SKKN Giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 thông qua việc ôn lại truyền thống hiếu học xưa ở Hoằng Hóa và học tập ngoại khóa tại di tích Đình Bảng thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 thông qua việc ôn lại truyền thống hiếu học xưa ở Hoằng Hóa và học tập ngoại khóa tại di tích Đình Bảng thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá là vùng đất Việt cổ có lịch sử từ lâu đời. Đồng hành cùng dân tộc trong suốt mấy nghìn năm dựng nước, trải qua quá trình cải biến thiên nhiên, phòng chống thiên tai, địch hoạ, giao lưu, tiếp biến văn hoá, nhân dân Hoằng Hoá đã xác lập nên những giá trị văn hóa riêng có của mình. Một trong những giá trị đặc sắc đó là tinh thần hiếu học, một truyền thống lưu chuyển cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc và đã được lắng lưu ở nơi đây như một hằng số văn hóa.

Hiện nay trong các nhà trường trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói chung và trường THPT Hoằng Hóa 4 nói riêng, việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của huyện nhà ít được chú trọng. Một mặt, do hạn chế về thời lượng chương trình, mặt khác do giáo viên chưa được trang bị kiến thức lịch sử văn hóa địa phương một cách có hệ thống. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng tình cảm, lòng tự hào về quê hương xóm làng.

Xuất phát từ thực tế đó, nhận thức được sự lớn mạnh của lịch sử địa phương trong hình thành nhân cách học sinh. Bởi vì bản thân những tư liệu lịch sử, văn hóa địa phương nó gần gũi về vị trí địa lý, gần gũi với tập tục địa phương, gần gũi với sinh hoạt hằng ngày ở làng xóm mà bản thân các em “Đụng chạm” hàng ngày. Bản thân tôi đã tiến hành sưu tầm, biên soạn những đơn vị kiến thức lịch sử địa phương huyện Hoằng Hóa, thông qua đó giáo dục các em truyền thống lịch sử, văn hóa Hoằng Hóa, bồi dưỡng các em lòng tự hào quê hương.

Qua 2 năm áp dụng và khảo nghiệm ở trường THPT Hoằng Hóa 4, bước đầu tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chọn Đề tài: “Giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 thông qua việc ôn lại truyền thống hiếu học xưa ở Hoằng Hóa và học tập ngoại khóa tại di tích Đình Bảng thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”, với mong muốn được phổ biến kinh nghiệm, kiến thức lịch sử địa phương và có điều kiện trao đổi sâu hơn về vấn đề mà sáng kiến đề cập. Đồng thời giáo dục cho học sinh niềm tự hào về nền giáo dục huyện nhà xưa và nay, từ đó các em có ý thức phát huy tốt hơn nữa về truyền thống quê hương.

 

doc 15 trang thuychi01 6412
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 thông qua việc ôn lại truyền thống hiếu học xưa ở Hoằng Hóa và học tập ngoại khóa tại di tích Đình Bảng thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá là vùng đất Việt cổ có lịch sử từ lâu đời. Đồng hành cùng dân tộc trong suốt mấy nghìn năm dựng nước, trải qua quá trình cải biến thiên nhiên, phòng chống thiên tai, địch hoạ, giao lưu, tiếp biến văn hoá, nhân dân Hoằng Hoá đã xác lập nên những giá trị văn hóa riêng có của mình. Một trong những giá trị đặc sắc đó là tinh thần hiếu học, một truyền thống lưu chuyển cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc và đã được lắng lưu ở nơi đây như một hằng số văn hóa. 
Hiện nay trong các nhà trường trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói chung và trường THPT Hoằng Hóa 4 nói riêng, việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của huyện nhà ít được chú trọng. Một mặt, do hạn chế về thời lượng chương trình, mặt khác do giáo viên chưa được trang bị kiến thức lịch sử văn hóa địa phương một cách có hệ thống. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng tình cảm, lòng tự hào về quê hương xóm làng.
