SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh

Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Tại đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ II (07/02/1958), Người đã từng nói: Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức giống như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa”. Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dành một phần quan trọng để bàn về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên.

Thực tế cho thấy, nền kinh tế thị trường vẫn đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và hệ thống các giá trị, quy phạm đạo đức nói riêng. Điều đáng lo ngại là các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào trường học làm cho một bộ phận học sinh chậm tiến bộ, khó giáo dục, dẫn đến hư hỏng, phạm pháp. Trước tình hình đó, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên cấp thiết.

 

doc 25 trang thuychi01 6042
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA BỘ SÁCH BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương 1
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
PHẦN I: 	MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài  .1 
2. Mục đích nghiên cứu . ..2
3. Đối tượng nghiên cứu3
4. Phương pháp nghiên cứu .. 3 
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận.
1. Giáo dục đạo đức . 4 
2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh  .4
II. Thực trạng vấn đề 7
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện .
3.1 Giới thiệu chung.  10
3.2. Giáo dục thông qua các tiết học 12
3.3. Giáo dục thông qua hoạt động khác....15
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.20
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. ..22
2. Kiến nghị..22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.25 
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Tại đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ II (07/02/1958), Người đã từng nói: Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức giống như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa”. Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dành một phần quan trọng để bàn về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế thị trường vẫn đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và hệ thống các giá trị, quy phạm đạo đức nói riêng. Điều đáng lo ngại là các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào trường học làm cho một bộ phận học sinh chậm tiến bộ, khó giáo dục, dẫn đến hư hỏng, phạm pháp... Trước tình hình đó, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên cấp thiết.
	Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị không chỉ là tìm hiểu về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đã thể hiện sự “học tập”, “làm theo” bằng những việc làm cụ thể. Đó là: lời nói phải đi đôi với hành động, lý luận gắn liền với thực tiễn, nói để làm. Đây thực sự là một qúa trình lâu dài với nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết học ngoại khóa về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết và có tác dụng trước mắt và lâu dài. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh” với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về một phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường phổ thông.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh tìm hiểu về cuộc đời, con người và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Giúp học sinh rút ra những bài học bổ ích cho bản thân thông qua những câu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ. 
- Giúp học sinh hình thành nhận thức và hành động đúng đắn đối với các vấn đề trong học tập và cuộc sống.
- Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường THPT .
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn,vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở nhà trường trung học phổ phông.
- Việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra sự hứng thú tích cực trong quá trình học tập của bộ môn Giáo dục công dân cũng như đem lại hiệu quả tốt cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổ chức các tiết dạy học cụ thể ở Trường Trung học Phổ Thông Quảng Xương 1.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đề tài sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề) và thuyết trình kết hợp máy chiếu để học sinh theo dõi những hình ảnh chân thực về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức trong nhà trường trung học phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình khác như giáo dục tri thức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp.
Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Giáo dục hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có tay nghề, năng động sáng tạo; có đạo đức, ý thức vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Điều 2, Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 chỉ rõ mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 Giáo dục đạo đức ở trường trung học phổ thông là một hoạt động có tổ chức, mục đích, kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân học sinh, góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Quản lý tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức 
Một là, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của con người.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng tinh thần của con người, giúp cho con người vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Có đạo đức sẽ giúp người cán bộ cách mạng không lùi bước trước khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.
Đạo đức có nội hàm sức mạnh to lớn. Như Hồ Chí Minh vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng.
Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Nếu không có đạo đức cách mạng làm nền tảng, người cán bộ có thể mềm lòng, nản chí, xuôi tay.
Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia.
Đức là nền tảng của tài, định hướng cho tài phát triển. Ngược lại, tài là thành tố góp phần tạo nên đức, hoàn thiện đức. Do đó, người cán bộ cần phải có cả hai phẩm chất này.
Như Hồ Chí Minh đã phân tích: Người có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì cho loài người. Ngược lại, nếu người có tài mà không có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, như vậy, chỉ có hại cho dân cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ.
Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. Ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó.
Hai là, Hồ Chí Minh coi đạo đức là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng của người cách mạng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình.
Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh mình. Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Marx-Lenin và đưa được chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuộc sống.
