SKKN Một số kinh nghiệm chống điểm liệt trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, bài thi môn địa lí cho học sinh trường THPT Nông Cống 4

SKKN Một số kinh nghiệm chống điểm liệt trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, bài thi môn địa lí cho học sinh trường THPT Nông Cống 4

 Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục Việt Nam, được tổ chức bắt đầu vào năm 2015. Là kỳ thi 2 trong 1, được gộp bởi hai kỳ thi là Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Quy chế thi của kỳ thi này.

 Để tham dự kỳ thi này, thí sinh phải thi ít nhất 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD). Hình thức thi và lịch thi theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Giáo dục Việt Nam.

 Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, đã có 97% thí sinh đậu tốt nghiệp. tuy nhiên với cách tính điểm mới theo quy chế thi năm 2019 thì tỉ lệ này sẽ nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp cho học sinh đặc biệt là tại những vùng nông thôn và những vùng khó khăn. Và mục tiêu đầu tiên là chống điểm liệt . Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm chống điểm liệt trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, bài thi môn địa lí cho học sinh trường THPT Nông Cống 4”

 

doc 22 trang thuychi01 5370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chống điểm liệt trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, bài thi môn địa lí cho học sinh trường THPT Nông Cống 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
—&œ–
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỐNG ĐIỂM LIỆT TRONG KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA, BÀI THI MÔN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
 Người thực hiện: Lê Thị Lương
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
2.2. Thực trạng 
2.3. Các giải pháp 
2.3.1.Cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia
2.3.2. Lựa chọn một số nội dung ôn tập trọng tâm
2.3.3. Hướng dẫn học sinh một số kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. kết luận
3.2. kiến nghị 
2
2
2
2
3
3
3
4
5
5
6
16
18
18
18
19
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục Việt Nam, được tổ chức bắt đầu vào năm 2015. Là kỳ thi 2 trong 1, được gộp bởi hai kỳ thi là Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Quy chế thi của kỳ thi này. 
 Để tham dự kỳ thi này, thí sinh phải thi ít nhất 4 bài thi gồm 3 bài thi độc lập bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD). Hình thức thi và lịch thi theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Giáo dục Việt Nam. 
 Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, đã có 97% thí sinh đậu tốt nghiệp. tuy nhiên với cách tính điểm mới theo quy chế thi năm 2019 thì tỉ lệ này sẽ nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp cho học sinh đặc biệt là tại những vùng nông thôn và những vùng khó khăn. Và mục tiêu đầu tiên là chống điểm liệt . Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm chống điểm liệt trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, bài thi môn địa lí cho học sinh trường THPT Nông Cống 4”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm đưa ra một số phương pháp hữu ích giúp cho học sinh chống được việc bị điểm liệt trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia trong bài thi môn địa lí, đặc biệt đối với nhóm học sinh có học lực trung bình. 
1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.3.1.Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này đưa ra một số phương pháp đơn giản, mang lại hiệu quả trong việc chống điểm liệt.
- Lựa chọn một số nội dung trong cấu trúc đề thi: phần địa lí trự nhiên, dân cư, phần câu hỏi atlat, câu hỏi phần kĩ năng biểu đồ và bảng số liệunhằm giúp học sinh chống được điểm liệt.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh lớp 12 trường THPT nông cống 4, chủ yếu đối với các lớp chỉ dùng tổ hợp sử- địa – công dân để xét tốt nghiệp.
1.3.3. Giá trị sử dụng của đề tài.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập và làm các bài thi theo cấu trúc thi trung học phổ thông quốc gia.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm. Phương pháp này còn được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 12A5, 12A6, 12A8 trong năm học 2018- 2019.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
- Đề tài đưa ra những phương pháp dựa trên việc giảng dạy ôn tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, đề xuất cho học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy một số phương pháp mang tính cụ thể, đơn giản, mang tính thực tế, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh đặc biệt là những học sinh có nguy cơ bị điểm liệt và nguy cơ trượt tốt nghiệp. 
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
 Theo quy định của Bộ GD&ĐT cũng như Dự thảo quy chế ban hành thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh năm 2019, điểm liệt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 sẽ ổn định so với các năm trước và không có sự thay đổi, mức điểm liệt đối với môn thi và các cấu phần thi trắc nghiệm vẫn là 1 điểm.
 Những thí sinh đủ điều kiện dự thi kỳ thi thpt quốc gia 2019, không bị kỷ luật hủy kết quả tất cả bài thi, các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT.