Xuất phát từ thực tế đó, nhận thức được sự lớn mạnh của lịch sử địa phương trong hình thành nhân cách học sinh. Bởi vì bản thân những tư liệu lịch sử, văn hóa địa phương nó gần gũi về vị trí địa lý, gần gũi với tập tục địa phương, gần gũi với sinh hoạt hằng ngày ở làng xóm mà bản thân các em “Đụng chạm” hàng ngày. Bản thân tôi đã tiến hành sưu tầm, biên soạn những đơn vị kiến thức lịch sử địa phương huyện Hoằng Hóa, thông qua đó giáo dục các em truyền thống lịch sử, văn hóa Hoằng Hóa, bồi dưỡng các em lòng tự hào quê hương.
Qua 2 năm áp dụng và khảo nghiệm ở trường THPT Hoằng Hóa 4, bước đầu tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chọn Đề tài: “Giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 thông qua việc ôn lại truyền thống hiếu học xưa ở Hoằng Hóa và học tập ngoại khóa tại di tích Đình Bảng thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”, với mong muốn được phổ biến kinh nghiệm, kiến thức lịch sử địa phương và có điều kiện trao đổi sâu hơn về vấn đề mà sáng kiến đề cập. Đồng thời giáo dục cho học sinh niềm tự hào về nền giáo dục huyện nhà xưa và nay, từ đó các em có ý thức phát huy tốt hơn nữa về truyền thống quê hương.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài góp phần hình thành cho các em học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống giáo dục của huyện nhà, qua đó nhằm giáo dục cho các em cần phải tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của cha ông để lại, giáo dục các em sống phải có trách nhiệm với bản thân với gia đình và quê hương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư liệu về lịch sử hình thành và phát triển làng Đình Bảng, về truyền thống giáo dục huyện Hoằng Hóa xưa.
Học sinh khối lớp 10 trường THPT Hoằng Hóa 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau:
Để có nguồn tư liệu thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành đọc, sưu tầm tư liệu từ các nguồn lịch sử Đảng bộ huyện Hoằng Hóa, Lịch sử Đảng Bộ xã Hoằng Lộc. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, nguồn tư liệu Internet. Trên cơ sở đó, phân loại, lựa chọn những đơn vị kiến thức tiêu biểu, điển hình, có giá trị cao trong giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương đến học sinh.
Thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp: Cho các em học tập thực tế phương pháp điền địa phương có những di tích, nhân vật liên quan đề tài; Tiến hành điều tra, phỏng vấn đồng nghiệp và học sinh. Phương pháp thống kê định lượng, phân tích kết quả phỏng vấn, kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc thì lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Trong lúc gia nhập vào cái chung của lịch sử dân tộc thì lịch sử địa phương còn giữ cho mình một sắc thái riêng, mà các địa phương khác không có. Do đó, muốn hiểu cái chung, chúng ta cần phải biết cái riêng, cái cụ thể của từng địa phương, đồng thời từ cái riêng mà hiểu cái tổng thể, cái chung.
Việc tìm hiểu lịch sử địa phương góp phần hiểu sâu hơn, rõ hơn lịch sử dân tộc, đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm truyền thống của mỗi địa phương. Mặt khác, lịch sử địa phương là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những gì xảy ra trên mảnh đất địa phương quê hương mình, tạo cho các em cảm xúc mạnh mẽ. Bởi vì, ở đó có nhiều dấu tích, tên đất, tên người, những câu chuyện được lưu truyền, thậm chí có cả những nhân chứng. Cho nên việc tận dụng triệt để các đơn vị kiến thức lịch sử, văn hóa địa phương lồng ghép vào các tiết giảng dạy lịch sử chính khóa là hết sức cần thiết. Góp phần giáo dục truyền thống, tự hào quê hương, ngoài ra còn giúp cho bài giảng của giáo viên sinh động, mềm mại. Điều này đã được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ dẫn: “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm cho việc học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực, học sinh ngay từ khi đi học đã học, đã sống với xã hội thực xung quanh”. 
Vì vậy, ngoài kiến thức lịch sử dân tộc, giáo viên lịch sử phải có vốn kiến thức lịch sử địa phương, kể cả quá trình hình thành mảnh đất, dân cư, văn học dân gian, nhân vật, địa danh lịch sử.