Ba là, theo Hồ Chí Minh đạo đức là nhân tố làm tăng thêm sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không phải ở lý tưởng cao xa nào, mà trước hết, cụ thể và trực tiếp là ở những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó thành hiện thực. Củng cố hay làm suy giảm niềm tin của quần chúng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội không phải ở những sai lầm và thất bại tạm thời, mà chủ yếu là ở sự sa sút thoái hóa của những người được mệnh danh là “những chiến sĩ tiên phong” của cách mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng, đã là cán bộ, đảng viên thì trước hết phải trở thành một công dân mẫu mực, làm nòng cốt cho giữ gìn phẩm chất đạo đức và kỷ cương xã hội. Sự mực thước, nêu gương của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân là vô cùng cần thiết.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Bốn là, đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân".
Người còn chỉ rõ, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, người cách mạng cần phải nhận rõ có ba loại kẻ địch nguy hiểm nhất: Một là, chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc phản động. Hai là, thói quen và truyền thống lạc hậu. Ba là, chủ nghĩa cá nhân. Nó là bạn đồng hành của hai loại kẻ địch trên.
Theo Người, do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa; tham danh trục lợi, chỉ thích địa vị quyền hành; tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền; xa quần chúng, xa thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh; không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.
Theo Hồ Chí Minh, muốn đánh thắng kẻ địch bên ngoài, thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân. Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi cán bộ, đảng viên.
Với Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”. Vì vậy, muốn thành người cộng sản chân chính phải chống chủ nghĩa cá nhân.
Theo Người, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mà muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột sạch chủ nghĩa cá nhân, phải chống chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ cách mạng chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Người cán bộ phải trải qua một quá trình tự giác tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ; phải trải qua thực tiễn đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, đạo đức cách mạng mới được củng cố bền vững.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH HIỆN NAY
Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục, có tính quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, hiệu quả và chất lượng của hoạt động này chưa cao.
Trước hết là từ nhận thức, các lực lượng giáo dục chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được phân công rõ ràng giữa các lực lượng giáo dục. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm là đội ngũ trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Một số giáo viên chủ nhiệm yếu về năng lực sư phạm và kinh nghiệm sống, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, khi học sinh vi phạm khuyết điểm vẫn còn tình trạng đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Gia đình học sinh thì giao khoán trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường, trong khi nhà trường lại quan tâm nhiều đến chất lượng văn hóa mà chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục đạo đức.
Trước đây, trong chương trình giảng dạy có một số tiết dạy đạo đức riêng cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, nội dung giáo dục đạo đức chỉ được dạy lồng ghép thông qua các môn học. Chẳng hạn, phần “Đạo đức” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 chỉ có một số tiết giới thiệu về khái niệm, vai trò và một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Do chỉ giới hạn trong một số tiết nên những nội dung giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh không thể truyền tải đầy đủ cũng như việc vận dụng của các em còn hạn chế. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa chưa được đầu tư đúng mức về thời gian, kinh phí và biện pháp tổ chức. 
Việc phối hợp giữa cán bộ quản lí với các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ, thống nhất, một số lực lượng giáo dục chưa phát huy hết được vị trí, vai trò của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, trong những năm qua, số học sinh vi phạm quy tắc, chuẩn mực đạo đức có giảm nhưng xét về từng hành vi vi phạm thì số lượng này vẫn còn nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục đạo đức trong các nhà trường phổ thông.
Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các hình thức vui chơi giải trí đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi đạo đức của học sinh. Ở lứa tuổi này, các em đã được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài nên rất dễ bị lôi kéo bởi những loại hình giải trí không lành mạnh như: trò chơi điện tử (game) hàng quánVì thế, các tệ nạn xã hội bằng nhiều con đường khác nhau đã len lỏi vào cuộc sống của học sinh.
Trong điều kiện nhịp sống công nghiệp hiện nay, trong nhiều gia đình, bố mẹ bị cuốn vào công việc làm ăn để lo cho cuộc sống nên chưa quan tâm đúng mức đến con cái. Vì vậy, việc quản lí các em chưa chặt chẽ, thậm chí buông lỏng làm các em dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Mặt khác, nhiều phụ huynh là chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con em mình mà chưa thực sự chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho các em, một số hoạt động của nhà trường chưa được phụ huynh ủng hộ, tạo điều kiện cho con em mình tham gia. Vì vậy, khi công tác giáo dục đạo đức chưa được coi trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục văn hóa.
Bảng 1: Chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Quảng Xương I từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2017 - 2018
Năm học
Hạnh kiểm (%)
Học tập (%)
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2014-2015
26
47.3
21
5.7
2
32
61.9
4.0
0.1
2015- 2016
20
55
20.2
4.8
2
38
56
3.8
0.2
2016 - 2017
28
46.9
21
4.1
3
40
53.4
 3.6
0.0
2017 - 2018
30
38
28
4.0
3
45
48.6
3.4
0.0
Bảng 3: Số học sinh vi phạm đạo đức từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 
2017 - 2018 của trường THPT Quảng Xương I 
Hành vi vi phạm
Năm học
2014-2015
(1540 HS)
Năm học 2015-2016
(1550 HS)
Năm học 2016-2017
(1560 HS)
Năm học 2017-2018
(1645HS)
Nghỉ học vô lí do
50
55
62
74
Gây mất đoàn kết với bạn bè
55
37
25
16
Mạo chữ kí của phụ huynh
82
59
62
55
Nhuộm tóc, không mặc đồng phục
23
29
25
32
Chây lười trong học tập
61
84
130
135
Nói tục, chửi bậy
35
24
18
15
Gian lận trong kiểm tra, thi cử
65
78
85
56
Hút thuốc lá, uống rượu bia
25
35
16
15
Vô lễ với thầy, cô giáo
14
11
8
15
Vi phạm an toàn giao thông
90
122
70
75
Đánh nhau trong và ngoài trường
15
7
11
5
Bảng số liệu 1 và 2 cho thấy: Kết quả giáo dục đạo đức của nhà trường đã có chuyển biến theo chiều hướng đi lên. Tuy nhiên, một số hành vi xấu vẫn còn tồn tại trong một bộ phận học sinh. Thực trạng này ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, rèn luyện của học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giới thiệu chung về quê hương, gia đình và cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh
- Giáo viên thuyết trình kết hợp sử dụng máy chiếu để giới thiệu
 Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại 
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. 
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_1.doc