SKKN Nâng cao chất lượng dạy học Thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10 trường THPT Quan Sơn thông qua phương pháp sử dụng nhạc đệm
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe. Để hoàn thành tốt một giờ học thể dục, giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc giáo dục thể chất, trong đó có nguyên tắc ‘‘trực quan sinh động’’ là nguyên tắc cơ bản và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy.
Môn Thể dục nhịp điệu được đưa vào trường THPT, nhằm làm cho môn thể dục đa dạng, phong phú hơn về thể loại các môn học cũng như làm cho học sinh yêu thích giờ học thể dục hơn. Thể dục nhịp điệu gây sự hứng thú cho người dạy và người học. Nhưng Thể dục nhịp điệu cũng gây không ít khó khăn đối với giáo viên giảng dạy môn thể dục, nhất là giáo viên nam. Vì Thể dục nhịp điệu không đơn thuần là việc chỉ cho hoc sinh học thuộc động tác của bài thể duc mà còn kết hợp, lồng ghép những bài nhạc vào bài thể dục sao cho nhịp nhàng; từ đó, ta tạo ra một bài Thể dục nhịp điệu hoàn chỉnh
Ngoài việc dùng hình ảnh minh hoạ, thị phạm trực tiếp bằng động tác mẫu thì âm nhạc vừa có tính thẩm mỹ vừa có tính hiện đại, khoa học và tạo hứng thú cho học sinh học tập. Sử dụng âm nhạc trong quá trình dạy Thể dục được coi như một phương tiện truyền thụ kiến thức rất hiệu quả cho học sinh. Bởi vậy, đưa âm nhạc vào tiết thể dục làm nhạc nền, sử dụng âm nhạc vào quá trình giảng dạy Thể dục nhịp điệu chính là góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Áp dụng âm nhạc trong môn thể dục nhịp điệu giúp cho quá trình truyền đạt nội dung bài học được diễn ra nhanh gọn và khoa học. Qua các động tác của bài tập phù hợp với nhạc nền sẽ làm cho bài học trở nên sinh động, tăng khả năng tiếp thu và hiệu quả tập luyện của học sinh lên nhiều lần. Xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy tôi quyết định lựa chọn đề tài: ‘‘Nâng cao chất lượng dạy học Thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10 trường THPT Quan Sơn thông qua phương pháp sử dụng nhạc đệm”.
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm TDNĐ: Thể dục nhịp điệu GDTC: Giáo dục thể chất TDTT: Thể dục thể thao NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe. Để hoàn thành tốt một giờ học thể dục, giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc giáo dục thể chất, trong đó có nguyên tắc ‘‘trực quan sinh động’’ là nguyên tắc cơ bản và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Môn Thể dục nhịp điệu được đưa vào trường THPT, nhằm làm cho môn thể dục đa dạng, phong phú hơn về thể loại các môn học cũng như làm cho học sinh yêu thích giờ học thể dục hơn. Thể dục nhịp điệu gây sự hứng thú cho người dạy và người học. Nhưng Thể dục nhịp điệu cũng gây không ít khó khăn đối với giáo viên giảng dạy môn thể dục, nhất là giáo viên nam. Vì Thể dục nhịp điệu không đơn thuần là việc chỉ cho hoc sinh học thuộc động tác của bài thể duc mà còn kết hợp, lồng ghép những bài nhạc vào bài thể dục sao cho nhịp nhàng; từ đó, ta tạo ra một bài Thể dục nhịp điệu hoàn chỉnh Ngoài việc dùng hình ảnh minh hoạ, thị phạm trực tiếp bằng động tác mẫu thì âm nhạc vừa có tính thẩm mỹ vừa có tính hiện đại, khoa học và tạo hứng thú cho học sinh học tập. Sử dụng âm nhạc trong quá trình dạy Thể dục được coi như một phương tiện truyền thụ kiến thức rất hiệu quả cho học sinh. Bởi vậy, đưa âm nhạc vào tiết thể dục làm nhạc nền, sử dụng âm nhạc vào quá trình giảng dạy Thể dục nhịp điệu chính là góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Áp dụng âm nhạc trong môn thể dục nhịp điệu giúp cho quá trình truyền đạt nội dung bài học được diễn ra nhanh gọn và khoa học. Qua các động tác của bài tập phù hợp với nhạc nền sẽ làm cho bài học trở nên sinh động, tăng khả năng tiếp thu và hiệu quả tập luyện của học sinh lên nhiều lần. Xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy tôi quyết định lựa chọn đề tài: ‘‘Nâng cao chất lượng dạy học Thể dục nhịp điệu cho học sinh khối 10 trường THPT Quan Sơn thông qua phương pháp sử dụng nhạc đệm”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học - Giúp các em rèn luyện thân thể, có sức khoẻ đảm bảo cho việc học tập. - Sử dụng phương pháp phù hợp và đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn kích thích học sinh tập luyện. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Học sinh lớp 10A5, 10A6 trường THPT Quan Sơn. + Sử dụng một số bài nhạc đệm vào giảng dạy thể dục nhịp điệu ở Trường THPT Quan Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu - Phương pháp phỏng vấn và toạ đàm - Phương pháp kiểm tra sư phạm - Phương pháp toán học thống kê. - Phương pháp thực nghiệm II. NỘI DUNG CỦA SKKN 1. Cơ sở của SKKN Sử dụng nhạc đệm trong tập luyện là một đặc điểm của Thể dục, nó không chỉ chống lại mệt mỏi trong hoạt động thể dục thể thao mà nhạc đệm còn làm tăng tính thẩm mỹ, sự truyền cảm của động tác, thúc đẩy quá trình thực hiện bài tập một cách hiệu quả hơn. Âm nhạc còn là một biện pháp giáo dục tính nhịp điệu, là phương tiện hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Nhạc đệm thay đổi hợp lý theo từng tính chất động tác hoặc bài tập tạo nên sự phong phú của Thể dục. Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên, liên tục sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa. Bên cạnh đó tiết học thể dục thường được tiến hành ngoài trời nên học sinh chưa tập trung vào tiếp thu bài, vì vậy sử dụng âm nhạc sẽ làm cho học sinh tập trung vào bài học. Trong các năm học trước, khi học Thể dục nhịp điệu chưa áp dụng nhạc đệm có 60% học sinh đạt loại khá, giỏi; 28% trung bình và có tới 12% học sinh chưa đạt yêu cầu, học sinh tập luyện rất uể oải, ý thức kỷ luật trong giờ chưa cao. Mặt khác, cũng không phát huy được vai trò tổ chức, điều khiển của cán sự lớp. 2. Thực trạng của việc dạy học Thể dục nói chung và Thể dục nhịp điệu nói riêng ở trường THPT Quan Sơn Mặc dù trường mới được thành lập nhưng trường THPT Quan Sơn có nhiều điều kiện khá thuận lợi: đa số đội ngũ cán bộ giáo viên còn khá trẻ khá nhiệt tình và năng động trong công việc, cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, dạy học 1 ca bên cạnh những thuận lợi thì trường vẫn còn một số khó khăn đáng kể nhất là trong việc dạy học môn Thể dục: - Cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học chưa thực sự đầy đủ nên ảnh hưởng tới chất lượng giờ học. - Do đội ngũ giảng dạy môn Thể dục còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. - Do môn Thể dục chưa thực sự được coi trọng trong các môn ở trường THPT nên giáo viên chưa có điều kiện thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức tới môn học. - Môn thể dục nhịp điệu mới đưa vào chương trình THPT, các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển nên sự đón nhận của học sinh là chưa cao, đặc biệt là học sinh nam. - Đa số học sinh ở trường là con em các vùng dân tộc nên trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh còn chậm do đó hiệu quả môn học chưa cao. 2.1. Các giải pháp đã sử dụng dể giải quyết vấn đề Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, tôi tiến hành thực nghiệm một số giải pháp sư phạm như sau: 2.1.1. Tiến trình giảng dạy động tác mới Bước 1: Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Bước 2: Giáo viên vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật động tác. Bước 3: Giáo viên lầm chậm, phân tích và hướng dẫn học sinh tập luyện. Khi làm mẫu động tác giáo viên cần thực hiện đúng, đẹp, chính xác và thuần thục để cuốn hút học sinh tập luyện. Khi dạy động tác