Do phân phối chương trình lịch sử địa phương trong thời lượng giảng dạy lịch sử lớp 10 là 1 tiết nên rất hạn hẹp. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải tích hợp, vận dụng, lồng ghép vào các tiết dạy lịch sử chính khóa hoặc vận dụng vào tiết học ngoại khóa.
2.2. Thực trạng giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4:
Hiện nay, chưa có một đồng nghiệp môn lịch sử ở huyện Hoằng Hóa đề cập đến nội dung này trong các sáng kiến kinh nghiệm đã được công bố. Điều đó chứng tỏ, việc giáo dục truyền thống hiếu học của huyện Hoằng Hóa chưa được chú trọng nhiều trong giảng dạy, hoặc giảng dạy một cách có hệ thống.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với giáo viên và học sinh:
- Đối với giáo viên: Câu hỏi phỏng vấn “Giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 thông qua dạy học lịch sử được thầy (cô) thực hiện như thế nào ?”
Kết quả: 70% giáo viên trả lời không; 30% trả lời thỉnh thoảng.
- Đối với học sinh: Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi hiểu biết về một số địa danh như: Nhà thờ Nguyễn Quỳnh, di tích Đình Bảng; Nhân vật như: Lương Đắc Bằng, Bùi Khắc Nhất, Nguyễn Sư Lộ Kết quả hiểu biết của các em rất hạn chế, thậm chí không biết, hoặc trả lời sai về chính những địa danh, những sự kiện, văn hóa của quê hương mình.
Từ thực tiễn đó, tôi nhận thấy cần phải xây dựng hệ thống các đơn vị kiến thức lịch sử địa phương để tích hợp, lồng ghép vào các tiết dạy học lịch sử để giáo dục các em về lịch sử truyền thống, văn hóa của địa phương.
2.3. Các giải pháp thực hiện giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 qua việc ôn lại truyền thống hiếu học xưa ở Hoằng Hóa và thông qua dạy học thực tế tại di tích Đình Bảng Hoằng Lộc:
2.3.1. Một số nguyên tắc khi thực hiện giáo dục truyền thống hiếu học:
Đảm bảo tính lịch sử: Tư liệu phải đảm bảo tính lịch sử, gần gũi về thời gian, lôgic với những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có thật ở địa phương.
Đảm bảo không ảnh hưởng đến thời lượng phân phối chương trình: Việc lựa chọn các đơn vị lịch sử địa phương để giáo dục phải tinh gọn, không dài trải, ôm đồm làm ảnh hưởng đến tiến độ chương trình và kế hoạch giảng dạy theo quy định. Muốn vậy, giáo viên phải gọt rũa đơn vị kiến thức lịch sử địa phương thật sự tiêu biểu, phù hợp với nội dung, ý tưởng giáo dục học sinh.
Trong quá trình giáo dục có thể sử dụng các hình ảnh, đoạn phim, giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm, viết bài thuyết trình, giới thiệu trò chơi phù hợp nhằm làm sinh động tiết học, tránh nhàm chán.
Giáo viên có thể sử dụng lồng nghép tư liệu địa phương trực tiếp vào những đơn vị kiến thức của bài dạy, ở phần mở đầu giúp cho tiết học hứng khởi, hoặc ở phần củng cố bài học để liên hệ
2.3.2. Các giải pháp thực hiện:
2.3.2.1. Giáo viên lược lại truyền hiếu học nói chung xưa ở Hoằng Hóa:
Từ xưa, kẻ sỹ Hoằng Hoá đã được ca ngợi: “Thí Hoằng Hoá, khoá Đông Sơn”; “Cơm Nông Cống, cá Quảng Xương, văn chương Hoằng Hoá”, “mẹo mực Quảng Xương, văn chương Hoằng Hoá”... Người Hoằng Hoá, trong đời sống hàng ngày của mình luôn phải đấu tranh gian khổ để sinh tồn, và chính điều này đã tạo nên ở họ tính cách chịu đựng khó khăn, đặc biệt là ý thức vươn lên làm chủ số phận, ứng xử chủ động với thiên nhiên. Nó cũng cho thấy rằng, để “Đổi đời”, thoát khỏi cảnh vất vả của cuộc sống họ chỉ có con đường duy nhất là học tập. Đó là một trong những lý do khiến bao thế hệ học trò, sĩ tử Hoằng Hoá đã vượt lên mọi gian khổ thử thách để tôi luyện cốt cách, trí tuệ, dùi mài kinh sử, thăng tiến bằng con đường học vấn, quan trường. Ở mảnh đất này, sự học không hoàn toàn mang ý nghĩa là một nỗ lực của cá nhân người đi học mà là một kỳ vọng, một nỗ lực xã hội. Do đó một người đỗ đạt thường làm rạng danh cho cả gia đình, dòng tộc, xóm làng... 