 Theo quy định của bộ giáo dục, cách tính điểm xét tốt nghiệp sẽ dựa theo công thức sau:
 Thí sinh tham dự kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 nếu đăng ký 1 bài thi khoa học bị dính điểm liệt ít nhất 1 môn trong bài thi khoa học đó hoặc 1 môn thi bắt buộc (Toán – Văn – Ngoại ngữ) là không đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
 Như vậy, với quy định về điểm liệt và cách tính điểm xét tốt nghiệp của năm 2019, thì thi sinh của năm nay sẽ phải có rất nhiều nỗ lực để tránh điểm liệt cũng như đủ điểm xét tốt nghiệp. 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÔN THI THPT QUỐC QIA MÔN ĐỊA LÍ 
 Từ năm 2015, khi bộ giáo dục đổi mới quy chế kì thi trung học phổ thông quốc gia, chuyển từ việc thi bằng hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm, thì việc thay đổi phương pháp ôn tập có nhiều thay đổi.
 Thông thường, việc tập trung ôn thi môn địa lí chủ yếu diễn ra trong năm học lớp 12. Với thời lượng trung bình là 1,5 tiết /tuần, và cấu trúc đề thi bao gồm: chương trình địa lí 11, chương trình địa lí 12, phần kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ, kĩ năng atlat địa lí thì việc ôn tập gặp nhiều khó khăn. Đề thi bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian là 50 phút, nhiều học sinh có học lực yếu, trung bình không thể đạt được mức điểm trung bình, thậm chí bị điểm liệt. Chương trình ôn tập bao gồm nhiều nội dung, trong khi thời lượng ôn tạp các trường phổ thông dành cho môn địa không nhiều. Vì vậy việc lựa chọn những phương pháp ôn tập hợp lí, đạt hiệu quả cao là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp, nhằm đảm bao mục tiêu không để học sinh bị điểm liệt và đủ điểm xét tốt nghiệp.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP
2.3.1. CẤU TRÚC ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 
Theo như đề thi tham khảo, đề gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút. Nội dung đề thi nằm trong chương trình Địa lý lớp 11 và lớp 12. Tỉ lệ câu hỏi lớp 11 là 10% (2 câu lí thuyết + 2 câu thực hành) và 90% câu hỏi lớp 12 (23 câu lí thuyết + 13 câu thực hành).
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
Địa lí khu vực và quốc gia
0
2
0
0
2
Địa lí tự nhiên
3
2
0
0
5
Địa lí dân cư
1
1
0
0
2
Địa lí ngành kinh tế
1
1
3
1
6
Địa lí vùng kinh tế
0
1
5
4
10
Thực hành kĩ năng địa lí
8
3
2
2
15
Tổng câu
13
10
10
7
40
 Trong các tiết học trên lớp cũng như các tiết ôn tập, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh cấu trúc đề thi, từ đó tùy vào học lực của từng lớp, tùng nhóm và từng học sinh cụ thể, giáo viên và mỗi học sinh chọn được cho mình những nội dung ôn tập hợp lí. Đối với những học sinh có học lực trung bình, nên chọn cho mình những nội dung dễ ôn tập, những phần câu hỏi có mức độ thông hiểu và nhận biết như: phần kĩ năng địa lí, phần địa lí tự nhiên hay phần địa lí dân cư nhằm đạt được mức điểm trung bình và tránh được việc bị điểm liệt. Đặc biệt, đối với các lớp chỉ dùng tổ hợp xã hội để xét tốt nghiệp, do thời gian ôn tập khá ít, nên giáo viên nên chọn những nội dung ôn tập dễ nhất để đạt được mục tiêu là chống điểm liệt và đủ điểm xét tốt nghiệp. Không nên chọn những nội dung khó, kiến thức lí thuyết nặng nề để ôn cho học sinh các lớp này vì sẽ gây áp lực và nhàm chán cho họ sinh, bản thân các em cũng không tiếp thu được những kiến thức khó nên cũng sẽ không đạt được hiệu quả cao.
2.3.2. LỰA CHỌN MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP TRỌNG TÂM
 Để đạt được hiệu quả ôn tập cao với mục tiêu chống điểm liệt và đủ điểm xét tốt nghiệp, giáo viên cần chọn một số nội dung trọng tâm để ôn tập. Đây là những nội dung dễ ôn tạp, mức độ kiến thức trong đề sẽ ra là nhận biết và thông hiểu, và giảm bớt áp lực về hệ thống kiến thức lí thuyết nặng nề.
a. phương án 1: giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi phần tự nhiên và dân cư( 1,75 điểm)
 Phần địa lí tự nhiên Việt Nam sẽ có tổng 5 câu hỏi. Nội dung ôn tập sẽ tập trung trong 10 bài trong sách giáo khoa địa lí 12. Vấn đề quan trọng là câu hỏi ở phần này ở mức độ nhận thức là nhận biết và thông hiểu. Giáo viên sẽ cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa phần địa lí tự nhiên sau đó sẽ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm phần này với các câu hỏi tương đương với mức độ câu hỏi trong cấu trúc đề thi.