lẻ, giáo viên cần chia nhỏ từng chi tiết, cử động của động tác để dạy. Trước hết giáo viên cho học sinh tay chống hông tập động tác chân, kèm theo lời phân tích chậm và làm mẫu; tiếp theo cho học sinh tập theo nhịp hô nhanh dần cho đến khi tương đối thuần thục. Sau đó, giáo viên cho học sinh tập động tác tay rồi mới phối hợp các động tác tay - chân lại với nhau. Khi dạy động tác hơi khó giáo viên có thể vừa hô nhịp đếm vừa nói cách thực hiện động tác. Ví dụ : Hô nhịp : 1 – 2 – 3 – 4 – trái – về – phải – thôi. Khi từ hai động tác trở lên có thể thực hiện dạy theo quy trình sau: Dạy động thứ nhất, sau đó dạy động tác thứ hai rồi liên kết hai động tác lại với nhau; dạy động tác 3, liên kết động tác 2 và 3 rồi lại liên kết ba động tác với nhau. Cứ như thế, dạy xong động tác mới thì liên kết với động tác trước, sau đó mới liên kết các động tác đã học, cứ thế kết thúc bài tập. Bước 4: Chia nhóm tập luyện Khi chia thành các nhóm phải căn cứ ào một số điểm sau: + Thứ nhất: Cán sự bộ môn ( nhóm trưởng) phải được bồi dưỡng trước hoặc phải là những người có nhận thức và có năng khiếu vượt trội trong lớp. + Thứ hai: Phải đồng đều về trình độ nhận thức và năng khiếu. + Thứ ba: Phải đồng đều và giới tính. Bước 5: Tập trung cả lớp: + Tập từng nhóm (học sinh nhóm khác nhận xét) + Giáo viên nhận xét và tiến hành hô cho cả lớp tập luyện. 2.1.2. Khi ôn tập hoàn thiện bài thể dục nhịp điệu bài + Giáo viên cần nhắc lại thứ tự của động tác rồi cho học sinh tập theo nhịp hô chậm. + Giữa các lần tập giáo viên nhắc nhở nhấn mạnh những gì học sinh còn yếu. + Giáo viên chú ý khi hô đến nhịp cuối của động tác này thì nhắc ngay tên của động tác sau. Ví dụ: “Bài tập thể dục nhịp điệu – bắt đầu!” 1.2.3.4.5.6.7.8; 2.2.3.4.5.6.7.giậm chân tại chỗ + Có thể cho học sinh tập tay không cũng có thể tập với một số đạo cụ như: bông tay, hoa, cờ, nơ * Một số lưu ý - Với học sinh nam giáo viên có thể giảm nhẹ yêu cầu về các động tác: đẩy hông, nhún chân, di chuyển, - Để lôi cuốn và tiếp thu bài nhanh, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tập dưới nhiều hình thức khác nhau như: tập theo nhóm, thi đua theo từng nhóm (tổ) có thưởng phạt, trò chơi, thay đổi nhạc,và có nhận xét kết quả. - Nên chọn hoặc bồi dưỡng một số học sinh tiếp thu tốt để đứng trước đội hình để tập luyện hoặc chia ra các nhóm để sửa sai hoặc giúp đỡ những bạn chưa thuộc bài. - Sau mỗi giờ học giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh trao đổi ý kiến nhằm rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh trong quá trình giảng dạy. 2.1.3. Cách sử dụng và ghép nhạc - Sử dụng nhạc và ghép nhạc vào một bài thể dục là một điều khó khăn. Vì nó đòi hỏi người giảng dạy phải có sự am hiểu về tiết tấu và giai điệu của âm nhạc. Khi sử dụng nhạc vào bài tập thể dục gây sự hứng thú phấn khởi cho học sinh; làm cho học sinh thấy có sự mới lạ trong giờ học thể dục. Giáo viên giảng dạy cần có khả năng nghe nhịp, tiết tấu của nhạc tốt để có thể phân tích từng nhịp của nhạc giúp học sinh tiếp thu tốt hơn. Giáo viên sử dụng nhạc có nhịp 2/4 tiết tấu nhanh hoặc vừa phải Ví dụ: một số bài hát của Việt Nam như: mái trường mến yêu, vào hạ, mặt trời bé conhoặc các bản nhạc rap, disco (nên sử dung nhạc Việt Nam) - Giáo viên chỉ ghép nhạc khi học sinh đã thực hiện động tác tương đối thuần thục. - Chỉ dẫn cho học sinh cách nghe nhạc và phân nhịp từng động tác Ví dụ: Khi mới làm quen với nhạc thì nghe tiếng pass hay tiếng trống vỗ của nhạc để phân nhịp động tác và kết hợp với động tác khi đã tập nhiều lần và đã quen nhạc thì có thể cảm nhận âm nhạc để thực hiện động tác. - Lời chỉ dẫn của giáo viên có thể xen kẻ cùng với lời bài hát, nhịp nhạc hoặc nhịp hô Ví dụ: động tác 1 của bài thể dục “Giậm chân tại chỗ kết hợp với tay”: Giáo viên