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, giai đoạn nào cũng thấy xuất hiện những nhân tài trên đất Hoằng Hoá. Suốt chế độ thi cử thời Trung đại, chỉ tính từ thời Trần trở đi, huyện Hoằng Hoá có 48 người đỗ đại khoa (Có 36 người được ghi tên trong bia tiến sỹ tại Văn miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long); Tính từ thời Hậu Lê (Năm 1700 trở đi) có 154 người đỗ Trung khoa (Cử nhân). Hoằng Hoá là nơi sản sinh ra nhiều người nổi tiếng, có đức, có tài, lập được nhiều công tích cho dân cho nước, được dòng họ, xã hội và quốc gia tôn vinh như: Đông các Đại học sỹ Lưu Diễm, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, Tiến sỹ xuất thân Nguyễn Nhân Thiệm, Hoàng giáp Lưu Đình Chất, Cử nhân Nguyễn Viên, Đệ nhị giáp Tiến sỹ Nguyễn Bá Nhạ, Hương cống Nhữ Bá Sỹ, Phó bảng Nguyễn Đôn Tiết... Đó là chưa kể còn bao người khác học lực uyên thâm, tư duy sáng láng nhưng không đi thi, hoặc thi không đỗ, bởi họ đã vượt ra ngoài phép tắc thi cử (Do thời thế) nhưng được nhân dân mến phục, ngợi ca (Lê Bặt Triệu, Cả Bích, Trạng Quỳnh, Xiển Bột...). Sự hiện diện dày đặc các danh nhân tên tuổi, những trí thức tài năng... mãi mãi là niềm tự hào to lớn, là những bông hoa tiêu biểu của mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” có bề dày truyền thống văn hoá, khoa bảng rất đỗi tự hào này.
- Truyền thống hiếu học, cần học, khổ học:
Sỹ tử Hoằng Hoá, trừ một số rất ít con nhà giàu, nhà quan có điều kiện được chăm lo ăn học chu đáo, còn lại nhiều người phải ăn ngô, ăn khoai, đi ở, đi mót, đi làm thuê... để theo đuổi việc học tập. Phần lớn trong số những nhân tài đỗ đạt thành danh của quê hương đều xuất thân từ những gia đình lao động bình dân, nghèo khó. Như làng Chuế Thôn xã Hoằng Yến có Trương Đức Quang, thông minh, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ từ trẻ, ông phải đi đó đây để kiếm kế sinh nhai, làm thuê cho một nhà ở ngoài Bắc. Nhà chủ thấy ông hay chữ, nuôi cho ăn học, càng học càng tấn tới. Khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) ông đỗ Đệ nhị giáp, tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp); Lê Quý Vĩ ở làng Đằng Cao (Hoằng Đạo) ăn khoai, đi học với một thầy ở Bút Sơn, vừa đi học vừa làm đầy tớ cho thầy. Mượn sách của bạn, xin giấy đã viết lộn lại đóng thành vở để học. Thầy thương tình, dốc lòng dạy bảo. Khoa thi hương Mậu Dần (1878) ông đỗ cử nhân. Đỗ về, ông chỉ mua được cỗ xôi con gà khao làng.
Ngay cả Lương Hữu Khánh, con trai Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, khi mẹ sinh ra thì cha đã qua đời. Cha làm quan thanh bạch nên năm 15 tuổi, gia đình đã sa sút, ông phải từ biệt mẹ đi kiếm kế sinh nhai, làm thuê đủ nghề: Phát cỏ, nhổ mạ, gánh thuê... vừa làm vừa theo học thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau về Thanh Hoá phò Lê Diệt Mạc, làm quan đến Binh Bộ Thượng Thư.