Ví dụ
Câu 1. Điểm cực Tây của nước ta nằm ở:
A. Sín Thầu – Mường Nhé - Điện Biên	
B. Apachải – Mường Tè – Lai Châu
C. Sín Thầu – Mường Tè – Lai Châu	
D. Apachải – Mường Nhé - Điện Biên
 Với câu hỏi 1 ở mức độ nhận biết này, học sinh sẽ dễ dàng chọn được đáp án đúng là phương an A , và tìm được dẫn chứng trong sách giáo khoa địa lí 12 trang 13.
Câu 2. Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thì vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào?
A. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa
B. Nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế
C. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
D. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
 Với câu hỏi 2 này, học sinh cũng dễ dàng tìm được đáp án C, vùng biển nước ta bao gồm 5 bộ phận theo luật biển quốc tế năm 1982 và dẫn chứng trong sách giáo khoa địa lí 12 trang 15.
Câu 3. Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở các vùng núi:
A. Đông Bắc và Nam Trường Sơn 	B.Tây Bắc và Đông Bắc
C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn 	D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn
 Học sinh cũng sẽ nhanh chóng tìm được đáp án cho câu hỏi này là phương án A và dẫn chứng trong sách giáo khoa địa lí 12 trang 29.
Như vậy phần lớn câu hỏi phần tự nhiên học sinh sẽ tìm được đáp án rất nhanh khi nắm được những kiến thức cơ bản. 
 Phần địa lí dân cư sẽ bao gồm 2 câu hỏi, một câu ở mức độ nhận biết và một câu ở mức độ thông hiểu. Nội dung ôn tập gói gọn trong 3 bài : 16,17,18 sách giáo khoa địa lí 12 vì vậy việc ôn tập phần này sẽ khá đơn giản. Giáo viên cũng sẽ cho học sinh ôn tập nội dung cơ bản trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở phần này.
Ví dụ
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta:
A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc	
B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
C. Phân bố dân cư chưa hợp lí
D. Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi, nhóm từ 0 - 14 tuổi luôn chiếm tỉ trọng cao nhất 
 Đây là câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu, học sinh cần nắm được nội dung cơ bản trong bài 16 đặc điểm dân số và phân bố dân cư của nước ta. Qua nội dung bài này, học sinh sẽ nhận định được 3 đáp án A,B,C là 3 đặc điểm về dân số và phân bố dân cư nước ta, như vậy chúng ta cần chọn phương án D. Học sinh có thể tìm được dẫn chứng cho phương án D trong bảng số liệu trang 68 và rút ra nhận xét là phương án D này không chính xác do nhóm có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi phải là từ 15 đến 59 tuổi.
Câu 2. Vùng có số đô thị nhiều nhất ở nước ta (năm 2006) là: 
A. Đồng bằng sông Hồng. 	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
C. Đông Nam Bộ. 	 D. Duyên hải miền Trung. 
 Câu hỏi này học sinh sẽ tìm được dẫn chứng trong bảng số liệu trang 78. Trong bảng số liệu đô thị và phân bố đô thị giữa các vùng năm 2006, học sinh dễ dàng nhận thấy trung du và miền núi bắc bộ có số lượng đô thị nhiều nhất với 167 đô thị và chọn phương án B.
 Như vậy nếu ôn tập tốt phần địa lí tự nhiên và địa lí dân cư, học sinh đã dành được 1,75 điểm và chắc chắn đã tránh được điểm liệt.
b. Phương án 2: Giáo viên hướng dẫn trả lời câu hỏi Atlat Địa lý Việt Nam (2,75 điểm) 
 Atlat là “cuốn tài liệu” duy nhất mà học sinh có thể sử dụng để hỗ trợ mình trong quá trình làm bài thi. Do đó, nếu biết tận dụng nó, học sinh sẽ có rất nhiều lợi thế và hoàn toàn có thể đạt được những điểm số cao như mình mong muốn.
 Phần atlat địa lí được coi là cứu cánh cho các bạn học sinh trong việc chống điểm liệt. Phần này sẽ có tổng 11 câu hỏi trong đó phần lớn sẽ là câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Làm được các câu hỏi atlat trong đề thi, đảm bảo không học sinh nào bị điểm liệt.
