phỏng các quá trình phức tạp, hoặc tiến hành các thí nghiệm ảo mà không thể tiến hành trong thực tế đã mang lại cho quá trình dạy học một hướng phát triển mới. Quá trình ứng dụng CNTT trong nghành GD&ĐT hiện nay theo các hướng sau:
Tổ chức giảng dạy về CNTT với tư cách là một môn học trong các nhà trường.
Tổ chức ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ mà CNTT đã đạt được vào quá trình dạy học, trong đó có việc ứng dụng vào công tác TBDH nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả việc sử dụng TBDH.
Tổ chức ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ mà CNTT đã đạt được vào các hoạt động quản lí giáo dục và quản lí nhà trường.
Thí nghiệm, thực nghiệm nhằm rèn luyện cho HS các kĩ năng thực hành bằng tay đồng thời với các kĩ năng thao tác tư duy như quan sát, ghi chép, phân tích, cùng những kĩ năng học tập mà các môn học đồi hỏi được thể hiện trong thiết bị.Hiện nay việc sử dụng thiết bị đòi hỏi những yêu cầu sau:
- Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính hệ thống.
- Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính sư phạm.
- Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả.
- Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính an toàn.
- Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính mĩ thuật.
- Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính dùng chung tối ưu cho một bộ môn, cho nhiều bộ môn,cho nhiều hoạt động.
2.Thực trạng đối với giáo viên, học sinh
2.1. Đối với giáo viên
- Đối với giáo viên bộ môn: do thời gian lên lớp nhiều, thời khóa biểu chưa khoa học, phòng thí nghiệm còn thiếu nhiều thiết bị hoặc hư hỏng nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy học.
2.2. Đối với học sinh
-Trong tiết dạy có nhiều nội dung nên khi tiến hành dạy học, giáo viên chủ yếu là làm thí nghiệm, còn học sinh chỉ quan sát các thao tác làm thí nghiệm của giáo viên.Nên kĩ năng thực hành của học sinh còn nhiều hạn chế.
- Học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với các loại thiết bị nên trong tiết thực hành còn lúng túng, bỡ ngỡ trong các loại thiết bị.
-Học sinh chưa thực sự ham học, nên ít khi nghiên cứu bài ở nhà. Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu còn gặp rất nhiều khó khăn.
III.CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 	Qua thực tiễn công tác ở cơ sở chúng tôi thấy rằng ngoại trừ các trường chuẩn quốc gia thì vấn đề quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường còn lại là vấn đề nan giải. Từ những hạn chế đó tôi đã đề ra các giải pháp bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học một cách thiết thực để đạt hiệu quả cao cụ thể như sau: 
 1.Nguyên tắc và quy trình chung sử dụng thiết bị dạy học
1.1.Nguyên tắc:
- Sử dụng đúng mục đích: khi sử dụng thiết bị dạy học, GV cần phải xác định rõ mục đích sử dụng thiết bị đó.
- Sử dụng đúng lúc: Xác định TBDH đó được sử dụng vào lúc nào, nó thực sự cần thiết cho bài học không. Sử dụng có hiệu quả là TBDH được đưa ra đúng lúc mà nội dung và phương pháp đó cần đến.Khi đưa ra cần yêu cầu HS quan sát, nhận xét, phán đoán.Thường thì khi nào sử dụng đến GV mới đưa ra để tránh thu hút chý ý vào thiết bị mà phân tán chú ý trong khi chưa đến nội dung có liên quan đến thiết bị đó.
- Sử dụng đúng chỗ: Tìm các vị trí hợp lí để trình bày thiết bị, để ở vị trí mà tất cả HS ở trong lớp đều nhìn rõ các chi tiết hoặc có thể nghe rõ những âm thanh phát ra từ thiết bị đó.
- Sử dụng đúng liều lượng: Sử dụng thết bị cần quan tâm đến số lần sử dụng thiết bị trong một tiết học. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm rối và thậm chí làm loãng những kiến thức cần tập trung. Nhưng nếu dùng quá ít thì giờ học không hứng thú, không khai thác được tính tích cực của HS. Như vậy sử dụng thiết bị trong một giờ học cần đảm bảo hợp lí không nhiều và cũng không quá ít. Không nên quá lạm dụng thiết bị, nhất là các phương tiện nghe nhìn.
- Kết hợp sử dụng thiết bị có trong nhà trường và thiết bị ngoài xã hội: Các thiết bị ngoài xã hội rất phong phú, nếu kết hợp khai thác hợp lí các phương tiện ngoài xã hội sẽ hỗ trợ tốt cho việc dạy học trong nhà trường.
1.2.Quy trình chung sử dụng thiết bị dạy học thường bao gồm các bước sau:
Bước 1: xác định chính xác mục đích sử dụng.
Bước 2: lập kế hoạch sử dụng.
Bước 3: thực hiện kế hoạch:
- Lắp ráp các dụng cụ theo sơ đồ đó vẽ sao cho hệ thống dụng cụ vững chắc, sang sủa, dễ kiểm tra sự hoạt động của hệ thống các dụng cụ (ví dụ: các dây nối, đặc biệt trong các thí nghiệm điện nên có màu sắc khác nhau, bố trí không được cắt nhau), loại bỏ được tối đa các hiện tượng phụ không mong muốn, đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ.
- Tiến hành : quá trình thí nghiệm phải đảm bảo các điều kiện mà thí nghiệm phải thỏa mãn và tuân thủ các quy tắc an toàn.
- Sau khi thí nghiệm: tháo rời các dụng cụ đó lắp ráp, xắp xếp các dụng cụ gọn gàng như lúc đầu.