có thể hô như sau: 1-2-3-hạ tay-5-tay cao-7-8 2-2-chân giậm mạnh- 4-5-6-7-tiếp tục 3-2-3-căng ngực-5-nhìn theo tay-7-8 4-2-3-cố lên-5-6-7-thôi - Có thể sử dụng nhạc không lời hoặc cho học sinh tập theo một bài hát mà học sinh yêu thích - Giáo viên có thể ghép nhạc cho học sinh khi đã thuộc từ 3 đến 4 động tác hoặc nửa bài đến một bài - Cuối giờ dạy bài TDNĐ giáo viên nên cho học sinh tập theo nhạc hoặc theo nhịp vỗ tay của một nhóm hay cả lớp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh * Lưu ý: - Để học sinh hào hứng hơn giáo viên có thể thực hiện một bài thể dục hoàn chỉnh có ghép nhạc để học sinh học hỏi thêm. Sử dụng các phương tiện truyền thông như: tivi, các đĩa thể dục nhịp điệu có sẵn trên internet. - Giáo viên phải trao dồi kĩ năng giảng dạy, khả năng tiếp thu, phân nhịp tiết tấu của nhạc. Trong quá trình giảng dạy, mỗi một giáo viên có một cách lên lớp riêng, nhưng chung quy lại thì khi giảng dạy thể dục nhịp điệu giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Làm mẫu động tác, phải đẹp, rõ ràng, chính xác; thực hiện các phương pháp luyện tập gây sự hứng thú cho học sinh. - Chuẩn bị tốt cho tiết dạy như: Giáo án, độ thành thạo động tác của giáo viên, cơ sở vật chất phải đảm bảo tốt. - Thiết kế và tập bài dạy thể dục nhịp điệu trước khi lên lớp, các bài dạy được thiết kế không nên trùng lặp mà cần thay đổi nhất là giữa giờ trước và giờ sau. - Động viên khích lệ các học sinh còn tập chưa tốt hay những học sinh nam còn ngại ngùng khi tập bài thể dục nhịp điệu (có thể phân công cán sự bộ môn kèm cặp đối với những học sinh này). 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Để đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, trước tiên tôi tiến hành Thực nghiệm sư phạm như sau: 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực, nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng nhạc đệm khi giảng dạy Thể dục nhịp điệu cho học sinh khối trường THPT Quan Sơn. Giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài kiểm tra tính đúng đắn của các giả thiết khoa học. 3.2. Tổ chức thực nghiệm a. Tổ chức thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Quan Sơn bao gồm 2 nhóm đối tượng: Nhóm thực nghiệm: học sinh lớp 10A2 Nhóm đối chứng: học sinh lớp 10A5 Trước khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã kiểm tra hai nhóm đối tượng trên, kết quả thu được cả hai nhóm tương đối đồng đều về: tỷ lệ nam, nữ; tình trạng sức khoẻ; lứa tuổi b. Nội dung thực nghiệm Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra việc thực hiện bài Thể dục nhịp điệu lớp 10 đối với cả 2 nhóm kết quả thu được như sau: Bảng thống kê kết quả kiểm tra TDNĐ trước thực nghiệm Lớp Sĩ số Điểm dưới TB Điểm TB Điểm Khá Điểm Giỏi SL % SL % SL % SL % 10A2 37 11 29.7 17 46 7 18.9 2 5.4 10A5 37 12 32.4 14 37.9 8 21.6 3 8.1 * Nhận xét: Trước khi tiến hành thực nghiệm cả hai nhóm đối tượng khá đồng đều về kết quả kiểm tra và kết quả đạt được tương đối thấp. Thực nghiệm được tiến hành trong 10 tiết học Thể dục nhịp điệu theo phân phối chương trình cho học sinh khối . Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh nhóm thực nghiệm học theo giáo án riêng và Thể dục nhịp điệu có kết hợp với nhạc đệm (Giáo án riêng) còn nhóm đối chứng vẫn học theo giáo án bình thường. Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đối với cả hai nhóm kết quả thu được như sau: Bảng thống kê kết quả kiểm tra TDNĐ sau thực nghiệm Lớp Sĩ số Điểm dưới TB Điểm TB Điểm Khá Điểm Giỏi SL % SL % SL % SL % 10A2 37 2 5.4 8 21.6 20 54.2 7 18.9 10A5 37 8 21.6 13 35.2 12 32.4 4 10.8 Qua so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của cả hai nhóm, chúng tôi thấy rằng thành tích của cả hai nhóm đều tăng lên nhưng thành tích của nhóm thực nghiệm tăng lên rõ rệt tỷ lệ điểm dưới TB giảm xuống đáng kể (10A2 từ 29,7% giảm xuống còn 5,4%; 10A5 từ 32,4% giảm xuống còn 21,6% ) và tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi cũng tăng lên (10A2 từ 5,4% tăng lên 18,9%; 10A5 từ 8,1% tăng lên 10,8% ) . Bên cạnh đó qua quan sát thực tế, tôi nhận thấy rằng khả năng tiếp thu bài và mức độ hứng thú tập luyện của học sinh nhóm thực nghiệm cũng có sự thay đổi đáng kể. Khi có nhạc đệm học sinh tích cực và hăng say tập luyện, tiếp thu động tác cũng nhanh hơn và quan trọng hơn cả đó là việc đảm bảo tính nhịp điệu và biên độ của động tác. 3.3. Hiệu quả của SKKN áp dụng trong thực tiễn hoạt động giáo dục Sau khi thu được kết quả thực nghiệm trên, tôi tiến hành ứng dụng phương pháp trên cho 3 lớp khác của khối 10. Qua quan sát sư phạm và thu thập kết quả kiểm tra bài Thể dục nhịp điệu tôi nhận thấy kết quả của học sinh những lớp này vẫn cao hơn so với những lớp không được áp dụng, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên và tỷ lệ học sinh yếu kém giảm xuống đáng kể. Mặt khác, học sinh còn cảm thấy dễ tiếp thu bài, hứng thú và tích cực tập luyện hơn trong tiết học, đảm bảo tính nhịp điệu cũng như biên độ của động tác. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Từ thực tế ứng dụng việc sử dụng nhạc đệm trong giảng dạy Thể dục nhịp điệu tôi rút ra những kết luận sau: Môn thể dục nhịp điệu trong nhà trường phổ thông là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển.Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp giảng dạy, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTC ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh. Qua thực nghiệm đã thu lại được những kết quả rất tốt không chỉ cho đối tượng mới học mà còn cho cả những đối tượng đã tập luyện trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta nên đưa phương pháp này áp dụng vào trong quá trình giảng dạy không chỉ cho học sinh khối 10 mà có thể áp dụng cho mọi đối tượng, tuy nhiên ở mỗi đối tượng và tuỳ thuộc vào bài tập mà chúng ta lựa chọn nhạc đệm cho phù hợp. 3.2. Kiến nghị - Do tính thực tế và độ tin cậy của đề tài nên tôi mong rằng nhà trường sẽ tạo điều kiện để cho các giáo viên thể dục có thể ứng dụng phương pháp trên vào công tác giảng dạy để nâng cao hiệu quả môn học Thể dục nói chung và Thể dục nhịp điệu nói riêng. - Đề tài cần được nghiên cứu thêm để không chỉ áp dụng trong giảng dạy Thể dục nhịp điệu mà còn có thể áp dụng vào các giai đoạn khác nhau của quá trình lên lớp nhằm phục vụ công tác giảng dạy Thể dục đạt hiệu quả . - Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường, các bậc phụ huynh và học sinh cần quan tâm và nhận thức sâu sắc hơn nữa đối với công tác giáo dục thể chất cả về quan điểm, vật chất và tinh thần để công tác giáo dục thể chất trường THPT Quan Sơn đạt được kết quả tốt nhất, cũng như đạt được mục đích vốn có của nó theo lời Bác Hồ dạy “Cần phải khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân làm cho nòi giống khỏe mạnh”. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Văn Thịnh TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả Năm xuất bản 1 Bước đầu đổi mới kiểm tra đánh giá. Lê văn Lẫm Trần Đồng Tâm 2004 2 Đại cương tâm lý học NXBGD 2001 3 Hồ Chí Minh toàn tập NXBGD 1999 4 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Nhóm tác giả NXBGD 2004 5 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung phổ thông Nguyễn Hải Châu Đinh Mạnh Cường 2005 6 Sách giáo viên 10,11,12. Vũ Đức Thu NXBGD 2002 7 Thể dục và phương pháp dạy học tập 1 Vũ Đào Hùng Trần Đồng Lâm Đặng Đức Thao 1995 8 Thể dục và phương pháp dạy học tập 2 Vũ Đào Hùng Trần Đồng Lâm Đặng Đức Thao 1997 MỤC LỤC
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_day_hoc_the_duc_nhip_dieu_cho_hoc_s.doc