Để chăm lo việc học, nhiều làng xã, dòng họ trong huyện còn có khoán ước, hương lệ cổ vũ việc học của con em. Hương ước của làng Nhân Vực (Hoằng Hợp) quy định: “Những người trong làng nhà nghèo mà học giỏi, có thể làm gương cho đời sau thì được thưởng tiền giấy bút hàng năm là 4 đồng”; Gia phả của dòng họ Nguyễn Nhân Lễ ở Hoằng Lộc ghi rõ; “Họ có 8 sào ruộng, người nào trong họ đỗ đại khoa sẽ được cho một phần trong số ruộng đấy để xây nhà ở. Số còn lại dùng làm “Học điền” cho con em trong họ”... Ngoài ra, những người đi học còn được miễn phu phen tạp dịch, đến tuổi đi làm việc làng việc xã được ngồi chiếu trên; 
Những bà vợ, bà mẹ đang hoặc đã nuôi chồng, con ăn học thành đạt, nếu làm nghề buôn bán thì được làng ưu tiên chỗ ngồi thuận tiện trong chợ, nếu làm nghề nông, được cày số ruộng tốt làng dành cho. Đặc biệt, một số làng xã trong huyện còn thành lập các Hội tư văn để khuyến khích việc học hành của kẻ sỹ. Nhiệm vụ của Hội tư văn là tổ chức việc tế lễ ở các Văn chỉ, nơi thờ Khổng Tử, đọc văn tế nơi hành miếu, tổ chức các đợt giảng văn, bình thơ, phối hợp tiếp đón những người đậu đạt vinh quy bái tổ... Hội tư văn đã tạo nên đầu óc ngôi thứ, ganh đua giữa kẻ sỹ trong làng, từ đó tạo ra được nhiều thế hệ thành đạt và có nhiều cống hiến cho đất nước, quê hương. 
Như trên đã nói, sự học ngày xưa là cả một kỳ vọng, một nỗ lực xã hội, do đó ở Hoằng Hoá, có rất nhiều câu chuyện cảm động về đức hy sinh cho con cái, cho chồng về chuyện ăn học, công danh. Không ít bà mẹ, bà vợ đã mòn chân bên khung dệt canh khuya, mòn vai chạy chợ đường xa, tảo tần hôm sớm kiếm tiền cho con, cho chồng ăn học. Nhiều người vợ đã chịu đói, chịu rét, lo cho chồng từng bữa cơm, từng tập giấy, thỏi mực, đĩa dầu. Họ coi sự thành đạt của chồng, niềm vinh quang của chồng như chính của mình vậy. Chính công sức đó đã “Chắp cánh tương lai” cho bao thế hệ sỹ tử Hoằng Hoá khổ luyện phấn đấu trưởng thành nên người... 
- Những cái rốn khoa bảng:
Những cái rốn khoa bảng ở Hoằng Hoá là các làng Bột Thượng, Bột Thái (Hoằng Lộc); Nguyệt Viên, Vĩnh Trị, Phù Quang (Hoằng Quang); Quỳ Chữ, Đông Khê (Hoằng Quỳ); Hội Triều (Hoằng Phong); Cát Xuyên (Hoằng Cát) rồi Phượng Đình, Phượng Trì, Đại Trung, Từ Quang, Lam Cầu, Bái Cầu... 
Làng Nguỵêt Viên (Hoằng Quang) có sông Mã đi qua, có núi Hàm Rồng chầu về, có núi Ngọc đứng kề, trông tựa như cái bảng. Nguyệt Viên có 11 người đỗ đại khoa nhưng dân Nguyệt Viên lại nói:
Nguyệt Viên mười tám ông nghè
Ông cưỡi lọng tía, ông che tán vàng.
Làng Hội Triều xã Hoằng Phong từ xưa đã nổi tiếng với thế đất:
Song long đáo hải
Lưỡng phượng trình tường.
Chỉ riêng một dòng họ Lương trong làng đã có tới 5 người được ghi danh Văn Miếu ở Thăng Long mà nức tiếng nhất là 3 tiến sỹ: Lương Đắc Bằng, Lương Tôn
Huệ, Lương Khiêm Hanh. 