Bước 4: nhận xét và rút kinh nghiệm chung về tổ chức, nội dung.
1.3 Yêu cầu đối với giáo viên dạy học và với học sinh khi thực hành
 1.3.1Yêu cầu đối với giáo viên:
a/ Lập kế hoạch cho một buổi thí nghiệm, thực hành.
- Chuẩn bị những thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất cần thiết.
- Lường trước những sự cố có thể xảy ra, chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc men để xử lí các sự cố nếu xẩy ra.
- Có khả năng quản lí, sắp xếp hệ thống thiết bị dạy học trong trường theo phương châm “ dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra”.
- Có khả năng tổ chức hoạt động trong phòng thí nghiệm/ phòng thực hành/ phòng học bộ môn (nếu có). 
 b/ Hỗ trợ học sinh:
- Hướng dẫn học sinh lắp đặt, vận hành thiết bị.
- Sửa lỗi cho học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị.
- Động viên, khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau.
 1.3.2 Yêu cầu đối với học sinh:
- Nghiên cứu trước lí thuyết cơ bản và những vấn đề có liên quan đến bài thí nghiệm, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, mẫu báo cáo thực hành, vật liệu tiêu hao. Cho các bài thực hành trước khi làm thí nghiệm.
- Kiểm tra các dụng cụ đo có tốt hay không, lập phương án thí nghiệm thực hành và dự đoán các tình huống xẩy ra trong quá trình làm thí nghiệm thực hành.
- Lắp đặt thí nghiệm theo đúng hướng dẫn và phù hợp với phương án đã lựa chọn.
- Thảo luận, khai thác, xử lí kết quả thí nghiệm, xử li các tình huống được đề xuất trong quá trình thực hành.
- Chú ý về an toàn, vệ sinh môi trường, bảo quản thiết bị thí nghiệm.
2. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học
- Chuyên môn bắt buộc tất cả các giáo viên dạy phải biết sử dụng thiết bị dạy học phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án ở phần chuẩn bị. Việc sử dụng thiết bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, nếu giáo viên nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Các đồng chí tổ trưởng khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra khâu chuẩn bị của giáo viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trong tuần. 
2.1.Phân loại thiết bị dạy học theo môn
- Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn.
- Phân công các giáo viên trực tiếp dạy môn sắp xếp theo thứ tự các tiết dạy.
- Đánh số ở ngoài hộp và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó.
- Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị.
Khi phân loại các thiết bị và đánh số vị trí giúp giáo viên dễ tìm khi sử dụng. Và công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên rất dễ dàng vì nó bị khuyết ở vị trí của nó trên giá mà ta không cần theo dõi sổ mượn của phòng thiết bị thí nghiệm.
2.2. Lập sổ ghi tên các thiết bị theo môn và khối lớp
Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi tên các tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó theo mẫu.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học
Môn:..
STT
Tên TBDH
Vị trí
Ghi chú
Giá/tủ
Số
1
2
3
4
Ví dụ: Muốn tìm “kính hiển vi” giáo viên dạy môn vật lý 11 chỉ cần mở sổ ghi thiết bị môn vật lý 11, tra ở cột tên thiết bị “kính hiển vi” giáo viên sẽ tìm ra tủ đựng và cột ghi vị trí để kính.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học
Môn: Vật lý 11
STT
Tên TBDH
Vị trí
Ghi chú
Giá/tủ
Số
1
Kính hiển vi
A
7
2
3
4
5
Như vậy giáo viên chỉ cần đến giá (tủ) A và đến vị trí số 7 lấy kính.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học cũng giúp cho cán bộ quản lý dễ dàng hơn trong khâu kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
2.3. Lập sổ nhật ký sử dụng đồ dùng dạy học để giúp nhân viên thiết bị thí nghiệm theo dõi, bảo quản thiết bị dạy học tốt hơn theo mẫu sau:
Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học
Thứ- ngày
Họ và Tên CBGV
Môn
Lớp
Tên thiết bị
Dạy tiết
Ký mượn
Ngày trả
Ký trả
Ví dụ:
Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học
Thứ - ngày
Họ và tên CBGV
Môn
Lớp
Tên thiết bị
Dạy tiết
Ký mượn
Ngày trả
Ký trả
3
16-04-2015
Trần Văn A
Lý
11
Kính hiển vi
58
17-04
Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học giúp cho nhân viên thiết bị thí nghiệm dễ dàng hơn trong khâu quản lý và bảo quản các thiết bị đó. Nó còn giúp cho cán bộ quản lý biết giáo viên của mình có sử dụng thiết bị dạy học đó hay không.
Sổ ghi tên các thiết bị dạy học và sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học có mối quan hệ hữu cơ với nhau mang tính thống nhất, đảm bảo độ khớp với sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, độ khớp với sổ đầu bài ở số tiết theo phân phối chương trình, độ khớp với giáo án của giáo viên (ở phần chuẩn bị).
2.4. Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ nhật ký của nhân viên thiết bị thí nghiệm, sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên để có biện pháp điều chỉnh, sử lý kịp thời các giáo viên vi phạm qui chế không sử dụng thiết bị dạy học trên lớp để góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và để nâng cao chất lượng giáo dục.
Sau mỗi năm học phải có kế hoạch kiểm kê toàn bộ số thiết bị dạy học hiện có, đánh giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án bổ sung, thay thế cho các năm học tiếp theo.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Qua 1 năm thực hiện các biện pháp trên trong việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường tôi, kết quả cho thấy:
- 100% giáo viên dạy sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học trong các giờ dạy, không có giáo viên nào vi phạm quy chế trên.
- Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của học sinh, rèn cho học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_bao_quan_va_su_dung_t.doc