- Tìm hiểu cấu trúc của Atlat
 Trước tiên, giáo viên trong quá trình ôn tập phải giới thiệu để học sinh nắm được cấu trúc của atlat địa lí Việt Nam.
 Có thể dễ dàng nhận thấy Atlat địa lý được sắp xếp thành 4 phần chính tương ứng với các chương trong sách giáo khoa.
 Trong đó, trang 15, 16 giúp học tốt chương Địa lý dân cư (Bài 16, 17,18). Trang 17 – 25: Nói về các ngành kinh tế, trong đó: (Trang 17: Trình bày kinh tế chung; Trang 18, 19, 20 là các kiến thức liên quan ngành Nông nghiệp (bài 21, 22, 24, 25);
 Trang 21, 22 cung cấp kiến thức liên quan đến ngành Công nghiệp (bài 26, 27, 28); Trang 23, 24, 25 là kiến thức của ngành dịch vụ.
 Các trang còn lại là kiến thức của các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.
 Riêng trang 4, 5 giúp các em xác định được phạm vi lãnh thổ của nước ta, biết được các đơn vị hành chính Việt Nam, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương. Trang 3 là trang cung cấp hệ thống kí hiệu bản đồ.
 Khi nắm vững các mục trong atlat, thí sinh có thể tìm đúng và nhanh hơn nội dung kiến thức tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian mà thậm chí còn khai thác sai kiến thức cần tìm hiểu so với yêu cầu của đề bài.
 Trong 11 câu hỏi của phần atlat, đề bài đều chỉ rõ cần phải dùng atlat trang nào. Tuy nhiên, atlat được coi là quyển sách giáo khoa địa lí thứ 2, nên học sinh cần nằm vững được cấu trúc của atlat để vận dụng và trả lời các câu hỏi trong phần lí thuyết.
- Các bước khi làm bài khai thác Atlat
Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi, xác định đúng nội dung câu hỏi.
Bước 2: Xác định nhanh các trang Atlat liên quan cần dùng để giải quyết được nội dung câu hỏi.
Bước 3: Xác định kỹ năng cần vận dụng để làm việc với bản đồ (nhận biết, đọc tên đối tượng, xác định vị trí hay xác định mối quan hệ).
Bước 4: Xác định và khai thác các kí thiệu thông tin từ Atlat.
Bước 5: Kết hợp 4 bước trên để tìm ra đáp án.
 Mỗi câu hỏi chỉ có trung bình có 1 phút 15 giây để hoàn thành, vì vậy cần nắm chắc được các bước cơ bản để khai thác atlat và tìm ra câu trả lơi đúng trong thời gian ngắn nhất.
 Giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết cách để làm một câu hỏi trắc nghiệm phần atlat cho học sinh đặc biệt là học sinh có mức độ tiếp thu chậm.
Ví dụ:
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết hai tỉnh nào bắt đầu và kết thúc của đường bờ biển Việt Nam ?
A. Quảng Ninh, Cà Mau. B. Cao Bằng, Kiên Giang.
C. Quảng Ninh, Kiên Giang. D. Quảng Ninh, Hà Tiên.
 Câu hỏi này ở mức độ nhận biết, học sinh chỉ cần xem atlat trang 4-5 quan sát đường bờ biển của nước ta và tìm ra tỉnh bắt đầu là Quảng Ninh và kết thúc tại Kiên Giang. Như vậy phương án đúng cho câu hỏi này là phương án C.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết hoạt động của bão vào tháng 10 chủ yếu ảnh hưởng đến vùng khí hậu nào?
A. Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. 
C. Nam Trung Bộ.	 D. Tây Nguyên.
 Câu hỏi này học sinh cần xem bản đồ khí hậu trang 9, xem phần chú thích về bão( hướng di chuyển và tần suất của bão), sau đó xem hướng di chuyển của bão vào tháng 10. Học sinh sẽ nhận thấy hướng di chuyển của bão vào tháng 10 chủ yếu tác động vào khu vực Nam Trung Bộ và chọn phương án C.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 24, cho biết nhóm nào chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta năm 2007?
A. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. 