Xã Bái Cầu cũ (nay thuộc Hoằng Trạch) cũng nổi tiếng có 2 người đỗ tiến sỹ là Lê Duy Hàn và Lê Kiêm. Làng Lam Cầu (Hoằng Đại) cũng có 2 tiến sỹ là Nguyễn Tác Dĩnh và Nguyễn Vĩnh.
Riêng ở xã Hoằng Lộc, theo thống kê chưa đầy đủ, trong suốt chế độ khoa cử thời phong kiến, số người đỗ tiến sỹ là 12. Chỉ tính riêng trong đời Lê (1428 - 1884), số người đỗ hương cống, hương tiến, giám sinh Quốc tử giám, nho sinh là 149 người. Đời Nguyễn (1902 - 1919), có 37 người đỗ cử nhân và 140 người đỗ tú tài.
Hoằng Hoá có không ít trường hợp trong một gia đình, cha con, ông cháu, anh em cùng thi đậu. Như gia đình họ Nhữ ở Cát Thôn (Hoằng Cát), anh Nhữ 
Đình An đỗ khoa Kỷ Mão (1819), em Nhữ Bá Sỹ đỗ khoa Tân Tỵ niên hiệu Minh Mệnh 2 (1821), con Nhữ Bá Sỹ là Nhữ Dĩ Huyên đỗ khoa Ất Mão, niên hiệu Tự Đức 7 (1855), con thứ là Nhữ Trí thuật đỗ khoa Canh Ngọ, niên hiệu Tự Đức 23 (1870). Cháu Nhữ Bá Sỹ, con Nhữ Dĩ Huyên là Nhữ Duy Cơ đỗ khoa Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái 6 (1894). Như vậy gia đình họ Nhữ kế thế đăng khoa.
Gia đình họ Nguyễn ở Phượng Đình (Hoằng Anh) anh em, cha con đều thi đậu. Anh, Nguyễn Đình Văn, đỗ cử nhân khoa Mậu Tí, niên hiệu Đồng Khánh 3 (1888), sau đó năm 1892, thi Hội đậu Phó Bảng. Em, Nguyễn Hữu Đan đỗ cử nhân khoa Quý Mão, niên hiệu Thành Thái 15 (1903), con Nguyễn Đình Văn là Nguyễn Đình Ngân đỗ cử nhân khoa Nhâm Tí, niên hiệu Duy Tân 6 (1912).
Gia đình họ Lê ở Thọ Vực (Hoằng Đức) ông, con, cháu đều thi đỗ cử nhân. ông, Lê Danh Tùng, đỗ khoa Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị 3 (1843); con, Lê Thận Ngôn đỗ khoa Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức 14 (1861); con Lê Thận Ngôn là Lê Đôn Phục đỗ khoa Bính Ngọ, niên hiệu Thành Thái 18 (1906)...
- Một số gương hiếu học tiêu biểu:
Lưu Diễm: (Có sách chép là Lưu Bính), thôn Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang, người mở đầu cho nền khoa bảng ở Hoằng Hoá và cho cả xứ Thanh. Đỗ thứ hai Đệ nhất giáp (Bảng nhãn) khoa thi Thái học sinh năm Nhâm Thìn hiệu Kiến Trung 8 (1232) đời Trần Thái Tông năm 22 tuổi, làm quan đến chức Đông các Đại học sỹ;
Lưu Miễn: thôn Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang, anh của Lưu Diễm. Đỗ thứ nhất giáp khoa thi Thái học sinh (Trạng Nguyên) năm Kỷ Hợi niên hiệu Thiên ứng Chính Bình (1239) đời Trần Thái Tông, làm quan đến chức Tả tư mã;
Lương Đắc Bằng: (1475 - 1526), thôn Hội Triều, xã Hoằng Phong. Đỗ Hội nguyên, Đệ nhất giáp tiến sỹ cập Đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống 2 (1499) đời Lê Hiến Tông năm 28 tuổi, làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sỹ Tri kinh diên, tham dự Triều chính, tước Đôn trung bá;
Nguyễn Sư Lộ: (1519 - ?) xã Bột Thái, nay thuộc xã Hoằng Lộc. Đỗ Đệ nhất giáp chế (Thám hoa) khoa Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình 6 (1554) đời Lê Trung Tông năm 26 tuổi, làm quan đến chức Lại đô khoa cấp sự trung;
Bùi Khắc Nhất: (1544 - ?) xã Bột Thái, nay thuộc xã Hoằng Lộc. Đỗ Đệ nhất giáp chế xuất thân (Bảng nhãn) khoa Ất Sửu niên hiệu Chính Trị 8 (1565) đời Lê Anh Tông, làm quan đến chức Bộ hộ Thượng thư, tước Văn phú bá, được vinh phong là Kiệt tiết tuyên lực hiệp mưu tá lý công thần;
Lưu Đình Chất: (1566 - ?) thôn Đông Khê xã Hoằng Quỳ. Năm 42 tuổi đỗ Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Đinh Mùi hiên hiệu Hoằng Định 8 (1607) đời Lê Kính Tông. Từng được cử đi sứ sang nhà Minh. Làm quan đến chức Tá lý công thần, tham tụng. Hộ bộ Thượng thư, Thiếu bảo, tước Lộc quận công. Khi mất được thăng Thiếu sư;
Nguyễn Vĩnh: (1616 - ?) thôn Lam Hà xã Hoằng Đại. Năm 31 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân, khoa Bính Tuất hiệu Phúc Thái 4 (1646) đời Lê Chân Tông, làm quan đến chức Tham chính, tước Nam;
Hà Duy Phiên: ( ? – 1853) làng Bột Thượng xã Hoằng Lộc, đỗ Hương cống khoa Kỷ Mão niên hiệu Gia Long 18 (1819), làm quan tới chức thượng Thư bộ Hộ, Hiệp biện đại học sỹ, xung cơ mật viện đại thần, phó tổng đài sử quán. Tương truyền đã từng được vua giao quyền nhiếp chính khi kinh lý nơi xa;
Nhữ Bá Sỹ: (1788 – 1867) làng Cát Xuyên xã Hoằng Cát, đỗ Hương cống ân khoa Tân Tỵ, niên hiệu Minh Mạng 2 (1821) làm quan đến chức Hàn lâm thị tộc, đốc học Thanh Hoá... 
Trên đây là những nét cơ bản nhất về truyền thống hiếu học ở huyện Hoằng Hoá. Có thể nói, truyền thống hiếu học là một giá trị văn hoá đặc sắc tốt đẹp của dân tộc ta, có mặt ở nhiều nơi, song ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại có biểu hiện, mức độ khác nhau. Xưa kia, so với Kinh Bắc thì Hoằng Hoá (cũng như Xứ Thanh là đất trại), vì thế việc học ở đây đã được nâng lên thành một triết lý đổi đời, thành tiêu chuẩn thiêng liêng đặc trưng cho gia đình, dòng tộc, xóm làng và phiên trấn. Do đấy nó dần trở thành một giá trị ổn định dù cho cơ cấu xã hội đã có thay đổi căn bản về lịch sử. Bởi thế, cũng như nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp khác, tinh thần hiếu học ở Hoằng Hoá ngày nay vẫn được tôn vinh và bồi đắp ngày thêm rạng rỡ. Hiện tại, mỗi năm Hoằng Hoá có gần 3000 học sinh thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước, trong đó có nhiều em đậu thủ khoa, á khoa; Nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh. Con em Hoằng Hoá có nhiều người đỗ đạt thành danh hiện đang giữ những chức vụ cao trong Đảng, Nhà nước và Lực lượng vũ trang như: GS.TS. NGND Trịnh Nhu, GS Viện sỹ Lê Viết Ly, GS.TS Lưu Trần Tiêu, PGS Ninh Viết Giao, TS Lê Xuân Thảo, Trung tướng TS Lê Quang Bình... Trong thành công chung đó, truyền thống hiếu học của quê hương chính là mạch nguồn, là động lực để mỗi người Hoằng Hoá phấn đấu vươn lên, góp phần xứng đáng xây dựng tổ quốc, quê hương ngày càng tươi đẹp.
2.3.2.2. Giáo viên cho học sinh tham gia một tiết học ngoại khóa tại di tích Đình Bảng - Hoằng Lộc:
Đầu tiên tôi sẽ đặt một câ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_truyen_thong_hieu_hoc_cho_hoc_sinh_truong_thpt.doc