B. Thủy sản.
C. Nông - lâm sản. 
D. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
 Đối với câu hỏi này, học sinh cần xem atlat địa lí trang 24, tìm biểu đồ về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của nước ta. Học sinh xem phần chú thích xem cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2007 bao gồm những sản phẩm nào và sản phẩm nào chiếm tỉ trọng cao nhất. Từ đó học sinh sẽ chọn được câu trả lời đúng là phương án B.
c. Phương án 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh một số kĩ năng địa lí (1 điểm)
 Phần kĩ năng địa lí bao gồm 4 câu hỏi bao gồm :nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu
- hướng dẫn học sinh một số công thức tính toán trong môn địa lí
 Trong đề thi yêu cầu thực hiện các tính toán, cần ghi công thức, đơn vị tính ra sau đó có thể chỉ lập bảng điền kết quả tính ngoài nháp (hoặc bấm máy tính). Sau đay là một số dạng tính toán trong địa lí thường gặp:
+ Tính tỉ trọng trong cơ cấu.
Tỉ trọng trong cơ cấu = (Giá trị cá thể / Giá trị tổng thể ) x 100%
 Đơn vị: %
VD: Bài tập 2 trang 86 SGK. 
+ Tính năng suất cây trồng.
 Năng suất cây trồng = Sản lượng / Diện tích
Đơn vị: tấn/ha hoặc tạ/ha.
* Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài.
VD: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 (tính bằng tạ/ha) biết diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha và sản lượng lúa là 36 triệu tấn.
+ Tính bình quân lương thực theo đầu người.
Bình quân lương thực theo đầu người = (Sản lượng lương thực / Số dân)
Đơn vị: kg/người.
 VD: Tính bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng năm 2005 biết số dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực có hạt là 5340 nghìn tấn.
+ Tính thu nhập bình quân theo đầu người.
Thu nhập bình quân theo đầu người = (Tổng thu nhập quốc dân / Số dân)
 Đơn vị: USD/người.
 VD: Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Hoa kỳ năm 2005 biết GDP của Hoa Kỳ lúc đó là 12 445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người.
+ Tính mật độ dân số.
Mật độ dân số = (Số dân / Diện tích).
Đơn vị: người/km2.
VD: Tính mật độ dân số nước ta năm 2006 biết số dân nước ta lúc đó là 84156000 người và diện tích cả nước là 331212 km2.
+ Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%.
Lấy giá trị năm đầu = 100%.
Tốc độ tăng trưởngnăm sau = *Giá trị năm sau / giá trị năm đầu) x 100%.
Đơn vị :%.
VD: Bài tập 1 Câu a Trang 98 SGK.
+ Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của một đối tượng địa lí trong một giai đoạn.
Tốc độ tăng trưởng trung bình/năm = 
[(Giá trị năm sau - giá trị năm đầu / Giá trị năm đầu) x 100%] / Khoảng cách năm
Đơn vị: %.
 VD: Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của giá trị sản xuất lưong thực nước ta giai đoạn 2000-2005 biết giá trị sản xuất lưong thực năm 2000 là 55163,1 tỉ đồng và năm 2005 là 63852,5 tỉ đồng.
+ tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu.
Ví dụ 
Cho bảng số liệu:
BẢNG 1: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: tỉ USD)
NĂM
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
287.6
443.1
479.2
403.5
565.7
Nhập khẩu
235.4
335.9
379.5
349.1
454.5
 Giá trị xuất siêu năm 2004 lớn hơn giá trị xuất siêu năm 1990 là:
A. 59 tỉ USD.          B. 278.1 tỉ USD.           C. 219 tỉ USD.          D. 2,1 tỉ USD.
 Đối với câu hỏi này, học sinh cần áp dụng công thức tính cán cân xuất nhập khẩu để tính được cán cân xuất nhập khẩu của năm 1990 và 2004. Sau đó tính xem cán cân xuất nhập khẩu năm 2004 lớn hơn năm 1990 bao nhiêu tỉ USD. Sau hai bước tính toán như trên, học sinh sẽ chọn được phương án A là phương án chính xác.
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng các loại biểu đồ địa lí
 Chỉ cần nắm rõ một số từ khóa cùng với khả năng hiểu biết về các dạng biểu đồ thì học sinh đã có  thể tự tin để chọn cho mình những đáp án chính xác nhất.  
- Biểu đồ tròn
 Dạng biểu đồ này được sử dụng khi bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể . Đồng thời vẽ biểu đồ tròn khi bảng số liệu tỉ lệ % cộng lại bằng 100. Bảng số liệu có thể là số tuyệt đối nhưng trong câu hỏi có một trong các chữ: tỉ lệ, tỉ trọng, cơ cấu, kết cấu (phải xử lý bảng số liệu sang số liệu tương đối). Học sinh cũng có thể để ý nếu đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chong_diem_liet_trong_ki_thi_trung_h.doc